1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình

89 564 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 702 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 5

1.1.2.1 Trung gian tài chính 6

1.1.2.2 Tạo và quản lí các phương tiện thanh toán 7

1.1.2.3 Trung gian thanh toán 8

1.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thuơng mại 9

1.1.3.1 Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại 9

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 11

1.1.3.3 Các hoạt động khác 12

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠIĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN 12

1.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp lớn 12

1.2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp lớn 12

1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp lớn ở Việt Nam 13

1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thị truờng 14

1.2.1.4 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn 16

1.2.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng doanhnghiệp lớn 17

1.2.2.1Khái niệm cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp 17

1.2.2.2 Các nguyên tắc cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp 17

1.2.2.3 Quy trình cho vay của ngân hàng đối với khách hàng 18

Trang 2

1.2.2.4 Các loại hình cho vay 20

Trang 3

1.2.2.5 Đặc điểm riêng biệt của cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.3.2Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 24

1.3.2.1 Chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu 24

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay 26

1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 26

1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp 27

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰCBA ĐÌNH 30

2.1.1 Sự hình thành và phát triển ngân hàng công thương Ba Đình 30

Trang 4

2.2.1 Tình hình cho vay doanh nghiệp lớn tại chi nhánh 46

2.2.1.1 Dư nợ cho vay tại phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 46

2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ 47

2.2.2.3 Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay 55

2.2.2.4 Chỉ tiêu về hoạt động thu lãi 56

2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIANQUA 57

2.3.1Những thành tựu đạt được 57

2.3.2 Những hạn chế 58

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 59

2.3.3.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 59

2.3.3.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHOVAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI CHINHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH 62

3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNGCÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH 62

3.1.1 Xu hướng phát triển của hoạt động ngân hàng trong thời gian tới 62

3.1.2 Một số định hướng phát triển hoạt động cho vay đối với kháchhàng doanh nghiệp lớn của ngân hàng Công thương khu vực Ba Đìnhtrong thời gian tới 64

Trang 5

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 67

3.2.1Hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay 67

3.2.2Hoàn thiện chính sách tín dụng 67

3.2.3 Hoàn thiện quy trình cho vay 68

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay 69

3.2.5 Tăng cường kiểm tra giám sát những khoản vay của khách hàngdoanh nghiệp lớn 71

3.2.6 Nâng cao chất lượng thông tin 71

3.2.7 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và cán bộ nghiệp vụ ngânhàng 72

3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ 74

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 75

3.3.1 Một số kiến nghị với ngân hàng công thương Việt Nam 75

3.3.1.1 Về vấn đề quản lý của ngân hàng công thương Việt Nam đốivới chi nhánh Ba Đình 75

3.3.1.2 Kiến nghị đối với chính sách tín dụng của ngân hàng côngthương Việt Nam 76

3.3.1.3 Kiến nghị về quy trình cho vay đối với ngân hàng công thươngViệt Nam 77

3.3.1.4 Một số vấn đề khác 77

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam 79

3.3.3 Kiến nghị đối với nhà nước và chính phủ 79

KẾT LUẬN 81

Trang 6

VNĐ Việt Nam đồng

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của ngân hàng thuơng mại 6

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Công Thương Ba Đình 32

Bảng 2.1 : Kết quả huy động vốn qua các năm 34

Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay ngân hàng Công Thương 36

Bảng 2.3: Tình hình mua bán ngoại tệ cuả chi nhánh 40

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh 42

Bảng 2.5: Công tác phát hành thẻ trong những năm qua. 43

Bảng 2.6 : Kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng 44

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay tai phòng khách hàng DNL 46

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại phòng khách hàng DNL 47

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo 48

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng 48

Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm 37

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ xấu tại ngân hàng Công Thương chi nhánh BaĐình 38

Biểu đồ 2.4: Doanh số hoạt động xuất nhập khẩu qua các năm 41

Biểu đồ 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh 45

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNL 53

Biểu đồ 2.7: Thu nhập từ tín dụng cho vay DNL 56

Trang 8

Ngân hàng công thương Việt Nam (VIETINBANK) là một ngân hàng có bềdày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Thành lập hơn 20 năm, ngânhàng đã có những bước tiến mạnh mẽ và xây dựng một nền tảng vững chắc trong thịtrường tài chính Việt Nam và trở thành một trong 4 ngân hàng thương mại lớn nhấtViệt Nam Trong đó, chi nhánh Ba Đình là một trong những chi nhánh lớn nhất vàhoạt động hiệu quả nhất của ngân hàng

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, cùng với các hoạt động đầutư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh là sự phát triển nở rộ củacác hệ thống ngân hàng Cùng với đó hoạt động cho vay, một trong những hoạtđộng nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng hiện đang phát triển hơn bao giờhết Một trong những đối tượng khách hàng chiếm số lượng ít nhưng lại là đốitượng khách hàng chủ lực của hoạt động cho vay tại ngân hàng là khách hàng doanhnghiệp lớn Đối tượng khách hàng này có những đặc thù riêng vì thế hoạt động chovay cũng có những yếu tố khác biệt.

Với những định hướng trên, đồng thời qua thời gian thực tập tai ngân hàngcông thương chi nhánh Ba Đình tôi đã có cơ hội được nghiên cứu hoạt động cho

vay tại ngân hàng, vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay đốivới khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh BaĐình” để làm chuyên đề thực tập

Trang 9

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về hoạt động cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại

Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệplớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với kháchhàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánhBa Đình.

Mục tiêu của đề tài là làm rõ hoạt động cho vay tại ngân hàng công thươngchi nhánh Ba Đình tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đồng thời đưara một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong những năm sắp tới.

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCHHÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọngđối với nền kinh tế nói chung và các cá nhân nói riêng Ngân hàng là một tổ chứctrung gian tài chính có nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tếcác thành phần dân cư với trách nhiệm là hoàn trả sau một thời gian nhất định và sửdụng nguồn tiền huy động đó để cho vay các thành phần kinh tế khác Ngân hàng cóthể được định nghĩa dựa trên chức năng, dịch vụ hoặc vai trò mà nó thực hiện trongnền kinh tế Theo pháp luật của Hoa Kỳ: “bất kỳ tổ chức kinh tế nào cung cấp tàikhoản tiền gửi mà theo đó khách hàng được phép rút tiền theo yêu cầu của mình (cóthể bằng séc hoặc thông qua rút tiền điện tử) và cho vay đối với các tổ chức kinh tếkhác hoặc cho vay thương mại sẽ được xem như là một ngân hàng” Tuy nhiêntrong thực tế hiện nay các yếu tố này cũng không ngừng thay đổi; ta có thể nhậnthấy rõ xu hướng hiện nay các tổ chức tài chính khác (công ty bảo hiểm, công tychứng khoán….) cũng đang cố gắng cung cấp các dịch vụ ngân hàng, trong khi đóngân hàng cũng mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách tham gia các hoạtđộng kinh doanh khác như: bất động sản, môi giới chứng khoán, hoạt động bảohiểm, các quỹ hỗ trợ đầu tư.

Ngân hàng cũng có thể đuợc định nghĩa dựa trên các loại hình dịch vụ mà nócung cấp: “Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạngnhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năngtài chính nhất so với các tổ chức kinh doanh khác trong nền kinh tế”.

Ở Việt Nam theo luật các tổ chức tín dụng đã đuợc sửa đổi và bổ sung năm

Trang 11

2004 thì: “Ngân hàng thuơng mại là loại hình tổ chức tín dụng đuợc thực hiện toàn

bộ các hoạt dộng của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng là một quá trình lâu dài gắnliền với các hình thái kinh tế xã hội khác nhau của loài nguời Tuy nhiên nó pháttriển nhất gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị truờng Sự phát triển của nềnkinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng.

Hình thức ngân hàng đầu tiên đó là ngân hàng của các thợ vàng và người chovay nặng lãi với các nghiệp cụ ban đầu là đúc và đổi tiền vàng Ngân hàng này chủyếu phục vụ những nguời giàu có, quan lại, địa chủ với mục đích chính là cho vaytiêu dùng, hoặc cá biệt có ngân hàng còn cho vay chính quyền để phục vụ cho chitiêu trong chiến tranh Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi Do lợi nhuận từ chovay là quá lớn nên dẫn đến việc nhiều ngân hàng lạm dụng ưu thế của chứng chỉtiền gửi (lưu thông thay cho vàng, bạc) phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để chovay dẫn đến nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán và phá sản.

Hình thức ngân hàng thuơng mại đầu tiên được thành lập do các nhà buônđứng ra tự tổ chức Nguyên nhân là do sự sụp đổ của nhiều ngân hàng của các thợvàng cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng này là quá cao không đáp ứngđược nhu cầu của thương nhân Như vậy ngân hàng thuơng mại đuợc ra đời là do sựvận động của tư bản thương nghiệp Ngân hàng thuơng mại cũng thực hiện cácnghiệp vụ như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay Ngân hàngthương mại chủ yếu cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu Trong giaiđoạn đầu ra đời, ngân hàng thương mại không cho vay đối với người tiêu dùng,không cho vay trung và dài hạn, không cho vay đối với nhà nước.

Sau sự ra đời của ngân hàng thương mại là sự ra đời của ngân hàng tiền gửi.Ngân hàng này không cho vay chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán hộ để thu phí Trongquá trình phát triển của mỗi quốc gia, tuỳ vào tình hình lịch sử cụ thể đã hình thànhnên một hệ thống các ngân hàng đa dạng và phong phú như: ngân hàng tiết kiệm,ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng trung ương… Từ các ngân

Trang 12

hàng tư nhân dần hình thành nên các ngân hàng cổ phần; từ quá trình gia tăng vaitrò của nhà nuớc đối với hoạt động ngân hàng đã hình thành nên ngân hàng thuộc sởhữu nhà nuớc, ngân hàng liên doanh, các tập đoàn ngân hàng khác Nghiệp vụ ngânhàng cũng ngày càng phát triển, từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn đã mở rộng cho vaydài và trung hạn, cho vay đầu tư, tiêu dùng, mở rộng kinh doanh sang chứng khoán,cho thuê…

Công nghệ ngân hàng cũng ngày càng tiên tiến và phát triển Ngày nay thanhtoán điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của dịch vụ ngân hàng Quy môngân hàng cũng ngày càng đuợc mở rộng, hình thành nên những tập đoàn ngânhàng cực lớn có tổng tài sản hàng trăm tỉ đô la, có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới,đủ sức tài trợ cho những ngành công nghiệp và dich vụ toàn cầu.

1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng và cáccơ quan chính quyền vì vậy nó có những chức năng vô cùng quan trọng đối với nềnkinh tế Ngày nay một ngân hàng hiện đa năng hiện đại có thể bao gồm nhiều chứcnăng như: chức năng tín dụng, chức năng thanh toán, chức năng tiết kiệm, chứcnăng môi giới…… nhưng tựu chung lại vẫn là ba chức năng cơ bản là:

- Trung gian tài chính

- Tạo và quản lí các phuơng tiện thanh toán- Trung gian thanh toán

Trang 13

Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của ngân hàng thuơng mại

1.1.2.1 Trung gian tài chính

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư Hoạt động này dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng cólợi do sự tiếp xúc của hai nhóm cá nhân hoặc tổ chức riêng biệt trong nền kinh tế:

(1) Các cá nhân tổ chức cần bổ sung về nguồn vốn do có sự thâm hụt về chitiêu và đầu tư,

(2) Những cá nhân và tổ chức tạm thời dư thừa về vốn, có nguồn vốn nhànrỗi chưa có nhu cầu sử dụng trong một khoảng thời gian,

Ngân hàng thu hút vốn nhàn rỗi bằng cách phát hành tiền gửi có thể phát sécđược, các tiền gửi tiết kiệm và các tiền gửi có kì hạn Sau đó họ dùng số vốn này đểthực hiện cho vay thương mại, tiêu dùng hoặc cho vay thế chấp…

Nhờ có những trung gian tài chính như ngân hàng, người tiết kiệm và cácnhà đầu tư đã được tập hợp lại với nhau từ đó rút ngắn được thời gian cũng như rất

NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠITRUNG GIAN

TÀI CHÍNH

TẠO PHƯƠNG TIỆN THANH

TRUNG GIAN THANH TOÁN

Trang 14

nhiều chi phí phát sinh khác Chức năng trung gian tài chính của ngân hàng cònđuợc thể hiện ở chỗ khi người dân có nhu cầu mua chứng khoán, mà các chứngkhoán hoặc các khoản tín dụng đó lại quá lớn không thể chia làm các gói nhỏ hơnđể mọi người dân đều có thể mua được thì ngân hàng cung cấp các dịch vụ có tácdụng chia nhỏ các chứng khoán đó thành các chứng khoán nhỏ hơn Ngân hàng sẵnsàng chấp nhận cho vay các khoản mang nhiều rủi ro đồng thời phát hành cácchứng khoán ít rủi ro hơn cho khách hàng Một lí do nữa làm cho vai trò của ngânhàng càng trở nên quan trọng hơn đó là khả năng thẩm định thông tin, cũng nhưcung cấp thông tin có độ chính xác cao giúp thị trường tài chính trở nên hoàn hảohơn.

1.1.2.2 Tạo và quản lí các phương tiện thanh toán.

Tiền có chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán Các ngân hàngtham gia tạo ra tiền thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, khi một khách hàng được cho vay, anh ta sẽ có một giấy cam kếttrả tiền và một tài khoản tiền gửi có thể chi tiêu đuợc Như vậy ngân hàng đã thamgia tạo nên tiền bằng cách thiết lập các tài khoản tiền gửi có thể chi tiêu

Thứ hai, tiền có thể đuợc tạo ra khi các khoản tiền gửi của khách hàng đuợcsinh sôi trên cơ sở dòng tín dụng chuyển từ ngân hàng này qua ngân hàng khác Tuynhiên ở đây chỉ có một hệ thống ngân hàng mới có khả năng mở rộng số tiền gửi lênnhiều lần còn một ngân hàng riêng lẻ thì không Khoản tiền gửi ban đầu đuợc tănglên bao nhiêu do hệ số mở rộng tiền gửi quyết định Hệ số này phụ thuộc vào tỷ lệdự trữ bắt buộc

Trang 15

Tuy nhiên khả năng tạo tiền của ngân hàng cũng đem lại nguy cơ rủi ro caocho khách hàng Khi có những biến cố bất ngờ xảy ra, khách hàng đến rút tiền ồ ạt,ngân hàng sẽ không có đủ tiền mặt để thanh toán cho khách hàng Để đảm bảoquyền lợi của khách hàng ngân hàng phải có tỷ lệ dự trữ tại ngân hàng Trung Ươngvà tham gia thanh toán ngoài hệ thống ngân hàng

Ngân hàng cũng cung cấp các phương tiện thanh toán khác cho khách hàngnhư séc thanh toán, séc chuyển khoản, thẻ tín dụng và các công cụ để quản lí tàisản của mình.

Chức năng tạo và quản lí các phương tiện thanh toán của ngân hàng có vaitrò vô cùng quan trọng trong việc tăng quy mô vốn của ngân hàng, cũng như trongviệc thực hiện chính sách thanh toán không dùng tiền mặt Thông qua chức năngtạo tiền của ngân hàng thương mại, ngân hàng Trung Ương có thể điều chỉnh lượngtiền mặt cung ứng trên thị trường nhằm đảm bảo cung và cầu tiền tệ, điều chỉnh giácả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm.

1.1.2.3 Trung gian thanh toán

Ngân hàng là trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc giatrên thế giới Thay mặt khách hàng ngân hàng thực hiện việc thanh toán thông quacác tài khoản tiền gửi của khách hàng Để thực hiện việc thanh toán một cách nhanhchóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và an toàn, ngân hàng đưa ra nhiều hình thứcthanh toán như: séc, uỷ nhiệm chi, thu hộ, các loại thẻ tín dụng… cung cấp mạngluới thanh toán điện tử, kết nối với các quỹ, cung cấp tiền mặt khi khách hàng cónhu cầu.

Công nghệ hiện đại ngày càng đựơc áp dụng một cách rộng rãi trong việcthanh toán Các buớc thanh toán được chuyên môn hoá tạo nên tính thống nhất giữacác ngân hàng không chỉ trong cùng một hệ thống mà còn giữa các ngân hàng trêntoàn thế giới Qua đó khiến cho hệ thống thanh toán của ngân hàng ngày một hoànthiện, đáp ứng đuợc nhu cầu của nền kinh tế.

Trang 16

1.1.3 Các hoạt động chính của ngân hàng thuơng mại

1.1.3.1 Họat động huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Vốn của ngân hàng thương mại là khoản tiền mà ngân hàng tự lập hoặc huyđộng đuợc Vốn có vai trò vô cùng quan trọng chi phối các hoạt động và quyết địnhtới việc thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại Xuất phát từ những lído đó mà nghiệp vụ huy động vốn được coi là nghiệp vụ khởi đầu tạo điều kiện chosự hoạt động, phát triển của ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng ngoài vốn tự cócòn có thể huy động bằng những cách sau:

1.1.3.1.1 Huy động vốn từ khách hàng

Huy động vốn từ phía khách hàng bao gồm các nguồn cụ thể sau đây:

Thứ nhất là từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế bao gồm tiền gửi có kì hạn và

tiền gửi không kì hạn

Tiền gửi không kì hạn là khoản tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào ngânhàng để đảm bảo tính an toàn, thuận tiện trong quá trình thanh toán, đồng thời cũngtạo ra mối liên hệ mật thiết đối với ngân hàng Tỷ trọng nguồn tiền này trong ngânhàng tương đối ổn định do khách hàng luôn phải có một lượng tiền sẵn sàng chothanh toán Lãi phải trả cho hình thức tiền gửi này là tương đối thấp tuy nhiên chiphí để vận hành, phục vụ lại tuơng đối cao vì nó bao gồm các chi phí như lắp đặtcác máy ATM, phí dịch vụ…

Tiền gửi có kì hạn là khoản tiền mà khách hàng là các tổ chức kinh tế gửivào ngân hàng với một thoả thuận là không đuợc rút tiền truớc kì hạn Khoản tiềnnày đuợc gửi vào với mục đích chủ yếu là sinh lời do đó ngân hàng phải trả lãinhiều hơn so với không kì hạn Nguồn vốn có tính chất ổn định cao tuy nhiên cáckhoản này thường có tính chất ngắn hạn, do đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗitrong quá trình kinh doanh, và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngânhàng.

Thứ hai là tiền gửi từ khách hàng cá nhân và hộ gia đình cũng bao gồm hai

Trang 17

loại là có kì hạn và không kì hạn.

Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng là cá nhân và hộ gia đình chủ yếu vớimục đích an toàn, và huởng các dịch vụ từ ngân hàng Cho nên, chi phí trả lãithường không cao Nguồn vốn huy động này có sự biến đổi thuờng xuyên và có tỷtrọng nhỏ do nhu cầu mua sắm, chi tiêu của các hộ gia đình Ở các nuớc có nền kinhtế phát triển nguồn vốn này thuờng có tỷ trọng lớn hơn do nhu cầu mua sắm, cũngnhư thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng của người dân, trong khi đó ở cácnuớc kém phát triển thì nguồn vốn này có tỷ trọng ít hơn

Tiền gửi có kỳ hạn đuợc gửi với mục đích chủ yếu là sinh lời, đây là nguồnvốn có tính ổn định cao, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động của ngânhàng, tuy nhiên ngân hàng thường phải trả lãi cao.

1.1.3.1.2 Huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống, ngày nay với sự cạnhtranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng, nhiều hình thức huy động vốn mới đãra đời Kỳ phiếu và trái phiếu là những công cụ nợ do ngân hàng phát hành nhằmhuy động vốn Kỳ phiếu được phát hành thuờng xuyên hơn, có kì hạn ngắn từ 3tháng, 6 tháng, đến duới 12 tháng Trong khi đó trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn1 năm Đây là các công cụ nợ mới giúp ngân hàng nhanh chóng thu hút đuợc mộtlượng lớn vốn trong một khoảng thời gian xác định Tuy nhiên chi phí trả lãi chohình thức huy động này thuờng cao hơn rất nhiều việc huy động tiền gửi tiết kiệm.

1.1.3.1.3 Huy động vốn từ hoạt động đi vay

Huy động vốn từ hoạt động đi vay bao gồm các hình thức sau:

Vay tổ chức tín dụng khác: đây là hình thức huy động thông qua thị truờngliên ngân hàng Nó có thể nhanh chóng đáp ứng được lượng vốn cần thiết tuy nhiênlãi suất thuờng rất cao và diễn ra trong một thời gian ngắn.

Vay từ ngân hàng Trung Ương: thông qua việc chiết khấu các giấy tờ có giá,mục đích của hình thức vay này là thực thi chính sách tiền tệ, đảm bảo tỉ lệ dự trữ.

Trang 18

Do đó chi phí huy động cao hay thấp là do chính sách của ngân hàng Trung Ươngquyết định.

1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại

Sau khi huy động đuợc lượng vốn cần thiết, vấn để tiếp theo là làm sao để sửdụng đuợc nguồn vốn đó một cách có hiệu quả Thông thường ngân hàng thườngtập trung vào các cách sử dụng sau:

- Hoạt động ngân quỹ

Trước hết nguồn vốn phải được sử dụng vào nghiệp vụ ngân quỹ Đây là mộthoạt động vô cùng quan trọng của ngân hàng, nó đảm bảo khả năng thanh toánthường xuyên của ngân hàng Ngân quỹ của ngân hàng bao gồm: các quỹ tiền mặt,tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng thương mại khác, tiền gửi tại ngân hàng TrungƯơng, các khoản tiền đang trong quá trình thu về Tuy đây là một nghiệp vụ vôcùng quan trọng của ngân hàng nhưng ngân hàng cần cân nhắc kỹ lượng vốn sửdụng cho hoạt động này Bởi vì đây là hoạt động có tính sinh lời rất thấp, nếu sửdụng quá nhiều vốn cho hoạt động này để đảm bảo khả năng thanh toán sẽ ảnhhuởng tới các hoạt động sử dụng vốn khác của ngân hàng do đó nó sẽ ảnh hưởng tớikhả năng sinh lời của vốn.

- Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Nó đemlại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng Hoạt động này chiếm khoảng 60-80% tổng sốtài sản của ngân hàng đồng thời cũng đem lại hơn 60% doanh thu cho ngân hàng.Hoạt động cho vay vô cùng đa dạng với nhiều hình thức cho vay khác nhau Tuynhiên có thể chia ra làm hai hình thức chung nhất là cho vay ngắn hạn và cho vaytrung, dài hạn Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị truờng, nângcao sức cạnh tranh, ngân hàng còn cung cấp các gói tín dụng khác như: cho vay tiêudùng, tín dụng chứng từ, tín dụng thuê mua…

- Hoạt động đầu tư

Trang 19

Đây là một hoạt động cũng góp phần đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngânhàng Hoạt động đầu tư của ngân hàng chủ yếu diễn ra ra trên thị truờng tài chínhthông qua việc ngân hàng mua bán các loại chứng khoán Thu nhập chủ yếu manglại do sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán Ngoài ra ngân hàng có thể đầu tưthông qua việc mua cổ phiếu, góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp qua đó đượcchia lợi nhuận.

1.1.3.3 Các hoạt động khác

Đây các hoạt động mới của ngân hàng nhưng cũng góp phần đem lại nguồndoanh thu không nhỏ cho ngân hàng, đồng thời làm cho các ngân hàng trở nên đadạng, toàn diện hơn Ngân hàng có thể cung cấp rất nhiều dịch vụ khác để đáp ứngnhu cầu của khách hàng đối với hai hoạt động cho vay và huy động vốn.

Các hoạt động thường có như: hoạt động chuyển tiền, thu hộ, chi hộ, quy đổingoại tệ, cung cấp các công cụ thanh toán, thuê mua bảo lãnh, cung cấp thông tin…Các hoạt động này tuy là các hoạt động phụ trợ cho hoạt động chính của ngân hàngnhưng có vai trò vô cùng quan trọng Nó làm tăng tính đa dạng cũng như cạnh tranhcủa ngân hàng trong thời điểm khó khăn hiện nay.

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐIVỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN

1.2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp lớn

1.2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau do đó có thể đượchiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tuy nhiên nó vẫn bao gồm những điểm chung cơ

bản nhất Theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2000, điều 3 đã ghi rõ “Doanh

nghiệp là những tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định đượcđăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạtđộng kinh doanh”.

Doanh nghiệp có thể đuợc phân chia ra thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo

Trang 20

hình thức phân chia theo quy mô, hình thức sở hữu hay theo ngành nghề kinhdoanh…

Doanh nghiệp lớn là một bộ phận của doanh nghiệp đuợc hình thành và pháttriển trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới Khi đề cập tới doanh nghiệplớn ta có thể hiểu là đang đề cập tới cách phân loại dựa trên quy mô của doanhnghiệp Nhưng các tiêu thức để phân loại doanh nghiệp lớn ở mỗi quốc gia trên thếgiới là khác nhau, có thể đề cao tiêu thức này hoặc tiêu thức kia Các tiêu chí quantrọng nhất để phân loại vẫn là doanh thu, tài sản, số luợng lao động, lợi nhuận… Ởchâu Âu doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp có trên 250 lao động và có tổngtài sản lớn hơn 50 triệu EURO Ở Thái Lan tổng vốn của doanh nghiệp phải lớn hơn200 triệu Baht Ở Indonexia doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp có số vốn trên 0.6 tỷrubi với số nhân công khoảng trên 100 nguời Ở Việt Nam sự phân chia doanhnghiệp lớn cũng không có sự rõ ràng Theo điều 3 nghị định 90/NĐ-CP của chínhphủ bàn hành ngày 23/11/2001 mới có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanhnghiệp có số vốn đăng kí không quá 10 tỷ đồng, số lao động hàng năm trung bìnhkhông quá 300 nguời Như vậy ta có thể hiểu doanh nghiệp lớn là doanh nghiệp cóhơn 300 lao động hàng năm và có số vốn đăng ký trên 10 tỷ đồng Mặc dù có những

tiêu chí phân biệt khác nhau nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Doanh

nghiệp lớn là những doanh nghiệp mũi nhọn, có quy mô trong nền kinh tế”1.2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

Cũng giống như các quốc gia khác trên toàn thế giới, ở Việt Nam số lượngdoanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số doanhnghiệp đăng kí hoạt động kinh doanh.

Về tính chất sở hữu, hầu hết các doanh nghiệp lớn ở nuớc ta đều xuất phát từdoanh nghiệp nhà nước Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đuợc xếp là doanhnghiệp lớn chiếm tỷ lệ ít hơn Đây là một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế đi lên từcơ chế tập trung bao cấp như nước ta Tuy nhiên với xu thế phát triển kinh tế hiệnnay, các doanh nghiệp tư nhân đang được khuyến khích phát triển không ngừng

Trang 21

tăng lên về số lượng cũng như quy mô dần trở thành những doanh nghiệp lớn trongnền kinh tế.

Một đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp lớn để có thể phân biệt với cácdoanh nghiệp khác đó là quy mô về vốn, doanh thu, lao động và sự đóng góp cho sựphát triển kinh tế của đất nước Ở Việt Nam có khoảng 3 doanh nghiệp đạt mứcdoanh thu trên 4 tỷ USD/ năm, khoảng 10 doanh nghiệp có doanh thu trên 1 tỷUSD, hầu hết các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đều nằm trong top này…Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng hết sức phong phú và đadạng Các doanh nghiệp này hầu hết đều đi lên từ một ngành nghề sản xuất chính,sau đó cùng với sự phát triển của nền kinh tế nó mở rộng ra các ngành nghề khácnhư từ dầu khí, đóng tàu… mở rộng lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tàichính… Các doanh nghiệp lớn này với thế mạnh về quy mô, công nghệ, có sứccạnh tranh rất lớn trên thị trường, nhiều ngành các công ty lớn giữ vị trí độc quyềntrong như điện, bưu chính viễn thông,…

Tuy nhiên ở Việt Nam việc xác định doanh nghiệp lớn còn chưa cụ thể, chưacó quy định pháp luật rõ ràng thế nào là một doanh nghiệp lớn Cũng chưa có tổchức cụ thể nào để hướng dẫn sự phát triển của doanh nghiệp lớn Chỉ có một số tổchức tự phát do các doanh nghiệp tự thành lập nên để trao đổi, mở rộng cơ hội làmăn.

1.2.1.3 Vai trò của doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế thị truờng

Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp hoạt động trong nềnkinh tế song các doanh nhiệp lớn lại nắm giữ những ngành kinh tế quan trọng, đónggóp phần lớn cho ngân sách quốc gia và tạo ra GDP gấp nhiều lần các doanh nghiệpvừa và nhỏ khác cộng lại Vì vậy, doanh nghiệp lớn luôn đuợc xem là bộ phận trọngyếu trong nền kinh tế quốc dân Là đầu tàu dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tếtrong các giai đoạn Vai trò của doanh nghiệp lớn có thể xem xét trên các khía cạnhsau:

Thứ nhất là vai trò về mặt kinh tế Với đăc điểm của nền kinh tế Việt Nam

Trang 22

đang trong quá trình đi lên CNXH, vấn đề quan trọng cần đạt được là đưa nền kinhtế nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu lên trình độ sản xuất tiêntiến, có quan hệ sản xuất phát triển phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Đểthực hiện đuợc nhiệm vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, các doanh nghiệplớn mà thành phần chủ đạo là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước cần tiếptục nắm giữ vai trò lãnh đạo để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Các doanh nghiệp lớn với các ưu thế về quy mô, thương hiệu nên có thể dễdàng huy động vốn từ nhiều nguồn phong phú nên có thể dễ dàng tiếp cận với trìnhđộ khoa học kĩ thuật phát triển, nâng cao sức canh trạnh do đó có đóng góp vô cùngquan trọng vào nền kinh tế Chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đãđóng góp tới 36,2% tổng thu ngân sách của nhà nước, với tổng tài sản nắm giữ củacác doanh nghiệp đã vượt quá GDP của Việt Nam Rõ ràng với những ưu thế củamình, doanh nghiệp lớn có vai trò quyết định trong quá trình tăng tốc phát triển rútngắn khoảng cách giữa nuớc ta với các nước phát triển khác trên thế giới.

Thứ hai, vai trò về mặt chính trị, đối với một quốc gia, đặc biệt là Việt Namnơi mà phần đông các doanh nghiệp lớn đểu có xuất phát là các doanh nghiệp nhànước, thì doanh nghiệp lớn luôn có ý nghĩa chính trị vô cùng quan trọng Nó là bộphận giúp định hướng về mặt kinh tế, đồng thời là công cụ để nhà nước thông quađó thực hiện các chính sách của mình Nó có tác dụng định hướng sự phát triển củacác doanh nghiệp khác, cung cấp nguồn lực chủ yếu cho đất nước Đồng thời nó làcông cụ hữu hiệu thúc đẩy nền kinh tế theo đúng định hướng và thực hiện nhữngmục tiêu kinh tế xã hội do chính phủ đề ra Đặc biệt nó còn đóng vai trò tối quantrọng trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, ảnh hưởng tới an ninhquốc gia như năng lượng, vận tải, quốc phòng….

Vai trò thứ ba là vai trò về mặt xã hội Các doanh nghiệp lớn đã và đang nêucao vai trò của mình trong các công tác xã hội Bên cạnh việc sử dụng lao động, tạocông ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, các doanh nghiệp lớncòn tích cực tham gia vào các công tác xã hội khác như: ủng hộ đồng bào thiên tai,

Trang 23

giúp đỡ người khó khăn…

1.2.1.4 Nhu cầu vốn của doanh nghiệp lớn

Cũng như tất cả các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khác, nhu cầu vềvốn là một vấn đề vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn.Đảm bảo tốt vốn công việc kinh doanh mới có thể ổn định và phát triển bền vững.

Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp lớn là rất cao và đòi hỏi thường xuyên.Do có quy mô lớn về sản xuất kinh doanh, cũng như lao động nên Trong quá trìnhsản xuất, việc mua nguyên vật liệu, thuê nhân công, vận hành thiết bị đều cần tới sựđầu tư lớn, bên cạnh nguồn vốn tự có của doanh nghiệp thì việc tìm kiếm thêmnguồn tài trợ khác, trong đó có một kênh lớn là từ ngân hàng, là công việc đặt ra rấtcấp thiết Bởi thế các doanh nghiệp lớn luôn là những đối tượng khách hàng rất tiềmnăng để ngân hàng có sự khai thác.

Mặt khác với lợi thế về quy mô của mình cũng như sự đa dạng trong việc sảnxuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp này là rấtđa dạng và thường xuyên Sự đa dạng này thể hiện ở các kỳ hạn vay vốn khác nhaubao gồm cả ngắn, trung và dài hạn, các dự án vay vốn cũng khác nhau Hơn nữa sựđa dạng còn ở các hình thức cấp vốn: trực tiếp cho vay, tài trợ thương mại

Nhờ có uy tín và thương hiệu, khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp lớncòn tốt hơn nữa, trong đó bộ phận doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước thườngcó được nguồn vốn vay một cách khá dễ dàng từ các ngân hàng Do có nhu cầu vốnlớn, thường xuyên và rất đa dạng các doanh nghiệp lớn trở thành những khách hàngthưòng xuyên và có quan hệ ngày càng mật thiết với các ngân hàng Khi ngân hàngvà doanh nghiệp lớn xây dựng được mối quan hệ tốt với nhau, nhu cầu vốn củadoanh nghiệp sẽ được đảm bảo từ đó tăng thêm lợi thế kinh doanh cho doanhnghiệp.

Trang 24

1.2.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệplớn

1.2.2.1Khái niệm cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Hoạt động cơ bản và chủ yếu của ngân hàng thương mại là huy động tiềngửi và cung cấp các hoạt động tín dụng Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệvay mượn giữa ngân hàng và khách hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động đa dạng,mang nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro của ngân hàng.

Theo quyết định 1627-2001-QĐ-NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín

dụng đối với khách hàng thì việc cho vay đuợc định nghĩa như sau: “Cho vay là một

hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng chuyển cho khách hàng một khoảntiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắcphải hoàn trả cả gốc lẫn lãi”

1.2.2.2 Các nguyên tắc cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc đảm bảotính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng Nó được thể hiện trong các quyđịnh về cho vay của ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi trong môt thời gian nhấtđịnh Nguyên nhân là do nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu hình thành thông quatiền gửi của khách hàng và các khoản vay mượn khác Ngân hàng buộc phải trả lạigốc và lãi cho họ như đã cam kết Do đó, ngân hàng bắt buộc người vay phải trả lãivà gốc đúng hạn Đây là nguyên tắc để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển được.Cũng có một số trường hợp, các khoản tài trợ ngân hàng không thu lãi, tuy nhiên đóchỉ là trường hợp cá biệt, ngân hàng có chính sách ưu đãi cho từng khách hàngriêng lẻ.

- Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng đúng mục đích đã thỏa thuận đểvay tiền với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy địnhbổ sung của các ngân hàng cấp cao hơn Tín dụng đúng mục đích không chỉ là

Trang 25

nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của ngân hàng Việc thực hiện đúngvới các cam kết trong hợp đồng cho vay là cơ sở để doanh nghiệp xác định lợinhuận, hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, là một trong các yếu tố đảmbảo khả năng thu nợ của ngân hàng Ngân hàng không tài trợ cho những mục đíchkinh doanh trái pháp luật, không phù hợp với cương lĩnh kinh doanh của ngân hàng.Nếu phát hiện vốn vay không được sử dụng đúng mục đích thì ngân hàng có thể thuhồi nợ trước hạn.

- Ngân hàng cho vay dựa trên phương án có hiệu quả Đây là cơ sở để ngânhàng đảm bảo việc có thể thu hồi nợ đúng hạn hay không Trong trường hợpphương án vay của khách hàng kém đảm bảo an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vayphải có tài sản đảm bảo.

1.2.2.3 Quy trình cho vay của ngân hàng đối với khách hàng

Trong giai đoạn hiện nay, các bước trong quá trình cho vay như tiếp xúckhách hàng, thẩm định, cho vay… đang ngày càng được chuẩn hóa nhằm đáp ứngtốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như tạo sự chuyên môn hóa trong ngân hàng.Quy trình tín dụng này gồm những bước sau:

Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.

Đây là bước quan trọng nhất quyết định chất lượng của phân tích tín dụng.Đó là các bước thu thập thông tin và xử lí các thông tin liên quan tới khách hàngbao gồm: năng lực sử dụng vốn vay, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, tình hình sửdụng ngân quỹ, tình hình tài sản, các mối quan hệ kinh tế khác liên quan tới kháchhàng… Các phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin gồm có:

- Phỏng vấn trực tiếp: gặp gỡ trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, thămquan nhà xưởng, văn phòng, xem xét vật thế chấp…

- Tìm kiếm thông tin về khách hàng thông qua trung gian: các ngân hàngkhác đã có mối quan hệ làm ăn với khách hàng, các trung tâm thông tin, tư vấn…

- Tập hợp thông tin do chính khách hàng báo cáo lên: báo cáo kết quả kinh

Trang 26

doanh, bảng cân đôi kế toán, ngân quỹ…Nội dung phân tích gồm có:

Đánh giá tài sản của khách hàng: các thông tin về taì sản của khách hàngcho biết quy mô, khả năng quản lí của khách hàng, đó là yếu tố rất quan trọng khiquyết định cho vay Tài sản của khách hàng luôn được coi là vật đảm bảo cho khảnăng thu hồi nợ của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ Tài sản củakhách hàng được thể hiện qua: ngân quỹ, chứng khoán có giá, hàng tồn kho, tài sảncố định

Đánh giá các khoản nợ của khách hàng : đây là yếu tố quan trọng có thể ảnhhưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng; ngân hàng luôn luôn quan tâm tới cácchủ nợ của khách hàng , lịch sử vay nợ của khách hàng, vị trí của ngân hàng trongdanh sách các chủ nợ của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng xem xét các khoảnnợ ưu đãi, nợ có đảm bảo…….

Phân tích luồng tiền: luồng tiền là căn cứ quan trọng để xác định khả năngtrả nợ của khách hàng Các khách hàng có thể tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuậnnày có thể chỉ thu được trong quá khứ, hay trong tương lai, trong khi đó kì thu nợcủa ngân hàng diễn ra trong một thời điểm nhất định, có thể xuất hiện tình trạnglệch pha giữa các khoản thu của người vay và kì thu nợ, dẫn đến tình trạng kháchhàng làm ăn vẫn có lợi nhuận nhưng không thể trả đựơc nợ cho ngân hàng.

Sử dụng các tỷ lệ: để quá trình phân tích tín thực hiện với sự chuẩn hóa, rútngắn thời gian các ngân hàng đã xây dựng các tỷ lệ liên quan tới khả năng trả nợcủa người vay Các tỷ lệ này tùy vào điều kiện củ thể của khách hàng mà được ápdụng Các nhóm tỷ lệ thường được sử dụng: tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ rủi ro, tỷ lệ sinhlời………

Các kết quả phân tích của ngân hàng chủ yếu là dựa trên các số liệu quá khứcủa khách hàng, nó có thể không đúng trong tương lai do có sự thay đổi của cácđiều kiện kinh tế xã hội Do đó ngân hàng cũng phải tập trung vào nghiên cứu

Trang 27

những thay đổi kinh tế có khả năng làm giảm hoặc mất khả năng trả nợ của kháchhàng.

Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là văn bản pháp luật xác định quyền lợi và nghĩa vụ củacác bên trong quan hệ tín dụng Do đó cả hai bên đều phải xem xét kĩ lưỡng trướckhi kí kết Hợp đồng tín dụng thường gồm những nội dung chính như: khách hàng(tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân), mục đích sử dụng vốn, số lượng tín dụng, lãi suất,phí,…

Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng

Sau khi hợp đồng được kí kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền chokhách hàng, đồng thời ngân hàng phải có sự kiểm tra đối với khách hàng như: tiềncó được sử dụng đúng mục đích, tiến độ không, quá trình kinh doanh có xảy ra cácyếu tố bất thường gì không… Thông qua đó ngân hàng sẽ thu thập thêm nhữngthông tin về khách hàng Nếu các thông tin này phản ánh theo chiều hướng tốt, ngânhàng có thể yên tâm về khoản vay của mình; ngược lại nếu những thông tin nàyphản ánh theo chiều hướng xấu ngân hàng cần có những biện pháp xử lí kịp thời.tránh tình trạng vốn không đựơc sử dụng đúng mục đích, hoặc thất thoát vốn vay…

Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các quyết định tín dụng mới

Đến thời hạn thu nợ, ngân hàng tiến hành thu của khách hàng Mối quan hệtín dụng giữa ngân hàng và khách hàng chỉ kết thúc khi ngân hàng nhận được đầyđủ cả vốn và lãi từ khách hàng Tuy nhiên cũng có thể sau khi hết hạn trả nợ màkhách hàng không trả, lúc đó sẽ phát sinh thêm những mối quan hệ khác nữa giữangân hàng và người vay.

1.2.2.4 Các loại hình cho vay

1.2.2.4.1 Thấu chi

Là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng cho phép khách hàng được chi trội số

Trang 28

tiền trong tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đên một mức độ nhất định vàtrong một khoảng thời gian xác định Giới hạn đó là hạn mức thấu chi.

Để có thể thấu chi, khách hàng chỉ cần làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấuchi và thời gian thấu chi, tuy nhiên nhiều khi khách hàng phải trả phí có thể đượcthấu chi Sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng có thể kí séc, lập ủynhiệm chi… quá số dư tiền gửi có trong tài khoản nhưng vẫn phải trong hạn mứcthấu chi Số lãi mà khách hàng phải trả cho ngân hàng

Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi×thời gian thấu chi×số tiền thấu chi

Các khoản khách hàng chi vượt quá hạn mức thấu chi sẽ bị phạt lãi và ngânhàng có thể dình chỉ việc sử dụng hình thức này.

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản Hìnhthức cho vay này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình thanh toán chủ độnghơn, kịp thời hơn Tuy nhiên hình thức này ngân hàng hầu như chỉ áp dụng đối vớicác khách hàng thân quen, có độ tin cậy cao, có thu nhập ổn định.

1.2.2.4.2 Cho vay trực tiếp từng lần

Đây là hình thức cho vay khá phổ biến Mỗi lần vay khách hàng làm đơn gửitới ngân hàng và trình phương án sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ tiến hàng các quytrình cho vay cần thiết đối với khách hàng Mỗi món vay thường tách biệt thành cáchồ sơ nợ khác nhau do đó ngân hàng sẽ thu nợ theo từng hợp đồng khác nhau Lãisuất của hình thức vay này có thể là lãi suất cố định hoặc thả nổi theo thị trường.Nghiệp vụ này thường được áp dụng đối với các khách hàng chưa có nhu cầu vốnthường xuyên và không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi Vốn của ngânhàng thường chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của quá trình sản xuất.Đây là hình thức cho vay đơn giản, ngân hàng dễ kiểm soát và thu nợ theo từngmón riêng biệt.

1.2.2.4.3 Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ cho vay mà theo đó khách hàng được ngân hàng cấp cho

Trang 29

một hạn mức tín dụng Hạn mức này tuỳ vào nhiều trường hợp mà có thể tính chocả kỳ hoặc cuối kỳ, đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở nhu cầu vốn, tình hình sản xuất kinhdoanh của khách hàng Trong kỳ khách hàng có thể thực hiện giao dịch vay trảnhiều lần, song dư nợ không được phép vượt quá hạn mức tín dụng Mỗi lần vaykhách hàng chỉ trình bày phương án sử dụng vốn, các chứng từ hợp lí hợp lệ là ngânhàng sẽ chuyển tiền cho khách hàng Hình thức vay này thường áp dụng cho cáckhách hàng có nhu cầu vay thường xuyên Tuy nhiên hình thức cho vay này cónhược điểm do các lần vay khách tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên khó khăncho ngân hàng trong việc kiểm soát hiệu quả của từng lần vay Ngân hàng chỉ pháthiện ra vấn đề khi đến cuối kỳ hoặc khi khách hàng nộp các báo cáo tài chính, dưnợ lâu không giảm sút.

1.2.2.4.4 Cho vay luân chuyển

Đây là nghiệp vụ cho vay dựa trên sự luân chuyển của hàng hóa Doanhnghiệp thường có nhu cầu về vốn khi mua hàng hóa, do đó ngân hàng sẽ cho vay đểmua hàng và sẽ thu hồi khi doanh nghiệp bán được hàng Khi vay khách hàng chỉcần gửi cho ngân hàng các chứng từ hóa đơn cần thiết và số tiền cần vay Ngânhàng và khách hàng sẽ thỏa thuận với nhau về phương thức cho vay, hạn mức tíndụng Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào quan hệ của ngânhàng và doanh nghiệp.

Hình thức cho vay này thường được áp dụng với các đối tượng khách hàng làcác doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắnngày, có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng Cho vay luân chuyển rấttiện cho khách hàng, thủ tục đơn giản chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay,khách hàng sẽ được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời Tuy nhiên nếu doanh nghiệpkhách hàng gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm thì ngân hàng sẽ gặpkhó khăn trong việc thu hồi nợ do thời hạn tín dụng không được quy định rõ ràng.

1.2.2.4.5 Cho vay theo dự án

Trang 30

Đây là hình thức cho vay nhằm cung cấp tài chính hỗ trợ cho các doanhnghiệp có nhu cầu về vốn để thực hiện các dự án đầu tư mới, các dự án nâng cấpmở rộng sản xuất kinh doanh, giúp các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việctriển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là hình thức cho vay đáp ứng đầyđủ và kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp khi thực hiện một dự án nào đó Hìnhthức giải ngân cũng như trả nợ tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa khách hàng vàngân hàng Đối với tài sản đảm bảo của hình thức vay vốn này khách hàng có thểsử dụng chính giá trị đầu tư của dự án làm bảo đảm tiền vay hoặc các loại tài sảnkhác như đất dai, tài sản cố định, hàng hoá…

1.2.2.5 Đặc điểm riêng biệt của cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn

Xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp lớn, nên quy mô vốn vay của nhómkhách hàng này là rất lớn, có mức dư nợ cao và thường xuyên Cơ cấu vốn vay cũngcó sự đa dạng Do đó vốn vay có thể đồng thời có ngắn hạn, dài hạn, trung hạn

Tuy nhiên các doanh nghiệp lớn, thưòng là các doanh nghiệp nhà nuớc cóảnh hưỏng lớn, có quan hệ lâu năm với ngân hàng nên vay vốn ít cần tài sản đảmbảo Nhiều doanh nghiệp còn làm ăn kém hiệu quả gây nên tình trạng nợ xấu, tồnđọng lâu ngày

1.3 HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆPLỚN TẠI NGÂN HÀNG

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp lớn tại ngânhàng

Đối với mọi ngân hàng, cho vay là hoạt động tín dụng quan trọng nhất, manglại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, tuy nhiên hoạt động này lại tiềm ẩn nhiều rủiro có thể ảnh hưởng đến thu nhập, thậm chí là mất khả năng thanh toán dẫn đến sựphá sản của ngân hàng Do đó để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạncạnh tranh hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay được đặt ra rấtcấp thiết.

Trang 31

Hiệu quả cho vay là khái niệm phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàngtrên hai lĩnh vực đó là mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạtđộng cho vay mang lại Hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng doanhnghiệp lớn phản ánh mực độ sinh lời và độ an toàn của ngân hàng trong công táccho vay đối với doanh nghiệp lớn.

Trong quá trình hoạt động, để quyết định cho việc tài trợ cho dự án nào ngânhàng phải có sự cân nhắc giữa hai yếu tố lợi nhuận và rủi ro Mức rủi ro càng caothì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn, vì thế tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngânhàng mà ngân hàng có thể chọn chiến lược kinh doanh cho phù hợp, sao cho hoạtđộng cho vay có thể mang lại lợi nhuận cao nhất với rủi ro là thấp nhất.

1.3.2Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động cho vay trong quá trình hoạt độngcủa mình, các ngân hàng luôn tìm các biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc chovay Hiện nay các ngân hàng sử dụng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả củaviệc cho vay từ đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả cho vay Có số chỉtiêu cơ bản sau:

1.3.2.1 Chỉ tiêu về nợ quá hạn và nợ xấu

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = dư nợ quá hạn / tổng dư nợ

Tỷ lệ dư nợ quá hạn là chỉ tiêu đánh giá đúng hiệu quả của của hoạt động chovay Nếu tỷ lệ này cao biểu hiện chất lượng cho vay không tốt, mức độ an toànkhông cao và ngược lại Nợ quá hạn là điều tất yếu của quá trình hoạt động củangân hàng, ngân hàng cần phải biết chấp nhân và kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ chophép.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = ( dư nợ xấu)/(tổng dư nợ)x100%

Trang 32

Theo quyết định 493 nợ xấu là khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấuđánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Các nhóm chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phản ánh cácmức độ rủi ro khác nhau do đó khi đánh giá mức độ an toàn của các khoản vay cầnkết hợp các chỉ tiêu lại với nhau để có cái nhìn tổng quát hơn Đồng thời khi xemxét các chỉ tiêu này cần xem xét đến các yếu tố có thể làm thay đổi chỉ số: định kỳtrả nợ không đúng, không phù hợp giữa chu kỳ kinh doanh và thời hạn trả nợ cóthể khiến các chỉ số này có sự sai khác không phản ánh đúng bản chất của món vay.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Nhóm chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay- Thu nhập từ tín dụng/ dư nợ

Chỉ tiêu này cho ta biết cứ 1 đồng dư nợ cho vay doanh nghiệp lớn sẽ tạo rabao nhiêu đồng thu nhập thuần đối với ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếphiệu quả của hoạt động cho vay, nếu mức sinh lời khoản vay doanh nghiệp lớn càngcao thì khả năng sinh lời càng lớn, hiệu quả cho vay càng cao Đối với mọi ngânhàng thương mại, mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận vì thế đây là chỉ tiêu mà ngânhàng luôn hướng tới trong quá trình hoạt động Tuy nhiên không phải lúc nào mứcsinh lời vốn cho vay cao cũng có thể làm ngân hàng yên tâm bởi đi kèm với đó lànhững rủi ro rất lớn, do vậy ngân hàng cần phải có những quyết định đúng đắn đểcân bằng giữa các tiêu chí này

- Chỉ tiêu về hoạt động thu lãi.

Lãi từ TD - (CP huy động+DPRR)Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động tín dụng =

Dư Nợ

Phản ánh tỷ lệ lãi thực tế mà hoạt động tín dụng cho ngân hàng Qua đó cóthể đánh giá được chất lượng của hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt hay xấu.

Trang 33

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay

Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động có độ rủi ro cao Hiệu quảcho vay chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau Ta có thể chia các nhân tố đólàm 3 nhóm chính sau:

1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của một ngân hàng là hệ thống các biện pháp nhằm đảmbảo cho cho hoạt động cho vay cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng đượcthực hiện một cách thống nhất nhằm phục vụ mục tiêu mở rộng hay thu hẹp tíndụng của ngân hàng Chính sách tín dụng phản ánh toàn bộ hoạt động tín dụng củangân hàng, là hướng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng cũng như toàn bộ nhân viêntrong ngân hàng Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng , quy mô củacác khoản vay, cũng như nhiều yếu tố khác… Như vậy để đảm bảo hoạt động tíndụng của ngân hàng thực sự mang lại lợi nhuận cao, điều trước hết phải xây dựngmột chính sách tín dụng hợp lý, tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng cũng như ngânhàng.

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là thứ tự các bước mà cán bộ tín dụng và khách hàng thựchiện trong quá trình cho vay Hiệu quả cho vay có được đảm bảo hay không phụthuộc rất nhiều vào quy trình tín dụng của ngân hàng Ngân hàng có thể phát hiệnkịp thời các khuyết điểm, diễn biến các khoản cho vay để kịp thời điều chỉnh, canthiệp, sớm ngăn chặn những rủi ro xảy ra.

- Phân tích tín dụng

Tín dụng là hoạt động mang đầy tính chất rủi ro, do đó phân tích tín dụng làcơ sở để hình thành nên một khoản vay tốt Phân tích tín dụng được thực hiện trước,trong và sau khi cho vay Nếu phân tích tín dụng tốt ngân hàng có thể nắm đượcnhững thông tin chính xác về khách hàng từ đó đưa ra những quyết định tín dụng

Trang 34

đúng đắn.

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ sở trong quá trình quản lý tín dụng Hệ thốngthông tin hữu hiệu kịp thời chính xác về khách hàng là điều kiện để xem xét và raquyết định về cho vay, đề phòng được những rủi ro có thể xảy ra Đối với các ngânhàng việc xây dựng được hệ thống thông tin với nhiều kênh, kịp thời, chính xác làđiều vô cùng quan trọng.

- Trình độ cán bộ ngân hàng

Con người luôn là yếu tố quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh Dođó hiệu quả cho vay phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng của đội ngũ cán bộ côngnhân viên của ngân hàng Cán bộ tín dụng đòi hỏi phải có chuyên môn cũng nhưđạo đức tốt, thiếu một trong hai yếu tố này ngân hàng có thể sẽ phải chịu những tổnthất nặng nề

1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về phía doanh nghiệp

Khách hàng là đối tượng trực tiếp có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của việccho vay Ảnh hưởng của khách hàng tới hiệu quả cho vay được thể hiện trên cácmặt sau:

- Khả năng trả nợ của khách hàng

Tiềm lực tài chính, tình hình kết quả kinh doanh, năng lực quản lý và uy tíncủa khách hàng Nếu khách hàng có tiềm lực tài chính tốt độ an toàn tín dụng sẽcao hơn so với các doanh nghiệp khác Đồng thời tình hình thực tiễn kinh doanh thểhiện năng lực của khách hàng Khi khách hàng có thể tạo ta nhiều lợi nhuận, khảnăng trả nợ cho ngân hàng cũng cao hơn Bên cạnh đó nếu khả năng quản lý cũngnhư uy tín của doanh nghiệp tốt sẽ đảm bảo cho khả năng trả nợ của khách hàng, dođã có mối liên hệ từ trước với ngân hàng.

- Ý chí trả nợ và đạo đức của khách hàng

Trang 35

Thể hiện mức độ trung thực của khách hàng khi làm việc với ngân hàng

1.3.3.3 Các nhân tố khác

Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô bao gồm:

Môi trường pháp lý là điều kiện không thể thiếu đảm bảo sự hoạt động vàphát triển của xã hội Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách phápluật được ban hành được ban hành nhằm tạo khung pháp lý cho mọi hoạt động củatổ chức Pháp luật ban hành không hợp lý có thể ảnh hưởng rất lớn tới hoạt độngcủa các doanh nghiệp cũng như của các ngân hàng, một lĩnh vực kinh doanh có ảnhhưởng rất lớn tới nền kinh tế Ngược lại nếu hệ thống pháp luật tốt sẽ tạo điều kiệncho sự phát triển thuận lợi của doang nghiệp cũng như khách hàng.

Sự phát triển của kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay ảnh hưởng rấtnhiều tới nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp Nền kinh tế phát triển và tăngtrưởng ổn định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, từ đó nhu cầu tíndụng sẽ ngày càng nhiều hơn Do ngân hàng là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiềntệ nên sự biến động của nền kinh tế có ảnh hưởng rât lớn tới hoạt động của ngânhàng

Ngoài các nhân tố kể trên, không thể không nhắc tới các nhân tố bất khảkháng như: thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh… Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạtđộng của ngân hàng cũng như các cơ sở kinh doanh khác

1.3.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàngdoanh nghiệp lớn tại ngân hàng

Nâng cao hiệu quả cho vay tức là góp phần thúc đẩy sự phát triển vững mạnhcủa nền kinh tế Khi ngân hàng không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng hiệu quảcủa việc cho vay tức là nó đã tạo ra lợi ích cho chính ngân hàng và khách hàng Đặcbiệt khi ngân hàng là một trong những ngành có tác động rất lớn tới nền kinh tế, đốitượng cho vay lại là những doanh nghiệp lớn, có những vị thế nhất định trong xãhội Như vậy khi ngân hàng nâng cao hiệu quả cho vay sẽ giúp hệ thống tài chính

Trang 36

nước nhà được ổn định hơn, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp, từđó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nước nhà.

Ngoài những ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, việc nâng cao hiệu quả chovay cũng đem lại những ý nghĩa thiết thực đối với ngân hàng Nâng cao hiệu quảcho vay có nghĩa là nâng cao tính anh toàn cho hoạt động ngân hàng Ngân hàng sẽtạo ra uy tín lớn thu hút được tiền gửi và quản lý nó một cách hiệu quả, từ đó tươnglai của ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển Ngoài ra nâng cao hiệu quả chovay cũng có nghĩa là nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng so với các ngân hàngkhác Đặc biệt khi đối tượng cho vay lại là các doanh nghiệp lớn, nâng cao hiệu quảsẽ làm tăng độ hài lòng của khách hàng về ngân hàng, xây dựng được mối quan hệtốt với khách hàng, từ đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Trang 37

2.1.1 Sự hình thành và phát triển ngân hàng công thương Ba Đình

Ngân hàng công thương Ba Đình là một trong những chi nhánh có truyềnthống lịch sử lâu đời nhất của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam Chinhánh được thành lập từ năm 1959 và đặt trụ sở tại 142 phố Đội Cấn, Hà Nội Giaiđoạn khi mới thành lập chi nhánh lấy tên là: “Chi điếm ngân hàng Ba Đình trựcthuộc ngân hàng Hà Nội” Trong thời kỳ này mục tiêu hoạt động của ngân hàng làmang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, hoạt động theomô hình quản lý một cấp là ngân hàng Nhà Nước Hình thức này tồn tại đến năm1988 thì chấm dứt.

Ngày 1/7/1988 căn cứ theo nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 vềviệc chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch sang cơ chế hạch toánkinh tế, kinh doanh theo mô hình quản lý hai cấp (ngân hàng nhà nước - ngân hàngthương mại) Trong tình hình đó ngân hàng Ba Đình cũng đã chuyển đổi thành mộtchi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi Nhánh Ngân HàngCông Thương Ba Đình trực thuộc ngân hàng Công Thương Hà Nội Lúc này ngânhàng công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý ba cấp (trung ương -thành phố - quận) Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng kém đa dạng, hiệu quả, không thể phát huy hết cácthế mạnh và ưu thế của ngân hàng Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh phụthuộc hoàn toàn vào ngân hàng công thương thành phố Hà Nội Cùng với đó lànhững khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo

Trang 38

đường lối mới của Đảng.

Ngày 14/11/1990 chủ tịch HDBT ra quyết định 402/CT về việc thành lậpngân hàng công thương Việt Nam với tư cách là một tổng công ty nhà nước hoạtđộng trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

Bắt đầu từ ngày 1/4/1993 ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện thíđiểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (trung ương - quận), xóa bỏ cấp trung là ngânhàng công thương thành phố Hà Nội Cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, nângcấp quản lý và tăng cường công tác cán bộ, ngân hàng công thương Ba Đình đã trởthành một ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực cũng như uy tín đểcạnh tranh trên thị trường.

Ngày nay, với mô hình quản lý mới, cùng phương châm hoạt động “ổn định,an toàn, hiệu quả, phát triển” đã làm cho ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả vềquy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức Từ năm1995 đến nay, chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình liên tục được ngân hàngcông thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất tronghệ thống ngân hàng công thương Việt Nam.

Năm 1998, được Thủ Tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 nhận huânchương lao động hạng 3.

Trong các năm 2001-2004 liên tục được chủ tich UBND thành phố Hà Nộitặng bằng khen, thống đốc ngân hàng nhà nước tặng bằng khen.

Năm 2007, nhận huân chương lao động hạng nhì của chủ tịch nước

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Ba Đình được thể hiện trên sơ đồsau:

Trang 39

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Công Thương Ba Đình

Nguồn: Quy định về cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương

Cho đến nay ngân hàng công thương đã có trên 300 lao động, trong đó trìnhGiám đốc

Các phó giám đốc và kế toán

Khối kinh doanh

Khối dịch vụ

Khối quản

lý rui roKhối hỗ trợ

Khối công nghệ thông

Phòng thẩm định và quản lý

rủi ro và nợ có vấn đề

Phòng tổ chức hành chính

p kế toán

p tiền tệ kho quỹ

p tổng hợp

Phòng thông tin điện toánPhòng thanh

toán xuất nhập khẩu

Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng

điện tửPhòng khách

hàng doanh nghiệp lớn

Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và

Phòng khách hàng cá nhân

Phòng giao dịch tây hồ

Trang 40

độ đại học và trên đại học chiếm trên 85%, trình độ trung cấp và đang đào tạo đạihọc chiếm khoảng 10% còn lại là lao động giản đơn Ngân hàng có hệ thống cácphòng giao dịch và quỹ tiêt kiệm được bố trí rải rác khắp các địa bàn như: Đội Cấn,Quán Thánh, Cống Vị… và các chợ lớn ở Hà Nội: Châu Long, Long Biên… ngoàira còn chi nhánh còn mở rộng địa bàn hoạt động sang cả các quận, huyện khác.

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Bất chấp những trở ngại của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Namvẫn vượt qua năm 2008 khá thành công mặc dù không đại được mức tăng trưởng7% như dự báo Và tính cả năm 2009, tăng trưởng dự báo cũng chậm lại ở mức5,5% Do các ngân hàng của Việt Nam không nằm trong quyền kiểm soát của cácngân hàng nước ngoài nằm trong diện rủi ro cao nên nguy cơ khủng hoảng tài chínhở Việt Nam thấp Tuy nhiên ngành ngân hàng cũng đã trải qua nhiều khó khăn tronghoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn khi các hoạt động kinh tếđều sụt giảm trong năm vừa qua.

Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nóiriêng trải qua rất nhiều biến động lớn Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng bịảnh hưởng nặng nề Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn đó ngành ngân hàng đã thựcthi rất tốt vai trò nòng cốt của mình trong nền kinh tế, tham mưu tổ chức thực hiệnchính sách tiền tệ một cách đúng đắn có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễncủa đất nước.

Tại chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình, đuợc sự chỉ đạosát sao của các cấp lãnh đạo cũng như sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhânviên nên trong giai đoạn qua ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đuợc xác định là một trong những hoạt động quantrọng nhất của ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng nguồn vốn, phát triển cho vay,do đó chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình rất chú trọng tới hoạt động này

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
i ểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn (Trang 37)
- Tình hình dư nợ - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
nh hình dư nợ (Trang 38)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
i ểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ qua các năm (Trang 39)
Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ xấu tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Ba Đình - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
i ểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ xấu tại ngân hàng Công Thương chi nhánh Ba Đình (Trang 40)
Bảng 2.3: Tình hình mua bán ngoại tệ cuả chi nhánh - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.3 Tình hình mua bán ngoại tệ cuả chi nhánh (Trang 42)
Tình hình hoạt động bảo lãnh của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
nh hình hoạt động bảo lãnh của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: (Trang 44)
Bảng 2.5: Công tác phát hành thẻ trong những năm qua. - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.5 Công tác phát hành thẻ trong những năm qua (Trang 45)
Bảng 2.6: Kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.6 Kết qủa hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Trang 46)
2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp lớn tại chi nhánh. - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
2.2.1. Tình hình cho vay doanh nghiệp lớn tại chi nhánh (Trang 47)
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay tai phòng khách hàng DNL - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.7 Tình hình dư nợ cho vay tai phòng khách hàng DNL (Trang 48)
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại phòng khách hàng DNL - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại phòng khách hàng DNL (Trang 49)
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
gu ồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL (Trang 50)
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng (Trang 50)
Bảng 2.12 Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.12 Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn (Trang 54)
Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
gu ồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh (Trang 55)
Bảng 2.13: Tỷ lệ nợ - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ (Trang 55)
Biểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ xấu - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
i ểu đồ 2.7: Tình hình dư nợ xấu (Trang 56)
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
gu ồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khách hàng DNL (Trang 56)
Nguốn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khác hàng DNL Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNL của Chi nhánh lien tục gia tăng  trong các năm qua đặc biêt là trong năm 2008 thu nhập tăng lên tới 423, 456 tỷ đồng,  tăng hơn gấp đôi so với  - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
gu ốn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khác hàng DNL Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNL của Chi nhánh lien tục gia tăng trong các năm qua đặc biêt là trong năm 2008 thu nhập tăng lên tới 423, 456 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với (Trang 57)
Nguốn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khác hàng DNL - Nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình
gu ốn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh tại phòng khác hàng DNL (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w