1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013

52 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013.

SVTH : LÊ QUỐC TRƯỜNG MSSV: 030326100263

LỚP : ĐH26QT01

GVHD : NCS.THS DƯƠNG VĂN BÔN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

1.1 KHÁI QUÁT TÍN DỤNG 5

1.1.1 Khái niệm về tín dụng 5

1.1.2 Bản chất của tín dụng 5

1.1.3 Chức năng của tín dụng 5

1.1.4 Vai trò của tín dụng 6

1.1.5 Các hình thức tín dụng 7

1.1.6 Tín dụng ngân hàng 8

1.2 TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHTM 9

1.2.1 Khái niệm tín dụng tiêu dùng 9

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng 9

1.2.3 Phân loại tín dụng tiêu dùng 10

1.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG 11

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG 13

1.4.1 Các nhân tố khách quan 13

1.4.2 Các nhân tố chủ quan 15

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG -CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 17

2.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 17

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 17

2.1.2 Giới thiệu về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 17

Trang 4

2.1.3 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

– Chi nhánh Bình Dương 19

2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 26

2.2.1 Các hình thức cho vay tiêu dùng chủ yếu 26

2.2.2 Một số quy định cụ thể đối với tín dụng tiêu dùng 29

2.2.3 Quy trình tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh 30

2.2.4 Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng 38

2.3 NHẬN XÉT, PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 42

2.3.1 Những kết quả đạt được 42

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 44

3.1 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 44

3.2 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY 45

3.3 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 46

3.4 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC .46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Vốn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ tổ chức cũng như cá nhân trong xãhội.Đặc biệt với nhu cầu đa dạng để phục vụ, đáp ứng đời sống nhân dân trong điềukiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, người dân gặp khó khăn về vốn mà không cókhả năng giải quyết Do đó nhu cầu vay vốn, đặc biệt là nguồn vay từ ngân hàng là rấtcao

Trong quá trình thực tập tại Phòng kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển nhàđồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Bình Dương Em đã có cơ hội tiếp xúc vớinhiều kiến thức, nghiệp vụ về cho vay tiêu dùng, vì vậy em quyết định chọn đề tài

“Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Bình Dương giai đoạn 2012 -2013 ” để nghiên

cứu và đề ra một số giải pháp và kiến nghị cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêudùng của ngân hàng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình, quy chế, thủ tục cho vay tiêu dùng

Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng, đưa ra các hạn chế; đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề này chủ yếu làphương pháp phân tích và phương pháp so sánh các số liệu, thông tin, tài liệu thu thậpđược trong quá trình thực tập

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tập trung vào việc phân tích hoạt động chovay tiêu dùng trong giai đoạn 2012 – 2013 tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồngbằng sông Cửu Long – Chi nhánh Bình Dương

Trang 6

Ngân hàng thương mại.

Cho vay tiêu dùng

Trang 7

hoặc tiền tệ sẽ chuyển giao quyền sử dụng cho người vay, và người vay có nghĩa vụhoàn trả lại cho người chủ sở hữu một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu đãnhận, hay nói cách khác người đi vay phải hoàn trả thêm một phần lợi tức.

1.1.2 Bản chất của tín dụng.

Tín dụng là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay.Các quan hệ này đã giúp cho vốn được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khácnhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế

Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời vốn trên cơ sở của sự tin tưởng, tínnhiệm, hoàn trả.Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay

1.1.3 Chức năng của tín dụng.

1.1.3.1 Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế.

Nhờ vào sự vận động của tín dụng mà các chủ thể thiếu hụt vốn có thể nhận đượcmột phần vốn của xã hội phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng Quátrình phân phối vốn tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức là phân phối trực tiếphay phân phối gián tiếp

1.1.3.2 Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và tạo tiền.

Khi quan hệ tín dụng được kết lập thì đồng thời một công cụ tín dụng cũng đượchình thành nhằm đảm bảo cho việc tuân thủ các thỏa thuận tín dụng, như thương phiếu,

kì phiếu, trái phiếu…Các chủ thể nắm giữ các công cụ tín dụng kể trên khi chưa đếnhạn thanh toán nhưng cần vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc tiêudùng, họ có thể chuyển nhượng hoặc cầm cố vay tiền Như vậy, các công cụ tín dụngtiếp tục được lưu thông đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất và lưuthông hàng hóa trong nền kinh tế

1.1.3.3 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của

tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn : dự trữ, sản xuất và lưuthông Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra Tín dụng đã góp phầnđiều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị giánđoạn

Trang 8

Mặt khác, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quan tâmhàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phải biết tậndụng các nguồn vốn khác trong xã hội Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốn nhàn rỗi, sẽđáp ứng nhu cầu bổ sung vốn đề đầu tư phát triển.

1.1.4 Vai trò của tín dụng.

1.1.4.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất của xã hội.

Tín dụng giúp điều hòa vốn từ các chủ thể tạm thời thừa vốn tới các chủ thể cầnvốn Như vậy, những nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi không có khả năng sinh lợinay đã được huy động thành hữu ích và tiếp tục sinh lợi; đối với những chủ thể đang bịthiếu hụt vốn cũng nhờ vậy được bổ sung vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu mở rộng vàphát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa

1.1.4.2 Tín dụng là kênh truyền tải ảnh hưởng của nhà nước đến các mục tiêu

vĩ mô.

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởngkinh tế, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.Các mục tiêu trên đều chịu ảnh hưởng rấtlớn bởi khối lượng và cơ cấu tín dụng cung ứng trên thị trường Thông qua cơ chế tácđộng vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay…Nhà nước có thể điềuchỉnh mở rộng hay thu hẹp tín dụng, điều chỉnh cơ cấu tín dũng theo lãnh thổ, ngànhkinh tế Việc điều chỉnh một mặt ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng và lãi suất trên thịtrường, do đó tác động giá cả nền kinh tế Mặt khác còn tác động đến quy mô đầu tư và

do vậy cũng đồng thời tác động sản lượng, việc làm và cơ cấu kinh tế

1.1.4.3 Tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thuhút nguồn vốn tín dụng từ nước ngoài…Tín dụng đã góp phần thúc đẩy, mở rộng cácquan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, làm cho các nước có điều kiện xích lại gần nhau hơn

Trang 9

1.1.5 Các hình thức tín dụng.

1.1.5.1 Tín dụng thương mại.

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, thựchiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa cho nhau.Trong quá trình luân chuyển vốn,chu kì sản xuất của các tổ chức, cá nhân không diễn ra cùng lúc đã phát sinh nhu cầu :cần mua nhưng chưa có tiền, cần bán nhưng chưa cần tiền.Tín dụng thương mại ra đời

đã đáp ứng được nhu cầu này

Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa, các công cụ tín dụng chủ yếu làThương phiếu (là một loại giấy nợ) Thương phiếu bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu.Hối phiếu do người bán lập ra nhằm ra lệnh cho người mua hoặc người nhận chuyểnnhượng phải trả tiền Lệnh phiếu do người mua lập nhằm cam kết trả tiền cho ngườibán

Tín dụng thương mại là hình thức tín dụng phát triển rộng rải, dựa trên sự tínnhiệm giữa các chủ thể mua bán chịu với nhau Sự vận động và phát triển của tín dụngthương mại luôn phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất và trao đổi hàng hóa, sảnxuất hàng hóa phát triển thì tín dụng thương mại được mở rộng và ngược lại khi nềnsản xuất kém phát triển thì tín dụng bị thu hẹp

1.1.5.2 Tín dụng ngân hàng.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các tổ chức, cánhân được thực hiện dưới hình thức : ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền vàcho vay cũng bằng tiền đối với các chủ thể trên

Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển cùng với hệ thống các NHTM, đây làhình thức tín dụng hết sức đa dạng và phong phú, cũng là hình thức cơ bản trong nềnsản xuất hàng hóa hiện đại, thể hiện nổi bật các chức năng và vai trò của tín dụng

1.1.5.3 Tín dụng nhà nước.

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các đơn vị cá nhântrong xã hội Nhà nước đứng ra huy động vốn của các tổ chức và cá nhân thông quahình thức phát hành trái phiếu, công trái để sử dụng vì mục đích và lợi nhuận chungtoàn xã hội

Trang 10

Tín dụng nhà nước có thể bằng hiện vật hoặc bằng tiền, trong đó chủ yếu là bằngtiền.Tín dụng nhà nước là loại hình phát triển rất mạnh trong thời đại hiện nay, đặc biệt

là các nước phát triển có thị trường tài chính hoạt động hữu hiệu

1.1.6 Tín dụng ngân hàng.

1.1.6.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Đối tượng của tín dụng ngân hàng là tiền tệ, ngân hàng đứng ra huy động vốn và

sử dụng vốn đó để cho vay dưới hình thức tiền tệ

Các chủ thể trong tín dụng ngân hàng rất rõ ràng, ngân hàng là một chủ thể bắtbuộc với tư cách là người cho vay, các cá nhân, tổ chức là người đi vay

Quá trình vận động của tín dụng ngân hàng vừa gắn với hoạt động sản xuất kinhdoanh khi người vay là các tổ chức kinh tế, vừa gắn với tiêu dùng khi đối tượng vayvốn không nhằm mục đích kinh doanh.Quá trình vận động của tín dụng ngân hàngkhông hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của sản xuất lưu thông hàng hóa

1.1.6.2 Ưu thế của tín dụng ngân hàng so với tín dụng thương mại.

Về mặt phạm vi : tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng, ngànhnghề khác nhau, không chỉ trong sản xuất mà xâm nhập vào các lĩnh vực dịch vụ, đờisống

Về mặt quy mô : Các ngân hàng là các trung gian huy động các nguồn vốn nhànrỗi trong toàn xã hội, do đó tín dụng ngân hàng có thể cung ứng một lượng vốn rất lớncho nền kinh tế Mặt khác do nguồn vốn huy động của các ngân hàng rất đa dạng, từ đó

có thể cho vay với nhiều thời hạn khác nhau, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu chohoạt động sản xuất kinh doanh tạo điểu kiện thúc đẩy tốc độ phát triển của nền kinh tế.Hoạt động của tín dụng ngân hàng không chỉ có tác động thúc đẩy tốc độ chuchuyển vốn, mà lượng vốn này được luân chuyển tập trung qua hệ thống ngân hảng,tạo điều kiện quan trọng để ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả thị trường

Trang 11

1.2 TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NHTM.

1.2.1 Khái niệm tín dụng tiêu dùng.

Tín dụng tiêu dùng là các khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của cá nhân,

hộ gia đình khi họ chưa đủ tích lũy để thỏa mãn nhu cầu Các nhu cầu vay tiêu dùngthông thường : nhà ở, phương tiện vận chuyển, đồ dùng gia đình, du lịch, giáo dục…

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng.

Món vay có giá trị nhỏ hơn nhiều với nhu cầu vay vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh, ngoại trừ các khoản vay mua và sửa chữa nhà ở có giá trị tương đối lớn

Số lượng các món vay lớn Nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, trước đây vaytiêu dùng chủ yếu là cho nhu cầu vật chất như mua sắm tài sản, nay nhu cầu tiêu dùng

đã được mở rộng cho các mục đích như : giáo dục, y tế, du lịch…Do nhu cầu ngàycàng đa dạng, phong phú theo mức độ phát triển của nền kinh tế, số lượng khách hàngvay tiêu dùng ngày càng lớn

Cho vay tiêu dùng mang hình thức của ngân hàng bán lẻ, món vay nhỏ, số lượnglớn, chi phí giao dịch cao nên thông thường lãi suất vay thường cao hơn các hình thứckhác Ngân hàng cho vay tiêu dùng có khả năng phân tán rủi ro do số lượng kháchhàng lớn, mặt khác giá trị các khoản vay không lớn các ngân hàng có thể dễ dàng xử lýTSĐB khi rủi ro xảy ra

Tư cách, đạo đức của khách hàng là yếu tố quyết định khả năng hoàn trả nợ vaycho ngân hàng Các món vay thường có giá trị không lớn, lại được kéo dài trong nhiềunăm và thực hiện trả trên nhiều kỳ hạn nợ nên số tiền trả trên mỗi kỳ hạn là khônglớn.Khi người vay có trách nhiệm, có đạo đức sẽ cố gắng thu xếp các khoản chi tiêu đểđảm bảo khả năng trả nợ khi nguồn thu nhập trong tương lai bị giám sát

Nhu cầu vay tiêu dùng thay đổi theo chu kì của nền kinh tế, tăng cao khi nền kinh

tế phát triển và có xu hướng giảm thấp khi nền kinh tế khó khăn, suy thoái.Mặt khácnhu cầu tiêu dùng còn bị ảnh hưởng khá lớn bởi trình độ học vấn và thu nhập củangười đi vay

Trang 12

1.2.3 Phân loại tín dụng tiêu dùng.

1.2.3.1 Căn cứ vào mục đích xin vay.

- Cho vay cư trú : là cho vay mua, sửa chữa và xây dựng nhà ở

- Cho vay phi cư trú : là cho vay mua đồ dùng sinh hoạt gia đình, phương tiện vậnchuyển và các nhu cầu khác

1.2.3.2 Căn cứ vào phương thức hoàn trả.

- Cho vay trả góp: Là hình thức người đi vay trả cho ngân hàng một số tiền bằngnhau nhất định trên mỗi kì hạn nợ, không phân biệt lãi và gốc trong từng kỳ hạn nợ.Hình thức này thường sử dụng các khoản vay nhỏ, người vay không quan tâm đến lãisuất mà chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của sản phẩm mua, số tiền và số kỳ hạn củakhoản vay sao cho phù hợp với khả năng tài chính

- Cho vay thông thường : là các khoản vay có lãi suất cụ thể, tiền lãi trả trong mỗi

kỳ hạn nợ ( không kể nợ gốc cũng được chia ra nhiều kỳ hạn) được xác định theo số dư

nợ gốc Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các NHTM

- Cho vay tuần hoàn: Là các khoản cho vay mà ngân hàng cho phép người vay sửdụng các loại thẻ tín dụng, các loại séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai.Theophương thức này, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng trong mộtkhoản thời gian nhất định, khách hàng có quyền vay, trả nhiều lần trong thời gian duytrì hạn mức

1.2.3.3 Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ.

- Cho vay trực tiếp : Khách hàng và ngân hàng trực tiếp đàm phán, ký kết hợpđồng tín dụng đê nhận tiền vay từ ngân hàng hoặc chuyển khoản vào các doanh nghiệp

mà họ sẽ mua hàng hóa dịch vụ Hình thức này ngân hàng là người trực tiếp thẩm địnhkhách hàng và chịu mọi tổn thất khi rủi ro xảy ra

- Cho vay gián tiếp: Là hình thức NHTM mua lại các khoản nợ từ các doanhnghiệp đã bán chịu hàng hóa dịch vụ cho ngưởi tiêu dùng và thu lại từ khách hàn.nhằmhạn chế rủi ro các ngân hàng thường thực hiện việc mua lại nợ với hình thức truy đòitoàn bộ hoặc một phần từ các doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không trả nợ

Trang 13

1.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TIÊU DÙNG.

- Qui trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việccấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từkhi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đó là quátrình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ vàgắn bó với nhau Qui trình tín dụng thường có các bước là:

Bước 1 : Tìm kiếm khách hàng,hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Tại bước này, CBTD thực hiện tìm kiếm, tiếp thị khách hàng, hướng dẩn kháchhàng chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo quy định.CBTD chủ động tiếp thị khách hàng,duy trì và phát triển quan hệ đối với khách hàng hiện hữu, tiếp cận và thiết lập quan hệđối với khách hàng tiềm năng; tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng, xem xét sựphù hợp giữa nhu cầu tín dụng của khách hàng với chính sách tín dụng của ngân hàng

để chào bán sản phẩm thích hợp

Bước 2: Thu thập thông tin khách hàng.

Bước này do CBTD thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng Để có cơ sởphân tích tín dụng, ngân hàng phải tiến hành điều tra tín dụng, thu thập thông tin liênquan đến bên đi vay bằng cách phỏng vấn người xin vay, xem xét hồ sơ lưu trữ tạingân hàng, thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài khác….Nhìn chung một bộ hồ sơvay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

+ Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng

+ Khả năng sử dụng vốn vay

+ Khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

+ Thông tin về đảm bảo tín dụng

Trang 14

+ Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được, uy tín từ phíakhách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc raquyết định cho vay.

+ Thẩm định tính hiệu quả, khả thi về mục đích vay vốn của khách hàng Xemxét tính chân thật của mục đích vay vốn mà khách hàng cung cấp

+ Thẩm định TSĐB của khách hàng

Bước 4: Ra quyết định tín dụng

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối vớimột hồ sơ vay vốn của khách hàng Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:+ Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt

+ Từ chối cho vay với một khách hàng tốt

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 cònảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Bước 5: Thỏa thuận, lập Hợp đồng tín dụng.

Bước 6: Giải ngân.

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tíndụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hànghóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của kháchhàng và đảm bảo khả năng thu nợ Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránhgây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng

Bước 7: Giám sát tín dụng, tái xét, kiểm soát sau khi cấp tín dụng.

Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế củakhách hàng, hiện trạng TSĐB, tình hình tài chính của khách hàng, để theo dõi, đánhgiá mức độ chấp hành tín dụng của khách hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, đồngthởi có các biện pháp xử lý thích hợp

Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Trang 15

Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản dư nợ, bao gồm vốngốc, lãi và phí phát sinh, ngân hàng tiến hành tất toán và lưu trữ hồ sơ tín dụng củakhách hàng theo đúng quy định.

1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG.

1.4.1 Các nhân tố khách quan.

1.4.1.1 Môi trường chính trị và pháp luật.

Một nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự kinh doanh của ngânhàng và khách hàng cá nhân yên tâm sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, lúc đó họ

sẽ chú tâm tới nhu cầu của mình nhiều hơn Khi nền chính trị không ổn định, ngânhàng rất khó đáp ứng hoạt động cho vay hiệu quả

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng của nhiều luật như luậtngân hàng, luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng, luật thương mại…Nếu các luậtchặt chẽ, bổ sung cho nhau, không có sự chồng chéo thì hoạt động kinh doanh củangân hàng sẽ được phát triển tốt hơn Nếu các luật chồng chéo, khai trừ lẫn nhau thìhoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn

Môi trường kinh tế vĩ mô như yếu tố lãi suất, gía cả, lạm phát ổn định thì ngânhàng sẽ duy trì và phát triển ngày càng tốt hơn hoạt động kinh doanh của mình vì chiphí cho vay ổn định và khách hàng tin tưởng ở ngân hàng hơn, khách hàng có thu nhập

ổn định sẽ yên tâm hơn khi họ vay tiêu dùng (vay mua nhà, sửa nhà, mua ô tô, xe máy,cho con đi du học,…), mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng sẽ dần bền vữnghơn Khi nền kinh tế khủng hoảng hoặc phát triển chậm , ngân hàng sẽ hạn chế cấp tíndụng vì lãi suất đi vay và lãi suất cho vay cao, lạm phát tăng, lãi suất cao nên ngườidân sẽ ít vay tiêu dùng

1.4.1.2 Môi trường văn hoá xã hội.

Môi trường văn hoá xã hội bao gồm các yếu tố như thói quen tiêu dùng, trình độdân trí, yếu tố xã hội, tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và tính chất công việc,…Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết dịnh vay vốn của khách hàng Ngườidân Việt Nam có thói quen tiết kiệm tiền mặt hơn là dùng các sản phẩm không dùng

Trang 16

tiền mặt Họ thường tích trữ một số tiền đủ lớn trong một khoảng thời gian để thực hiệnmục tiêu như mua nhà, sửa nhà, mua ô tô, mua xe máy, vay kinh doanh, mua sắm…Thói quen này làm ngân hàng rất khó để mở rộng các sản phẩm cho vay Người nướcngoài có thói quen dùng các sản phẩm ngân hàng không dùng tiền mặt như séc, thẻ,thuận lợi hơn cho ngân hàng phát triển sản phẩm của mình.

Trình độ dân trí tương đối cao thì họ có nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngânhàng nhiều hơn Ở thành thị, người dân có trình độ dân trí cao thường sử dụng các sảnphẩm ngân hàng do tính an toàn, tiện lợi vì vậy ngân hàng sẽ dễ dàng phát triển danhmục sản phẩm của mình hơn Ở nông thôn, người dân có trình độ dân trí thấp, họthường sử dụng tiền mặt, thu nhập còn thấp, nhu cầu tương đối thấp nên ngân hàng rấtkhó phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng

Những khách hàng trong độ tuổi lao động, có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chovay tiêu dùng của ngân hàng nhiều hơn các độ tuổi khác do họ có nhiều nhu cầu hiệntại chưa được đáp ứng như sửa nhà, xây nhà, mua ô tô, cưới xin…Khách hàng có độtuổi 55- 60, họ thường sử dụng sản phẩm tiết kiệm vì mục đích chăm lo cho mình lúcgià yếu mà ít phụ thuộc con cái (tiền thuốc, tiền ăn, tiền đi bệnh viện…)

Những khách hàng đã có gia đình thường sử dụng các sản phẩm cho vay tiêudùng nhiều hơn những người đang độc thân vì họ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn ởhiện tại, khi họ chưa có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu đó, ngân hàng cung cấp sản phẩmcho vay tiêu dùng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của họ

1.4.1.3 Đối thủ cạnh tranh.

Thị trường tài chính đang phát triển rất mạnh mẽ Các tổ chức cung cấp tài chính

là các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…Mỗi ngân hàngđang phải cố gắng để cạnh tranh với các đối thủ canh tranh hiện tại, các đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những tổ chức chưa tồn tại trên thị trường nhưng cókhả năng xuất hiện trong tương lai, họ cũng cung ứng các sản phẩm tài chính - ngânhàng

Trang 17

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các tổ chức đang tồn tại trên thị trường như cáccông ty tài chính, NHTM khác, quỹ tín dụng,… Chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnhtranh ngày càng được nâng cao, khả năng đối thủ cạnh tranh rời bỏ thị trường rất thấp.

1.4.2 Các nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan là các yếu tố thuộc về bên trong của NHTM như nguồn lực tàichính, công nghệ, con người, khả năng quản lý, điều hành, uy tín, thương hiệu trên thịtrường, khả năng đổi mới sản phẩm, vị trí, địa điểm kinh doanh, văn hoá kinh doanhtrong nội bộ ngân hàng

Nguồn lực tài chính ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng Nếu ngânhàng có năng lực tài chính tốt, là ngân hàng mạnh thì khối lượng sản phẩm cho vay tiêudùng nhiều hơn Nguồn lực tài chinh của ngân hàng gồm nguồn vốn tự có và vốn huyđộng Vốn tự có của ngân hàng lớn chứng tỏ đó là ngân hàng mạnh, giảm rủi ro chongân hàng, khách hàng tin tưởng ở ngân hàng hơn nên hiệu quả cho vay tiêu dùng sẽtốt hơn Nguồn vốn huy động của ngân hàng càng nhiều, ngân hàng càng mở rộng sảnphẩm cho vay tiêu dùng,hiệu quả cho vay tiêu dùng cao hơn Nếu ngân hàng huy độngđược nguồn vốn có chi phí thấp thì lãi suất cho vay thấp, thu hút nhiều khách hàng sửdụng sản phẩm của mình hơn

Ngân hàng có công nghệ hiện đại dễ dàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng,nâng cao hiệu suât công việc của nhân viên ngân hàng, số lượng công việc được xử lýnhanh hơn, khối lượng cho vay khách hàng sẽ nhiều hơn, nên hiệu quả cho vay tiêudùng cao hơn và ngược lại

CBTD là người tìm kiếm khách hàng Nếu nhân viên đó có trình độ cao, kháchhàng sẽ được tư vấn cho những thắc mắc của mình Sau đó CBTD sẽ thẩm định vàđánh giá để quyết định cho vay hay không Một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và cótinh thần trách nhiệm cao, sẽ tạo dược uy tín và hình ảnh, vị thế của ngân hàng trên thịtrường, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

Uy tín, thương hiệu trên thị trường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay tiêudùng Ngân hàng có uy tín cao và thương hiệu về chất lượng sản phẩm tốt, khách hàng

Trang 18

sẽ tin tưởng ngân hàng về chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm…khách hàng sửdụng sản phẩm của ngân hàng nhiều hơn.

Vị trí địa điểm kinh doanh thuận lợi (ở trung tâm thành phố, khu dân cư, ) sẽ thuhút được nhiều khách hàng hơn Khi khách hàng đến ngân hàng vay vốn, họ sẽ cânnhắc xem ngân hàng đó có ở gần mình không, thuận lợi cho việc đi lại, tiết kiệm thờigian và công sức Nếu hai ngân hàng cung cấp sản phẩm như nhau và các yếu tố nhưthương hiệu, uy tín ngang nhau, thì khách hàng sẽ chọn ngân hàng ở gần mình để vayvốn

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, mỗi ngân hàng luôn phải nỗ lựchết mình để đứng vững trên thị trường Ngân hàng cần đưa ra chiến lược kinh doanhhiệu quả, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng mình, qua phân tích các yếu tố kháchquan và yếu tố chủ quan, để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu ở ngân hàngmình

Trang 19

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.4.3 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là NHTM Nhà nước đượcthành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ Vớimục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường Ngânhàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long được huy động mọi nguồn vốn và đầu

tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, pháttriển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/1998 đến nay, Ngân hàng Phát triển nhàđồng bằng sông Cửu Long đã có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệthống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hồ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội,

01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty Chứng khoán và có mạng lưới chi nhánh của MHBđứng thứ tám trong các NHTM ở Việt Nam với hơn 230 chi nhánh, PGD tại các vùngkinh tế trọng điểm trên khắp cả nước

Tuy là một ngân hàng non trẻ, Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông CửuLong đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa ngân hàng theo hướng tự động hóa, phùhợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng Trong nhữngnăm tới, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục nâng cao hiệuquả trong tất cả các mặt kinh doanh của ngân hàng cũng như nâng cao phong cáchphục vụ khách hàng

1.4.4 Giới thiệu về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

- Tên doanh nghiệp phát hành : Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng Bằng SôngCửu Long

Trang 20

- Tên giao dịch: HOUSING BANK OF MEKONG DELTA

• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

• Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá

• Hùn vốn liên doanh theo pháp luật

• Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng

• Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế

• Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác

Trang 21

• Hoạt động bao thanh toán.

1.4.5 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Bình Dương.

1.4.5.1 Sự hình thành và phát triển.

Sáng ngày 9/4/2004, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đã làm

lễ khai trương chi nhánh tại tỉnh Bình Dương, Đây là Chi nhánh cấp I (cấp tỉnh) hoạtđộng đa năng: Huy động vốn, cho vay phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện các nghiệp

vụ thanh toán, bảo lãnh và tái bảo lãnh đối với các thành phần kinh tế trong và ngoàinước, thực hịên chuyên sâu về cho vay phát triển nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng… Nhằmphục vụ định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh lâu dài, chi nhánh đựơc mởthêm các chi nhánh cấp II, chi nhánh cấp III tuỳ theo yêu cầu thực tế địa phương ÔngTrần Văn Lợi, phó chủ tịch UBND tỉnh đã biểu dương sự có mặt của Chi nhánh Ngânhàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh; là địa phương có tốc độ tăngtrưởng khá trong vùng động lực kinh tế phía Nam Bình Dương có 12 khu công nghiệptập trung; thu hút hàng trăm ngàn dự án đầu tư hoạt động trên nhiều lĩnh vực đang cầnvốn Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một kênh quantrọng tham gia vào thị trừơng tín dụng rộng lớn, hấp dẫn này

Hiện nay chi nhánh Bình Dương đặt tại địa chỉ 283 Đại lộ Bình Dương, PhườngChánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương với nhiệm vụ là kinh doanh và chịu tráchnhiệm quản lý các PGD trực thuộc góp phần tạo nên sự hoạt động nhịp nhàng trong hệthống MHB

Đến nay ngoài chi nhánh chính, MHB chi nhánh Bình Dương đã mở thêm 03PGD trực thuộc, với hơn 50 nhân viên giầu kinh nghiệm, có kiến thức trình độ chuyênmôn, có trách nhiệm cao trong công việc qua đó đã góp phần đáng kể cho sự phát triểncủa MHB

Các PGD trực thuộc chi nhánh Bình Dương :

- PGD Bến Cát

Đ/C: 394 Quốc lộ 13 Tổ 12 Khu phố 2, TT Mỹ Phước, Bến Cát, Bình Dương

- PGD Dĩ An

Trang 22

Đ/C: Số 447 (số cũ 20/22), Trần Hưng Đạo, Khu phố Bình Minh 1, P.Dĩ An, TX.

Dĩ An, Bình Dương

- PGD Thủ Dầu Một

Đ/C: 131 Đoàn Trần Nghiệp, P Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình DươngNgân hàng MHB - Chi nhánh Bình Dương từ khi được thành lập đến nay đãkhẳng định được vị trí trên thị trường tài chính tiền tệ tại địa bàn, thể hiện qua sự tăngtrưởng nhanh chóng, ổn định, hiệu quả, đã tạo được uy tín và lòng tin đối với kháchhàng

1.4.5.2 Vai trò và nhiệm vụ của MHB – chi nhánh Bình Dương.

Mục tiêu chung của ngân hàng là phải đạt được giá trị cốt lõi trong kinh doanh,phát triển nhanh, ổn định và bền vững, trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầugiao dịch tài chính, đảm bảo được lợi ích của cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trịlợi nhuận cho Khách hàng

 Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động cácnguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, biến nó thành ngồn vốn tín dụng

để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các nghành kinh tế

và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội.Thực hiện chức năng trung gian tín dụng là ngânhàng thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau:

• Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức và cá nhânbằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ

• Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân như làcho vay sản xuất kinh doanh; cho vay đầu tư tài sản; cho vay tiêu dùng; cho vay trảgóp; cho vay tiểu thương chợ; cho vay xây dựng; sửa chữa nhà; cho vay mua xe ôtô;cho vay du học;…

 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toángiữa các khách hàng, giữa người mua, người bán,… để hoàn tất hoàn tất các quan hệ

Trang 23

• Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức và cá nhân.

• Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng như : chuyểntiền, thanh toán Séc, thẻ tín dụng, UNC, UNT, thẻ thanh toán, …

• Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các ngân hàng

 Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng

Các dịch vụ gắn liền với hoạt động ngân hàng như:

• Dịch vụ chuyển tiền nhanh nội địa

• Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế

• Dịch vụ uỷ thác (bảo quản, thu chi hộ,…)

• Dịch vụ chuyển đổi ngoại tệ

1.4.5.3 Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1 Tổ chức tổ chức bộ máy MHB chi nhánh Bình Dương

1.4.5.4 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.

- Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh bao gồm bộ phận tiếp thị khách hàng làđối tượng doanh nghiệp,cá nhân Cán bộ phòng kinh doanh có nhiệm vụ chủ yếu là

Trang 24

quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể Bên cạnh đó, CBTD tiếpthị và quản lý, chăm sóc khách hàng Để việc giao dịch thuận tiện, CBTD cần hướngdẫn khách hàng làm các thủ tục khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Việc quyết địnhcấp tín dụng cho khách hàng cũng dựa trên ý kiến thẩm định của CBTD.

- Phòng kế hoạch, nguồn vốn : Chịu trách nhiệm về các huy động vốn, kinhdoanh vốn, điều hòa vốn nội bộ của Công ty Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanhkhoản, lãi suất, tỷ giá,… Đồng thời lập kế hoạch dòng tiền và huy động vốn và phântích, đánh giá, giám sát tình hình và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Xây dựng vàphát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn, cơ chế lãi suất nội bộ, giá vốn nội bộ

-Phòng kế toán và quỹ:

+ Quản lý công tác kế toán tại chi nhánh : Hướng dẫn, kiểm tra công tác hạchtoán kế toán tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chi nhánh.Bên cạnh đó, tiếp nhận,kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày/tháng/quý/năm của chi nhánh

và các đơn vị trực thuộc cũng như lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo quyđịnh

+ Quản lý công tác an toàn kho quỹ: Thu chi, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển,bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá Kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theoquy định

+ Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi và các dịch vụ cóliên quan đến tài khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Chuyển tiền nhanh nội địa,chi trả kiều hối hay thu đổi ngoại tệ tiền mặt, thanh toán Séc, UNC, UNT và các loạithể quốc tế

- Phòng hành chính:

+ Quản lý công tác hành chính: Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh.Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối, bảo dưỡng tất cả các loại tài sản, vậtphẩm, cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh

+ Quản lý công tác nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự Kiểm tratính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn

Trang 25

chi nhánh Tham gia giải quyết các tranh chấp lao động tại chi nhánh.Báo cáo lao động

định kỳ theo quy định của chính quyền địa phương

+ Công tác IT: Giám sát hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh Bảo dưỡng

trang thiết bị công nghệ thông tin tại chi nhánh

- PGD: PGD là đơn vị trực thuộc chi nhánh, có con dấu và hạch toán báo sổ, được

phép thực hiện một phần các nội dung hoạt động của chi nhánh theo sự ủy quyền của

giám đốc chi nhánh và trong khuôn khổ quy định của ngân hàng và ngân hàng nhà

nước PGD không có bảng cân đối tài khoản riêng, phải tự cân đối thu nhập, chi phí và

có lãi nội bộ sau khi tính đủ mọi khoản chi phí (kể cả chi phí điều hành) và lãi điều hoà

vốn Mọi giao dịch của PGD được bắt đầu, kết thúc trong ngày và được phản ánh đầy

ĐVT: triệu đồng.

Bả

n g 2 1 : Tình hình kinh doanh MHB Chi nhánh Bình Dương.

Trang 26

Biểu đồ 2.1: Tình hình kinh doanh MHB Chi nhánh Bình Dương.

Qua bảng số liệu trên lợi nhuận của ngân hàng trong 3 năm qua có sự biếnđộng không ổn định Cụ thể năm 2011 lợi nhuận đạt được 6.049 triệu đồng nhưngđến năm 2012 lợi nhuận chỉ đạt 4.162 triệu đồng, giảm 1.887 triệu đồng tức giảm31,20% so với 2011 là do trong năm 2012 chi phí từ hoạt động huy động vốn tăngcao, tăng đến 51,19% trong khi thu từ hoạt động tín dụng chỉ tăng 42,24% so vớinăm 2011, điều này là do ngân hàng đã tăng cường huy động mọi nguồn vốn, đadạng hóa các hình thức huy động vốn với những mức lãi suất hấp dẫn do đó đã thuhút được nhiều khách hàng Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động dịch vụ cũng tăng cao

do ngân hàng đã mở rộng thêm nhiều mạng lưới hoạt động, đưa vào sử dụng rộng rãimáy rút tiền ATM, tuy nhiên đến năm 2013 lợi nhuận lại tăng vọt lên đến 14.582 triệuđồng, tăng 10.420 triệu đồng tương đương tăng 250,36 % so với 2012 Sự gia tăngnày chính là do sự tăng giảm của tổng doanh thu và tổng chi phí được thể hiện nhưsau:

- Năm 2012 doanh thu của ngân hàng đạt 91.481 triệu đồng tăng 27.056 triệuđồng tức tăng 42,00 % so với 2011, trong đó nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng

Ngày đăng: 22/03/2014, 18:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ts. Lê Thị Tuyết Hoa (2011), Tiền tệ Ngân hàng Khác
2. Ts. Bùi Diệu Anh ( 2013 ), Hoạt động kinh doanh ngân hàng Khác
3. Ts. Bùi Diệu Anh ( 2011), Tín dụng ngân hàng Khác
4. Tài liệu lưu hành nội bộ, Chính sách tín dụng tại ngân hàng MHB Khác
5. Tài liệu lưu hành nội bộ, Quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng MHB Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.3  Sơ đồ tổ chức - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013
2.1.3.3 Sơ đồ tổ chức (Trang 20)
Bảng   theo   dõi - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013
ng theo dõi (Trang 32)
Bảng 2.1 : Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng tại MHB Chi nhánh Bình  Dương năm 2012 -2013 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013
Bảng 2.1 Tình hình doanh số cho vay tiêu dùng tại MHB Chi nhánh Bình Dương năm 2012 -2013 (Trang 36)
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại MHB Chi nhánh Bình Dương  năm 2012 - 2013 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2013
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng tại MHB Chi nhánh Bình Dương năm 2012 - 2013 (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w