1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)

190 23 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bạo Hành Đối Với Phụ Nữ Trên Báo Chí Hiện Nay
Trường học University
Chuyên ngành Social Sciences
Thể loại Research Paper
Năm xuất bản 2006-2007
Thành phố Hanoi
Định dạng
Số trang 190
Dung lượng 29,55 MB

Nội dung

Trang 2

ÌÌ _— Học VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

NGUYEN THI HOA

DE TAI BAO HANH DOI VOI PHU NU TREN BAO CHI HIEN NAY (Khảo sát báo Phụ nữ Việt Nam, báo Gia đình & Xã hội, báo Công an Nhân nhân, báo Công an Nhân dân điện tử và Việt Nam Net tv 01/2006-06/2007)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số : 60 32 01

LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG

Trang 3

NHUNG TU VIET TAT TRONG LUẬN VĂN:

1 Bạo hành đối với phụ nữ 2 Bạo hành trong gia đình 3 Báo Phụ nữ Việt Nam 4 Báo Gia đình & Xã hội 5 Báo Công an Nhân dân

Trang 4

0N: 44.H ) ⁄L ÔỎ 1

Chương 1: Quan tâm của xã hội và vấn đề bhđypn . - 5

1.1 Quan niệm về đề tài BHĐVPN Q02 SH nhe, 5

1.2 Thế giới với vấn đề bạo hành đối với phụ nữ ¬——— 7 1.3 Đảng — Nhà nước ta giải quyết vấn đề BHĐVPN gắn liền với công

cuộc giải phóng phụ nỮ -cc TS n TH ng TT ng nh nay 10

1.4 Báo chí với vấn đẻ phòng chống nạn BHĐVPN 15

Chương 2: Khảo sát đề tài BHĐVPN trên bao PNVN, GD & XH,

CAND, CANDĐT và VNNET từ 1/2006 đến 6/2007 28 2.1 Tình hình chung - Hs TH ST ng nh re 28 2.2 Kết quả khảo sát về nội dung phản ánh cà 35 2.3 Kết quả khảo sát về hình thức phản ánh <<<5- 62 Chương 3: Nguyên nhân, hậu quả và những kiến nghị, giải pháp của báo chí về nạn BHĐVPN - Go Hung 74

3.1 Nguyên nhân . - + Ăn S11 HS SH KH nen kệ, 74

3.2, FAW Quar oo cee cecccencccecceeenneceeeeaneeeeeeeeseeeseasaaeaseseesseessenseeeesies 83 3.3 Kiến nghị, giải pháp đối với báo chí - cà 88

loài 0 ẦẦẦồồ 4 102

l0) 0i ni a 105

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Một trong những thành tựu lớn của Cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nước ta là công cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ Người phụ

nữ đã thoát ra khỏi sự ràng buộc của chế độ áp bức bóc lột, chế độ thần quyền, cường quyền, thoát ra khỏi những tập tục hủ lậu của chế độ phong kiến, tư sản Đảng và Nhà nước ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng,

đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để cụ thể hoá, để tạo điều kiện cho phụ nữ sống trong xã hội thực sự độc lập, tự do, dân chủ, thực sự bình đẳng nam - nữ Chính vì thế, ngày nay vai trò, vị trí của phụ nữ ở nước ta đã được cải thiện một cách cơ bản Sự đóng góp của phụ nữ vào công cuộc cách mạng là vô cùng to lớn Tuy nhiên cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, chủ yếu là giới nữ trong xã hội nước ta, không những không được tiếp tục mà còn không ngừng được đẩy mạnh Đặc biệt, xã hội càng phát triển thì sự bình đẳng của giới nữ trong xã hội văn minh, tiến bộ ngày một đòi hỏi yêu cầu cao hơn và mang những sắc thái mới của thời đại Trong tiến trình của công cuộc đổi mới, đất nước ta đã và đang thu được những thành công cơ bản Chúng ta đã tập trung xây dựng một xã hội mà mục tiêu là độc lập, dân chủ, công bằng, văn minh thì việc xâm hại quyền bình đẳng phụ nữ đặc biệt là nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn đang tồn tại và vẫn là những mối quan tâm, lo ngại chung của xã hội Một cuộc điều tra xã hội do Phụ san Kiến thức gia đình báo Nông nghiệp, đăng tải tháng 10/2006 cho thấy: “23% số gia đình có bạo hành thể chất; 25% bạo hành tinh thần; 30% bạo hành tình dục Trong đó nữ giới bị bạo hành chiếm 97%; nam giới chỉ chiếm 2,5% Những đôi lứa trẻ

mới kết hôn vài năm do bạo hành dẫn đến ly hôn chiếm 50 - 60% 385 ca

Trang 6

COn người với con người trong gia đình mà nó đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội ta hiện nay Báo chí là cơ quan truyền thông có vị trí chức năng quan trọng trong việc đưa tin, phản ánh hiện thực không lành mạnh này Báo chí đã tạo nên dư luận xã hội rộng rãi để góp phần phanh

phui, lên án một tệ nạn, một biểu hiện tàn dư của quan niệm gia trưởng,

tư tưởng trọng nam khinh nữ Báo chí, một mặt ca ngợi việc xây dựng làng văn hoá, phố văn hoá, gia đình văn hoá, mặt khác còn lên án hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ Bởi vì đây là biểu hiện trong phạm vi cá nhân, gia đình nhưng nếu không được ngăn chặn thì sẽ trở thành một hiện tượng xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cả cộng động Đây là lý do các nước trên thế giới lấy ngày 25/11 hàng năm làm ngày “Quốc tế về bạo lực gia đình” (Theo báo Tuổi trẻ chủ nhật số 26/11/2006) Hơn nữa việc này cần được nhìn nhận theo “Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua 18/12/1979 như một Hiệp ước quốc tế Nhà nước ta cũng đã phê chuẩn Công ước này từ 27/22/1981 Tất cả việc đó cũng được đặt trong bối cảnh “Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam” để chúng ta hoà nhập với cộng đồng thế giới, nhất là khi nước ta đã trở thành thành viên của WTO

Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của vấn đề như vậy, tác giả chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình là:

%Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (Khảo sát báo Phụ nữ Việt Nam, báo Gia đình & Xã hội, báo Công an Nhân dân, báo Công an Nhân dân điện tử và báo Việt Nam Net từ tháng 1/2006 đến 6/2007”

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Trang 7

Vấn đề bạo hành đối với phụ nữ (BHĐVPN) hay Bao hanh trong gia dinh

(BHTGĐ) là những vấn đề không mới Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nó dưới nhiều hình thức Có xu hướng đi thẳng vào vấn đề như tác giả Lê Thi với bài báo “Bạo lực đối với phụ nữ - từ góc nhìn toàn cầu” [28] hay tác giả Bùi Thu Hằng

với “Bạo lực trong gia đình” [11] Có xu hướng nghiên cứu dưới góc độ nhỏ hơn như tác giả Nguyễn Lê Vân trong công trình: “Bạo lực thân thể đối với phụ nữ” [30], hãy Vũ Mạnh Lợi với “Kinh nghiệm phòng chống bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam” [21] Xu hướng thứ ba là nghiên cứu dưới góc độ một khoa học như Lê Ngọc Vân trong Xã hội học gia đình [29] Ngoài ra có người còn khai thác dưới góc độ tình cảm như Lê Thị Quý trong tác phẩm “Nỗi đau thời đại” [20]

Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều dựa trên các điều tra xã

hội học, các báo cáo thống kê của các Hội thảo, chưa có công trình nào lấy báo chí làm đối tượng khái quát Một thực tế là báo chí và các cơ quan truyền thông hàng ngày theo sát các diễn biến của thời cuộc, các sự kiện, các vụ việc xảy ra Vấn đề bạo hành đối với phụ nữ cũng được báo chí Việt Nam đương đại quan tâm chú ý Bởi vì, nó không những liên quan đến an ninh, trật tự, liên

quan đến cá nhân và gia đình, mà còn lớn hơn là vấn đề xã hội, vấn đề quyển

con người, vấn đề thuộc phạm trù của xã hội công bằng, văn minh Thông qua báo chí, người đọc tiếp nhận được quan điểm thái độ và hành động của không những của các cơ quan báo chí mà còn của Đảng, Nhà nước ta Cho nên tiếp cận những quan điểm những người đi trước, trên thực tế báo chí nước ta, luận văn này sẽ là bước tiếp nối để làm đa dạng hơn trong lĩnh vực nghiên cứu với đề tài bạo hành đối với phụ nữ

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

3.1 Muc dich: Hình thành một cái nhìn có tính chất hệ thống dé tai bao hành đối với phụ nữ được thể hiện trên báo chí nước ta hiện nay nhằm thấy được hậu quả của nó

Trang 8

thời có những giải pháp kiến nghị cụ thể đối với báo chí

3.3 Đối tượng: Nghiên cứu các văn bản tài liệu, các tác phẩm để xác

lập những cơ sở lý luận cho luận văn đồng thời khảo sát cụ thể 5 tờ báo (3 tờ báo In và 2 tờ báo điện tử)

3.4 Phạm vi: Chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến BHĐVPN và khảo sát các ấn phẩm báo chí trong khoảng thời gian từ 1/2006 đến 6/2007

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp hệ thống sử dụng trong việc tiếp cận các tài liệu, sách, vở, các công trình của những người đi trước để đúc rút những vấn đề liên quan

đến đề tài

- Khi khảo sát sử dụng các phương pháp thống kê, phân loại, đối chiếu, so sánh để rút ra những kết luận về định lượng cũng như định tính

- Phương pháp tổng hợp, khái quát 5 Đóng góp của luận văn

3.1 Về lý luận: Góp phần làm phong phú thêm vai trò, vị trí, chức năng

phản ánh và tác động của báo chí vào đời sống xã hội trong đề tài bạo hành đối với phụ nữ

5.2 Vé thuc tién: Lan đầu tiên, luận văn có một cái nhìn vừa cụ thể, vừa hệ thống về dé tai BHDVPN trén béo PNVN, GD&XH, CAND, CANDĐT, VN NET trong thời gian từ 1/2006 đến 6/2007 Đồng thời có

những đề xuất, kiến nghị giải pháp cho báo chí khi phản ánh đề tài này

6 Kết cấu luận văn |

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn có 3 chương, 10 mục

Trang 9

CHUGNG 1:

QUAN TÂM CỦA XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ BHĐVPN

1.1 Quan niệm về đề tai BHD VPN

1.1.1 Đề tài:

Lý luận báo chí đã từng khái quát thuật ngữ này “Đề tài là phạm vi

đời sống hiện thực được phản ánh vào các tác phẩm báo chí” [26, tr.16]

Cũng theo các nhà nghiên cứu đề tài trong báo chí được hiểu theo hai cấp độ khác nhau: đề tài của tác phẩm và dé tài của một hoặc một nhóm nhà báo được chuyên môn hoá Ở cấp độ thứ nhất, vỀ cơ bản, đề tài “cũng

chính là sự kiện hay vấn đề mà nhà báo hướng tới, nhận thức” và phản ánh

vào tác phẩm” [26, tr.16] Còn ở cấp độ thứ hai, đề tài dùng theo nghĩa rộng, tương ứng với các lĩnh vực hoạt động trong đời sống (chang han: dé tài kinh tế, văn hoá, giáo dục, quốc phòng )

Trong luận văn này, đề tài được dùng theo nghĩa hẹp, ở cấp độ thứ

nhất Nó là một yếu tố thuộc phạm trù nội dung tác phẩm báo chí Cho

nên “về một mặt nào đó, nó gần với khái niệm đối tượng phản ánh của báo chi” [26, tr.18]

1.1.2 Bao hanh:

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ biên soạn, Bạo hành là “hành động bạo lực tàn ác” [14, tr 41] Định nghĩa này dường như

chưa thực sự phản ánh đầy đủ trên bình diện xã hội học bởi vì nó mới chỉ nhấn mạnh yếu tố bạo lực, còn yếu tố “hành” trong bao hành cần phải làm

rõ “Hành” ở đây là “hành hạ”, là “hành hung” “Hành ha” 1a “lam cho

đau đớn, khổ sở” [14, tr 422], “hành hung” là “làm những điều hung dữ trái phép, xâm phạm đến người khác, như đánh đập, phá phách” [14, tr

422] Như vậy bạo hành không những bao hàm cả hành động bạo lực

Trang 10

gồm những hành vi hay mối đe doạ của một người nhằm vào một người khác” Ngay cả định nghĩa này cũng rơi vào sự chung chung, mơ hồ Các nhà xã hội học, các bác sĩ tâm lý học đã thống nhất bạo hành là một khái

niệm rộng bao gồm các biểu hiện sau: - Bạo lực về thể chất - Ngược đãi về phương diện xã hội (cô lập, theo dõi, không cho giao tiếp xã hội ) - Ap luc tinh than, tam ly (ham doạ, chê bai, sỉ nhục, ngăn cấm, đòi hỏi, cưỡng bức )

- Ngược đãi về sinh lý (lạm dụng tình dục, cưỡng hiếp ) - Áp lực tài chính, bao vây kinh tế

- Hành hạ pháp lý (không cho ly hôn, không cho làm giấy khai sinh c.Ồ: Nổi bật lên trong thực tế xã hội hiện đại là nạn bạo hành đối với phụ

nữ: Tổ chức Liên hiệp quốc vì thế hằng năm lấy ngày 25/11 làm ngày “phòng chống bạo hành đối với phụ nữ” Và theo Tổ chức lớn nhất thế giới

Trang 11

1.1.3 Phu nit:

Đối tượng bạo hành ở đây là phụ nữ Từ “phụ nữ” mà luận văn nay dùng không những bao hàm ý nghĩa chỉ: “người lớn thuộc nữ giới” [14, tr 789] mà còn chứa một nội hàm rộng hơn, nó gần với giới nữ Đó là những người vợ,

người em gái, chị gái, là những bà mẹ thuộc đủ loại tuổi: tuổi thơ, tuổi vị thành niên, tuổi dậy thì, tuổi xây dựng gia đình, tuổi quá lứa lỡ thời, và

cuộc sống của họ sau hôn nhân Trong thực tế xã hội, nạn bạo hành xảy ra ở mọi lứa tuổi cho nên khái niệm từ “phụ nữ” trong “bạo hành đối với phụ nữ” cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn như vậy

1.2 Thế giới với vấn đề bạo hành đối với phụ nữ

Xã hội loài người ngày càng phát triển thì vấn đề giới và bình đẳng gidi ngày càng được quan tâm trên phạm vi toàn cầu Phụ nữ là một nửa của thế giới, song trải qua một thời gian đài trong lịch sử, vai trò của người phụ nữ dường như luôn bị đánh giá thấp hơn nam giới Và hơn thế, thậm chí phụ nữ còn phải chịu một sự đối xử rất bất công của xã hội loài người Dù nhân loại đã bước sang kỷ nguyên văn minh từ lâu, nhưng những tư tưởng trên vẫn còn tồn tại dai dăng và là nguyên nhân chính của

nạn bạo hành đối với phụ nữ hiện nay Nạn bạo hành này diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung nhất, âm thầm nhất tồn tại trong gia

đình Ở nhiều quốc gia trên thế giới ngoài kiểu gia đình truyền thống hiện nay đã xuất hiện các kiểu gia đình và mô hình mới có nội dung tích cực và hạn chế khác nhau Các kiểu gia đình kép (nhiều thế hệ chung sống), gia

đình đơn (gia đình hạt nhân), gia đình mẫu hệ mới (gia đình chỉ có mẹ và

con) và gia đình đồng giới (gia đình cùng giới tính) Thực tiễn tổn tại

Trang 12

hợp đàn ông có vợ lại chung sống với người đàn bà thứ hai hoặc thứ ba dưới dạng công khai hay giấu giếm Họ sinh con, lập thành gia đình và vì thế đã xảy ra những mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn gia đình cứ

gia tăng, khó giải quyết, nhiều trường hợp dẫn đến bạo lực Tổ chức

Ngân hàng thế giới đã nghiên cứu và đưa ra tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược

đãi dưới các hình thức khác nhau như sau: Bỏ mặc vợ Mang cht Gấm đoán Đánh Cưỡng ép tình dục _ Các hình thức ngược đãi khác

Nguồn: Nghiên cứu bạo lực trên cơ sở giới của Ngân hàng thế giới

Xuất phát từ thực trạng như thế nên: “Ngày 18/12/1979 Cơng ước về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (viết tắt là CEDAW) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn Ngày 3/9/1989 sau khi nước

thứ 20 thông qua, Công ước có tính chất quốc tế này bắt đầu có hiệu lực với tư cách là một văn kiện quốc tế tổng hợp nhất về quyền con người của phụ nữ Theo Uỷ ban CEDAW, tính đến tháng 3/2005 đã có 180 quốc gia

trên thế giới phê chuẩn hoặc ký kết Công ước này, chiếm hơn 90% thành

Trang 13

viên Liên hợp quốc” [1, tr.5] Có thể nói, sự ra đời của Công ước CEBDAW là kết quả hơn 30 năm đấu tranh của Uỷ ban về địa vị phụ nữ Liên hiệp quốc (CSW) Uỷ ban này thành lập năm 1946 nhằm giám sát dia vi va nâng cao quyền lợi của phụ nữ Hoạt động của Uý ban đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở những nơi mà phụ nữ chưa được bình quyền như nam giới Kết quả của những nỗ lực vì sự tiến bộ của phụ nữ là sự ra đời một số tuyên bố và điều ước quốc tế, trong đó CEBDAW là văn kiện quan trọng va toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ Tỉnh thần của Công ước

này được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo

đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Công ước không những giải thích rõ ý nghĩa của bình đẳng mà còn chỉ ra phương thức, biện pháp giành quyền bình đẳng đó, hạn chế tính bạo hành của nam giới đối với phụ nữ Chẳng hạn, trong nguyên văn bày tổ “lo ngại rằng bất chấp những văn kiện kể trên sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi” [1 tr 13] Công ước cho rằng: “ Sự phân biệt đối với phụ nữ vi phạm tới nhân phẩm con người, là một trở ngại đối với việc phụ nữ tham gia bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước họ, ngăn cản sự phát triển thịnh vượng của xã hội và gia đình, gây khó khăn cho việc phát triển đầy đủ cdc tiém năng của phụ nữ trong việc phục vụ đất nước và loài người” [1, tr.13]

Như vậy, các tổ chức tiến bộ trên thế giới, những nhà khoa học,

những người tiến bộ trên thế giới đều đứng về phía phụ nữ với tư cách là

một con người, với tư cách là một người mẹ, người chị, người em gái để

không ngừng đấu tranh cho quyền bình đẳng nam, nữ, cực lực phê phán,

lên án nạn bạo hành đang xảy ra trong thế giới hiện đại chúng ta Chính vì lẽ đó, từ năm 1999 Liên hợp quốc đã thống nhất lấy ngày 25/11 hàng năm

Trang 14

1.3 Đảng — Nhà nước ta giải quyết vấn đề BHĐVPN gắn liền với

công cuộc giải phóng phụ nữ

Việt Nam là một trong những quốc gia rất quan tâm đến vấn đề phụ nữ Ngay từ ngày đầu thành lập Đảng năm 1930, mục tiêu giải phóng dân tộc, giải

phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ đã

được đặt ra trong Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam Đề cập đến công tác vận động phụ nữ, công cuộc giải phóng phụ nữ, phải trên cơ sở những

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để đánh giá đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

1.3.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giải phóng

phụ nữ

Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: vai trò, địa vị của phụ nữ trong xã hội không phải là một hiện tượng riêng

biệt tách ra ngoài guồng máy xã hội mà nó gắn liền với sự biến đổi của xã

hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội cùng với phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế xã hội nhất định Trong cuốn: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước”, Ángghen chứng minh rằng: Xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có chế độ tư hữu, chưa có giai cấp, cho nên phụ nữ chưa bị áp bức bóc lột Và vì thế phụ nữ cũng chưa bất bình đẳng với nam giới Không những thế phụ nữ còn có địa vị quyết định trong bộ lạc Đó là nguyên nhân dẫn đến chế độ chiếm hữu nô lệ trên cơ sở hình thành sự phân chia giai cấp đầu tiên trong lịch sử (giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ) thì cũng đồng thời diễn ra sự thay đổi trong

lao động xã hội Nam giới ngày càng chiếm hữu nhiều hơn của riêng, địa

vị vì thế được không ngừng nâng cao Đó cũng là sự hạ thấp vai trò phụ

nữ Chế độ phụ quyền phong kiến bằng cả một hệ thống pháp luật, chính

sách, đạo đức, lễ giáo, văn hoá làm cho địa vị của phụ nữ ngày một hạ

Trang 15

il

thấp hơn Tình trạng này kéo dài hàng nghìn năm Nó thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm trở thành phong tục, tập quán như tự nhiên của mọi con người trong xã hội loài người

Trên cơ sở phân tích nguồn gốc dẫn đến tình cảnh bị áp bức, bóc lột như trên, chủ nghĩa Mác - Lênin đi đến khẳng định một quan điểm sau: sự

nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận cấu thành khăng khít gắn lién

với sự nghiệp giải phóng giai cấp, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách

mạng để xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất để xây dựng một xã hội

tiến bộ hơn - chế độ xã hội chủ nghĩa Rõ ràng sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng giai cấp có mối quan hệ gắn bó hữu cơ Cho nên nó được hiểu và vận dụng trên cơ sở hai bình điện sau: Trước tiên, muốn giải phóng phụ nữ phải đấu tranh để xoá bỏ chế độ người bóc lột, áp bức người, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa Đó mới là sự xoá bỏ tận gốc nguồn gốc áp bức phụ nữ và tạo ra những điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội để bảo đảm cho quyền lợi cho phụ nữ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là cả một quá trình đấu

tranh lâu dài gian khổ Ở bình diện thứ bai phải thấy rằng: muốn giải

phóng giai cấp, xoá bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải nhất thiết giải phóng phụ nữ Đó là một tất yếu vì: Không giải phóng phụ nữ thì không huy động được phụ nữ tham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được Một nửa nhân loại là phụ nữ Nếu họ chưa được giải phóng thì rõ ràng sự nghiệp của giai cấp vô sản sẽ chưa thực hiện được

1.3.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam:

Đảng ta khẳng định rằng: Phong trào phụ nữ là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng

Trang 16

của phụ nữ thì cách mạng sẽ không tiến hành thành công được Do đó, mọi cuộc cách mạng đều phải vận động phụ nữ tham gia Bản thân phụ nữ muốn được giải phóng phải tự mình tham gia tích cực vào cuộc cách mạng của Đảng nhằm mục đích giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phụ nữ phải tham gia vào công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản mà các Nghị quyết Đại hội VI —- VỊI - VIII —

IX va X dé ra

Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới Mục tiêu của sự nghiệp giải phóng phụ nữ là phát triển toàn diện người phụ nữ, nâng cao đời sống bồi dưỡng sức khoẻ, nâng cao kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật; Đẩy lùi đi đến xoá bỏ hoàn toàn những tiêu cực xẩy ra trong mỗi gia đình Việt Nam đó là nạn bạo hành đối với phụ nữ Có như vậy mới

phát huy tiểm năng của phụ nữ vào sự phát triển của xã hội Vấn đề bạo

hành đối với phụ nữ nằm trong lĩnh vực đời sống và sức khoẻ của phụ nữ Nó đã được thể hiện trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác phụ nữ Cụ thể trong Nghị quyết 152 - 153 (1967) có đề cập đến việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác phụ vận và tăng cường bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em Nghị quyết 04 của Bộ Chính trị

(1993) về tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới có đề

ra mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật

chất và tinh thần của chị em, nâng cao vị thế xã hội của phụ nữ, thực hiện

tốt nam nữ bình đẳng , xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ

Người phụ nữ có một vị trí đặc biệt trong gia đình Trong đề tài

Trang 17

đặt nền móng cho sự nghiệp đổi mới Đại hội Đảng lần thứ VỊ (1986) đã

nêu TỐ:

Gia đình là tế bào của xã hội, có vai trò r&t quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con ragười mới Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và

có biện pháp tổ chức thực hiện để xây dựng gia đình văn hoá mới, bảo

đảm hạnh phúc gia đình Nâng cao trình độ tự giác xay dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong gia đình, bảo đảm sinh đ€Š có kế hoạch và nuôi day con cái, tổ chức tốt cuộc sống vật chất, văn hoá của gia đình

Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, cơ cấu gia đình được Đại hội Đảng lần thứ VI (4/1991)

nhấn mạnh: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng

cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành

nhân cách Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình

no ấm, hoà thuận, tiến bộ”

Đại hội lần thứ IX, Đảng ta lại khẳng định: “Nêu cao trách nhiêm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” [5, tr 116]

Trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Đảng ta lại nhấn manh:

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt

Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại

hố Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thât sư là tổ

ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan

trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách cọn người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn lực phục vụ sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ tổ quốc [6, tr 103 — 104]

Trang 18

Gần đây ngày 17/4/2007, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 11- NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại

hố đất nước Nghị định chỉ ra rằng:

Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá một mặt có tác dụng tích cực, nhưng mặt khác đã và đang làm nảy sinh nhiều

vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ Phụ nữ gặp nhiều khó khăn,

thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của con người trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi [6] Nghị quyết cũng đã chỉ ra: “Bạo lực gia đình, tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em, lấy chồng nước ngoài vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp Phân biệt đối xử với phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn dưới nhiều hình thức” [12]

Thực hiện những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước với chức năng quản lý đã có sự cụ thể hoá trong những chính sách của mình Ngay sau khi được thiết lập, chính quyền dân chủ nhân dân đã xoá bỏ luật lệ phong kiến thực dân về hôn nhân và gia đình; đồng thời sớm ban hành Luật hôn nhân và gia đình Năm 1960, Luật hôn nhân và gia đình đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân dân được ban hành với những nguyên tắc cơ

bản: Hôn nhân tự do, tiến bộ, một vợ một chồng; Nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong gia đình

Sau khi đất nước thống nhất, xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi Trên cơ sở Hiến pháp 1980, các văn bản Luật cụ thể lần lượt ra đời, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội khoá VII thông qua ngày 29/12/1986 với những nguyên tắc cơ bản như: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; bảo vệ bà mẹ và trẻ em, nâng cao vai trò của phụ nữ Bên cạnh đó các Bộ luật khác của Nhà nước cũng

Trang 19

15

đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ Nhà nước đã thành lập các tổ chức chuyên trách liên quan đến gia đình như Uý ban bảo vệ phụ nữ, trẻ

em; Uỷ ban quốc gia dân số - Kế hoạch hoá gia đình, Tiểu ban gia đình

văn hoá mới, Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ

Rõ ràng, Đảng — Nhà nước ta đã không ngừng nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo không những bằng những chủ trương, đường lối mà còn cả những chính sách,

biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền bình đẳng cho phụ nữ trong gia đình, trong

xã hội, ngăn ngừa mọi hành vi thô bạo, mọi biểu hiện mang tính bạo hành đối

với những người vợ, người mẹ, người em gái Đó vừa là sự thể hiện tính

nghiêm minh trong đường lối, trong luật pháp, trong chính sách vừa biểu hiện tính nhân đạo, tính nhân văn của chế độ xã hội mới

1.4 Báo chí với vấn đề phòng chống nạn BHĐVPN

1.4.1 Phan anh nhanh chong, kip thoi:

Truyền thông đại chúng được cấu thành bằng nhiều loại hình khác nhau như: sách, điện ảnh, quảng cáo, băng, đĩa hình và âm thanh và các loại hình báo chí như báo In, báo phát thanh, báo truyền hình, Internet [

24, tr 12] Các phương tiện truyền thông đại chúng đều tham gia thể hiện

dé tài BHDVPN nhưng báo chí đóng vai trò quan trọng nhất Bởi vì nó

không những nhiều về số lượng mà còn nhanh, nhạy, kịp thời trong phản

ánh Báo chí ngày nay đã phát triển thành nhiều loại hình, nhưng dù là báo in, báo nói, báo hình hay báo Internet chúng đều có một đặc trưng chung là thông tin thời sự Bản chất của báo chí là truyền tải, phản ánh những gì vừa diễn ra, đang diễn ra Nó luôn luôn bám sát cuộc sống, theo sát cuộc

sống để ghi lại và nhanh chóng làm thoả mãn nhu cầu thông tin của công

chúng Vì thế báo chí là loại hình truyền thông nhanh nhạy nhất đem đến

cho công chúng kịp thời nhất những gì diễn ra trên thế giới và trong nước, những gì xảy ra chung quanh chúng ta

Trang 20

Tính nhanh nhạy và kịp thời còn biểu hiện ở chễ, báo chí chuyền tải

thông điệp từ nơi phát, người phát đến công chúng tiếp nhận bằng con đường nhanh nhất Như nhà báo Hữu Thọ định nghĩa: “báo chí được định

nghĩa là một ấn phẩm xuất bản, phát hành định kỳ” {27, tr 11] Định kỳ

của báo in có khác định kỳ báo phát thanh và truyền hình Nhưng so với các loại hình truyền thông khác thì tính định kỳ làm nên một nét rất đặc trưng của báo chí Tính định kỳ giúp cho người đọc đón đợi thông tin mà báo chí đưa tới Có những đình kỳ như phát thanh, truyền hình càng ngày càng cập nhật với thông tin Đặc biệt Internet thì sự tiếp nhận thông tin lại nhanh nhạy hơn nữa Trong cuốn: “8O năm báo chí cách mạng Việt Nam” có nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh:

Khác với báo In, báo điện tử có khả năng liên tục đưa lên mạng những thông tin mới với diện tích thời lượng phát sóng không hạn chế, có

thể sửa chữa, bổ sung, thay đổi vị trí bài vở trên trang báo ngay trên

mạng khắc phục hoàn toàn khoảng trống giữa thời điểm xảy ra sự kiện và thời điểm thông tin đến với bạn đọc do không còn bị phụ thuộc vào in ấn, phát hành như báo In Cũng do tính “đa phương tiện”, báo điện tử có lợi

thế hơn hẳn báo phát thanh, truyền hình ở chỗ đối với “thông tin, người ta

có thể tiếp nhận bằng cả đọc, nghe, nhìn và có thể đọc, nghe nhìn chúng nhiều lần, không phụ thuộc vào đài phát [8, tr 261 — 262]

Tính nhanh nhạy, kịp thời của báo chí giúp cho bạn đọc nắm bắt thông tin trong một thời gian ngắn Trên báo chí nước ta từ báo Trung ương đến báo địa phương, từ báo chuyên ngành đến các báo đoàn thể, các đài phát thanh - truyền hình Trung ương đến địa phương những hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ được phản ánh rất nhanh chong Chang hạn trên báo Phụ nữ Việt Nam, ngày 20/11/2006 có đăng bài với các nhan đề khá hấp dẫn người đọc: “Bạo lực phát sinh, gia đình lạnh lẽo” Bài báo đã đem lại cho công chúng một cái nhìn vừa cụ thể, vừa khát quát:

Trang 21

17

'“[heo thống kê của cơ quan chức năng, từ năm 2000 đến 2005, toa án các địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ án liên quan lĩnh vực hôn nhân gia đình trong đó có tới 186.954 vụ ly

hôn Đáng chú ý là số vụ ly hôn không chỉ ở lứa tuổi từ 25 đến 40 — 45 tuổi, mà còn có cả những trường hợp đã có tuổi 60 — 70, tuổi “thất thập cổ

lai hy”, tuổi các cụ đã sống với nhau đến “đầu bạc răng long” nhưng rồi vẫn không thể cùng nhau đi đến cuối cuộc đời: Bài báo cũng tìm ra những nguyên nhân của tình trạng đó là:

Cũng theo các cơ quan chức năng, nguyên nhân chính liên quan đến các vụ ly hôn là: bạo lực gia đình, (chồng hành hung ngược đãi vợ con, kinh tế gia đình và ghen tuông Nguyên nhân bạo lực gia đình dẫn đến ly hôn chiếm tới 60%, các vụ đánh đập ngược đãi vợ con không chỉ ở vùng sâu, vùng nông thôn, nơi điều kiện sống và trình độ văn hoá chưa cao, mà ngay ở các đô thị lớn việc đánh đập vợ con cũng ngày càng tăng

Cũng vào tháng l1 năm 2006, Báo Thanh niên ra ngày 31 có bài bình luận đăng trên trang 1 trong chuyên mục: “ Chào buổi sáng” với nhan

đề: “Chuyện không chỉ riêng mỗi nhà” Bài báo mở đầu: “Chưa có một cuộc điều tra chính thức nào về bạo lực gia đình, bởi nhiều người vẫn coi

đó là chuyện riêng của một nhà Cũng chính vì suy nghĩ này mà bạo lực gia đình đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà phụ nữ và trẻ em là những người chịu ảnh hưởng nặng nể” Bài bình luận có những nhận định cần được lưu ý: “Bạo lực gia đình không phải là hiếm xảy ra, nhưng với nếp nghĩ truyền thống, người đàn bà nhiều khi phải chịu đựng những đòi hỏi vô lý từ người chồng” “Bạo lực gia đình cũng đã tìm đến chỗ đứng trong các gia đình có học vấn” “Điều đáng buồn là không ít người trong xã hội, mà phần lớn là nam giới vẫn còn mang nặng tư tưởng “làm chủ” đối với vợ, con mình” Hậu quả tai hại hơn còn ở chỗ: “Bạo lực gia đình còn làm ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai Kết quả nghiên cứu cho

Trang 22

thấy, ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lập lại hành vị bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến”

1.4.2 Thái độ rõ ràng, đứt khoát:

Báo chí không những truyền tải thông tin ở quy mô, diễn biến, ở

diện mạo của các sự kiện, hiện tượng mà còn bộc lộ một thái độ Trong lĩnh vực thể hiện dé tai vé BHDVPN, nét chung nổi bật là thái độ bộc lộ vừa rõ ràng, vừa dút khoát Đó là thái độ lên án những hành động, việc làm của kẻ gây ra nạn bạo hành đồng thời bộc lộ một sự thông cảm, thương cảm với các nạn nhân Báo chí nước ta, dù đưa tin bạo hành đối với phụ nữ ở các nước trên thế giới hay ở nước ta, kẻ bạo hành dù ở nước nào, nạn nhân dù ở quốc tịch dân tộc nào, khuynh hướng lập trường, tư tưởng, thái độ tình cảm của các nhà báo đều thống nhất, rõ ràng Trong lý luận

báo chí, các nhà nghiên cứu nói nhiều đến những nguyên tắc hoạt động

của báo chí Đó là nguyên tắc tính Đảng, tính khách quan, chân thật, tính nhân đân, tính nhân đạo, tính dân tộc [25, tr 153 — 178] Bao chí thể hiện

mảng đề tài BHĐVPN có thể nói đã thực hiện tốt các nguyên tắc trên Tuy nhiên, điểm nổi bật và hội tụ của các nguyên tắc đó là tính nhân đạo của

báo chí

Thực ra, bản chất nhân đạo của báo chí cách mạng được thể hiện ngay trong nguyên tắc cao nhất của nó là nguyên tắc tính đảng Bởi vì, khi trực tiếp tham gia vào sự nghiệp xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để giải phóng con người, xây dựng một chế độ tất cả vì con người, cho con người, báo chí đã đứng trên lập trường nhân đạo cộng sản để thông tin lý giải

các hiện tượng, sự kiện của đời sống xã hội [25, tr 172]

Tính nhân đạo, thái độ nhân đạo rõ ràng, dứt khoát của báo chí chúng ta không phải là một thứ nhân đạo chung chung, một thứ thương người của

Trang 23

19

một thứ nhân đạo cộng sản chủ nghĩa Và tất nhiên: “ Trong khi kiên trì từ đấu tranh cho những giá trị nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, báo chí vô sản thừa nhận những giá trị nhân đạo vốn được tích luỹ và khẳng định trong lịch sử loài người phấn đấu bảo vệ và phát triển những giá trị cao quý đó” [25, 173]

Một tin ngắn, một bài phản ánh, một phóng sự, bài điều tra hay một

bài bình luận trên báo chí nước ta đều thể hiện một tính thần nhân dao đó

Trong một chương phát thanh hay truyền hình, trên các tờ báo mạng điện

tử, những người viết đề tài BHDVPN đều có một khuynh hướng nhân đạo

theo kiểu mà truyền thống báo chí cách mạng Việt Nam đã tạo dựng được Bởi vì tiêu chí của tính nhân đạo được lý luận đúc kết:

“Báo chí thể hiện tính nhân đạo của mình ở chỗ đấu tranh chống lại

các hành vi làm tổn hại đến quyền con người, quyền dân chủ, quyền được

sống trong độc lập, tự do của con người Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng một chế độ xã hội tất cả vì con người, cho con người, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng cũng như mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và ngược lại Báo vô sản phấn đấu cho mục tiêu cao cả

cuối cùng là một xã hội, trong đó sự phát triển tự do và toàn diện con

người là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tự do và toàn điện của mọi người [25, tr 173 — 174]

1.4.3 Báo chí tạo lập dư luận xã hội rộng rất:

Tác động của truyền thông báo chí trước hết là tạo lập dư luận

trong xã hội, tức là khả năng xã hội hoá các thông tin Một sự kiện, một

vấn đề liên quan đến BHĐVPN nào đó ở một làng quê, ở một góc phố, ở

một không gian địa lý hạn hẹp nào đó khi được đưa lên báo chí thì lập tức có ý nghĩa xã hội rộng rãi Mặt khác, ngược lại, bất cứ một sự kiện vấn đề

Trang 24

góc nhà, mỗi con người Đây là khả năng truyền tải, khơi nguồn thông tin của báo chí Một hành vi bạo hành trong một gia đình nhỏ ở tận miền núi

Tây Bác Tổ quốc xa xôi có thể đến với bạn đọc khắp nước để xã hội lên

án, bày tỏ thái độ Một thông tin về nạn mua bán phụ nữ ở vùng biên giới phía Bắc đưa trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam ngay lập tức đến với bạn nehe đài cả nước Và ngược lại, bất cứ ở đâu trên đất nước ta, bằng các

phương tiện thông tin đại chúng có thể tiếp nhận một sự kiện vừa xảy ra

để giúp họ có thái độ, ứng xử nhất định Những điều này đều nói lên chức năng phản ánh nhanh, nhạy, kịp thời những sự kiện, những vấn đề xảy ra trong xã hội Báo chí còn có vai trò phản ánh dư luận xã hội Nhất là các vụ, việc BHĐVPN đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí còn phản ánh dư luận xã hội vừa bức xúc, vừa gay gắt Nó tạo ra một sức mạnh xã hội không những có khả năng hạn chế những hành động phi nhân tính và phi đạo lý này mà nó còn tác động đến các giới quan chức, những

người có trách nhiệm, các tổ chức trong xã hội có những hành động, những việc làm cụ thể để ngăn chặn nạn BHĐVPN Trên cơ sở vai trò khơi

nguồn thông tin, vai trò phản ánh dư luận của xã hội, báo chí đi đến thực thi vai trò định hướng và điều hoà dư luận xã hội, điều hoà tâm lý, tâm trạng xã hội Đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí Một nhà nghiên cứu khẳng định:

Dù khơi nguồn, phản ánh như thế nào, cuối cùng báo chí cũng phải định hướng được dư luận xã hội, tức là định hướng được nhận thức tư

tưởng của nhân dân Vai trò khơi nguồn hay phản ánh đều chủ yếu nhằm

vào việc định hướng dư luận xã hội, tức là hướng dẫn nhận thức cho công

chúng, cho nhân dân Định hướng không chỉ là yêu cầu của nhà báo, nhà

Trang 25

21

thác, phát huy mọi nguồn lực vật chất xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống [9, tr 233 - 234]

Bằng cách tạo nên dư luận xã hội nói chung, dư luận xã hội về vấn đề BHĐVPN nói riêng, báo chí thực hiện chức năng giám sát xã hội

Giám sát là sự theo dõi, phát hiện, cảnh báo những vấn đề mới nảy sinh, giúp xã hội đề phòng hay xử lý kịp thời, có hiệu quả Đối với xã hội hiện đại các phương tiện truyền thông đại chúng cũng giống như người hoa tiêu trên con tàu Nó phát hiện và cảnh báo kịp thời những nguy hiểm

cé kha nang de doa con tau giúp đoàn thuỷ thủ để phòng đúng đắn, đưa

con tàu vượt lên [24, tr 35 - 36]

Thực tế báo chí nước ta cho thấy đối với đề tài BHĐVPN, có lẽ chức

năng giám sát hiểu theo khía cạnh trên đây là rất đúng nghĩa Bản chất của báo chí là truyền tải thông tin, cho nên chức năng của báo chí là thông tin Thông tin để tạo dư luận, định hướng dư luận đồng thời tham gia giám sát xã hội Vì vậy những hiện tượng về BHĐVPN xấy ra trong xã hội, báo chí đưa tin không những để lên án, để tỏ bày thái độ mà còn cảnh báo, kêu gọi toàn xã hội, các cơ quan chức năng, pháp luật tìm những biện pháp để dần dần loại bỏ hiện tượng phi đạo lý và phi nhân tính đó PGS.TS Tạ Ngọc Tấn có viết:

Kết quả hoạt động giám sát, kiểm tra của báo chí là nguồn thông tin quan trọng giúp các cơ quan Đảng và Nhà nước kịp thời có quyết định, biện pháp tích cực, điều chỉnh hoạt động của các cơ quan, tổ chức cấp dưới Mặc khác, nguồn thông tin đó tiếp tục tác động tới các cơ quan, tổ

chức có khuyết điểm, giúp họ nhận thức được thiếu sót để tự điều chỉnh

Trang 26

Ý kiến trên rất đáng được lưu ý: BHĐVPN phần nhiều là hành động

của những cá nhân hoặc một nhóm người Báo chí phản ánh, lên án, cảnh báo nhằm mục đích “tạo nên áp lực xã hội buộc họ phải sửa chữa” Đối với các cơ quan, đoàn thể cũng phải có thái độ, biện pháp đối với hành vị BHĐVPN này Mục đích hàng đầu của báo chí trong hoạt động giám sát là cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội Mục đích của các cuộc đấu tranh này là nhằm khẳng định bản chất ưu việt của chế độ ta, của xã hội ta Báo chí phản ánh, lên án nạn bạo hành đối với phụ nữ là nhằm không những phê phán mà mong muốn loại bỏ khỏi đời sống xã hội những hiện tượng trái với bản chất của chế độ tốt đẹp của chúng ta Nó đã đang và sẽ có hại cho hạnh phúc không những trong mỗi g1a đình mà còn gây nên tình hình bất ổn cho xã hội, vi phạm quyền sống của con nBƯỜI

1.4.4 Góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục của báo chí

Thông tin của báo chí không bao giờ chỉ để thông tin Trong bản chất của nó, thông tin bao giờ cũng mang tính khuynh hướng Bởi vì “tính

khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, không thể chối bỏ của hoạt động

báo chí một cách khách quan, ngoài ý muốn của người làm báo” [25, tr 159] Báo chí thông tin những hành vi BHĐVPN không những chỉ để phê phán, lên án, tỏ bày thái độ nhân đạo của mình mà khuynh hướng cần đạt tới của nó là góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho quảng đại quần

chúng Do tính chất đại chúng của báo chí, do sự truyền tải thông tin

nhanh nhạy của báo chí và do sức bao quát phản ánh toàn bộ những gì xảy

ra trong xã hội đem lại cho báo chí tính giáo dục rất cao Nhiều nhà

nghiên cứu, nhiều giáo trình nhấn mạnh các chức năng tư tưởng, chức

Trang 27

giáo dục cho người tiếp nhận thông tin tồn tại khách quan tự nhiên Bởi vì

đến với thông tin đầu tiên là để thoả mãn thông tin nhưng chính thông tin

đó tác động đến con người Trong cuốn “Nghĩ về nghề báo”, Nhà báo Hữu Thọ có một suy nghĩ, băn khoăn rất đúng:

Tôi muốn nói về chuyện này vì e rằng khi nói đến “công nghiệp

hoá, hiện đại hoá” người ta lại chỉ lao vào viết về việc, về máy, về mặt công nghệ, chính sách Mà lại quên mất con người, các mối quan hệ rất phong phú giữa con người với nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ lịch sử trọng đại này [27, tr 203]

Cho nên nhiệm vụ giáo dục con người, bồi dưỡng xây dựng con người là nhiệm vụ rất quan trọng mà báo chí có khả năng thực hiện Việc đưa tin bài, vụ việc BHĐVPN cái đích cuối cùng là nhằm giáo dục mọi người Nó không những cảnh báo, lên án kẻ gây ra những chuyện phi dao lý và nhân tâm, không những cảnh báo những mầm mống bạo lực trong đời sống, nó không những kêu gọi, giáo dục kẻ lầm đường, sai trái, nó còn giáo dục cho biết bao nhiêu người khác Những người tiếp nhận thông tin mặc nhiên không những tiếp nhận mà còn chịu sự giáo dục của thông (In, của cơ quan thông tin và của chính tác giả, của nhà báo Rõ ràng bằng tác phẩm báo chí của mình, nhà báo thực hiện chức năng giáo dục của mình

Thế thì với đề tài BHĐVPN, báo chí giáo dục những vấn đề gì cho bạn đọc Đây quả thật là vấn đề không đơn giản

1.4.4.1 Trước tiên đó là lòng cảm thông đối với các nạn nhân bị vùi đáp Tác động đầu tiên, trước tiên đối với các thông tin về BHĐVPN là

tác động đến thế giới tình cảm Không ai, có lẽ không thể bình tĩnh trước

cảnh sự vũ phu của một anh chồng nọ đối với người vợ của mình Hành Bw???

Trang 28

vợ, người chồng cứ đánh đập một cách tàn nhẫn Một cảnh trên một

chương trình phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam thực sự cảm thông, thương xót dấy lên trong lòng người đọc, người xem Đó là tình cảm rất bình thường, rất con người và cũng biểu lộ tình cảm đầu tiên khi tiếp nhận thông tin về BHĐVPN Trên báo Gia đình & Xã hội ngày 3/4/2007 đưa một tin ngắn xảy ra ngay huyện Đông Anh, ngoại thành Hà

Nội về một “cháu bé 15 tuổi, bị cưỡng hiếp nhiều lần”, gây tội là ba kẻ

bạo hành tuổi mới 18, 19

Báo Công an nhân dân ngày 4/4/2007 đưa tin ở tỉnh Hà Giang “chặt

đứt đường dây bắt cóc hàng loạt trẻ em bán ra nước ngoài” Cũng báo này, ngày 21/3/2007 có đăng bài: “Đằng sau vụ một kỹ sư cầu đường 50 tuổi rạch mặt bạn tình ở Hà Nội” với nhan đề “Đòn tình, ai đánh, ai đau?”

BHĐVPN là mảng đề tài có nhiều cơ hội tác động đến tình cảm người đọc,

người nghe và xem phát thanh, truyền hình Người ta, không ai không cảm thông, thương xót cho các nạn nhân Một biểu lộ của lòng thương xót ấy là sự căm giận, có khi phê tởm những hành bi bao lực Người ta tự hỏi tại sao

ngay giữa thời đại văn minh này mà vẫn tồn tại điều đó trong mỗi gia

đình, mỗi góc khuất của đời sống những hành động tàn nhẫn của thời

trung cổ Nhiều người cũng không lý giải nổi tại sao những kiểu bạo hành

ấy lại giáng vào những người phụ nữ, người vợ, người chị, người em gái Sự thương cảm, lòng phẫn nộ ấy là nguồn của những hành động tích cực

khi có điều kiện

1.4.4.2 Giáo dục ý thức, hình thành trách nhiệm và nghĩa vụ cho bạn đọc Đăng tải những sự việc, những vụ hay những cảnh BHĐVPN, mong muốn của báo chí là kêu gọi, thức dậy, là bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm của con người, trước gia đình, trước xã hội và ngay trước bản thân minh BHDVPN là những mảng màu đen tối, là những hành vi biểu hiện của

một sự tha hoá, suy thoái nhân cách của một số ít người Nó là tấn bi kịch về

Trang 29

25

đạo đức của một số người, nó còn là biểu hiện mặt trái của cơ chế kinh tế, thị trường Rõ ràng phản ánh đề tài này là phản ánh bức tranh phản diện Báo chí không những xây dựng, giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trong những tác phẩm báo chí chính diện Dĩ nhiên đó là nhiệm vụ trọng yếu của báo chí Lấy việc tuyên truyền những nhân tố mới điển hình mới, con người mới để xây dựng ý thức, nhân cách cho bạn đọc là nhiệm vụ chủ yếu của báo chí nước ta Nhưng trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều chính kiến, nhiều hiện tượng tiêu

cực, phản tiến bộ Báo chí không thể không phản ánh và không thể không qua

những mảng để tài tiêu cực này mà giáo dục con người Đối với vấn để BHĐVPN, giáo dục tính thần, ý thức trách nhiệm của bản thân con người đối với gia đình, với người thân, với người vợ, người chị, người em gái là rất cần thiết Nếu mỗi người dân đều nâng cao được ý thức trách nhiệm với bản thân mình như vậy và họ có trách nhiệm trước gia đình mình thì sẽ hạn chế ởi rất

nhiều nạn bạo hành trong gia đình Và khi mỗi gia đình mỗi tế bào của xã hội được xây dựng cái nền đạo đức và trách nhiệm vững chắc như vậy thì tin chắc

rằng, xã hội sẽ hạn chế được rất nhiều nạn bạo hành đang làm nhức nhối chúng ta

Nhiều cuộc điều tra về nạn BHĐVPN cho thấy, xuất phát đầu tiên

của tấn bi kịch này là tĩnh thần trách nhiệm, là nghĩa vụ của từng con người đối với gia đình, với xã hội và ngay cả bản thân mình Khi mà tình thần và trách nhiệm bị buông xuôi không được đề cao, người ta sống theo bản năng hơn là theo ý thức, nhân cách, trách nhiệm thì lúc đó sự tha hoá của con người cũng bắt đầu Cho nên khi đưa một tin, một phóng sự,

một bài phản ánh hay một phần bình luận về đề tài BHĐVPN, điều cần đặt

ra của một nhà báo là tác phẩm của mình phải tham gia gợi lên ý thức,

tỉnh thần trách nhiệm ở bạn đọc Có như vậy tính mục đích giáo dục của tác phẩm báo chí mới được hoàn thành trong ý thức người viết

Trang 30

Chức năng văn hoá của báo chí là một trong những chức năng mà

tác giả PGS.TS Tạ Ngọc Tấn để cập trong cuốn sách: Truyền thông đại

chúng Theo quan điểm của tác giả thì “chức năng văn hoá của truyền thông đại chúng là việc nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, hình thành và khơng ngừng hồn thiện lối sống tích cực trong xã hội” [24, tr 41 - 42] Có một

điều cần phải được đề cập ở đây là khi báo chí truyền thông phản ánh

những đề tài phản diện, tiêu cực có góp phần hay không trong việc “hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội” Cuộc sống là một cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng Trong sự phát triển đi lên, cuộc sống vốn là chẳng phải là một đấu tranh không khoan nhượng với mặt trái, mặt tiêu cực của cuộc sống Cho nên để khẳng định một mặt nào đó văn hoá của đời sống

đâu chỉ có nêu gương, đâu chỉ có phản ánh mặt tích cực Trong phản ánh

những mặt trái của xã hội, mục đích hướng tới của báo chí là tham gia giáo dục công chúng Trong đề tài BHĐVPN phải giáo dục cho được những hành vi văn hoá ứng xử cho bạn đọc Vấn đề là ở cách đưa tin, phản

ánh Về vấn để này trong một bài viết của nhà báo Hà Phương, Phó Tổng

biên tập Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh có đoạn:

Cho đến nay, chống mại dâm cùng những tệ nạn xã hội khác là một trong những nhiệm vụ chính yếu của báo Phụ nữ, nhưng đó cũng

chính là để bảo vệ danh dự, nhân phẩm phụ nữ, vì quyền lợi của phụ nữ và trẻ em Vì thế, chủ trương của báo Phụ nữ là không phanh phui mổ xẻ,

miêu tả chi tiết vụ việc mà chỉ dùng số liệu, vụ việc để nêu vấn đề, gợi mở biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tê nạn xã hội, có nguy cơ phát triển

tràn lan Với quan niệm gia đình là nền tảng xã hội, gia đình vững chắc thì

xã hội cũng vững chắc, báo Phụ nữ lấy việc xây dựng gia đình hạnh phúc là trọng tâm tuyên truyền giáo dục của mình Hướng đến lối sống đạo đức,

Trang 31

27

cho chị em, giúp chị em bình ổn cuộc sống, đó là cách phòng ngừa tệ nạn mại dâm hiệu quả nhất Nội dung này được thể hiện qua hàng loạt bài báo trang bị kiến thức văn hoá, đời sống, pháp lý hướng dẫn chị em tự bảo vệ mình, bảo vệ con em mình [10, tr 220]

Khi thực hiện đề tài BHĐVPN có một mục đích hướng tới của nhà báo là phản ánh cái tiêu cực nhằm xây dựng cái tích cực của cuộc sống Người viết không đứng ngoài sự kiện một cách lạnh lùng Cái “tâm” cái “tình” trong các bài viết này phải được thể hiện rõ ràng để gợi mở, định hướng cho bạn đọc những hành vi ứng xử có văn hố Chúng tơi đồng tình ý kiến của PGS.TS Trần Thế Phiệt:

Trách nhiệm xã hội của báo chí và nghĩa vụ công dân của nhà báo chính là ở chỗ: dù ở dạng thông tin nào (thông tin sự kiện, thông tin lý

lẽ hay thông tin mang tính chất thẩm mỹ), dù sáng tạo ở bất cứ thể loại báo chí nào, phải bằng đặc trưng thể loại tác phẩm báo chí, nhà báo phải

bộc lộ rõ ràng thái độ, lập trường tư tưởng tình cảm của mình, phải thể

hiện công khai chiều hướng và phương pháp giải quyết hiện thực Mỗi tác phẩm phải thực sự là “bà đỡ” giúp bạn đọc điều chỉnh hoạt động thực tiễn của mình để vươn lên trên thực tại [17, tr 76]

Định hướng, giáo dục những hành vi văn hoá trong ứng xử là một

yêu cầu cần quán triệt nhà báo thực hiện đề tài BHĐVPN

Trang 32

CHUONG 2:

KHAO SAT DE TAI BHDVPN TREN BAO PNVN, GD & XH, CAND, CANDDT VA VNNET TU 1/2006 DEN 6/2007

2.1 Tinh hinh chung

2.1.1 Lý do chọn khảo sát 5 ấn phẩm báo chí

Đề tài BHĐVPN được báo chí nước ta quan tâm Có thể nói hầu như

báo chí trung ương đến địa phương, báo chí chuyên ngành, báo chí các tổ

chức chính trị, xã hội đều rải rác có dé cập đến đề tài này Nhưng luận

văn này chọn 5 ấn phẩm trên bởi vì những ấn phẩm này xuất phát từ tôn chỉ mục đích và tính chất của tờ báo mà đề tài này được đăng tải với mật

độ đậm đặc hơn Trong 5 ấn phẩm này có 2 tờ báo điện tử, 3 tờ báo in Tờ

báo Phụ nữ Việt Nam là tiếng nói của cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Báo ra 3 số vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần Tờ báo này lại đại điện cho thái độ, tâm tư, tình cảm của giới nữ về đề tai BHDVPN

Tờ Gia đình & Xã hội là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em Báo ra các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 hàng tuần Đây là tờ báo chuyên ngành Nó thể hiện cái nhìn về BHĐVPN dưới góc độ gia đình

đồng thời những trẻ em gái trong xã hội chúng ta

Báo Công an Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Bộ Công an ra các ngày thứ 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong tuần BHĐVPN cũng là đề tài mà tờ báo ngành công an quan tâm dưới góc độ dân sự và hình sự, an ninh, trật tự xã hội

Bộ Công an song song với tờ báo in trên còn có tờ báo mạng là Công an nhân dân điện tử

Việt Nam Net là tờ báo điện tử ra đời sớm được bạn đọc truy cập

Trang 33

29

2.1.2 Kết quả khảo sát về số lượng:

Để nhìn thấy số lượng xuất hiện các tác phẩm báo chí, luận văn tiến

hành khảo sát định lượng Để thoả mãn không những số lượng mà còn có những dẫn liệu phân tích định tính, luận văn khảo sát theo bảng phân chia loại

thể tác phẩm

2.1.2.1 Báo PNVN, khảo sát từ tháng 112006 đến 612007, voi 18 thang, tuân 3 số (vào các ngày thứ 2, 4, 6) Như vậy luận văn tiến hành khảo sát 234

Trang 34

2.1.2.2 Bao GD & XH khdo sdt tv thang 1/2006 dén thang 6/2007

Trang 35

2.1.2.3 Báo CAND; khảo sát từ thang 1/2006 đến tháng 6/2007; voi 1® tháng, tuần 6 số, như vậy luận văn đã tiến hành khảo sát 309 số báo

Trang 37

tà) tà)

2.1.2.5 Báo Vietnam Net khảo sát từ 112006 dén 6/2007 phan bé

Trang 38

BHĐVPN trên 5 tờ báo ta có thể có một cái nhìn khái quát bằng bảng tổng hợp sau:

Thể loại tác phẩm Bài Văn

TT Tin Tudng | Phong han Phóng | Điều | P.sự- | Xã | Bình | nghệ | Tổng

thuật | vấn P SỰ tra |điểu tra| luận | luận | trên | cong

, ánh ;

Tén bao bao

1 |Bao Phu nt Viét Nam 49 0 2 103 20 21 1 1 0 19 216

2_ |Báo Gia đình & Xã hội 52 5 4 83 36 7 0 0 1 3 191

3 | Báo Công án nhân dân 123| 0 0 93 0 89 0 0 0 0 310

4 |Céng an nh&n dan dién tt | 47 0 0 24 6 9 0 0 0 1 87

5 {Vietnam Net 1583| 2 0 B1 19 19 0 0 2 3 249

Tổng cộng 424) 5 8 354 86 145 1 1 3 26 (| 1053

Trong 18 tháng khảo sát từ 1/2006 đến 6/2007, 5 tờ báo trên có số lượng xuất hiện các tác phẩm báo chí theo đề tài bạo hành đối với phụ nữ theo bảng tổng hợp sau Bảng 7 , _ | Tổng số các | Tỷ lệ tác TT Tên tờ báo So lượng số loại tác phẩm trên 1 báo phẩm số báo

1 | Báo Phụ nữ Việt Nam 234 216 > 0,92

2| Báo Gia đình & Xã hội 234 191 > 0,81

3| Báo Công an nhân dân 309 310 > 1,01

Trang 39

35

Kết quả khảo sát định lượng cho thấy: Đề tài BHĐVPN xuất hiện 5

tờ báo trên với số lượng khá lớn (1053 tác phẩm) với tỷ lệ khá dày (trên I

số báo là 0,55 tác phẩm)

2.2 Kết quả khảo sát về nội dung phản ánh

Từ bảng khảo sát số 7, chúng ta thấy trong 1873 số báo của 5 ấn

phẩm báo chí từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2007 đã có 1053 tác phẩm báo chí viết về đề tài BHĐVPN Tỷ lệ trung bình cứ 1 số có 0,55 tác phẩm viết để tài này Sự thống kê về mặt định lượng trên chỉ ra cho thấy rằng:

BHĐVPN là một vấn đề được xã hội quan tâm và được phản ánh trên báo chí nước ta khá mạnh mẽ Trong số lượng 19/1053 tác phẩm báo chí với

nhiều thể loại khác nhau, phản ánh nhiều hình thức bạo hành khác nhau

Trên cơ sở thực tiễn báo chí được khảo sát, luận văn hình thành những nội dung BHDVPN nhu sau

2.2.1 Bạo hành giới

Theo “Quy dan số Liên hợp quốc (UNEPA), một định nghĩa dua ra được giới nghiên cứu đồng tình là:

Bao lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyển lực, bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đc

doa, gây đau khổ, cưỡng bức, và /hoặc tước đoạt sự tự do xẩy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng), nhưng nó không hạn chế chỉ ở những dạng

này Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm các bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua [19, tr 18]

Đại hội đồng Liên hợp quốc, năm 1993 đã thông qua tuyên bố về

xoá bỏ bạo lực đối với phụ nữ Khi nói về bạo hành giới, tuyên bố có ghi:

“Bất kỳ hành động nào dựa trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có khả năng dẫn

Trang 40

đến những tổn hại về thân thể, tinh duc hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ bao gồm cả những lời đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay đời sống riêng tư”

Đối với phụ nữ, đời người có thể trải qua nhiều hình thức bạo

hành khác nhau từ khi sinh ra như việc phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính, trong giai đoạn sơ sinh như tục giết trẻ sơ sinh gái, trong thời thơ ấu hay thời kỳ vị thành niên Bạo hành có thể kéo từ tuổi sinh sản

đến cả khi về già

Bao hành giới được báo chi dé cập đến nhiều nhất Trong 5 tờ báo khảo sát với thời gian 18 tháng, trong tổng số 1053 tác phẩm thuộc đề tài BHDVPN thi có tới 370 tác phẩm viết về bạo hành giới chiếm 35,2% Mặc dầu, bình đẳng giới ở Việt Nam đã có những thành công cơ bản Trong bài báo: “Việt Nam đạt được thành tựu to lớn về bình đẳng giới” đăng tờ Phụ nữ Việt Nam 10/3/2006 có đoạn: “Ngày 1/3 tại khoá họp lần thứ 50 của

Uỷ ban về quy chế của phụ nữ tại Liên hợp quốc, bà Trần Thị Mai Hương,

Phó Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định những thành công của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới Theo bà Mai Hương

Việt Nam đã nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động Bắc Kinh và

Bắc Kinh + 5 về đảm bảo quyển bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam

cũng đang tiến hành xét duyệt tiến hành 5 năm đầu tiên thực hiện chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ thực hiện cương lĩnh hành động Bắc

Kinh của phụ nữ toàn cầu Tiến trình này sẽ là nền tảng để tiếp tục thực

Ngày đăng: 11/11/2021, 19:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1. Tình hình chung.........................- Hs TH ST ng nh re 28 2.2.  Kết  quả  khảo  sât  về  nội  dung  phản  ânh................................ - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
2.1. Tình hình chung.........................- Hs TH ST ng nh re 28 2.2. Kết quả khảo sât về nội dung phản ânh (Trang 4)
đêi dưới câc hình thức khâc nhau như sau: - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
i dưới câc hình thức khâc nhau như sau: (Trang 12)
số bâo. Phđn bổ số lượng thể loại tâc phẩm bâo chí được phản ânh trong bảng tổng  hợp  sau:  - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
s ố bâo. Phđn bổ số lượng thể loại tâc phẩm bâo chí được phản ânh trong bảng tổng hợp sau: (Trang 33)
bảng tổng hợp sau: - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
bảng t ổng hợp sau: (Trang 34)
Phđn bố thể loại tâc phẩm được phản ânh trong bảng tổng hợp sau: - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
h đn bố thể loại tâc phẩm được phản ânh trong bảng tổng hợp sau: (Trang 35)
Bảng 4: - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
Bảng 4 (Trang 36)
Bảng 5. - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
Bảng 5. (Trang 37)
theo bảng tổng hợp sau. - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
theo bảng tổng hợp sau (Trang 38)
Từ bảng thống kí số 6 (xem lại trang 34), chúng ta có thể rút ra một  số  nhận  xĩt  sau:  Trong  5  tờ  bâo  được  khảo  sât  thì  tâc  phẩm  thuộc  - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
b ảng thống kí số 6 (xem lại trang 34), chúng ta có thể rút ra một số nhận xĩt sau: Trong 5 tờ bâo được khảo sât thì tâc phẩm thuộc (Trang 69)
ai hỏi thửn đến nh hình SỨC - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
ai hỏi thửn đến nh hình SỨC (Trang 117)
có chiều chiều cô lại ra bìa rừng trông ngóng một hình bóng đến mòn wnă zi- :íc - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
c ó chiều chiều cô lại ra bìa rừng trông ngóng một hình bóng đến mòn wnă zi- :íc (Trang 121)
Lương Sơn đê khởi tố vụ ân hình sự, khởi tổ bị can đối với chủ nhă  hăng  Trịnh  Tiến  Hải - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
ng Sơn đê khởi tố vụ ân hình sự, khởi tổ bị can đối với chủ nhă hăng Trịnh Tiến Hải (Trang 127)
hình, Họ nói: Z - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
h ình, Họ nói: Z (Trang 161)
„ Xử lý hình sự trung tâ công an mua trinh nữ sinh - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
l ý hình sự trung tâ công an mua trinh nữ sinh (Trang 163)
MỚI: &#34;Chạy ânC.2phim truyền hình được yíu thích nhất - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
34 ;Chạy ânC.2phim truyền hình được yíu thích nhất (Trang 164)
yếu dưới hình thúc mỏi giới kết hôn vơi người nước ngoăi (nhiều nhất lă Đai Loan) hoặc cho nhận ccn  nuôi  người  nước  ngoăi  ở  nhiều  nước  khâc  nhau,  Đa  số  nạn  nhđn  lă  những  người  nghỉo,  ít  học,  tập  trung  ở  câc  khu  vực  nông  thôn,  c - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
y ếu dưới hình thúc mỏi giới kết hôn vơi người nước ngoăi (nhiều nhất lă Đai Loan) hoặc cho nhận ccn nuôi người nước ngoăi ở nhiều nước khâc nhau, Đa số nạn nhđn lă những người nghỉo, ít học, tập trung ở câc khu vực nông thôn, c (Trang 165)
Bảng +? tỉnh quâi của một - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
ng +? tỉnh quâi của một (Trang 169)
mỗi&#34; 'đê hiện nguyín hình lă những kẻ buôn - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
m ỗi&#34; 'đê hiện nguyín hình lă những kẻ buôn (Trang 175)
đó chình lă niềm vui, niềm - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
ch ình lă niềm vui, niềm (Trang 188)
-an hủ của mình. Tuy nhiín, xem ra vẫn cũn phải đề can việc giao đục dao dực chú chình những - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
an hủ của mình. Tuy nhiín, xem ra vẫn cũn phải đề can việc giao đục dao dực chú chình những (Trang 189)
Ngđn hăi: n8. Bảng thụ đoăn năy, băi ĂN  guyền  Thị  Thu  Hă  vă  thuốc  cập  đc săi  phạm  112  món,  tổng  số  tiín  hơn  63  tỷ  đồng - Đề tài bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay (khảo sát báo phụ nữ việt nam, báo gia đình xã hội, báo công an nhân dân, báo công an nhân dân điện tử và vietnam net từ tháng 12006 đến tháng 62007)
g đn hăi: n8. Bảng thụ đoăn năy, băi ĂN guyền Thị Thu Hă vă thuốc cập đc săi phạm 112 món, tổng số tiín hơn 63 tỷ đồng (Trang 189)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w