Khí áp, các đai khí áp trên Trái đất

Một phần của tài liệu Bài giảng địa 6 chuẩn kt-kn (Trang 44 - 49)

a) Khí áp

-Là sức nén của không khí lên bề mặt Trái Đất. -Dụng cụ đo: khí áp kế.

Nếu > 760mm Hg: áp cao. Nếu < 760mm Hg: áp thấp.

b) Các đai khí áp trên bề mặt Trái đất

Các đai khí áp thấp và cao nằm xen kẽ từ Xích đạo đến 2 cực.

2. Gió mùa và các loại gió thường xuyên trên Trái đất Trái đất

a) Gió: là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

b) Các loại gió thường xuyên trên Trái đất

-Gió Tín phong: Thổi từ khoảng 300(B,N) về xích đạo.

Quan sát H52:

-Vì sao gió Tín phong lại thổi từ 300BN về Xích đạo?

-Vì sao gió Tây ôn đới thổi từ 300 BN →600 BN? -Vì sao gió Đông cực thội từ 2 cực về 600 BN? Thảo luận nhóm:

Quan sát H51.

-Vì sao các loại gió không thổi theo hướng kinh tuyến mà lại bị lệch hướng?

-Nước ta nằm trong phạm vi hoạt động của loại gió thổi thường xuyên nào?

-Ngoài những loại gió trên, em còn biết có loại gió nào?

-Ngoài ra còn có gió Đông cực.

IV. Đánh giá:

Chọn câu trả lời đúng:

1. Gió là không khí chuyển động từ:

a. Cao xuống thấp b. Nơi áp thấp về nơi áp cao c. Nơi áp cao về nơi áp thấp 2. Loại gió thổi từ 300BN về Xích đạo có tên là:

a. Tín Phong b. Tây ôn đới c. Đông cực

V. Hoạt động nối tiếp:

- Trả lời các câu hỏi SGK, tập bản đồ. - Làm BT số 4 SGK.

- Mưa là hiện tượng như thế nào? Có thể đo mưa được không? - Ở nước ta thường có mưa vào những tháng nào trong năm? - Lượng mưa ở các nơi trên thế giới có giống nhau không?

Tuần 24 : 1/ 3 → 7/ 3/ 2010 Ngày soạn: 10/2/2010

Tiết 24. HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ

I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Biết không khí có độ ẩm, nhiệt độ càng cao khả năng chứa hơi nước càng nhiều. - Nêu được khái niệm độ bão hòa, nắm được điều kiện để hơi nước ngưng tụ, gây mưa. - Biết được lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo → 2 cực.

2.Kĩ năng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết cách tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm, mưa trung bình năm.

II. Phương tiện dạy học:

- Thùng đo mưa, biểu đồ mưa, bản đồ phân bố mưa trên Thế giới.

III. Hoạt động của GV và HS * Kiểm tra bài cũ.

+ Gió là gì ? Tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất?

* Khởi động : (Giống phần mở bài trong SGK/ Tr.61) * Bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: cá nhân

-Trong không khí, lượng hơi nước chiếm bao nhiêu %?

-Hơi nước trong không khí do đâu mà có? -Độ ẩm của không khí là gì?

-Muốn biết không khí có độ ẩm cao hay thấp, chúng ta làm như thế nào?

MR:

+Độ ẩm tuyệt đối: trọng lượng hơi nứơc tính bằng g/m3 không khí. Độ ẩm này tăng theo nhiệt độ (quan sát bảng số liệu.)

+Độ ẩm tương đối: cho biết không khí khô hay ẩm, còn có thể chứa được nhiều hay ít hơi nước. độ ẩm tương đối dưới 50%: không khí khô, 50%-70%: trung bình, >80%: ẩm.

Quan sát bảng Lượng hơi nứơc tối đa trong không khí.

-Nhận xét về khả năng chứa hơi nước của không khí theo nhiệt độ.

-Dựa vào bảng số liệu, cho biết lượng hơi nước tối đa khi nhiệt độ là: 100C, 200C, 300C?

-Lượng hơi nước tối đa trong không khí gọi là gì? -Khi nào thì hơi nước ngưng tụ? Sinh ra hiện tượng gì?

GV cùng HS hình thành sơ đồ vòng quay của nước.

Hoạt động 2: cá nhân, cặp

1. Hơi nước và độ ẩm của không khí

a. Hơi nước và độ ẩm của không khí: -Hơi nước tạo nên độ ẩm không khí. -Đo độ ẩm bằng ẩm kế.

-Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa trong không khí càng nhiều.

b. Sự ngưng tụ:

-Không khí bão hòa hơi nước khi nó chứa 1 lượng hơi nước tối đa.

-Khi không khí đã bão hoà, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh, thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ đọng lại thành hạt nước, đó là sự ngưng tụ.

-Mưa là gì? Có mấy dạng mưa? (mưa nước và mưa tuyết)

-Có mấy loại mưa? (mưa rào, phùm, dầm, dông...) -Dụng cụ đo mưa?

GV cho HS quan sát thùng đo mưa, nêu cấu tạo. MR:Vận tốc mưa có sự khác nhau: mưa phùn: <3- 4km/h, mưa rào, dông: 30-45 km/h.

-Làm thế nào để tính lượng mưa trong ngày, trong tháng, trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Trong ngày = tổng chiều cao của cột nước ở thùng đo mưa.

+Trong tháng = Tổng mưa 30 ngày. +Trong năm = Tổng mưa 12 tháng. Quan sát H53

GV hướng dẫn HS cách xác định lượng mưa cao nhất, lượng mưa thấp nhất trên biểu đồ.

-Tháng nào mưa nhiều nhất? Lượng mưa? -Tháng nào mưa ít nhất? Lượng mưa? Quan sát H54.

-Nhận xét sự phân bố lượng mưa trên thế giới.

2. Mưa và sự phân bố mưa trên Trái đất

-Khi hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo thành mây, gặp điều kiện thuận lợi, hạt nước to dần rồi rơi xuống thành mưa.

-Dụng cụ đo mưa: vũ kế (thùng đo mưa)

-Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.

IV.Đánh giá:

- Khi nào thì không khí được gọi là bão hòa hơi nước? - Lượng mưa phân bố như thế nào?

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1/ SGK/ Tr.63

V. Hoạt động nối tiếp:

- Học theo câu SGK, tập bản đồ.

Tuần 25 : 8/ 3 → 14/ 3 / 2010 Ngày soạn: 24/2/2010

Tiết 25. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA I. Mục tiêu bài thực hành: Sau bài học, HS cần:

1.Kiến thức:

- Phân biệt được biểu đồ cột và biểu đồ đường.

- Biết cách phân tích biểu đồ khí hậu và lượng mưa của một địa phương.

2.Kĩ năng:

- Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 2 nửa cầu Bắc và Nam.

II. Phương tiện dạy học:

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội (Trên bản đồ khí hậu Việt Nam)

III. Hoạt động của GV và HS * Kiểm tra bài cũ:

+Trên Trái đất lượng mưa phân bố như thế nào? +Cách tính lượng mưa trong năm của 1 địa phương?

* Khởi động : GV nêu yêu cầu bài thực hành * Bài thực hành.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV hướng dẫn HS cách đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

Hoạt động 1: cá nhân

GV yêu cầu HS làm các bài tập 1, 2, 3 trong sgk vào bài thực hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Lấy điểm 15 phút)

Bài tập 1

-Yếu tố biểu hiện trên biểu đồ: nhiệt độ, lượng mưa. Thời gian: 12 tháng. (1đ)

-Yếu tố biểu hiện theo đường: nhiệt độ. (1đ) -Yếu tố biểu hiện theo cột: lượng mưa. (1đ) -Trục dọc bên phải: nhiệt độ. Đơn vị: 0C (1đ) -Trục dọc bên trái: lượng mưa. Đơn vị: mm (1đ) Bài tập 2: (3đ)

*Nhiệt độ ( C):0

Cao nhất Thấp nhất Nhiệt độ chênh lệch tháng thấp nhất và cao Trị số Tháng Trị số Tháng 29 6 và 7 17 11 12 *Lượng mưa (mm):

Cao nhất Thấp nhất Nhiệt độ chênh lệch tháng thấp nhất và cao Trị

số Tháng Trị số Tháng

300 8 25 12, 1 275

Bài tập 3:

-Nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong năm. (1đ)

Hoạt động 2: nhóm

GV hướng dẫn HS hoàn thành bài tập 4 và 5.

+Nhóm 1: bài tập 4 +Nhóm 2: bài tập 5.

- Các nhóm nhận xét lẫn nhau. - GV chuẩn xác kiến thức, tổng kết.

-Sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng thấp nhất và cao nhất tương đối lớn. (1đ)

Bài tập 4:

Nhiệt độ và lượng mưa Địa điểm A Địa điểm B Tháng có nhiệt độ cao nhất Tháng 4 Tháng 12,1 Tháng có nhiệt độ thấp nhất Tháng 1 Tháng 7 Những tháng có mưa nhiều Tháng 5-10 Tháng 10-3 Bài tập 5:

-Địa điểm A: nửa cầu Bắc. Vì: về mùa hè có mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10

-Địa điểm B: nửa cầu Nam. Vì: mưa nhiều từ tháng 10 đến tháng 3.

IV. Đánh giá:

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 1 địa phương là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng địa 6 chuẩn kt-kn (Trang 44 - 49)