Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân .... Trong số những tờ báo in hiện nay, phải kể đến sự đóng góp lớn của báo Thanh Niên, báo Tiền Pho
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Hà Nội-2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
STTHN: Sống thử trước hôn nhân
SV: Sinh viên
PVS: Phỏng vấn sâu
TCN: Trước công nguyên
TDTHN: Tình dục trước hôn nhân
Trang 4CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1 Bảng 2.1: Mô hình chi tiêu của 3 phòng tại 1 khu trọ ở Hà
Nội (đơn vị: 000đ)
35
2 Bảng 2.2: Bảng số lượng thể loại được sử dụng để viết về vấn
đề Thanh niên sống thử trước hôn nhân trên 3 tờ báo Thanh
Niên, Tiền Phong và Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh trong 5 năm
(từ năm 2007 đến năm 2011)
53
3 Bảng 3.1: Khảo sát ý kiến độc giả về hiệu quả thông tin về
vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên 3 tờ báo
(Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh)
74
BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bài viết về vấn đề TNSTTHN trên
ba tờ báo
27
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
5 Phương pháp nghiên cứu 13
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 14
7 Kết cấu của luận văn 14
CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 15
1.1 Hôn nhân của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại 15
1.1.1.Hôn nhân của người Việt trong xã hội truyền thống 15
1.1.2 Hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại 20
1.2 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân 24
Tiểu kết chương 1 27
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 29
2.1 Giới thiệu về các tờ báo được lựa chọn khảo sát 29
2.1.1 Báo Thanh Niên 29
2.1.2 Báo Tiền Phong 31
2.1.3 Báo Tuổi Trẻ TP HCM 33
2.2 Tiêu chí lựa chọn các bài báo viết về vấn đề TNSTTHN 34
2.3 Phân tích thực trạng vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP HCM 36
Trang 62.3.1 Nội dung thông tin 36
2.3.2 Hình thức thông tin 58
Tiểu kết chương 2 76
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM 78
3.1 Ưu điểm của ba tờ báo trong thông tin về vấn đề TNSTTHN 78
3.2 Hạn chế của ba tờ báo trong hoạt động thông tin về vấn đề TNSTTHN 82 3.3 Nguyên nhân hạn chế 84
3.4 Định hướng thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo in Việt Nam 85
3.4.1 Đối với nhà báo 85
3.4.2 Đối với đội ngũ BBT 88
3.4.3 Nhóm giải pháp khác 91
Tiểu kết chương 3 93
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sống thử trước hôn nhân (STTHN) – hay tình trạng nam, nữ thanh niên, nhất là sinh viên (SV) xa nhà tự đến sống với nhau như vợ chồng mà không được sự đồng ý của cha mẹ đôi bên – đang tăng lên trong xã hội Việt Nam những năm gần đây, nhất là trong thập niên đầu thế kỷ XIX Điều này đã tạo ra
“cú sốc” lớn không chỉ đối với các bậc cha mẹ mà đối với cả dư luận xã hội, vì
nó phá vỡ mọi quy tắc, chuẩn mực liên quan đến hôn nhân truyền thống và hiện đại như thiếu sự tham gia và chứng kiến của gia đình, xã hội vào các nghi
lễ hôn nhân trước khi họ chung sống như vợ chồng, đặc biệt là thiếu luật pháp
về hôn nhân đã được ban hành trong xã hội Việt Nam hiện đại Không ít thanh niên đã xa rời các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn luôn phù hợp với thời kỳ hiện đại, đó là những chuẩn mực và giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam (bền vững, tương thân tương ái ) Ở một bộ phận thanh niên
đã hình thành lối sống “thoáng” trong tình yêu, họ chỉ thích sống thử, không thích xây dựng gia đình ổn định, bất chấp những giá trị đạo đức được coi là nền tảng cốt yếu của con người Việt Nam
Xưa nay, trong xã hội Việt Nam, hôn nhân là việc của gia đình, dòng tộc chứ không phải là chuyện riêng của mỗi cá nhân Tác giả Nguyễn Văn Huyên, trong công trình “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam”, đã viết: “Cha mẹ quyết định, con cái chỉ có nghe theo Tình yêu giữa cô dâu và chú rể không quan trọng Nếu người con không bằng lòng người chồng hay người vợ mà bố
mẹ tìm cho, thì chỉ có một cách hành động, đó là bỏ nhà đi Lúc đó người con
bị xem là đứa con bội bạc, và cha mẹ có thể truất quyền thừa kế của anh ta” [35, tr.567] Hơn thế, để trở thành vợ chồng được chung sống cùng nhau, nam,
nữ thanh niên phải trải qua nhiều nghi lễ khác nhau trước sự chứng kiến của gia đình, dòng tộc và làng nước Tác giả Đào Duy Anh, trong công trình “Việt
Trang 8Nam văn hóa sử cương” cũng đã viết quá trình đi đến hôn nhân của nam, nữ thanh niên thường trải qua ba nghi lễ chính thức: lễ giạm hay còn gọi là lễ vấn danh; lễ hỏi hay lễ nạp tệ và lễ thân nghinh hay lễ rước dâu” [6, tr.223] Có thể nói, quan hệ hôn nhân thời kỳ này thường bị chi phối bởi gia đình Nam, nữ thanh niên chỉ là vợ chồng được phép chung sống cùng nhau khi họ thực hiện các nghi lễ hôn nhân trước sự chứng kiến của gia đình, dòng tộc và làng nước Trên thế giới, STTHN xuất hiện như một vấn đề của xã hội hiện đại và phát triển mạnh ở các quốc gia phương Tây khi các quốc gia này bước vào thời
kỳ công nghiệp hóa mạnh mẽ Hiện tượng xã hội này nhanh chóng phát triển
và gia tăng qua từng giai đoạn Theo báo cáo của Cục thống kê Mỹ, vào năm
1970 số cặp không kết hôn sống cùng nhau chỉ khoảng nửa triệu cặp, thì đến năm 1998 tăng lên hơn 4 triệu cặp STTHN cũng lan nhanh đến một số quốc gia Bắc Âu Năm 1960 Thụy Điển mới chỉ có 1% cặp STTHN, nhưng sau gần
40 năm tỷ lệ tăng lên 40%” Có thể nói, hình thức STTHN được xem là điều cấm kỵ đối với các thế hệ trước, nhưng nó đã trở nên phổ biến trong xã hội phương Tây ngày nay Điều đáng quan tâm là hình thức STTHN đang được thừa nhận trong các nền văn hóa phương Tây Xu hướng sống thử phổ biến đến mức một học giả nghiên cứu phải thốt lên rằng chúng ta đang di chuyển từ
“văn hóa hôn nhân” sang “văn hóa sống chung” Hiện nay, STTHN trở nên bình thường hơn ở các quốc gia phương Tây – nơi có rất ít sự phản đối của xã hội và luật pháp, tòa án gia tăng bảo vệ quyền lợi của người tham gia kiểu sống này
Sự chuyển đổi kinh tế - xã hội sâu rộng ở Việt Nam trong những thập niên vừa qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống giá trị, chuẩn mực và hành
vi sống của các nhóm xã hội, trong đó có giới trẻ Hiện nay, nhóm thanh niên – thế hệ sinh năm từ 1980 đến 1995 đang hướng đến những quan niệm và hành
vi mới về cuộc sống, tình bạn, tình yêu và hôn nhân Bằng chứng thực tế là họ
Trang 9thể hiện quan hệ tình yêu tự do và cởi mở hơn so với các thế hệ trước, hay nói cách khác là sự thể hiện đó dường như theo chiều đối ngược với cha mẹ họ Hiện tượng tham gia sống chung và có quan hệ TDTHN là một sự thể hiện mới
trong quan hệ tình yêu của giới trẻ Việt Nam hiện nay
Trước thực trạng bức xúc đó, vấn đề TNSTTHN đã trở thành mảng đề
tài nóng bỏng trên báo chí Chúng ta có thể thấy tiêu đề sống thử hay sống
chung được đề cập thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất
là trên báo viết trong những năm gần đây
Bàn về chủ đề có tính thời sự này, hầu hết các tác giả bài báo đều cho rằng hiện tượng STTHN tồn tại khá phổ biến trong thanh niên hiện nay, đặc biệt là đối tượng sinh viên đang thuê trọ tại các trường cao đẳng, đại học tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Nhiều bài viết đã đưa ra nhận định về xu hướng STTHN trong nhóm SV ngày càng gia tăng Phải chăng, hiện tượng SV STTHN gia tăng đến mức báo động là một hiện tượng xã hội mới, phá vỡ những chuẩn mực xã hội, trình tự của chu trình sống và đang có tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống gia đình, xã hội Việt Nam hiện đại Mặt khác, nó cũng đang có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống tâm sinh lý (sức khỏe thể lực và sức khỏe tinh thần) đối với nam nữ SV sống thử, đặc biệt là nữ SV Mặc dù được giới báo chí trong nước đề cập nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng dưới nhiều hình thức khác nhau như bài phản ánh, tọa đàm, diễn đàn trao đổi, nhưng hiện tượng nam nữ thanh niên STTHN vẫn diễn ra với sự gia tăng đáng lo ngại cho xã hội Việt Nam hiện đại
So với các loại hình báo chí khác, báo in có lợi thế hơn hẳn khi đề cập và thông tin bằng ngôn ngữ đặc thù về đến vấn đề này Điều này có lẽ không cần chứng minh cụ thể bởi nó thuộc về ưu thế của báo in so với loại hình báo chí khác Với nội dung thông tin phong phú, chính xác, có chiều sâu, mang tính định hướng, tính giáo dục cao, báo in có khả năng tác động mạnh mẽ vào dư
Trang 10luận xã hội, tạo được hiệu quả nhất định trong việc thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi của thanh niên về vấn đề sống thử trước hôn nhân Đặc biệt, việc truyền đạt nội dung thông qua hình thức thể hiện của các tác phẩm báo chí một cách sinh động của báo in thường thu hút nhóm đối tượng đang trong độ tuổi thanh niên hơn so với các loại hình báo chí khác
Trong số những tờ báo in hiện nay, phải kể đến sự đóng góp lớn của báo Thanh Niên, báo Tiền Phong và báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ chí Minh trong việc giáo dục nhận thức cho thanh niên về vấn đề sống thử trước hôn nhân bởi
số lượng và chất lượng tác phẩm đề cập đến vấn đề này rất cao, được đông đảo các tầng lớp bạn đọc đón nhận Uy tín, hiệu quả xã hội từ các tác phẩm báo chí của ba tờ báo trên mang lại là không thể phủ nhận Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, báo chí nói chung và báo in nói riêng cần phải tham gia tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa trong việc góp phần giáo dục nhận thức cho thanh niên về vấn đề STTHN
Việc nghiên cứu vấn đề này trên báo chí hiện nay nhằm tìm ra những nguyên nhân, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động báo chí là hết sức cần thiết nên trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, chúng tôi chọn đề tài:
“Vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo chí hiện nay”
(Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh từ năm
2007 đến 2011)
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, tác giả nhận thấy số lượng công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề này còn khá mờ nhạt Tính đến nay, tôi đã tìm thấy một số nghiên cứu liên quan đến nội dung đề cập trong luận văn này như sau:
-“Giáo dục giới tính vị thành niên: Thực trạng và giải pháp từ góc độ
báo chí (khảo sát trên hai trang báo điện tử http://suckhoedoisong.vn và
Trang 11http://tuoitre.vn , thời gian từ 8/2009 đến 8/2010)” (Khóa luận tốt nghiệp năm
2008 của Nguyễn Văn Bắc, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
- “Tìm hiểu kiến thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của vị thành
niên Việt Nam hiện nay” (Khóa luận tốt nghiệp năm 2002 của tác giả Bùi Thu
Hương, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
- “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên qua
nghiên cứu thư gửi về chương trình "Cửa sổ tình yêu”, Đài tiếng nói Việt Nam” (Luận văn thạc sỹ Xã hội học, bảo vệ tại hội đồng Cơ sở đào tạo sau đại
học viện Xã hội học, ngày 30 tháng 6 năm 2003 của Nguyễn Thị Tuyết Minh)
- “Sống chung trước hôn nhân của nam, nữ sinh viên hiện nay” (Nghiên
cứu trường hợp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) (Luận án tiến sỹ xã hội
học năm 2011 của Nguyễn Đức Chiện)
- Các bài báo, báo cáo khoa học và một số tham luận tại các diễn đàn về báo chí với chủ đề xoay quanh vấn đề giáo dục SKSS cho thanh niên hiện nay Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và riêng biệt về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân được phản ánh trên báo chí hiện nay, do đó đề tài của luận văn vẫn là một góc tiếp cận mới mẻ và có giá trị
Trang 123.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra hai nhiệm vụ cần giải quyết:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan như: Hôn nhân của
người Việt trong xã hội nông nghiệp truyền thống; Hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại Đây là cơ sở lý luận có ý nghĩa tiền đề để xác định đúng hướng cho quá trình khảo sát
Thứ hai: Khảo sát các tác phẩm báo in viết về vấn đề TNSTTHN, cụ thể
qua ba tờ báo: Báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh Phân tích thông tin và tổng hợp các kết quả khảo sát, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về thông tin và đưa ra những giải pháp thông tin về vấn đề
TN STTHN trên báo in Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề TNSTTHN trên báo in hiện nay
-Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tập trung khảo sát đề tài trên ba tờ báo:
Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh - nơi mà những bài báo
viết về vấn đề này xuất hiện thường xuyên nhất Các bài báo khảo sát phục vụ triển khai đề tài là trên ba tờ báo đó trong thời gian từ năm 2007 đến 2011
5 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành:
-Nguyên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các quan điểm, lý luận liên quan đến vấn đề hôn nhân và sự xuất hiện hình thức STTHN trong xã hội hiện nay từ các văn bản tài liệu sẵn có Sử dụng các kết quả nghiên cứu sẵn có của xã hội học, của các cơ quan nghiên cứu về báo chí để xem xét, so sánh, đối chiếu với kết quả khảo sát của luận văn
- Phương pháp khảo sát, phân tích và nghiên cứu các tác phẩm báo in để chỉ ra ưu điểm, hạn chế của cách thức thông tin trên ba tờ báo luận văn khảo
Trang 13sát; Từ đó, đề xuất giải pháp thông tin về vấn đề TNSTTHN trên báo in hiện nay
- Phương pháp điều tra bảng hỏi anket: Dùng để lấy ý kiến nhóm đối tượng là SV tại các trường CĐ, ĐH trên địa bàn TP Hà Nội về vấn đề TNSTTHN và việc tiếp nhận thông tin của SV trên báo TN, TP và TT TP.HCM
-Thực hiện phỏng vấn sâu đối với nhóm SV STTHN và nhóm SV ngoài cuộc để đánh giá nhận thức, quan niệm của SV về vấn đề TNSTTHN
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trên cơ sở làm rõ vấn đề TNSTTHN ở những tờ báo được khảo sát, luận văn có thể đưa ra những kinh nghiệm và giải pháp thông tin trên báo in Việt Nam Điều này có ý nghĩa đối với nhà báo, cơ quan báo chí trong việc xác lập kế hoạch tuyên truyền về vấn đề TNSTTHN
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tư liệu tập trung, bổ ích đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; luận văn gồm có 3 chương chính:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn hóa hôn nhân của người Việt và báo
chí truyền thông
Chương 2: Phân tích thực trạng vấn đề thanh niên sống thử trước hôn
nhân trên báo in Việt Nam (Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ
TP HCM từ năm 2007 đến 2011)
Chương 3: Giải pháp thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn
nhân trên báo in Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA HÔN NHÂN CỦA
NGƯỜI VIỆT VÀ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG 1.1 Hôn nhân của người Việt từ xã hội truyền thống đến hiện đại
1.1.1 Hôn nhân của người Việt trong xã hội truyền thống
Gắn liền với sự phát triển của xã hội Việt Nam qua từng thời kỳ thì thiết chế hôn nhân cũng không ngừng vận động và biến đổi Sự biến đổi từ chuẩn mực hôn nhân truyền thống sang hôn nhân hiện đại là cả một quá trình thể hiện dấu ấn của bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, quyền con người về hôn nhân và gia đình được đề cập, tôn trọng và bảo vệ ở những cấp độ khác nhau, có sự khác biệt, thay đổi do tác động bởi điều kiện kinh tế xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển và bởi yếu tố đặc thù về đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống Theo Trần Ngọc Thêm, “tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành sáu giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây” [28; tr.38] Trong suốt quá trình đó, gia đình Việt Nam đã hình thành nên một hệ thống các giá trị chuẩn mực trong cách ứng xử, trong nếp sống thể hiện quan niệm và cách lựa chọn riêng mang bản sắc của người Việt
và tạo nên những nét đặc thù riêng của văn hoá gia đình Việt Nam
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc đã hình thành một hệ thống luật tục Đó là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo, trong đó kể cả hôn nhân là lĩnh vực được coi là riêng tư nhất Đặc điểm của văn hóa hôn nhân trong giai đoạn này luôn gắn liền với tính cộng đồng Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng
Trang 15vợ gả chồng cho con cái Hôn nhân cũng phải đáp ứng và xuất phát trước tiên
là quyền lợi gia tộc, sau đó là quyền lợi làng xã và thứ ba mới tính đến nhu cầu riêng tư Tục lệ này xuất phát từ tính cộng đồng của người Việt Nam, từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như
Mị Châu với Trọng Thủy, công chúa Huyền Trân với vua Chàm Chế Mân, công chúa Ngọc Hân với Nguyễn Huệ… rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia – tất cả đều là làm theo ý nguyện của các tập thể cộng đồng lớn nhỏ: gia đình, gia tộc, làng xã, đất nước [28; tr.144-145] Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư
Cũng trong xã hội nông nghiệp Việt Nam truyền thống, đặc điểm về hôn nhân trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa có sự khác biệt so với lớp văn hóa bản địa Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa được chia thành 2 giai đoạn: Văn hóa chống Bắc thuộc (Khởi đầu từ TCN và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước) và giai đoạn văn hóa Đại Việt (từ năm 939 đến 1858 khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta) [28; tr.44] Khi đô hộ nước ta, các thế lực xâm lược phong kiến phương Bắc áp dụng chính sách đồng hóa triệt để thông qua việc truyền bá, áp dụng đường lối của chủ nghĩa Khổng – Mạnh (Nho giáo) và pháp luật của các nhà nước phong kiến Trung Quốc Về mặt hôn nhân và gia đình, quan điểm Khổng – Mạnh định ra những quy tắc hiếu lễ, lễ nghĩa, xây dựng lối sống “mới” bắt dân ta làm theo, đồng thời pháp luật đô hộ quy định biện pháp chế tài để trừng trị những ai cư xử trái với lối sống “tốt đẹp” ấy Bắt đầu từ thời nhà Hán, chức môi quan (quan coi việc hôn
lễ, làm mai mối) được đặt ra ở nước ta với nhiệm vụ ra sức xuyên tạc, bài bác
để đi đến xóa bỏ phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình cổ truyền của dân ta; đồng thời truyền bá những quy tắc, điều lệ hôn nhân và gia đình của
Trang 16phong kiến phương Bắc “Điều mà bọn đô hộ đưa tới không phải là chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà là những yếu tố tư tưởng phong kiến trong quan hệ hôn nhân như phép giá thú, việc dùng đồ sính lễ nhằm tấn công phong tục còn thuần hậu, chất phác của nhân dân Lạc Việt ở những nơi nào đó trong việc lấy vợ lấy chồng, mở đầu cho lối hôn nhân phong kiến phiền phức và tốn kém” [8; tr.25] Để bảo vệ quyền cũng như xác định nghĩa vụ của ông bà, cha
mẹ trong việc quyết định việc hôn nhân của con cái, cổ luật phương Bắc quy định trong lễ kết hôn phải có người đứng chủ hôn Về điều kiện kết hôn, trong
cổ luật Trung Hoa không có quy định về tuổi của nam nữ khi kết hôn [36; tr.83-84] Về hình thức hôn lễ, qua các bộ cổ luật Trung Hoa, nhà làm luật không những ấn định về lễ nghi trên cơ sở “lục lễ” mà còn ấn định cụ thể những lễ vật dẫn cưới tùy theo giàu nghèo, chức tước Theo quan điểm pháp lý
cổ Trung Hoa, việc xây dựng những mẫu mực, lối sống tốt đẹp, hợp với đạo đều thuộc chức năng của giáo lý, sách vở thánh hiền; còn pháp luật (hình pháp) chỉ dùng để trấn áp, chế ngự những kẻ, những hành vi trái đạo Cho nên, việc tổ chức, xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến phương đông thì chủ yếu đã nằm trong giáo lý Nho giáo
Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán kết thúc thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên Đại Việt, nước ta có sự thay đổi về luật lệ, tuy nhiên do ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng mạnh mẽ nên nhìn chung, pháp luật của nhà nước Việt Nam thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc, về hình thức cũng như nội dung Tiêu biểu nhất cho chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến Việt Nam là hai bộ luật: Quốc triều Hình luật (thường gọi là bộ luật Hồng Đức) ban hành dưới thời Lê (thế kỷ XV) và Hoàng Việt luật lệ (thường gọi Bộ luật Gia Long) ban hành dưới thời Nguyễn (1815) Quan hệ hôn nhân trong thời kỳ này được thực hiện theo nguyên tắc “không tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không
Trang 17bình đẳng” và việc kết hôn phải có sự cho phép của cha mẹ Các bộ Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều quy định việc kết hôn phải thực hiện dưới
sự đứng đầu sắp đặt (làm chủ hôn) của cha mẹ hoặc người trưởng họ hoặc trưởng làng [Điều 314, Quốc triều Hình luật] Trường hợp đôi nam nữ tự ý chung sống với nhau như vợ chồng mà không qua nghi lễ luật định, gọi là
“cẩu hợp”, thì bị phạt rất nặng nề “người con trai phải nộp tiền tạ cho cha mẹ người con gái, đồng thời người con gái bị phạt 50 roi Sau đó giá thú mới được gọi là hợp pháp [25; tr.26-28] Còn trường hợp “tiền dâm hậu thú”, trước thông dâm với nhau rồi sau mới cưới thì con trai bị đánh 80 trượng, luận tội đồ; con gái bị đánh 50 roi [27] Như vậy, trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng có những quy định hết sức nghiêm ngặt về việc nam nữ sống chung như
vợ chồng mà không theo nghi lễ
Khác với lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa, trong thời Pháp thuộc, khi thực dân Pháp mở đầu thời kỳ xâm lược nước ta, sự tiếp xúc văn hóa trong lớp văn hóa giao lưu với phương Tây có hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Giai đoạn văn hóa Đại Nam được chuẩn bị từ thời chúa Nguyễn
và kéo dài hết thời Pháp thuộc và chống Pháp thuộc [20; tr.47] Đối với lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lúc đầu Pháp vẫn tạm cho áp dụng pháp luật của triều Nguyễn và phong tục, tập quán bản xứ Sau khi nắm được toàn bộ lãnh thổ nước ta, chính quyền thực dân lần lượt cho ra đời pháp luật mới, từng bước thay đổi nếp sống cổ truyền của dân tộc Chế độ hôn nhân và gia đình thay đổi, vừa thể hiện xu thế Âu hóa theo kiểu Pháp vừa cố duy trì tập tục lỗi thời của người Việt Nam Chế độ hôn nhân thời Pháp thuộc được thể hiện trên nguyên tắc “không hoàn toàn tự nguyện, một chồng nhiều vợ, vợ chồng không bình đẳng” Đồng thời, hôn nhân phải thực hiện giữa người nam và người nữ, việc kết hôn phải có sự ưng thuận của đôi nam nữ và sự ưng thuận của cha mẹ; Đôi nam nữ phải đủ tuổi kết hôn và có thể được xét họ miễn tuổi Như
Trang 18vậy, quá trình khai thác thuộc địa của Pháp cũng phá hủy mạnh mẽ những chuẩn mực gia đình truyền thống, tạo nên sự phản ứng của người Việt Nam và gia đình Việt Nam trước lối sống và văn hóa phương Tây Trong xã hội cũng xuất hiện những hiện tượng mà Tú Xương gọi là: “Nhà kia lỗi phép con khinh
bố, mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” và hàng loạt những tệ nạn xã hội liên quan đến gia đình [7; tr.123]
Sự xâm nhập của văn hóa, văn minh phương Tây, đặc biệt là văn hóa, văn minh Pháp đã làm xuất hiện những quan điểm khác nhau về các chuẩn mực trong gia đình, chẳng hạn như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mâu thuẫn giữa các thế hệ, chế độ đa thê, chức năng giáo dục trong gia đình, vị trí, vai trò của người phụ nữ; vấn đề tự do hôn nhân…
Trên thực tế, sự tiếp xúc của gia đình và văn hóa Việt Nam với văn hóa, văn minh phương Tây đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn xã hội và
để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong mô hình và chuẩn mực của văn hóa gia đình Việt Nam hiện đại Chính văn hóa gia đình phương Tây đã là ngọn gió mới buộc gia đình Việt Nam phải thức tỉnh Nó chống lại những chuẩn mực cổ hủ của gia đình phong kiến và những tập tục khắt khe của Khổng giáo, mở đường cho một xu hướng phát triển mới của gia đình [7; tr.132] Tuy nhiên, mô hình văn hóa phương Tây, gắn liền với chính sách “khai hóa thuộc địa” của chủ nghĩa thực dân cũng tạo ra rất nhiều sự sai lạc trong việc xử lý các mối quan hệ gia đình và xã hội, mà những di hại của nó không phải cho đến ngày nay chúng ta đã có điều kiện giải quyết hết Sự khủng hoảng của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình trước sức ép của thị trường hàng hóa và đồng tiền, những vấn đề về tệ nạn xã hội, mãi dâm, cờ bạc.v.v… cũng là kết quả của sự tiếp xúc văn hóa gia đình nói trên
Có thể nói, trong xã hội Việt Nam truyền thống, sự hình thành các lớp văn hóa đã có tác động không nhỏ tới văn hóa ứng xử của người Việt về hôn
Trang 19nhân gia đình QHTDTHN được coi là điều cấm kỵ và việc tổ chức hôn lễ phải qua rất nhiều nghi thức, không được pháp luật bảo vệ
1.1.2 Hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm
1954, chấm dứt tám mươi năm đô hộ của thực dân Pháp, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Bối cảnh xã hội đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việt phát triển theo hướng mới Các phong trào phản đối các quan niệm cũ về phân biệt nam nữ, về hôn nhân sắp đặt, về quyền
uy tuyệt đối của người gia trưởng… Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành năm 1946 nhấn mạnh quyền bình đẳng nam nữ đã khuyến khích người phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động xã hội như nam giới Tiếp đó, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1960 công nhận quyền tự do yêu đương và lựa chọn của con cái càng có một ý nghĩa quan trọng trong sự biến đổi của quan hệ tình yêu, hôn nhân [39, tr.8] Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2012 đưa ra quy định độ tuổi kết hôn: nam từ 20 tuổi trở
lên, nữ từ 18 tuổi trở lên Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở Việc kết
hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước
quy định
Có thể khẳng định rằng, chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra những thay đổi lớn lao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội Việc mở rộng và đa dạng hóa thành phần kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và dẫn đến một
Trang 20nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các khu công nghiệp và thành phố Bên cạnh quá trình đổi mới thì hội nhập kinh tế, văn hóa quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng Những biến đổi văn hóa, xã hội là cơ hội để người dân, điển hình là giới trẻ tiếp xúc với văn hóa phương Tây qua các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet Những quan niệm, tâm thế và lối sống mới đã được hình thành trong nhiều khía cạnh của cuộc sống Đáng chú ý nhất là những biến đổi trong quan hệ tình yêu của giới trẻ đang diễn ra mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn, đặc biệt là đối tượng SV Cuộc sống tập thể, xa gia đình là môi trường thuận lợi cho các quan hệ bạn bè và yêu đương của SV phát triển và hình thành nên một lối sống mới cùng quan niệm mới về tình yêu, hôn nhân
Chính thực tế này tạo điều kiện cho những SV thể hiện cuộc sống, các mối quan hệ bạn bè và tình yêu theo giá trị khác với thế hệ trước Quan hệ hôn nhân dần trở lại với quy luật của nó là “từ tình yêu tiến đến hôn nhân”, chứ không phải “hôn nhân thường diễn ra trước tình yêu” như trong quá khứ Tuy nhiên, một số biểu hiện đang tồn tại trong mối quan hệ tình yêu của thanh niên,
SV hiện nay như “tình yêu chớp nhoáng”, quan hệ TDTHN và đặc biệt là việc xuất hiện hình thức hôn nhân mới: Những đôi nam nữ sống với nhau như vợ chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn đang có xu hướng lan rộng và điều này sẽ để lại nhiều hậu quả lo ngại đối với gia đình và xã hội Việt Nam đương đại Qua thông tin trên báo chí công bố những năm gần đây có thể thấy rằng quan niệm và tâm thế của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ đối với vấn đề tình dục, tình yêu, và hôn nhân đã thay đổi nhiều Nếu trong những năm 90 của thế kỷ trước, dư luận xã hội sôi nổi đề cập đến vấn đề TDTHN như một biểu hiện của nền đạo đức đang bị xuống cấp thì cho đến nay, người ta có vẻ như bình tĩnh hơn Những quan niệm mới về tình yêu, tình dục đã bắt đầu tìm được chỗ đứng và cách ứng xử mới đã bắt đầu được hình thành và phát triển Điều
Trang 21đó không có nghĩa là khuôn mẫu mới đã được chấp nhận hoàn toàn và rộng rãi Bằng chứng về quan hệ tình yêu và TDTHN đang phát triển mạnh mẽ trong thanh niên là con số ngày càng tăng các ca nạo hút thai trước hôn nhân được công bố trên báo chí và một số ấn phẩm khoa học gần đây “Với tỷ lệ nạo hút thai ở phụ nữ là 2.5%, Việt Nam có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới” [11; tr.2] Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 2, 2008) là một trong số các cuộc điều tra quy mô nhất từ trước đến nay về đối tượng thanh thiếu niên Kết quả cuộc điều tra này cho thấy thanh niên hiện nay
tỏ ra có quan niệm cởi mở hơn về QHTDTHN, có tới 54% thanh thiếu niên ở nhóm tuổi 22-25 chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân Ở nhóm tuổi 18-
21 là 51%, ở nhóm tuổi 14-17 là 36% [26, tr.59]
Theo một cuộc khảo sát mẫu lớn do Quốc hội nước ta thực hiện năm
2000 cho thấy, trong thời kỳ đổi mới, tỷ lệ hôn nhân do đôi lứa quyết định có tham khảo ý kiến bố mẹ đã đạt tới 90,7%, hôn nhân do gia đình sắp đặt chỉ còn 9,3% [15 ,tr.9] Tuy nhiên, cha mẹ vẫn chi phối quyền quyết định hôn nhân Nhiều nghiên cứu xã hội học khẳng định có một sự biến đổi đáng kể trong mô hình hôn nhân nhưng sự hậu thuẫn của cha mẹ vẫn giữ vai trò quan trọng đối với hôn nhân của con cái Dựa vào bằng chứng thực nghiệm, tác giả Khuất Thu Hồng cho rằng “dù có những thay đổi đáng kể giữa các thế hệ kết hôn, gia đình vẫn là trung tâm của quá trình tiến tới hôn nhân: việc ra mắt chính thức với hai gia đình cũng như sự chấp thuận của cha mẹ vẫn là nhân tố quan trọng” [1, tr.8] Đáng chú ý nhất là kết quả cuộc điều tra mẫu lớn gần đây, Điều tra quốc gia về gia đình Việt Nam năm 2006 cũng cho thấy mô hình quyết định hôn nhân phổ biến của thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu là con cái quyết định có hỏi ý kiến bố mẹ [2, tr.64]
Như vậy, những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự chuyển đổi kinh tế, xã hội trong mấy thập kỷ qua đã có tác động đến quá trình hôn
Trang 22nhân của người Việt Mặc dù cha mẹ không còn kiểm soát quan hệ tình yêu, gặp gỡ và hẹn hò của con cái do thoát ly ra ngoài xã hội nhưng cha mẹ vẫn tham gia chi phối hôn nhân
Theo quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình theo pháp luật Việt Nam hiện hành, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ quyền kết hôn của công dân Kết hôn chỉ được công nhận sau khi đã làm các thủ tục kết hôn trước pháp luật Trên thực tế, một cuộc hôn nhân có tính pháp lý rất quan trọng đối với mọi gia đình trong xã hội bởi vì đằng sau cuộc hôn nhân đó là sự thừa nhận của cả cộng đồng xã hội đối với gia đình Tuy nhiên, trong luật Hôn nhân và gia đình lại không có điều lệ xử phạt cụ thể nào cấm việc nam nữ sống chung khi chưa đăng ký kết hôn Luật Cư trú hiện hành không có điều khoản nào quy định cấm việc nam, nữ chưa kết hôn thuê nhà ở chung Vì vậy, nếu hai người chưa đăng ký kết hôn mà chung sống cùng nhau, không vi phạm luật hôn nhân gia đình và chấp hành đầy đủ quy định về cư trú thì không bị coi là vi phạm pháp luật Việc sống chung này không được khuyến khích nhưng cũng không
có quy định xử phạt Nhưng như thế không có nghĩa là thích sống thế nào cũng được, bởi hành vi của con người nói chung không chỉ bị điều chỉnh bởi qui phạm pháp luật, mà còn phải chịu sự ràng buộc của các qui phạm đạo đức Và thông thường trong cuộc sống, người ta thường phải tuân thủ qui phạm đạo đức trước Ví dụ, để được xem là người con ngoan, có hiếu thì con cái từ nhỏ được giáo dục vâng lời, kính trọng ông bà, cha mẹ, nhường nhịn với anh chị em… Sau đó, pháp luật mới thể chế thành những qui định như "cấm ngược đãi ông bà, cha mẹ" Thế nên, dù luật không cấm nam nữ chưa kết hôn sống chung với nhau, nhưng qui phạm đạo đức không đồng tình với việc nam nữ có thể sống "thoải mái" như hiện nay Bởi, hệ lụy của nó không hề nhỏ Đồng thời với việc "sống thử", có hàng trăm đứa trẻ ra đời đã sớm chịu cảnh thiệt thòi vì
có bố thì không có mẹ, và cũng có hàng trăm cặp vợ chồng không hạnh phúc
Trang 23vì ông chồng phát hiện vợ mình từng "có chồng" trước đó Nhiều cuộc ly hôn cũng từ đó mà ra…
Tóm lại, những chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam những thập niên vừa qua đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ tình yêu, hôn nhân của người Việt Những khuôn mẫu văn hóa truyền thống không còn can thiệp và kiểm soát quá mạnh quan hệ tình yêu của thế hệ trẻ Việc mở rộng cơ hội học tập, làm việc ngoài gia đình đã giúp thế hệ trẻ trong
đó có SV tự chủ hơn trong cuộc sống, cha mẹ hạn chế dần quyền kiểm soát và cũng theo đó hình thành nên quan niệm và cách sống mới, đó là STTHN
1.2 Vai trò của báo chí trong việc thông tin về vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân
Hình thức STTHN trong xã hội Việt Nam hiện đại đã trở thành đề tài nóng hổi và đang được bàn luận sôi động trong xã hội hiện nay Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên STTHN trong SV thu hút được sự quan tâm của giới báo chí truyền thông Bằng chứng là STTHN đã được tái hiện trong bộ phim dài 30 tập nhan đề “Sóng tình” của đạo diễn Võ Tấn Bình Bộ phim được trình chiếu trên màn ảnh nhỏ, kênh HTV 9 cuối tháng 3 năm 2010 Bộ phim xoay quanh câu chuyện STTHN của bốn cặp nam, nữ SV tại một khu nhà trọ ở TP HCM Phim như một lời nhắc nhở đến các bạn trẻ rằng STTHN chỉ là ảo giác, như bọt bong bóng xà phòng, đến rồi mất đi, không để lại điều gì tốt đẹp Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm Hội Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình Theo thông tin tại hội nghị, “Hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân đã trở nên phổ biến trong lứa tuổi vị thành niên ở nhiều thành phố lớn, kéo theo tỷ lệ nạo hút thai trong độ tuổi này
có xu hướng gia tăng… các trường hợp nạo phá thai ở tuổi vị thành niên chiếm tới 30% tổng số các ca nạo phá thai Trong khi đó, 50% các ca nhiễm
Trang 24HIV/AIDS là dưới độ tuổi 25 Nguyên nhân do sự thiếu kiến thức cần thiết về tình dục và sức khỏe sinh sản” [19; tr.58]
Với báo chí, đây cũng là một trong những đề tài nóng bỏng của xã hội Việt Nam đương đại Với sức tác động mạnh mẽ vào dư luận xã hội, rất nhiều kênh báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo mạng điện tử đã dành nhiều thời lượng để bàn luận về chủ đề STTHN Mỗi loại hình báo chí đều khẳng định thế mạnh riêng khi tác động đến nhận thức của công chúng, đặc biệt đối với giới trẻ về vấn đề TNSTTHN Báo phát thanh với thế mạnh âm thanh tổng hợp (gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) được phát sóng trên radio tạo sức lan tỏa, ảnh hưởng của thông tin đối với công chúng trên diện rộng Báo truyền hình với thế mạnh là hình ảnh, âm thanh truyền tải đến người xem
đã tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho công chúng khi tiếp nhận Sức mạnh đa phương tiện của báo mạng điện tử cũng khiến công chúng nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời
Trong số các loại hình báo chí phải kể đến loại hình báo in vì đã tham gia phản ánh vấn đề TNSTTHN một cách nhanh chóng và hiệu quả bởi số lượng, chất lượng các bài báo viết về vấn đề này không phải là ít Các bài báo thường gọi quan hệ tình yêu kiểu này với thuật ngữ “sống chung”, “sống thử”, “góp gạo thổi cơm chung” Nhiều bài viết đã mô tả hiện tượng này với từ ngữ khá đặc biệt “nạn dịch”, “mốt”, hay là “tình yêu thế hệ @” v.v… Trong số các tờ báo in hiện nay phải kể đến sự truyền tải thông tin nhanh, mạnh và hiệu quả của báo Thanh Niên, Tiền Phong và Tuổi Trẻ TP HCM về vấn đề STTHN Đây là ba tờ báo thực sự có sự tác động mạnh mẽ nhất đến đối tượng công chúng là thanh niên, sinh viên trong xã hội Có thể nói, số lượng lớn bài viết được đăng tải trên ba tờ báo đã cung cấp những bằng chứng sinh động mô tả hiện tượng STTHN đang diễn ra lan tràn trong giới SV ngoại tỉnh sống và học tập tại các thành phố lớn ở nước ta hiện nay Từ tiếp cận báo chí, các nhà báo
Trang 25đã chỉ ra một số đặc điểm về thân phận SV sống chung như gia đình ở các tỉnh
xa, nêu lên các lý do dẫn đến sống chung như tiết kiệm chi tiêu, chia sẻ tình cảm, công việc nội trợ…; những hậu quả nghiêm trọng do việc STTHN gây nên như: việc nạo phá thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tự tử vì mặc cảm, tội lỗi với hành vi không đúng mực gây nên… Họ có thể công khai sống chung theo từng cặp, một nam và một nữ trong một căn phòng nhỏ/ nhà trọ xung quanh các trường cao đẳng và đại học, nơi không có sự quản lý của nhà trường và giám sát của gia đình Một trong số những điều lý thú mang tính phát hiện của nhà báo về vấn đề TNSTTHN đó là các bài viết đã cho thấy hiện tượng SV tham gia STTHN đang diễn ra ở nhiều trường và nhiều nhóm ngành học khác nhau: SV ngành luật, ngoại thương, khoa học xã hội, và đặc biệt cả
SV ngành sư phạm, một ngành từ trước đến nay vẫn được xem là ngành đòi hỏi tính mẫu mực xã hội cao Với cách tác động đến công chúng bằng những thông tin có chiều sâu, độ tin cậy, chính xác cao, ba tờ báo đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng nhận thức đúng đắn cho giới trẻ, đặc biệt là các bạn
SV về vấn đề STTHN
Thông tin về vấn đề thanh niên STTHN trên báo chí nói chung và ba tờ báo in nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công chúng, đặc biệt là khi vấn đề giáo dục giới tính cho SV trong các chương trình giáo dục còn có nhiều hạn chế về nội dung, chậm đổi mới về cách thức tổ chức giáo dục Nhiều cơ quan báo in đã mở diễn đàn tập hợp ý kiến của độc giả về vấn đề TNSTTHN, đồng thời góp phần nâng cao ý thức của mỗi thanh niên về trách nhiệm trong hành vi của bản thân
Trang 26Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã trình bày và phân tích bối cảnh lịch
sử, những thay đổi về quan hệ tình yêu, hôn nhân qua từng thời kỳ; từ những phong tục tập quán về hôn nhân của người Việt trong xã hội nông nghiệp truyền thống cho đến những quy định về hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại Đó là những tiền đề lý luận, là cơ sở cho việc nghiên cứu về sự xuất hiện những hình thức về hôn nhân của thanh niên hiện nay
Trong xã hội nông nghiệp truyền thống, vấn đề QHTDTHN được xem là hành vi cấm kỵ Đôi nam nữ sống với nhau như vợ chồng mà không qua nghi thức trong luật định sẽ bị xử phạt rất nghiêm khắc Tính khuôn mẫu trong xã hội nông nghiệp truyền thống cũng không cổ vũ cho tình yêu, hôn nhân xuất phát từ lựa chọn cá nhân Tuy nhiên, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, nước ta bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây Văn hóa Pháp cổ vũ tình yêu tự do của thanh niên và mở đầu cho cuộc tấn công vào Nho giáo đã
có vai trò quan trọng đối với sự hình thành những quan điểm mới về quan hệ tình yêu và hôn nhân của người Việt Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ chế độ thực dân – phong kiến, xây dựng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc mở rộng và đa dạng hóa thành phần kinh tế đã thúc đẩy sản xuất phát triển và dẫn đến một nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực lớn cho các khu công nghiệp và thành phố Bối cảnh xã hội
đó đã tạo điều kiện cho quan hệ tình yêu, hôn nhân của người Việt phát triển theo hướng mới và sự xuất hiện hình thức STTHN trong xã hội Việt Nam hiện đại và đặc biệt là diễn ra phổ biến đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học tại các thành phố lớn
Đồng thời trong chương 1, tác giả cũng phân tích rõ mối quan hệ giữa báo chí truyền thông đối với hôn nhân của người Việt trong xã hội hiện đại
Trang 27khi xuất hiện hình thức STTHN Bởi đây là một vấn đề “nóng” của xã hội nên vấn đề TNSTTHN trong giới trẻ, đặc biệt diễn ra phổ biến với đối tượng SV
đã nhận được sự quan tâm của báo chí truyền thông Với sức tác động mạnh
mẽ, thông tin có chiều sâu, độ xác thực cao, báo in đã tham gia truyền tải thông tin nhanh, mạnh và hiệu quả về vấn đề TNSTTHN, đặc biệt là ba tờ báo dành cho đối tượng công chúng thanh niên hiện nay đó là báo Thanh Niên, báo Tiền Phong và Tuổi Trẻ TP HCM
Trang 28CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THANH NIÊN SỐNG THỬ TRƯỚC HÔN NHÂN TRÊN BÁO IN VIỆT NAM
(Khảo sát báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP HCM
từ năm 2007 đến 2011)
2.1 Giới thiệu về các tờ báo được lựa chọn khảo sát
2.1.1 Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên là diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam ra
số đầu ngày 3/1/1986, là một tờ báo chính trị - xã hội, đối tượng phục vụ chính
là tầng lớp bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng Báo Thanh Niên ra đời
trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới của đất nước và qua đó đã có dịp may mắn để tích tụ trong bản thân mình năng lượng của sự tươi trẻ và nhiệt huyết
Từ chỗ khởi sự bằng ba không: Không biên chế, không kinh phí ban đầu, không cơ sở vật chất; chỉ có duy nhất trong tay tờ giấy phép ra báo, đến nay Thanh Niên đã là tờ báo có số lượng phát hành hàng đầu cả nước; có lực lượng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên gần 400 người, có cơ ngơi làm việc khang trang tại Hà Nội, TP.HCM và văn phòng đại diện ở các khu vực với
trang thiết bị hiện đại, có văn phòng thường trú ở Thái Lan, Singapore
Ưu thế cạnh tranh của Thanh Niên là: thông tin cập nhật nhanh, phong phú và hấp dẫn; đi đầu trong việc đấu tranh chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội, đa dạng các hoạt động phục vụ cho cộng đồng và cho thanh niên Sản phẩm của báo hiện nay: Báo in hàng ngày bằng tiếng Việt, hai website (tiếng Việt: thanhnien.com.vn và tiếng Anh: thanhniennews.com) Kể từ ngày 1/10/2007, Thanh Niên đã phát hành tờ Thanhnien Daily hàng ngày bằng tiếng Anh để phục vụ cho độc giả các nước trong khu vực ASEAN và cộng đồng người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, du lịch tại Việt Nam Thanh Niên online tiếng Việt hàng ngày thu hút từ 1.5 triệu đến 2 triệu lượt độc giả Thanhnien Online tiếng Anh hằng ngày thu hút gần 500 ngàn lượt độc giả,
Trang 29hiện xếp thứ 20.000 trang web toàn thế giới và là một trong số những trang đứng đầu trong số những trang web của Việt Nam
Với tinh thần, thái độ ủng hộ cái mới, cái tích cực và góp phần đẩy lùi cái xấu, cái tiêu cực bởi nhiều tin tức nhanh nhạy, khách quan, chính xác, báo Thanh Niên đã góp dòng chảy của mình vào sự nghiệp chung của báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần cùng các cơ quan chức năng trong việc làm lành mạnh hóa xã hội, điều chỉnh các chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân và của các tầng lớp thanh niên; góp phần quan trọng tiếng nói của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan của Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn xã hội, nhất là nhu cầu được thông tin, được trao đổi của tuổi trẻ, của nhân dân, phản ánh khách quan, chân thực và toàn diện sức sống và sự vươn lên mạnh mẽ của TP HCM, của cả nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Tuyên giáo T.Ư là “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”…
Ở mảng đề tài tuyên truyền về vấn đề TNSTTHN, báo Thanh Niên là một trong những cơ quan báo chí đi đầu trong việc cung cấp và định hướng thông tin cho độc giả Tính định hướng luôn được thể hiện rõ nét thông qua những gợi mở, hướng dẫn, tư vấn cụ thể, đúng đắn Các chuyên mục như: văn hóa, thế giới trẻ, sức khỏe… được báo đầu tư xây dựng kỹ lưỡng nhằm cung cấp những kiến thức tâm sinh lý cần thiết cho bạn gái, hành vi, lối sống, xây đắp giá trị gia đình một cách bền vững của tuổi mới lớn, thông qua đó định hướng giá trị đạo đức, lối sống cho bạn trẻ nói chung Khảo sát năm 2007 – 2011, báo
có 98 bài về vấn đề TNSTTHN, đáp ứng được một số nhu cầu thiết yếu của công chúng về vấn đề khá phức tạp này Có thể nói, báo Thanh Niên đã thực
sự trở thành diễn đàn chung cho các bạn trẻ
Trụ sở chính của tờ báo tại 248 Cống Quỳnh – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh và 151-155 Bến Vân Đồn – Quận 4 – Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 30Ngoài ra, báo còn có các văn phòng đại diện tại 218 Tây Sơn – quận Đống Đa, TP.Hà Nội, 99 Trần Văn Hoài – TP Cần Thơ, 144 Bạch Đằng – Đà Nẵng, 22 Hùng Vương - Đà Lạt Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, tờ báo ngày càng khẳng định uy tín, vị thế vững chắc trong làng báo Việt Nam
2.1.2 Báo Tiền Phong
Tiền Phong là tờ báo ra đời sớm nhất ngày 16 tháng 11 năm 1953, là tờ báo của Đoàn Thanh Niên cứu quốc, nay là Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lịch sử cách mạng Việt Nam đã đặt báo Tiền Phong vào một vị trí đặc biệt, mang tầm vóc to lớn trong sự nghiệp của dân tộc qua các thời kỳ; ngay từ những ngày đầu, báo Tiền Phong đã trở thành ngọn cờ tập hợp lý tưởng, ý chí, sức trẻ của tuổi trẻ chiến khu Việt Bắc và cả nước, chiến đấu hy sinh vì giải phóng dân tộc Suốt 54 năm hình thành và phát triển, báo
Tiền Phong luôn đi đúng định hướng của Đảng, của Đoàn, trở thành diễn đàn
thực sự của tuổi trẻ Việt Nam; luôn đồng hành với giới trẻ trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Tiền Phong đã góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng cũng như làm tốt nhiệm vụ giáo dục thanh niên Trong thời kỳ bao cấp, Tiền Phong chiếm thị phần lớn nhất Độc giả của Tiền Phong rất đông đảo, từ nông thôn đến thành thị, đến hải đảo xa xôi Những năm chống Mỹ, báo là cơ quan thông tin tuyên truyền ở tuyến đầu trong việc truyền tải tinh thần nhiệm vụ xây dựng và đấu tranh thống nhất đất nước, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, trở thành ngọn cờ tập hợp thanh niên, động viên hàng triệu người trên các mặt trận Bản lĩnh tôi luyện qua kháng chiến đã trở thành mặt chân đế vững chắc
để Tiền Phong tiếp tục phát triển, làm tốt nhiệm vụ là cơ quan trung ương của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và diễn đàn của tuổi trẻ cả nước trong thời kỳ xây dựng và đổi mới đất nước Báo đã bắt kịp rất nhanh với công cuộc đổi mới do
Đảng khởi xướng và lãnh đạo Tiền Phong không chỉ là tờ báo có uy tín về nội
Trang 31dung, luôn đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công bằng, dân chủ, bảo vệ sự tiến bộ và quyền lợi chính đáng của hàng triệu người… được hàng triệu độc giả yêu quý mà còn là tờ báo làm tốt công tác xã hội sau mặt báo
Trong thời kỳ bao cấp, đây là một tờ báo có tiếng vang lớn và là tờ duy nhất dành cho thanh niên trong một khoảng thời gian khá dài Báo phát hành theo ngành dọc Trung ương đoàn đến các cơ sở đoàn và bán trên thị trường Tiền Phong là một trong những tờ báo có nhiều ấn phẩm: Tiền Phong hàng ngày, Tiền Phong hủ nhật, Tiền Phong cuối tháng, người đẹp Việt Nam, Tri thức trẻ… Hiện thách thức lớn nhất của tờ báo là làm sao để Tiền Phong không
bị tụt hậu so với những tờ báo hàng đầu trong nước, khu vực và thế giới; không
bị tụt hậu so với giới trẻ thời hội nhập Năm 2007, lượng phát hành của báo ngày Tiền Phong hàng ngày là 15.000 bản mỗi ngày, năm 2008 là 13.500 bản mỗi ngày Năm 2008, Tiền Phong cuối tuần phát hành 57.000 bản in, tạp chí Tri thức trẻ (một tháng hai kỳ) phát hành 65.000 bản, Tiền Phong cuối tháng 40.000 bản, Tạp chí Người đẹp Việt Nam phát hành 30.000 bản Báo điện tử của Tiền Phong có địa chỉ http://www.baotienphong.com.vn, lượt truy cập năm
2008 là 1.450.000 lượt mỗi ngày
Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, tuổi làm nên nhiều công trạng nhất nhưng cũng
là lứa tuổi nảy sinh nhiều chuyện nhất, bởi vậy vai trò của báo Tiền Phong - tờ
báo của tuổi trẻ, diễn đàn của tuổi trẻ Việt Nam - càng quan trọng, giúp giới trẻ xác định đúng vai trò của họ mà đóng góp sức trẻ vào công cuộc phát triển lớn lao của đất nước
Khảo sát từ năm 2007-2011, báo có 136 bài về vấn đề TNSTTHN Bằng cách tuyên truyền, phản ánh khá đa dạng và phong phú về vấn đề này, báo luôn
là người bạn đồng hành và là địa chỉ tin cậy được nhiều bạn trẻ gửi gắm tâm
Trang 32sự, giải tỏa những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, giúp nhiều nam nữ thanh niên có được lựa chọn đúng đắn trong cuộc sống và hôn nhân
2.1.3 Báo Tuổi Trẻ TP HCM
Ngày 2/9/1975, báo Tuổi Trẻ ra đời, là tờ báo trực thuộc Thành đoàn TP
Hồ Chí Minh Lúc đầu, các mục chuyên mục của tờ báo rất sơ sài, ngày nay, Tuổi trẻ đã chiếm được lòng tin của độc giả trong cả nước và kiều bào nước ngoài Tuổi trẻ là tờ báo đầu tiên ở phía Nam đặt văn phòng tại Hà Nội năm
1990 Hiện nay, Tuổi Trẻ có văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Báo Tuổi Trẻ ra hàng ngày Báo Tuổi Trẻ có nhiều ấn phẩm khác như: Tuổi Trẻ cuối tháng, Tuổi Trẻ cười… Lượng phát hành nhật báo Tuổi Trẻ năm 2007 trung bình là 416.577 bản in mỗi ngày, năm
2008 là 419.300 bản in mỗi ngày Các ấn phẩm của Tuổi Trẻ phát hành qua hệ
thống đại lý và bán trên thị trường
Có thể nói, báo Tuổi Trẻ TP HCM đã trở thành người bạn tâm giao trong rất nhiều gia đình và đối tượng bạn đọc, cung cấp kiến thức bổ ích cho các bạn trẻ, tính định hướng luôn được thể hiện rõ nét thông qua những gợi mở, hướng dẫn, tư vấn cụ thể, đúng đắn Các chuyên mục trên báo Tuổi Trẻ như thế giới trẻ, tâm sự, bạn đọc với tuổi trẻ… được báo đầu tư xây dựng kỹ lưỡng nhằm cung cấp những kiến thức tâm sinh lý cần thiết cho bạn trai, bạn gái và những hành vi, lối sống, xây đắp giá trị văn hóa tinh thần một cách bền vững của tuổi mới lớn, thông qua đó, báo định hướng giá trị đạo đức, lối sống cho bạn trẻ nói chung Từ năm 2007 đến 2011, báo có gần 100 bài viết về vấn đề TNSTTHN Tuy số lượng bài viết ít hơn so với báo Tiền Phong và Thanh Niên nhưng sức
hấp dẫn từ chất lượng nội dung thông tin luôn được báo đầu tư chú trọng
Như vậy, ba tờ báo Thanh Niên, Tiền Phong và Tuổi Trẻ TP HCM đều
có công chúng mục tiêu là thanh niên, đồng thời ba tờ báo có cơ quan chủ quản
là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Trang 33Nam – hai tổ chức chính trị xã hội lớn nhất và tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của thanh niên Việt Nam
2.2 Tiêu chí lựa chọn các bài báo viết về vấn đề TNSTTHN
Theo kết quả khảo sát trên báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi Trẻ TP HCM trong vòng 5 năm (từ 2007 đến năm 2011) cho thấy có tổng số 291 bài viết về vấn đề TNSTTHN Trong đó, số lượng bài viết trên báo Tiền Phong chiếm tỷ lệ cao nhất là 46%, báo Thanh Niên chiếm 32%, báo Tuổi Trẻ TP HCM chiếm 22% Có thể hình dung qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bài viết về vấn đề TNSTTHN trên ba tờ báo
Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng chứa đựng nội dung tư tưởng tốt
và một hình thức thể hiện tốt Chính vì vậy, gần 300 bài báo được lựa chọn trên ba tờ báo trong diện khảo sát được lựa chọn dựa trên những tiêu chí cụ thể
về nội dung và hình thức
Về nội dung: Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được
xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng một lượng thông tin có giá trị nhất,
đó là lượng thông tin chính xác nhất, trung thực nhất, tin cậy nhất, hấp dẫn
nhất, kịp thời nhất, có hiệu quả, hiệu ứng xã hội cao nhất Đó phải là một tác
phẩm báo chí đảm bảo tính phát hiện trong việc lựa chọn góc độ phản ánh
Trang 34thông tin mới phù hợp nhu cầu của số đông độc giả Các giá trị thông tin mới
đó sẽ giúp cho công chúng nắm bắt kịp thời bản chất sự việc, vấn đề để có những phản ứng một cách tích cực Đó là một quá trình tiếp nhận, xử lý, hiện thực hoá các giá trị thông tin của tác phẩm báo chí trong cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: học tập, vận dụng những phương pháp mới, cách làm mới, đồng thời tránh được những khuyết điểm, sai lầm trong tư duy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu Hiệu quả cuối cùng của tác phẩm báo chí đó là tác động vào đời sống, làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của con người trong xã hội Đối với vấn đề TNSTTHN, điều này không chỉ được phản ánh ở những bài báo
đề cập trực tiếp về chuyện sống thử của nam nữ SV hiện nay mà còn là những tác phẩm báo chí gián tiếp đề cập đến thực trạng này
Về hình thức: Một tác phẩm báo chí hấp dẫn bạn đọc không chỉ bởi
những thông tin, sự kiện được phản ánh trong nội dung mà còn bằng nghệ thuật truyền tải thông tin một cách khéo léo, sáng tạo Có thể nhà báo có ý tưởng, có tính phát hiện hay về nội dung thông tin nhưng nếu truyền tải dưới hình thức không phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng thì hiệu quả thông tin cũng không cao Tác phẩm báo chí đó phải nêu bật được tư tưởng chủ đề của tác giả thông qua sự khéo léo trong cách lựa chọn các chuyên mục thể hiện, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thể loại, nghệ thuật sử dụng tít, sapô, ảnh… phù hợp với đối tượng công chúng tiếp nhận, tránh đi lối viết sáo rỗng,
Trang 352.3 Phân tích thực trạng vấn đề thanh niên sống thử trước hôn nhân trên báo Thanh Niên, Tiền Phong, Tuổi Trẻ TP HCM
2.3.1 Nội dung thông tin
Cả ba tờ báo đều chứa đựng những nội dung thông tin cốt lõi khi đề cập đến vấn đề STTHN như: nguyên nhân, hậu quả của việc STTHN; đăng tải ý kiến nhiều chiều từ các chuyên gia, các bạn trẻ tham gia STTHN cũng như cách nhìn nhận của người ngoài cuộc về STTHN
2.3.1.1 Nguyên nhân dẫn đến việc TNSTTHN
Nguyên nhân sống thử của giới trẻ là một trong những vấn đề được đề cập khá nhiều trên các trang báo Qua phân tích, khảo sát có thể phân loại theo từng khía cạnh chủ đề của ba tờ báo khi thông tin về nguyên nhân của sống thử trước hôn nhân
* “Sống thử” để thỏa mãn nhu cầu cá nhân
Hầu hết các bài báo trên ba tờ báo khảo sát đều chỉ ra rằng việc cá nhân
đi đến quyết định tham gia STTHN với người bạn tình khác giới trong một căn phòng riêng trong mỗi trường hợp, mỗi hoàn cảnh được chi phối bởi các lý do không hoàn toàn giống nhau Có những trường hợp SV tham gia STTHN vì nhu cầu tình cảm, thỏa mãn sinh lý; có trường hợp SV quyết định đi đến STTHN để được tiết kiệm chi phí sinh hoạt, chia sẻ học tập; có trường hợp vì hoàn cảnh gia đình riêng, bố mẹ của những bạn SV này chung sống với nhau không hạnh phúc Những lý do này cũng phản ánh sự lựa chọn cái “được” hay cái “lợi”của quan hệ STTHN
Một trong số những lý do để thỏa mãn nhu cầu cá nhân của các cặp đôi
SV tham gia STTHN đó là vì nhu cầu tình cảm, thỏa mãn sinh lý Đây có lẽ lý
do quan trọng nhất và thực tế nhất Bởi lẽ, tỷ lệ phản ánh về lý do này trên ba
tờ báo chiếm tới 70% lý do về nhu cầu chia sẻ tình cảm, thỏa mãn sinh lý của các cặp đôi SV tham gia STTHN Khi mới yêu nhau, hầu hết mỗi người đều
Trang 36cảm thấy hạnh phúc khi được ở bên người mình yêu, họ gần nhau ban ngày thôi chưa đủ, vì vậy mà họ đã dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc sức ngăn cản của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng… Do xa nhà, không chịu trực tiếp sự quản lý của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian… thế nên nhiều sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và cần được quan tâm chăm sóc Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong cuộc sống Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự khẳng định mình, khẳng định tình cảm của mình và coi đó như tiền
đề để tiến tới hôn nhân
Nắm được bản chất tâm lý đó, báo Thanh Niên đã đăng tải liên tiếp những câu chuyện kể về chuyện tình của những sinh viên sống thử Ví dụ như
trong bài “Sống thử, thiệt thân”, báo Thanh Niên ngày 21/2/2011 đề cập:“Trong thời gian đi học, Bình yêu cô sinh viên Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn TP ở cùng chỗ trọ Sau đó với lý do tiết kiệm chi phí, hai người thuê nhà sống chung Nhưng tiết kiệm đâu chưa thấy, cô gái mang bầu Cái thai quá lớn không thể bỏ được, phải chấp nhận để đứa bé chào đời Ban đầu, Bình vừa đi học vừa đi dạy kèm, phục vụ quán ăn nhưng cũng không đủ tiền nuôi con và lo cho “vợ”…
Hay như báo Tuổi Trẻ TP HCM ngày 2/4/2008, trong bài “Vợ chồng
sinh viên” đã phản ánh:“Tình yêu trong sáng khi còn trên giảng đường ĐH đã được nhiều đôi bạn chuyển nhanh sang giai đoạn tình vợ chồng! Và tình cảnh tay bút sách, tay ẵm con là chuyện không hề lạ với một số đôi vợ chồng SV ” Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống gần nhau họ sẽ
càng hiểu nhau và yêu nhau hơn Cũng chính vì lý do này mà các đôi yêu nhau
đã không ngại dọn về ở với nhau
Do ảnh hưởng của "yêu nhanh sống gấp", một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện đại” hay còn gọi "tình yêu tốc độ”, rằng yêu thì cần "hết mình" Họ bị thúc đẩy bởi nhu cầu tình dục cần được thỏa mãn mà không cần phải suy tính cho tương lai Họ thích một cuộc sống hưởng thụ, không cần tôn
Trang 37trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng, không coi trọng giá trị của đời sống
gia đình Theo TS tâm lý học Trương Thị Bích Hà: “Do đến với nhau chỉ vì tò
mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời Mặt khác, sự du nhập văn hoá thực dụng làm giới trẻ chạy theo “tây hoá” mà không còn biết đến nền tảng đạo đức của con người”
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức, Giám đốc Trung tâm sức khỏe phụ
nữ và gia đình, khái quát: "Không phải bạn trẻ nào cũng thích sống thử, nhưng
nhìn chung tâm lý của giới trẻ bao giờ cũng thích thử" Câu nói "Yêu chỉ để
thay đổi không khí" hay "giải quyết sinh lý" đã trở thành câu cửa miệng của
không ít thanh niên
Để có thông tin trả lời cho những câu hỏi về lý do tham gia STTHN,
trong câu hỏi phỏng vấn sâu (PVS), tôi đã nêu lên một gợi ý: “Bạn cho biết
những lý do nào dẫn đến việc bạn quyết định tham gia STTHN với người yêu của bạn?” Sau khi hỏi, tác giả nhận thấy rằng, tâm lý chung SV thường rụt rè
khi trả lời lý do sống chung Rất có thể đằng sau sự ngại ngùng rụt rè đó còn ẩn giấu nhiều lý do khác mà người trả lời chưa nói hết Kết quả PVS cho thấy, mỗi SV tham gia STTHN thường bị chi phối bởi các lý do khác nhau, nhưng chiếm tỷ lệ phần nhiều là những câu trả lời về sự được chia sẻ về nhu cầu tình cảm, thỏa mãn về nhu cầu sinh lý
Hộp 1: Lý do tham gia STTHN của SV vì nhu cầu tình cảm, thỏa mãn sinh lý
-“Lý do mình sống thử với nhau cũng vì xuất phát từ nhu cầu tình cảm, muốn có người chia sẻ công việc và cuộc sống Khi sống chung, sẽ được chia
sẻ lúc vui, lúc buồn” (Nữ, 21 tuổi, năm thứ 2)
-“Lý do tình cảm là chính, khi yêu nhau rồi thì mình muốn dành nhiều thời gian để bên nhau, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; chia sẻ buồn vui trong cuộc sống cũng như học tập (Nữ 19 tuổi, năm thứ nhất)
-(Đỏ mặt, e dè, nói nhỏ) “Có lẽ, lý do chính dẫn đến việc chúng em sống chung với nhau là vì em cần hơi ấm từ người bạn trai của mình Em trọ học,
Trang 38xa gia đình, đôi lúc cảm thấy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, người thân Em muốn có được yêu thương, chăm sóc” (Nữ, 22 tuổi, năm thứ 3)
-“Lý do chính là mình muốn được bảo vệ cho người bạn gái của mình Gia đình bạn gái mình rất hoàn cảnh, bố mẹ ly dị nhau nên mình muốn sống chung để bù đắp những tổn thương về tình cảm cho người mình yêu thương” (Nam, 20 tuổi, năm thứ hai)
-“Xã hội ngày nay ai yêu nhau mà chả sống chung với nhau Đây cũng là nguyên nhân mà mình sống chung với bạn gái của mình cho phù hợp với thời đại” (Nam, 21 tuổi, năm thứ ba)
* “Sống thử” để tiết kiệm
Một trong những nguyên nhân thứ hai mà các báo phản ánh, hầu hết các
cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra đó là Sống thử để tiết kiệm Xét về khía
cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh viên Trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà, giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có người chia sẻ gánh nặng kinh tế cùng
là một việc hết sức hợp lý Một số cặp đôi có ý trí và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt
Bài viết “Sống thử - cần kỹ năng kỳ diệu của tình yêu” của tác giả
Trương Công Hoan, Báo Tiền Phong số ra ngày 9/9/2007 đã nói về một cặp đôi chung sống với nhau cũng bởi vì điều kiện kinh tế không cho phép:
“Chúng tôi rất nghèo, một trong những cặp sinh viên nghèo nhất ĐHNTHN
hồi ấy Chúng tôi sống chung với nhau suốt quãng đời sinh viên Chúng tôi không coi đó là sống thử mà là sống thật, vì từ khi yêu nhau (khi đi ôn thi), chúng tôi đã ở gần nhau, rồi ở với nhau” Họ có sự nhận thức đúng đắn về
việc sống thử Đi học về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi, nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh hơn và vui vẻ hơn để
Trang 39không cảm thấy mệt nhọc Khi công việc đã xong xuôi là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người Thường thường những cặp đôi xác định được như vậy thì sau khi sống thử sẽ tiến tới hôn nhân và có một cuộc sống hạnh phúc
Sau khi kết thúc thời gian sống thử, cặp đôi này đã tiến hành tổ chức đám cưới và họ đã có con trai 3 tuổi khỏe mạnh Và đối với họ, quãng thời gian
sống thử với nhau trước khi kết hôn thì đó là kỷ niệm đẹp:“Thời sinh viên sống
với nhau như vợ chồng là kỷ niệm không bao giờ quên đối với chúng tôi Với tôi, sống thử phải có kỹ năng nhưng trên hết phải là trách nhiệm Đơn giản mà cũng phức tạp, phức tạp mà cũng rất đơn giản thôi, nếu có tình yêu”
Tránh phản ánh một chiều, giúp bạn đọc có cái nhìn đa diện về sống thử, báo Tiền Phong đã phản ánh những câu chuyện của các cặp đôi uyên ương từng sống thử và họ đã có những kỷ niệm đẹp, kết thúc có hậu cho cuộc tình của mình
Cùng quan điểm như vậy, báo Thanh Niên cũng đã phản ánh hai mặt tích cực và tiêu cực qua câu chuyện về những cặp đôi yêu nhau, cùng chung sống
với nhau như vợ chồng qua bài “Sống thử: Được và mất”, số ra ngày mùng 6/6/2010 “Sống thử mang lại nhiều kinh nghiệm cho người trong cuộc, nhưng
cũng khiến người ta bị khủng hoảng sau những va vấp…”
Bài “Sống chung trước hôn nhân như một bước đệm” của Báo Tuổi Trẻ
TP Hồ Chí Minh số ra ngày 3/7/2009 đã đăng tải tâm tư của một bạn cộng tác
viên khi nói về vấn đề này: “Sống chung trước hôn nhân như là một bước đệm,
để có thể tiết kiệm kinh phí, gần gũi, che chở và chia sẻ nhiều thứ, nhưng chưa phải công khai những lo lắng của mình đối với bà con, họ hàng và nhất là gia đình”…
Trang 40Như vậy, nếu biết tận dụng đúng mặt tích cực của lý do “sống thử để tiết kiệm” thì đây sẽ là một cơ hội để cho tất cả những sinh viên có thể bớt đi gánh nặng về kinh tế cho chính họ và cho cả gia đình họ
Tuy nhiên, thực tế các cặp đôi sinh viên STTHN không phải lúc nào cũng nhằm tiết kiệm chi tiêu mới sống chung với nhau Trong các phỏng vấn, lý do tham gia STTHN vì thiếu thốn kinh tế và động cơ tiết kiệm chi tiêu không được chủ thể của quan hệ STTHN đề cập đến, nhưng lại xuất hiện một số ý kiến cho biết họ gặp phải vấn đề kinh tế như tài chính eo hẹp hơn so với trước khi sống chung Hai trường hợp sau trong hộp 2 minh họa điều này
Hộp 2: STTHN không nhằm tiết kiệm chi tiêu
“Trước kia, em ở trọ cùng với một người bạn (cùng giới), chi phí hàng tháng luôn dư dả Từ ngày em thuê trọ ở riêng cùng với bạn gái, quả thực là không thể tiết kiệm được Có tháng bố mẹ em gửi tiền lên chỉ sau mấy ngày hết luôn vì phải lo tiền cho người yêu em đi khám bệnh” (Nam, 23 tuổi, đang học năm thứ ba)
-“Trước kia em ở ký túc xá chẳng bao giờ phải lo vấn đề kinh tế vì tiền
bố mẹ gửi cho em hàng tháng tiêu khong hết Vậy mà từ ngày sống chung, không hiểu sao, em luôn trong tình trạng hết tiền Biết bao nhiêu thứ phải chi tiêu như: tiền nhà trọ, tiền điện, nước… Mà bạn gái em lại thích đi shopping nên rất hay cháy túi (cười)” (Nam, 22 tuổi, sinh viên năm cuối)
Các cuộc phỏng vấn thu được rất ít thông tin về việc chia sẻ kinh tế, tài chính của các cặp STTHN Khi hỏi về vấn đề này, chúng tôi thường nhận được cách trả lời không rõ ràng của SV STTHN về mức đóng góp tài chính của mỗi người Điều đáng quan tâm đó là sự phàn nàn của các nam SV về khó khăn tài chính khi tham gia STTHN Để minh chứng thêm vấn đề STTHN không nhằm tiết kiệm chi tiêu, dưới đây tôi so sánh mức chi tiêu được ước lượng một cách tương đối của cặp SV STTHN và SV không STTHN tại một khu trọ Bảng 2.1