Môn chính sách xã hội và quản lý xã hội vấn đề sử DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

98 176 0
Môn chính sách xã hội và quản lý xã hội  vấn đề sử DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn, nếu như năm 1990 dân số nông thôn có 53,1 triệu người, chiếm 80,5% dân số cả nước, tới năm 2006 dân số nông thôn Việt Nam có 60,26 triệu người chiếm 72,34% thì tới năm 2010 dân số nông thôn Việt Nam là 60,7 triệu người chiếm 69,8% dân số cả nước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2010 là 50,39 triệu người chiếm 57,9% dân số. Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm. Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý lao động nông thôn luôn là một vấn đề được quan tâm ở nước ta, đặc biệt ở tỉnh Nam Định. Cũng như nhiều tỉnh khác ở nước ta, địa bàn nông thôn chiếm tỷ trọng nổi trội trong diện tích tự nhiên tỉnh Nam Định. Lao động nông thôn tỉnh Nam Định rất dồi dào nhưng tỉ lệ lao động có kỹ năng chỉ chiếm phần nhỏ còn hầu hết là lao động chưa qua đạo tạo. Đây chính là một thách thức cho việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn huyện Nam Định. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất thuần nông vẫn chiếm tỷ trọng cả về số hộ và số dân sinh sống tại nông thôn tỉnh Nam Định. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp lao động nông thôn trong huyện còn tham gia vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nhưng hầu hết là tự phát và nhỏ lẻ. Đặc điểm của lao động nông thôn của tỉnh Nam Định là lao động mang tính thời vụ rõ nét, chưa phát huy hết các tiềm năng do trình độ chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu… Vì vậy giải pháp cấp bách hiện nay của tỉnh Nam Định đó là đào tạo nghề ở nông thôn để sử dụng nguồn lao động một cách hiệu quả, hợp lý. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu thực tế của người dân. Bên cạnh đó có sự kết hợp tham gia của tổ chức xã hội với chính quyền các cơ sở, doanh nghiệp để mang lại kết quả thiết thực tránh lãng phí nguồn nhân lực. Như vậy nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực ở nông thôn tỉnh Nam Định hiện nay nhận diện đúng những đặc điểm và xu hướng phát triển của nó để tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phục vụ CNH HĐH đang là một đòi hỏi cấp bách có ý nghĩa và thực tiễn sâu sắc.

Ngày đăng: 04/07/2018, 15:20