1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định

38 836 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 316,5 KB

Nội dung

Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã hoàn thành công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và ngày càng vững bước trên con đường pháttriển kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đã

và đang là một nhu cầu hết sức cần thiết cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, pháttriển kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước nhà Đứng trước thựctrạng đó, hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm một vị trí chiến lượctrong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Và vấn đề nổi bật trong hoạtđộng ngân hàng là công tác huy động vốn và sử dụng vốn, mục tiêu đặt ra là làmsao cho công tác huy động vốn và sử dụng vốn đạt được hiệu quả cao nhất

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định, là một chi nhánh củaNgân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, một ngân hàng thương mại quốcdoanh, có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và cho vay đối với các dự

án thuộc nhiều thành phần kinh tế Với đặc trưng là một thành phố có nền kinh tếngày càng phát triển, em đã quyêt định lựa chọn thực tập tại Ngân hàng Đầu tư

& Phát triển chi nhánh Bình Định để có cơ hội tìm hiểu về cách thức tổ chức vàhoạt động của ngân hàng, hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của ngân hàng đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà, đồng thời có sự liên hệ giữa lýluận đã học ở trường với thực tiễn công tác tại Ngân hàng

Bài báo cáo này nhằm tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế về hoạt độngngân hàng, đồng thời vận dụng các kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánhgiá một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh BìnhĐịnh Báo cáo này còn trình bày một cách tóm lược về quá trình hình thành củangân hàng, tình hình hoạt động của ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánhBình Định qua các năm 2007, 2008, 2009 với phương pháp phân tích tổng hợp,kết hợp giữa lý luận và thực tiễn Từ đó rút ra được những điểm mạnh, yếu trongcác mặt hoạt động của chi nhánh, đồng thời đưa ra một số đề xuất nhằm khắcphục những mặt còn tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh

Ngoài lời nói đầu và kết luận, bài báo cáo này gồm 3 phần chính :

Phần I : Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định.

Trang 2

Phần II : Phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định từ năm 2007 đến 2009.

Phần III : Đánh giá chung và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định.

Vì thời gian kiến tập có hạn cùng với khả năng lý luận và sự hiểu biết hạnchế nên bài báo cáo này ít nhiều không tránh khỏi thiếu sót Kính mong nhậnđược những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, quý đơn vị cùng các bạn để bàibáo cáo này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô khoa TC-NH & QTKD, trườngđại học Quy Nhơn đã tận tình dạy bảo, truyền đạt cho em rất nhiều kiến thứctrong suốt thời gian qua Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS HàThanh Việt đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này

Em xin gửi lời cảm ơn đến ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên của Ngânhàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định, nhất là các anh chị phòng Giaodịch khách hàng cá nhân đã truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu và tạo mọiđiều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt báo cáo thực tập tổng hợp trong suốtthời gian kiến tập tại ngân hàng

Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô và Ban Giám đốc cùng toàn thểnhân viên Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bình Định luôn dồi dào sứckhoẻ và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Trang 3

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bình Định

 Tên đầy đủ : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh BìnhĐịnh

Tên giao dịch quốc tế : Bank for Investment and Development of Viet Nam,

Binh Dinh Branch.

 Tên viết tắt : BIDV chi nhánh Bình Định

 Địa chỉ: 72 Lê Duẩn -Thành phố Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định là một trong nhữngchi nhánh hàng đầu của hệ thống BIDV Việt Nam, được thành lập vào ngày26/11/1990 theo Quyết định số 105/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhànước Việt Nam

- Ngày 20/12/1982 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh NghĩaBình được thành lập

- Ngày 01/07/1989 giải thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khuvực Nghĩa Bình thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng khu vực

Trang 4

(tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Quảng Ngãi hiệnnay) theo Quyết định số 99/NH-QĐ của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước

- Ngày 26/11/1990 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyếtđịnh số 105/NH-QĐ quyết định chuyển các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xâydựng thành các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển; Chi nhánh Ngânhàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bình Định được thành lập

- Cuối năm 1994, thực hiện Quyết định 654/TTg của Thủ tướng Chính phủ

và Thông tư Liên bộ số 100/TT-LB ngày 24/11/1994 giữa Bộ Tài chính và Ngânhàng Nhà nước, toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bàn giao nhiệm

vụ cấp phát và cho vay ưu đãi vốn NSNN cho Tổng Cục Đầu tư-Phát triển trựcthuộc Bộ Tài chính

- Thực hiện Quyết định số 293/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chuyển sangkinh doanh thương mại thực thụ kể từ ngày 01/01/1995

- Thực hiện Quyết định số 13/1999/TTg của Thủ tuớng Chỉnh phủ và Nghịđịnh số 43/1999/NĐ-CP của Chính phủ việc hỗ trợ phát triển được tập trung vàomột đầu mối là Quỹ Hỗ trợ Phát triển thực hiện Ngân hàng Đầu tư và Phát triểnchỉ tiếp tục cho vay, theo dõi thu nợ các dự án đang thực hiện

1.1.2 Quy mô của Ngân hàng

Kể từ khi thành lập đến nay, BIDV chi nhánh Bình Định đã khôngngừng phát triển cả về quy mô hoạt động và chất lượng phục vụ Hàng loạt cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng thương mại được đưa vào áp dụng Tổng tài sảncủa Chi nhánh liên tục có sự tăng lên về quy mô: tổng tài sản năm 2007 là2.075.000 trđ, năm 2008 đã tăng lên 2.108.000 trđ (tăng 1,6% so với năm 2007),

và đến năm 2009 con số đó là 3.326.000 trđ, tăng 57,78% so với năm 2008 (tănghơn gấp 1,57 lần so với năm 2008) Bên cạnh việc phát triển các hoạt động dịch

vụ, Chi nhánh cũng không ngừng củng cố và phát huy hoạt động kinh doanhtruyền thống Huy động vốn bình quân đạt 1.859.000 trđ vào năm 2009, tăng22,95% so với năm 2008 (vốn huy động bình quân trong năm 2008 là 1.512.000trđ) Dư nợ tín dụng đạt 3.269.000 trđ vào cuối năm 2009, tăng 44,02% so vớinăm 2008 (năm 2008, con số này là 2.269.800 trđ)

Số lượng cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh cũng có sự tăng lênđáng kể, từ biên chế 44 người vào ngày đầu thành lập, đến nay, Chi nhánh đã có

Trang 5

tổng cộng 135 người, vừa có kinh nghiệm, vừa am hiểu công nghệ ngân hànghiện đại Chi nhánh luôn nhận được sự đánh giá cao của các cấp chính quyềnTỉnh trong công tác tài trợ vốn cho các dự án kinh tế lớn, trọng điểm của Tỉnh.Qua 33 năm hoạt động, BIDV Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể :

là lá cờ đầu hệ thống NHTM trong tỉnh và hệ thống BIDV, huân chương laođộng hạng 3, huân chương lao động hạng 2, liên tục được bằng khen của thốngđốc NHNN về thành tích xuất sắc…

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của BIDV chi nhánh Bình Định

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng : BIDV chi nhánh Bình Định là một doanh nghiệp Nhà nước,

là một chi nhánh của BIDV nên cũng có chức năng như một NHTM :

+ Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tài chínhdưới nhiều hình thức khác nhau: Nhận tiền gửi có kỳ han, không kỳ hạn, pháthành trái phiếu, tín phiếu…

+ Cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế cá nhân, các tổ chức tàichính Đặc biệt chức năng truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tư phát triển,các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt

+ Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiện ích theo quy định.+ Tham gia các hoạt động trên thị trường tiền tệ

+ Thực hiện các hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng NhàNước

Nhiệm vụ : Theo điều lệ của BIDV, tất cả các CN đều có nhiệm vụ kinhdoanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các loại hình dịch vụ ngân hàng theohướng đa năng tổng hợp đối với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có tráchnhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và BIDV

1.2.2 Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu

1.2.2.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp

 Dịch vụ tài khoản

 Dịch vụ gửi một nơi, rút nhiều nơi

 Dịch vụ trả lương tự động, Hoa hồng đại lý, chi hộ khác

 Thu tiền đại lý

 Dịch vụ quản lý vốn

Trang 6

 Thanh toán định kỳ theo yêu cầu

 Thanh toán hoá đơn

 Chuyển tiền trong nước

 Thanh toán xuất - nhập khẩu

 Tín dụng doanh nghiệp

 Bảo lãnh

Dịch vụ khác : như dịch vụ tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh

nghiệp, đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, hỗ trợ các doanh nghiệp có quan hệ hợptác với Lào, dịch vụ ngân hàng điện tử

1.2.2.2 Đối với khách hàng cá nhân

 Dịch vụ tài khoản

 Dịch vụ kỳ phiếu

 Dịch vụ thẻ

 Phát hành giấy tờ có giá dài hạn

 Tiền gửi tiết kiệm

 Tiết kiệm dự phòng

 Tiết kiệm bậc thang

 Tiết kiệm tích luỹ bảo an

 Gửi một nơi, rút nhiều nơi

 Thanh toán định kỳ theo yêu cầu

 Thanh toán hóa đơn

 Tín dụng cá nhân

 Chuyển tiền trong nước, quốc tế, kiều hối

 Ngân hàng điện tử…

1.3 Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Bình Định

1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của BIDV chi nhánh Bình

Định

Trang 7

Chú thích: : Quan hệ chỉ đạo

Mối quan hệ giữa các Phòng trong Chi nhánh là mối quan hệ phối hợp công táctheo quy trình nghiệp vụ và theo chức trách của từng Phòng Mối quan hệ giữacác Phòng thuộc trụ sở Chi nhánh với Phòng Giao dịch, Quỹ tiết kiệm là mốiquan hệ hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ củatừng đơn vị để cùng thực hiện nhiệm vụ chung Giám đốc Chi nhánh sẽ quy định

cụ thể quy trình phối hợp giữa các Phòng và đơn vị trực thuộc phù hợp với quychế điều hành của Giám đốc và tình hình thực tế của Chi nhánh

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận

BAN GIÁM ĐỐC

Khối

QHKH

Khối QLRR

Khối tác nghiệp

Khối QL nội bộ

Quản trị tín dụng

DV KH

cá nhân

DV KH DN

QL&DV kho quỹ

Phòng TTQT

Tài chính

-Kế toán

Tổ chức – Hành chính

Kế hoạch - Tổng hợp

Phòng Điện toán

Khối trực thuộc

Quỹ TK Phòng GD

Trang 8

* Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và ba Phó giám đốc:

Giám đốc: Phụ trách chung các phòng ban trong công ty, điều hành

mọi hoạt động kinh doanh, ký duỵêt các loại văn bản giấy tờ của công ty, đồngthời chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh tại công ty

Phó giám đốc: Tham mưu giúp viêc cho giám đốc và trực tiếp quản lý

hoạt động kinh doanh của công ty Giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng

* Phòng tổ chức hành chính : Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc

Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồnnhân lực, những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật tạiChi nhánh Thực hiện công tác văn thư theo quy định Quản lý, sử dụng con dấucủa Chi nhánh theo đúng quy định của Pháp luật và của BIDV…

* Phòng kế hoạch tổng hợp : Thu thập thông tin phục vụ công tác kế

hoạch - tổng hợp Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinhdoanh Giúp việc Giám đốc Chi nhánh quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh Công tác về nguồn vốn và các nhiệm vụ khác…

* Phòng QHKH 1 : có chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng

khách hàng là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực sản xuất, có quy mô lớn, dự ánlớn Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với kháchhàng và bán sản phẩm của Ngân hàng Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tíndụng và đề xuất tín dụng Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay Đôn đốckhách hàng trả nợ gốc, lãi Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro và các nhiệm vụkhác có liên quan…

* Phòng QHKH 2 : có chức năng chủ yếu phục vụ cho đối tượng

khách hàng là doanh nghiệp chuyên về kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu.Nhiệm vụ chính của phòng QHKH 2 cũng giống như nhiệm vụ của phòngQHKH 1 đã nêu trên

* Phòng QHKH 3 : Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát

triển khách hàng cá nhân Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trìnhMarketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm Tiếp nhận, triển khai và phát triểncác sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân Tư vấn cho kháchhàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ Triển khai thực hiện kế hoạch bánhàng, chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của Chi nhánh,

Trang 9

tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách

và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng

* Phòng dịch vụ khách hàng : (bao gồm phòng DVKH cá nhân và phòngDVKH doanh nghiệp) có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch vớikhách hàng (cá nhân hoặc doanh nghiệp) Thực hiện công tác phòng chống rửatiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV;phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trongtình huống khẩn cấp Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng

từ giao dịch.Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền vàcác quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng, đảm bảo

an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng…

* Phòng Quản trị tín dụng : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị

cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và củaChi nhánh Thực hiện tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại

nợ của phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quảcho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuânthủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện Giám sátkhách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng…

* Phòng quản lý rủi ro : Tham mưu, đề xuất chính sách, biện pháp phát

triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Quản lý, giám sát, phân tích,đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh Đầu mốinghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơcấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng Thựchiện việc quản lý nợ xấu Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện phápquản lý rủi ro tín dụng Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp, công tác phòng chốngrửa tiền, quản lý hệ thống chất lượng ISO, kiểm tra nội bộ…

* Phòng thanh toán quốc tế : Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao

dịch tài trợ thương mại với khách hàng Phối hợp với các phòng liên quan để tiếpthị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợthương mại.Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp táckinh doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng

Trang 10

đắn, đảm bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàngtrong các giao dịch kinh doanh đối ngoại

* Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ : Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về

quản lý kho và xuất/ nhập quỹ Chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giámđốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninhtiền tệ, phát triển các dịch vụ về kho, quỹ và các nhiệm vụ khác…

* Phòng tài chính kế toán : Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế

toán chi tiết, kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tàichính kế toán của chi nhánh, thực hiệnnhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính Đềxuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tàichính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lýtài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ…

* Phòng điện toán : Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin,

hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi nhánh,các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo Tham mưu, đề xuất vớigiám đốc Chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đềliên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và những vấn đề cần kiến nghịvới BIDV…

*Các phòng giao dịch và bàn tiết kiệm : Là đại diện theo ủy quyền của

Chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, xử lýcác nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng Tổ chức quản lý cáchoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của BIDV và của pháp luật nhằm

đạt hiệu quả cao nhất Đề xuất, kiến nghị các biện pháp nhằm nâng cac hiệu quả

hoạt động của đơn vị trực thuộc, của Chi nhánh hay của toàn hệ thống Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Thực hiện các biện pháp phát triển kinh

doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của ngân hàng trong hoạtđộng kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả củatoàn chi nhánh…

1.4 Các hoạt động chính của BIDV chi nhánh Bình Định

Ngân hàng BIDV Bình Định có nhiều hoạt động nhằm mang lại hiệu quả kinhdoanh tối ưu nhất, song có thể nêu ra ba nghiệp vụ cơ bản nhất của ngân hàng,

đó là: huy động vốn, cho vay và bảo lãnh

Trang 11

1.4.1 Quy trình huy động vốn

Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng và đóng vai trò quan trọng đểngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ khác Quy trình huy động vốn như sau:Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ gửi tiền của khách hàng;

Bước 2: Kiểm tra thông tin hồ sơ của khách hàng;

Bước 3: Cập nhật thông tin khách hàng trên hệ thống máy chủ ngân hàng;Bước 4: Nhập thông tin khách hàng, số tiền vào hệ thống;

Bước 5: Phê duyệt khoản tiền gửi nếu vượt hạn mức giao dịch của giao dịchviên;

Bước 6: In chứng từ;

Bước 7: Mở tài khoản nhận lãi (đối với tiền gửi tiết kiệm);

Bước 8: In sổ giao cho khách hàng (đối với tiền gửi tiết kiệm);

Kết thúc quy trình nhận tiền gửi

1.4.2 Quy trình cho vay vốn

Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi Cán bộ tín dụng bộ phận quan hệ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng và được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn đánh giá thẩm định;

Bước 2: Phân tích thẩm định khách hàng vay vốn;

Bước 3: Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh;Bước 4: Dự kiến lợi ích của Ngân hàng nếu khoản vay được phê duyệt Kếthợp xem xét với tổng thể lợi ích khác khi thiết lâp quan hệ tín dụng với khách hàng;

Bước 5: Các biện pháp đảm bảo tiền vay;

Bước 6: Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng;

Bước 7: Lập báo cáo thẩm định cho vay;

Bước 8: Xác định phương thức và nhu cầu cho vay;

Bước 9: Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán;

Bước 10: Phê duyệt khoản vay;

Bước 11: Quá trình thực hiện giao dịch đã được phê duyệt;

Bước 12: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo;

Trang 12

Bước 13: Giải ngân.

1.4.3 Quy trình bảo lãnh

Quy trình bảo lãnh tại Chi nhánh được thực hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ;

Bước 2: Quyết định bảo lãnh;

Bước 3: Phát hành bảo lãnh;

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh;

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

QUA CÁC NĂM 2007 – 2009

BIDV chi nhánh Bình Định là một trong những chi nhánh hàng đầu củatoàn hệ thống BIDV Sau 30 năm xây dựng và phát triển, BIDV chi nhánh BìnhĐịnh đã tạo cho mình một vị thế vững chắc trong địa bàn tỉnh Cùng với sự pháttriển vượt bậc của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng, chinhánh cũng đã đạt được những kết quả khả quan và có những đóng góp quantrọng vào sự phát triển và lớn mạnh của tỉnh nhà Nhiều cơ chế chính sách tiền

tệ, tín dụng đã được áp dụng, nhiều đổi mới về tổ chức và mạng lưới đã đượctriển khai, tín dụng ngân hàng được mở rộng

Tuy Bình Định chỉ là một thị trường nhỏ, nền kinh tế phát triển chậm hơn

so với các địa phương khác ở miền Trung, trong khi số lượng các ngân hàng mọclên ngày càng nhiều, tạo nên môi trường cạnh tranh vô cùng gay gắt Thế nhưngChi nhánh luôn là lá cờ đầu của Tỉnh trong hoạt động ngân hàng, các chỉ tiêuhoạt động kinh doanh luôn đứng đầu khu vực Nam Trung Bộ Trong 3 năm gầnđây, chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng cao và phát triển bền vững, đặc biệt là

đã góp phần hỗ trợ tích cực cho Tỉnh trong việc mở và đưa vào khai thác khukinh tế Nhơn Hội, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển kinh tế địa phương

2.1 Tình hình huy động vốn của BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009

Trang 13

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh

tế Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xãhội đều gửi tiền tại ngân hàng Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyênquan trọng nhất của các ngân hàng thương mại Khách hàng có thể gửi tiền dướinhiều hình thức như: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán… Khi một ngân hàngbắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ vàthanh toán hộ cho khách hàng với cam kết hoàn trả đúng hạn Quy mô của tiềngửi rất lớn so với các nguồn khác Thông thường nguồn này chiếm hơn 50%tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, BIDV Bình Định cũng huyđộng vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng đã pháttriển nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của kháchhàng về tính thuận tiện, an toàn, hiệu quả Có thể kể đến các sản phẩm như: dịch

vụ tài khoản, dịch vụ thẻ, tiền gửi tiết kiệm, tiết kiệm dự phòng, tiết kiệm bậcthang, tiết kiệm tích luỹ bảo an, gửi một nơi, rút nhiều nơi… Kết quả huy độngvốn của chi nhánh như sau:

Bảng 2.1 : HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƯỢNG

Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền

Tỷtrọng(%)

Các chỉ tiêu ở bảng trên cho thấy:

Năm 2007, tổng vốn huy động đạt 1.255.000 trđ, vượt 9,13% so với kếhoạch đề ra ( theo kế hoạch là 1.150.000 trđ), trong đó:

Trang 14

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế vượt 7,38% kế hoạch ( theo kếhoạch là 800.000 trđ).

- Vốn huy động từ dân cư (cá nhân, hộ gia đình) vượt 13,14% kế hoạch(theo kế hoạch là 350.000 trđ)

Năm 2008, tổng vốn huy động tăng 227.000 trđ so với cùng kỳ năm 2007(18,09%), vượt 5,86% kế hoạch đề ra, trong đó:

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 156.000 trđ so với cùng kỳnăm 2007 (18,16% ) và vượt 1,5% kế hoạch đề ra

- Vốn huy động từ dân cư là tăng 71.000 trđ so với cùng kỳ năm 2007(17,93%), vượt 16,75% kế hoạch đề ra

Huy động vốn trong năm 2008 tại chi nhánh cực kỳ khó khăn do phải chịu áp lựccạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn, nhất là ngân hàng thương mại

cổ phần cạnh tranh về lãi suất, các chính sách khuyến mại Bên cạnh đó, do tìnhhình nguồn vốn căng thẳng nên một số tổ chức tín dụng, tài chính có tiền gửi tạichi nhánh cũng đã tất toán các hợp đồng đến hạn Một số tổ chức, doanh nghiệprút tiền gửi để sử dụng nhiều hơn do tình hình vay vốn khó khăn hơn, lãi suấtcho vay cao hơn Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra lạm phát cao, chính phủ chủtrương tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền trong dân cư để kiềm chế lạm phát.Điều này đã làm lãi suất của các ngân hàng tăng mạnh có thời điểm lên tới 18%/năm, kéo theo đó là những người có vốn nhàn rỗi đến ngân hàng gửi tiền đểhưởng lãi suất cao Do vậy, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng tổng vốnhuy động của chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng so với năm 2007

Con số huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục có sự tăng trưởng vào năm

2009 với tổng vốn huy động được tăng 245.000 trđ (16,53%) so với cùng kỳ năm

2008 và tăng 472.000 trđ (37,61%) so với cùng kỳ năm 2007, vượt 1,59% so với

kế hoạch, trong đó:

- Huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 75.000 trđ (7,39%) so với cùng kỳnăm 2008 và tăng 231.000 trđ (26,89%) so với cùng kỳ năm 2007, vượt 5,83%

kế hoạch

- Huy động vốn từ khu vực dân cư tăng 170.000 trđ (36,40%) so với cùng

kỳ năm 2008 và tăng 241.000 trđ (60,86%) so với cùng kỳ năm 2007, nhưng chỉhoàn thành được 95,07% kế hoạch đề ra (theo kế hoạch là 670.000 trđ)

Trang 15

Số dư huy động vốn cuối kỳ năm 2009 của Chi nhánh xếp thứ 31 toàn hệ thống

và xếp thứ 3 khu vực Nam Trung Bộ (sau Đà Nẵng, Khánh Hòa), chiếm 15,7%thị phần trên địa bàn Chi nhánh đã tích cực triển khai nhiều chương trìnhkhuyến mại, nhiều sản phẩm huy động theo chỉ đạo của Hội sở chính: chứng chỉtiền gửi dài hạn, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tiết kiệm tặng quà, tiết kiệm tặngthẻ cào, tiết kiệm tích luỹ bảo an, các chương trình huy động vốn dân cư, thựchiện phong trào do Công đoàn phát động Nhìn chung các chương trình, sảnphẩm triển khai đạt kết quả tốt Bên cạnh đó, lãi suất đã giảm dần và ổn định,lạm phát được kiểm soát, tính thanh khoản của ngân hàng đã được nâng cao vàđảm bảo an toàn Chính phủ và Hội sở chính đã triển khai các nhóm giải phápnhằm ổn định và phát triển kinh tế, đặc biệt là các gói kích cầu, điều này đã gópphần làm cho tổng vốn huy động của chi nhánh tăng cao

Như vậy, tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua các năm có sự tăngtrưởng rõ rệt Vốn huy động được từ các cá nhân, hộ gia đình cũng có sự tăng lênđáng kể, tăng hơn 1,6 lần, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng tăng hơn1,27 lần trong vòng 2 năm Quy mô vốn huy động có xu hướng ngày càng tăngmột phần là do thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, chi nhánh thườngxuyên triển khai những sản phẩm, dịch vụ mới, tiện ích và đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng, bên cạnh đó, với truyền thống và uy tín cũng như thương hiệucủa mình, chi nhánh đã tạo dựng được một nền khách hàng tốt và trung thành Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đó, việc huy động vốn của Chi nhánhtrong thời gian qua cũng cần được xem xét lại Tổng vốn huy động được qua cácnăm có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng không đều Vốn huy động có sựtăng trưởng nhưng vẫn còn một số khoản có tính ổn định chưa cao Quy mô, hiệuquả, năng suất lao động tại các đơn vị còn thấp so với mức bình quân của Chinhánh Bên cạnh đó, hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong thời gian qua gặprất nhiều khó khăn do phải chịu sức ép cạnh tranh của các ngân hàng trên địabàn Mỗi PGD, QTK của Chi nhánh đều có ít nhất 01 PGD, QTK của các ngânhàng khác với khoảng cách rất gần Ngoài cạnh tranh về giá, còn chịu áp lực rấtlớn trước sự cạnh tranh về phong cách, thái độ phục vụ, cách thức tiếp thị Việctriển khai thực hiện các dịch vụ mới vẫn có hiệu quả chưa cao

Để thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta sẽ xemxét cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn qua biểu đồ sau :

Trang 16

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 2007 – 2009.

Biểu đồ trên cho thấy vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với vốnhuy động trung-dài hạn và luôn có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tươngđối đều Năm 2008, vốn ngắn hạn tăng 20,53% so với năm 2007, sang năm

2009, nguồn vốn này đã tăng 22,54% so với năm 2008 Vốn trung-dài hạn lànguồn khá quan trọng đối với các ngân hàng, nhưng chỉ chiếm tỷ trọng thấp và

có sự tăng giảm không đều qua các năm Điều này buộc chi nhánh phải cân đốihợp lý giữa nguồn vốn huy động được và doanh số cho vay, cân đối giữa lãi suấthuy động và cho vay, sử dụng nguồn vốn hiệu quả để đảm bảo nguồn trả lãi chokhách hàng

Như vậy, mặc dù nền kinh tế cả nước lâm vào tình trạng khó khăn trong nhữngnăm vừa qua, nhưng Chi nhánh vẫn huy động được một lượng vốn huy động lớn,đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế

Thị phần huy động vốn của chi nhánh năm 2007 là 18,5%, nhưng đến năm 2008chỉ còn 17,4% và năm 2009 là 15,7% Thị phần ngày càng giảm chứng tỏ các đốithủ cạnh tranh của chi nhánh đã sử dụng nhiều chính sách hấp dẫn để thu hútkhách hàng về phía họ, hơn nữa, các ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiệnngày càng nhiều trên địa bàn tỉnh, đây là một khó khăn lớn đối với chi nhánh.Tuy nhiên, tổng vốn huy động của chi nhánh vẫn có xu hướng tăng lên, điều đómang lại triển vọng phát triển ngày càng cao cho ngân hàng

2.3 Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh qua các năm 2007 – 2009

Trang 17

Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân,

hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh…) Đối với cácdoanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ choviệc mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị Đốivới cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng để tiêu dùng làchủ yếu Tín dụng là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngânhàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng Các ngân hànghiện nay có xu hướng đa dạng hoá các hình thức tín dụng, từ cho vay ngắn hạn,cho vay trung-dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng, cho thuê tài sản tài chính…nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng

Ngân hàng BIDV nói chung và Chi nhánh BIDV Bình Định nói riêng cũng có sự

đa dạng hoá các hình thức tín dụng, từ tín dụng đầu tư sản xuất, tín dụng tiêudùng cho đến tín dụng xuất-nhập khẩu

2.3.1 Doanh số cho vay của Chi nhánh

Bảng 2.3 : DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC

Số tiền

Tỷtrọng(%)

Số tiền

Tỷtrọng(%)Đầu tư sản

Qua bảng trên cho thấy, doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăngtrưởng qua các năm:

Trang 18

Năm 2007, tổng doanh số cho vay của Chi nhánh là 4.115.000 trđ, vượt2,875% so với kế hoạch, trong đó:

- Cho vay đầu tư sản xuất vượt 5,62% so với kế hoạch (theo kế hoạch là3.000.000 trđ)

- Cho vay tiêu dùng vượt 6,95% so với kế hoạch (theo kế hoạch là200.000 trđ)

- Cho vay KD-TM-XNK chỉ hoàn thành được 91,57% kế hoạch đề ra(theo kế hoạch là 800.000 trđ)

Năm 2008, tổng doanh số cho vay đã tăng 676.000 trđ (16,43%) so với cùng

kỳ năm 2007, vượt 1,94% kế hoạch, trong đó:

- Cho vay đầu tư sản xuất tăng 582.800 trđ (8,39%) so với cùng kỳ năm

2007, vượt 5,62% kế hoạch

- Cho vay tiêu dùng tăng 49.600 trđ (23,19%) so với cùng kỳ năm 2007,vượt 9,79% kế hoạch đề ra

- Cho vay KD-TM-XNK tăng 43.600 trđ (5,95%) so với cùng kỳ năm

2007 nhưng chỉ hoàn thành 97,03% kế hoạch (theo kế hoạch là 800.000 trđ)

Nhìn chung, doanh số cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng khá cao sovới năm 2007, cả về tổng doanh số cho vay và cơ cấu cho vay Tuy nhiên, hoạtđộng tín dụng năm 2008 rất khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng và khókhăn trong cân đối nguồn vốn để cho vay Bên cạnh đó, do lãi suất cho vay tăngquá cao nên nhiều khách hàng cũng đã tính toán lại kế hoạch kinh doanh theohướng hạn chế vốn vay Riêng tháng 11 và 12 tình hình tín dụng tích cực hơn, lãisuất cho vay đã giảm Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫncòn nhiều khó khăn, do đó vẫn còn khó khăn trong tăng trưởng tín dụng

Năm 2009, doanh số cho vay đã lên tới con số 6.899.000 trđ, một bước tăngđáng kể, tăng 2.108.000 trđ (44%) so với năm 2008 và tăng 2.784.000 trđ(67,65%) so với năm 2007, vượt 32,67% so với kế hoạch, trong đó:

- Cho vay đầu tư sản xuất tăng 1.484.900 trđ (39,58%) so với năm 2008

và tăng 2.067.700 trđ (65,26%) so với năm 2007, vượt 30,91% kế hoạch

- Cho vay tiêu dùng tăng 136.800 trđ (51,92%) so với năm 2008 và tăng186.400 trđ (87,14%) so với năm 2007, vượt 42,96% so với kế hoạch

- Cho vay KD-TM-XNK tăng 486.300 trđ (62,65%) so với năm 2008 vàtăng 529.900 trđ (72,33%) so với năm 2007, vượt 37,23% so với kế hoạch

Trang 19

Trong năm 2009, doanh số cho vay đã tăng đều ở các lĩnh vực Đặc biệt, doanh

số cho vay đầu tư sản xuất tăng rất cao, vì trong năm 2009, chính phủ chủ trươngkích cầu, các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất nên càng vay nhiều hơn đểhưởng lãi suất thấp, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh Cũng trong năm 2009,Chính phủ chủ trương giảm nhập siêu, chi nhánh đã tăng cường công tác tài trợcho vay xuất khẩu như giảm lãi suất, tư vấn khách hàng sử dụng nghiệp vụ hoánđổi chéo để giảm thiểu rủi ro tỷ giá Điều này làm cho doanh số cho vay KD-TM-XNK tăng mạnh, vượt kế hoạch đề ra

Như vậy, doanh số cho vay của chi nhánh đã liên tục tăng lên qua cácnăm, chỉ trong vòng 2 năm, doanh số cho vay đã tăng hơn 1,68 lần Và với vaitrò quan trọng là ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án, chương trình kinh tế,doanh số cho vay của chi nhánh trong lĩnh vực đầu tư sản xuất luôn chiếm tỷtrọng cao trong tổng doanh số cho vay và có xu hướng ngày càng tăng lên.Doanh số cho vay trong lĩnh vực này đã tăng hơn 1,65 lần chỉ trong vòng 2 năm.Bên cạnh đó, việc nhiều doanh nghiệp, xưởng sản xuất mọc lên trên địa bàn tỉnhcũng là nguyên nhân làm cho doanh số cho vay có xu hướng tăng lên Trướcđây, cho vay tiêu dùng là hoạt động rất hạn chế do thu nhập của người dân chưacao Nhưng khi có thu nhập cao hơn, họ lại có xu hướng tiêu dùng những loạihàng hoá cao cấp hơn (chẳng hạn mua ô tô, mua nhà ), chính điều này đã làmcho tín dụng tiêu dùng phát triển và có sự tăng vọt, tăng hơn 1,87 lần chỉ trongvòng 2 năm Cho vay KD-TM-XNK cũng có sự khởi sắc, đặc biệt là trong năm

Ngày đăng: 02/03/2014, 14:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƯỢNG - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 2.1 HUY ĐỘNG VỐN THEO ĐỐI TƯỢNG (Trang 13)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 2007 – 2009. - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
i ểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn qua các năm 2007 – 2009 (Trang 16)
Bảng 2. 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 2. 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC (Trang 17)
Bảng 2. 5: DƯ NỢ CUỐI KỲ THEO LĨNH VỰC - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 2. 5: DƯ NỢ CUỐI KỲ THEO LĨNH VỰC (Trang 21)
( Nguồn: bảng báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và triển khai kế hoạch kinh doanh của ngân hàng BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009; phòng Kế hoạch tổng hợp ) - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
gu ồn: bảng báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và triển khai kế hoạch kinh doanh của ngân hàng BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009; phòng Kế hoạch tổng hợp ) (Trang 22)
Bảng 2. 6: DƯ NỢ THEO THỜI GIAN - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 2. 6: DƯ NỢ THEO THỜI GIAN (Trang 23)
vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn, vì tình hình huy động vốn trung-dài hạn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
v ốn ngắn hạn để cho vay trung-dài hạn, vì tình hình huy động vốn trung-dài hạn của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong suốt thời gian qua (Trang 24)
Bảng 2. 8: CHẤT LƯỢNG NỢ - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 2. 8: CHẤT LƯỢNG NỢ (Trang 26)
( Nguồn: bảng báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và triển khai kế hoạch kinh doanh của ngân hàng BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009; phòng Kế hoạch tổng hợp ) - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
gu ồn: bảng báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và triển khai kế hoạch kinh doanh của ngân hàng BIDV Bình Định qua các năm 2007 – 2009; phòng Kế hoạch tổng hợp ) (Trang 26)
Bảng 3. 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 - 2009 - Ngân hàng đầu tư & phát triển chi nhánh bình định
Bảng 3. 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2007 - 2009 (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w