Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trên thế giới, kiểm soát nội bộ đã ra đời từ đầu thế kỉ 19, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sau thất bại trong các cuộc kiểm toán không chỉ tại doanh nghiệp, mà còn tại các đơn vị sự nghiệp công lập, kiểm soát nội bộ ngày càng được quan tâm nhiều hơn nhằm phát hiện và ngăn chặn những gian lận và sai sót. Năm 1992, Ủy ban COSO đã đưa ra khuôn mẫu hướng dẫn cho kiểm soát nội bộ. Trong bối cảnh hướng tới tự chủ toàn diện, các đơn vị sự nghiệp công lập đối diện với nhiều khó khăn trong kiểm soát nội bộ với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và thu sự nghiệp không dễ quản lý, kinh phí không được phân bổ phù hợp có thể dẫn tới tác động tiêu cực trong thúc đẩy sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, với quá trình nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, kiểm soát nội bộ dần dần trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị sự nghiệp, là lá chắn bảo vệ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập vì hai mục tiêu song song, vừa hoàn thành mục tiêu vì cộng đồng, vừa hỗ trợ phát triển và vận hành trôi chảy hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Kiểm soát nội bộ là biện pháp quan trọng ngăn ngừa phát hiện các sai phạm và yếu kém, giảm tối thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển bền vững của các đơn vị sự nghiệp công lập trong nền kinh tế. Bệnh viện K là đơn vị sự nghiệp trực công lập thuộc Bộ Y tế là tuyến cuối trong chẩn đoán và điều trị ung bướu. Để đảm bảo cho hoạt động của bệnh viện, ngoài công tác chuyên môn, công tác quản lý nhân sự,….công tác quản lý tài chính trong bệnh viện cũng đóng vai trò to lớn trong việc phát triển bệnh viện. Trong những năm vừa qua cùng với sự lớn mạnh của bệnh viện đặc biệt là chuẩn bị cho đề án tự chủ theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ về việc thí điểm tự chủ đối với 04 bệnh viện thuộc Bộ Y Tế thì công tác tài chính cần đặc biệt quan tâm hơn nữa nhất là công tác kiểm soát nội bộ. Kiểm soát nội bộ hiện nay tại đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Kiểm soát nội bộ chưa được quan tâm đúng mực, các quy chế quản lý nội bộ chưa đầy đủ, quy trình hoạt động chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản chính thức, nhiều nguyên tắc kiểm soát nội bộ bị vi phạm nên đã làm giảm hiệu lực của kiểm soát nội bộ. Vì vậy, hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong điều kiện hiện nay của Bệnh viện K là hết sức cần thiết. Thấy được tầm quan trọng của điều này, tác giả đã chọn nghiên cứu “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn đi sâu nghiên cứu và tìm ra giải pháp hướng tới hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tính đến nay, đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu kiểm soát nội bộ trên những khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Năm 1992, các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh kèm theo đó là làm gia tăng tình trạng gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Nhiều ủy ban đã ra đời để tìm cách khắc phục và ngăn chặn tình trạng gian lận trong đó có Ủy ban COSO (committee of Sponsoring Organizations) là một ủy ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho kiểm soát nội bộ. Báo cáo của COSO gồm 4 phần và là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu một cách đầy đủ về kiểm soát nội bộ, làm nền tảng cho lý thuyết về kiểm soát nội bộ sau này. Về kiểm soát nội bộ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Renor Antonio Antunes Ribeiro (2020) nghiên cứu về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro tại các tổ chức chăm sóc sức khỏe công lập. Những thay đổi liên tục về công nghệ, cũng như các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây, đã khiến các tổ chức phải phát triển các cơ chế quản trị của mình, nhằm giảm thiểu rủi ro và quản lý tốt hơn các sự kiện gây ra tác động tiêu cực. Trong lĩnh vực y tế, người ta thường xuyên lo lắng về năng lực và xem xét nguy cơ sụp đổ trong hệ thống do sự xuất hiện của các đại dịch mới. Thật vậy, một số tổ chức quốc tế đã nỗ lực xây dựng các quy định để quản lý tất cả các rủi ro có thể gây nguy hiểm cho hoạt động của các tổ chức, cho dù đó là tổ chức công hay tư. Kiểm toán nội bộ là một thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ cơ bản để quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát này phải thực hiện các hoạt động của mình phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định pháp luật quốc tế, đánh giá việc quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của tổ chức. İlknur ESKİN (2020) đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với các bệnh viện. Nghiên cứu hướng tới xem xét các quy trình của các bệnh viện theo các thành phần của mô hình kiểm soát nội bộ COSO. Sead Ujkani và Nexhmie Berisha Vokshi (2019) tổng quát nghiên cứu về sự phát triển của kiểm soát nội bộ trong các tổ chức công tại Kosovo. Nghiên cứu chỉ ra việc xây dựng và thực hiện kiểm soát tài chính nội bộ trong các quy trình quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp hệ thống quản lý tài chính lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và hiệu lực trong các đơn vị thuộc khu vực công.Ana Cristina Vaz Pires Morim và cộng sự (2018) nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong một bệnh viện công lập. Theo nghiên cứu, kiểm soát nội bộ đang nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều ở cấp hành chính sự nghiệp công bao gồm các bệnh viện công lập. Kiểm soát nội bộ được xem như một công cụ đặc quyền để quản lý, điều hành và kiểm soát, giúp tăng hiệu quả và hiệu lực, độ tin cậy của thông tin cao hơn và tuân thủ các tiêu chuẩn pháp luật. Nunuy Nur Afiah và Peny Cahaya Azwari (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thực hiện Hệ thống Kiểm soát Nội bộ của Chính phủ (GICS) đến chất lượng báo cáo tài chính của chính quyền địa phương và tác động đối với các nguyên tắc quản trị tốt, lấy trường hợp tại chính quyền cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh. Theo nghiên cứu, tăng cường trách nhiệm giải trình của khu vực công là yếu tố quan trọng của các chính sách của chính phủ và sự phù hợp của chúng với quản trị có thể cải thiện chất lượng báo cáo tài chính và củng cố nền tảng nội bộ. Nghiên cứu nhằm mục đích xác minh ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đối với chất lượng báo cáo tài chính và tác động của nó đến chất lượng quản trị của khu vực công. Với đối tượng nghiên cứu là khu vực công, kết quả cho thấy thông qua chất lượng báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ có tác động tốt hơn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng quản trị. Tổ chức INTOSAI (2013) thực hiện hướng dẫn các tiêu chuẩn kiểm soát nội bộ đối với các tổ chức công trên các nội dung môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Asante Effah (2011) thực hiện đánh giá kiểm soát tài chính nội bộ tại các bệnh viện công lập vùng, bệnh viện công lập tuyến tỉnh, tuyến quận trên phương diện trách nhiệm của các bộ phận Tài chính, kiểm toán nội bộ và cơ quan quản lý bên ngoài. Thông qua dữ liệu thu thập từ 25 nhân viên tại 3 bệnh viện, nghiên cứu kéo dài 6 tháng đã phát hiện ra rằng mức độ tuân thủ cao đối với các quy định quản lý tài chính và kiểm toán nội bộ là điều rất đáng khen ngợi và phải được khuyến khích. Nghiên cứu chỉ ra sự tuân thủ chặt chẽ đối với kiểm soát tài chính nội bộ có thể làm giảm khối lượng công việc của kiểm toán viên. Nghiên cứu khuyến nghị Nghiên cứu khuyến nghị sự tồn tại và vận hành của hệ thống kiểm soát nội bộ phải có hiệu quả, hệ thống COSO nên được sử dụng trực tiếp như một hệ thống chuẩn mực bắt buộc đối với các tổ chức công. Tại Việt Nam, lý luận về kiểm soát nội bộ đưa vào trong chương trình giảng dạy trong các trường học và cũng được đề cập đến trên các tờ báo và tạp chí kiểm toán. Phan Thị Thái Hà (2020) nghiên cứu ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ tới hiệu lực quản lý tài chính đại học vùng tại Việt Nam, với số liệu và điều tra khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, giám sát tại đại học Thái Nguyên. Phạm Thu Hương (2020) nghiên cứu về tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp bằng hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất một số nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ hướng đến tăng cường quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như chủ trương chính sách, cơ chế quản lý tài chính, đội ngũ quản lý nội bộ, trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính kế toán. Nguyễn Đức Thọ (2015) nghiên cứu đổi mới hoạt động kiểm soát nội bộ có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính. Nghiên cứu đã đề cập đến một số tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, sự nghiệp phù hợp với thực trạng các đơn vị tại Việt Nam. Luận án kiến nghị Bộ Tài chính cần sớm ban hành Quy chế kiểm soát nội bộ về sử dụng ngân sách nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, kiểm soát nội bộ đang ngày càng được quan tâm bởi thủ trường các cấp, tuy nhiên cần có bộ máy thực thi nhiệm vụ kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Phạm Hồng Thái (2011) thực hiện nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành Y tế tỉnh Long An. Luận văn đánh giá thực trạng tổ chức và vận hàng hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó cùng với quan điểm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, luận văn đề xuất một số kiến nghị với Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, ngành Y tế tỉnh Long An – bao gồm Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc Sở Y tế - về các giải pháp hướng tới hoàn thiện môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, giám sát. Phan Nhụy Thanh Thảo (2007) nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên nội dung bao gồm môi trường kiểm soát, phân tích và đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát gắn liền với mục đích và mô hình tổ chức kiểm soát nội bộ. Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ hướng tới quản trị và giảm thiểu rủi ro của tổ chức. Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài cũng như trong nước về kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công trong các ngành khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu đã công bố về kiểm soát nội bộ tại bệnh viện công lập tuyến Trung ương, cụ thể là tại bệnh viện K với thực trạng các nội dung kiểm soát nội bộ thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2020, tạo ra khoảng trống nghiên cứu cho đề tài. Như vậy, kế thừa các nghiên cứu đã có, đề tài tiếp tục đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K, với số liệu và thực trạng mang tính cập nhật, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp với Bệnh viện K giai đoạn tới. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Một là hệ thống hóa những lý luận về kiểm soát nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp, bao gồm khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ. Hai là tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K giai đoạn 2017 - 2020 Ba là đánh giá kết quả, hạn chế, xác định nguyên nhân của hạn chế đối với kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K, tìm hiểu định hướng và quan điểm quản lý của Bệnh viện K trong giai đoạn tới, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu được đưa ra để hướng tới mục tiêu nghiên cứu là: Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận liên quan đến kiểm soát nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập như thế nào? Câu hỏi 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K như thế nào? Câu hỏi 3: Các giải pháp nào hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi vào cụ thể đối tượng nghiên cứu, phạm vi không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là công tác kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. Với đối tượng này, luận văn tiến hành nghiên cứu sâu vào các vấn đề lý luận cơ bản và nghiên cứu sâu vào thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K, từ đó đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại đơn vị hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Đề tài thực hiện nghiên cứu với phạm vi thời gian từ năm 2017 đến 2020. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận: Trong quá trình nghiên cứu luận văn đã tổng hợp và khái quát kiểm soát nội bộ tại đơn vị sự nghiệp công lập; nghiên cứu, tìm hiểu về kiểm soát nội bộ tại bệnh viện K và những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại trong kiểm soát của kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K để đề xuất những giải pháp hoàn thiện. Tác giả sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp và phân tích những nguyên lý cơ bản về kiểm soát nội bộ qua các giáo trình, tài liệu và công trình của một số tác giả phù hợp với đặc thù của Bệnh viện từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại bệnh viện K. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập: + Nguồn dữ liệu thứ cấp: Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, quan điểm chiến lược, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp; thông qua các giáo trình, sách báo, tài liệu học tập, chuẩn mực kế toán tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ như khái niệm, bản chất, các yếu tố cấu thành. + Nguồn dữ liệu sơ cấp: Những ghi chép được tác giả thu thập thông qua điều tra, quan sát về kiểm soát nội bộ của Bệnh viện K. Phương pháp xử lý số liệu: Từ kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả sắp xếp, tổng hợp, mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý luận: Luận văn góp phần cụ thể hóa và làm rõ thêm các nội dung lý luận cơ bản về KSNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, từ đó đi sâu vào phân tích, nghiên cứu đặc điểm lĩnh vực y tế ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ. - Về mặt thực tiễn: Luận văn khảo sát và phân tích rõ thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. Trên cơ sở đó tác giả đi vào đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của kiểm soát nội bộ, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại. Qua đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. 1.8. Kết cấu của luận văn Luận văn có kết cấu bao gồm 4 chương Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập. Chương 3: Thực trạng kiểm soát nội bộ tại Bệnh viện K. Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp và kết luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - ĐỒN THỊ HOA HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN K LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN Hà Nợi, năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - ĐOÀN THỊ HOA HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN K CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH MÃ NGÀNH: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐỨC DŨNG Hà Nội, năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn cơng trình nghiên cứu tơi, tơi thực hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Đức Dũng Các tài liệu, kết nghiên cứu luận văn trung thực Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021 Học viên Đoàn Thị Hoa LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, lời xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Viện đào tạo sau đại học, Viện kế toán – kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân truyền đạt cho kiến thức quý báu để ứng dụng vào công việc chuyên môn hồn thành luận văn Đặc biệt tơi xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo kính mến - TS Nguyễn Đức Dũng, người hướng dẫn khoa học tận tình hướng dẫn tơi bước để giúp tơi từ kiến thức lý thuyết áp dụng nghiên cứu thực tế, có nhìn bao qt định hướng giúp tơi hướng suốt trình thực luận văn Tôi xin trận trọng cảm ơn giúp đỡ nhiệt tình quý báu Ban lãnh đạo Bệnh viện K toàn thể nhân viên Bệnh viện K tạo điều kiện giúp đỡ suốt trình tìm hiểu, thu thập thơng tin, số liệu để phục vụ luận văn Sau xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp bên cạnh ủng hộ, động viên sống thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021 Học viên Đoàn Thị Hoa MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN i CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu .1 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .5 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu đưa để hướng tới mục tiêu nghiên cứu là: .5 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.6 Phương pháp nghiên cứu .5 1.7 Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 1.8 Kết cấu luận văn CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CƠNG LẬP 2.1 Cơ sở lý luận kiểm soát nội bộ đơn vị nghiệp công lập 2.1.1 Các khái niệm 2.1.2 Đặc điểm đơn vị nghiệp công lập ảnh hưởng đến kiểm sốt nội 12 2.2 Vai trị và mục tiêu kiểm sốt nợi bợ đơn vị nghiệp công lập 13 2.3 Các yếu tố cấu thành KSNB đơn vị nghiệp công lập .15 2.3.1 Mơi trường kiểm sốt 15 2.3.2 Đánh giá rủi ro 17 2.3.3 Hoạt động kiểm soát 19 2.3.4 Hệ thống thông tin truyền thông .23 2.3.5 Giám sát 24 2.4 Sự cần thiết và hạn chế kiểm sốt nợi bợ .25 2.5 Trách nhiệm kiểm sốt nợi bợ 27 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN K 29 3.1 Giới thiệu chung Bệnh viện K 29 3.1.1 Thông tin chung Bệnh viện K 29 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Bệnh viện K .31 3.1.3 Cơ cấu tổ chức Bệnh viện K 35 3.2 Đặc điểm bệnh viện K ảnh hưởng đến công tác kiểm sốt nợi bợ 37 3.2.1 Đặc điểm hoạt động 37 3.2.2 Đặc điểm chế tài ảnh hưởng đến hoạt động KSNB 42 3.2.3.Tổ chức thông tin kế toán phi kế toán 47 3.3 Thực trạng kiểm sốt nợi bợ Bệnh viện K .50 3.3.1 Thực trạng mơi trường kiểm sốt 50 3.3.2 Thực trạng đánh giá rủi ro 60 3.3.3 Thực trạng hoạt động kiểm soát 65 3.3.4 Thực trạng hệ thống thông tin truyền thông 74 CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 96 4.1 Đánh giá chung kiểm sốt nợi bợ Bệnh viện K 96 4.1.1 Những thành tựu đạt kiểm soát nội Bệnh viện K 96 4.1.2.Những tồn kiểm soát nội nguyên nhân 97 4.2 Phương hướng hoàn thiện kiểm sốt nợi bợ Bệnh viện K 99 4.3 Các giải pháp hoàn thiện kiểm sốt nợi bợ Bệnh viện K 101 4.3.1 Hồn thiện mơi trường kiểm sốt 101 4.3.2 Hoàn thiện đánh giá rủi ro 103 4.3.3 Hồn thiện hoạt động kiểm sốt 104 4.3.4 Thông tin truyền thông 105 4.3.5 Hoàn thiện giám sát 106 4.4 Điều kiện để thực giải pháp .106 4.5 Đóng góp đề tài .107 4.6 Hạn chế đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho nghiên cứu tương lai 107 4.7 Kết luận .108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Các từ ngữ viết tắt BKS CB-CNV CNTT ĐNTT GDNB KSNB KTNB KTT TCKT NSNN SXKD XHH TSCĐ TBYT NCKH BHXH UNC SNCL BYT PCUT Giải thích Ban kiểm sốt Cán cơng nhân viên Cơng nghệ thơng tin Đề nghị tốn Giao dịch nội Kiểm soát nội Kế toán nội Kế tốn trưởng Tài kế tốn Ngân sách nhà nước Sản xuất kinh doanh Xã hội hóa Tài sản cố định Thiết bị y tế Nghiên cứu khoa học Bảo hiểm xa hội Ủy nhiệm chi Sự nghiệp công lập Bộ Y tế Phòng chống ung thư DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1 Số lượt khám bệnh giai đoạn 2017 – 2020 Bệnh viện K 39 Bảng 3.2 Hệ thống chức phần mềm kế toán DAS10 .48 Bảng 3.3 Mức phụ cấp thường trực Bệnh viện K 57 Bảng 3.4 Dự tốn tài Bệnh viện K giai đoạn 2017 – 2020 .63 Bảng 3.5 Thực thu – chi so với dự toán Bệnh viện K giai đoạn 2017 – 2020 .64 Bảng 3.6 Kết mua sắm đầu mối năm 2020 .68 Bảng 3.7 Danh mục báo cáo toán .78 Bảng 3.8 Danh mục báo cáo tốn kinh phí hoạt động 82 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức Bệnh viện K 36 Sơ đồ 3.2 Mơ hình đánh giá rủi ro Bệnh viện K 61 Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ Bệnh viện K 75 Sơ đồ 3.4 Trình tự ghi sổ kế tốn Bệnh viện K 77 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - ĐỒN THỊ HOA HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN K CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH MÃ NGÀNH: 8340301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nợi, năm 2021 TĨM TẮT ḶN VĂN CHƯƠNG GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh hướng tới tự chủ toàn diện, đơn vị nghiệp cơng lập đối diện với nhiều khó khăn kiểm sốt nội với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước thu nghiệp không dễ quản lý, kinh phí khơng phân bổ phù hợp dẫn tới tác động tiêu cực thúc đẩy phát triển đơn vị nghiệp công lập Bên cạnh đó, với q trình nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp, kiểm soát nội trở thành mối quan tâm hàng đầu đơn vị nghiệp, chắn bảo vệ hoạt động đơn vị nghiệp công lập hai mục tiêu song song, vừa hồn thành mục tiêu cộng đồng, vừa hỗ trợ phát triển vận hành trôi chảy hoạt động nghiệp đơn vị Kiểm soát nội biện pháp quan trọng ngăn ngừa phát sai phạm yếu kém, giảm tối thiểu tổn thất, nâng cao hiệu đảm bảo tồn ổn định phát triển bền vững đơn vị nghiệp công lập kinh tế Bệnh viện K đơn vị nghiệp trực công lập thuộc Bộ Y tế tuyến cuối chẩn đoán điều trị ung bướu Để đảm bảo cho hoạt động bệnh viện, công tác chuyên môn, công tác quản lý nhân sự,….công tác quản lý tài bệnh viện đóng vai trò to lớn việc phát triển bệnh viện Trong năm vừa qua với lớn mạnh bệnh viện đặc biệt chuẩn bị cho đề án tự chủ theo Nghị số 33/NQ-CP Chính phủ việc thí điểm tự chủ 04 bệnh viện thuộc Bộ Y Tế cơng tác tài cần đặc biệt quan tâm cơng tác kiểm sốt nội Kiểm sốt nội đơn vị nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Kiểm soát nội chưa quan tâm mực, quy chế quản lý nội chưa đầy đủ, quy trình hoạt động chưa cụ thể hóa văn thức, nhiều ngun tắc kiểm sốt nội bị vi phạm nên làm giảm hiệu lực kiểm sốt nội Vì vậy, hồn thiện kiểm soát nội điều kiện Bệnh viện K cần thiết Nhận thức tầm quan trọng vấn đề này, tác giả lựa chọn nghiên cứu “Hồn thiện kiểm sốt nội Bệnh viện K” làm đề tài luận văn thạc sĩ với PHỤ LỤC ... hợp khái quát kiểm soát nội đơn vị nghiệp cơng lập; nghiên cứu, tìm hiểu kiểm soát nội bệnh viện K kết đạt được, hạn chế tồn kiểm soát kiểm soát nội Bệnh viện K để đề xuất giải pháp hoàn thiện. .. hợp khái quát kiểm soát nội đơn vị nghiệp công lập; nghiên cứu, tìm hiểu kiểm sốt nội bệnh viện K kết đạt được, hạn chế cịn tồn kiểm sốt kiểm sốt nội Bệnh viện K để đề xuất giải pháp hoàn thiện. .. trách nhiệm kiểm soát nội đơn vị nghiệp công lập CHƯƠNG THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BỆNH VIỆN K 3.1 Giới thiệu chung Bệnh viện K 3.1.1 Thông tin chung Bệnh viện K Tên đơn vị: Bệnh viện K Địa chỉ: