1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam

62 600 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

1.4.3 Hinh thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh 12

1.5 Tác động của việc thu hút FDI đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận 14

Trang 3

2.5 Nhóm biện pháp về giải phóng mặt bằng 21

Phần 3: Liên hệ thực tiễn một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 23

Trang 4

đề được hầu hết các quốc gia mà đặc biệt là các quốc gia đang phát triển cực kỳ chútrọng, đó là vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Đây là nguồn vốn đóng vai tròkhông nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các nước, đồng thời là cầu nối giúpkinh tế các quốc gia liên kết chặt chẽ hơn.

Việt Nam cũng đứng trong hàng ngũ các quốc gia đang phát triển, có nhiều tiềm năng

về vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đội ngũ lao động trẻ dồidào, thị trường rộng mở, chính trị ổn định,… đang là một điểm đến được các nhà đầu

tư trên thế giới quan tâm Việc tận dụng được nguồn vốn và công nghệ do đầu tư trựctiếp nước ngoài mang lại có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, hiệnnay có rất nhiều nước khác cùng cạnh tranh nguồn đầu tư này như Thái Lan,Indonesia, Malaysia, Phillippines, Trung Quốc,… mỗi nước đều có những đặc trưngriêng, lợi thế riêng Do đó các biện pháp, chính sách nhằm thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài, làm các nhà đầu tư chú ý hơn đến nền kinh tế Việt Nam tất yếu trở nêncần thiết và quan trọng

Đối với sinh viên ngành kinh tế - nguồn nhân lực tham gia vào nền kinh tế trongtương lai, càng cần phải nắm vững các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài,

Trang 5

biết được những biện pháp mà các quốc gia trên thế giới sử dụng, rút ra kinh nghiệm

và bài học thực tiễn cho Việt Nam Ngoài ra cần phải hiểu được bản chất nền kinh tếViệt Nam, hiểu nó cần những điều kiện gì để phát triển, biết phát huy thế mạnh, khắcphục nhược điểm, khiến Việt Nam trở thành điểm đến lâu dài và tin cậy của các nhàđầu tư, các đối tác kinh tế trên toàn thế giới, đưa nền kinh tế nước ta ngày càng pháttriển bền vững hơn

Với những lí do tất yếu như trên, chúng em nghiên cứu đề tài “Những biện pháp thuhút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các quốc gia Liên hệ thực tế một số quốc gia vàViệt Nam” nhằm củng cố và nâng cao tri thức về lĩnh vực này, chia sẻ những thông tin

bổ ích với các sinh viên khác đồng thời hy vọng trong tương lai gần có thể đóng gópnhững gì đã học hỏi được cho nền kinh tế nước nhà

Trong quá trình thực hiện đề tài có thể còn những sai sót nhất định, nhóm chúng emrất mong nhận được những phản hồi và ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô và cácbạn

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, phân tích, đánh giá, kết luận về các biệnpháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia trên thế giới hiện nay Đồngthời tìm hiểu thực tiễn áp dụng của một số quốc gia cụ thể trong đó có Việt Nam, rút

ra bài học và kinh nghiệm về việc đưa ra chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài, tác động của những chính sách đó với nền kinh tế

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Chính sách về đầu tư quốc tế của các quốc gia, mà cụ thể là biện pháp thu hút đầu

tư trực tiếp nước ngoài

- Tình hình áp dụng các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốcgia, bao gồm các biện pháp được áp dụng, đối tượng và phạm vi áp dụng, kết quảmang lại, những hạn chế còn tồn đọng

Trang 6

- Tình hình thực hiện thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, quá trìnhthực hiện và kết quả mang lại, những thuận lợi và khó khăn, kết quả đạt được vànhững hạn chế còn tồn đọng

- Qua những vấn đề đã nghiên cứu xuyên suốt đề tài, có những kết luận nào được rút

ra, Việt Nam có thể học hỏi được những gì từ các quốc gia khác

4 Phương pháp nghiên cứu.

- Thu thập thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau

- Thống kê, tổng hợp, phân tích các thông tin đã thu thập được, từ đó rút ra nội dung

và kết luận cho vấn đề nghiên cứu

Trang 7

Phần 1:

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Các khái niệm liên quan.

1.1.1 Các khái niệm.

- Đầu tư, nói chung là sự bỏ ra những nguồn lực vào một công việc nào đó nhằm thulợi lớn trong tương lai Đặc trưng cơ bản của đầu tư đó là tính sinh lãi và rủi rotrong đầu tư Hai thuộc tính này đã phân hóa sàng lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy

xã hội phát triển

- Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là quá trình vốn di chuyển từ quốc gia này sang

quốc gia khác để thực hiện một hay nhiều dự án đầu tư đem lại lợi nhuận cho cácbên tham gia Vốn di chuyển giữa các quốc gia có thể là tiền mặt, các dạng tài sản(nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, mặt bằng sản xuất, nhà xưởng), giá trị của bảnquyền sở hữu trí tuệ, bí quyết, bản quyền thương hiệu…

Các dự án đầu tư thường là dự án công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh thương mại, Các bên tham gia vào đầu tư quốc tế gồm ít nhất là hai bên có quốc tịch khác nhau.Các bên tham gia có thể thu được lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội … trong đóđầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại lợi ích kinh tế lớn nhất

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign

Trang 8

ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh Cá nhânhay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Theo khái niệm mà IMF đưa ra: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 1 hoạt

động đầu tư được thực hện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong doanhnghiệp hoạt động trên lãnh thổ của 1 nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu

tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp

Theo khái niệm của WTO đưa ra: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi

một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nướckhác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diệnquản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớntrường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các

cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi

là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh côngty"

- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI): là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới.

Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời Hình thứcđầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụcủa doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.2 Phân tích khái niệm “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” của

IMF.

- Lợi ích lâu dài: Khi tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư thường

đặt ra mục tiêu lợi ích lâu dài Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi có một mối quan hệlâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư, đồng thời nhàđầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý Doanh nghiệp này

- Quyền quản lý thực sự Doanh nghiệp: Đây chính là nói về quyền kiểm soát Doanh

nghiệp Quyền kiểm soát Doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quantrọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp như: thông qua

Trang 9

chiến lược hoạt động của công ty, thông qua phê chuẩn kế hoạch hành động dongười quản lý hằng ngày của Doanh nghiệp lập ra, quyết định phân chia lợi nhuậnDoanh nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên,… tức là những quyền ảnhhưởng lớn đến sự phát triển sống còn của Doanh nghiệp.

→ Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư đòi hỏi một mối quan tâm lâudài, phản ánh lợi ích dài hạn của nhà đầu tư và quyền kiểm soát một chủ thể cư trú ởmột nền kinh tế khác nền kinh tế của chủ đầu nước ngoài FDI chỉ ra rằng chủ đầu tưphải có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý Doanh nghiệp cư trú ởmột nền kinh tế khác Tiếng nói hiệu quả trong quản lý phải đi kèm với mức sở hữu cổphần nhất định thì mới được coi là đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2 Bản chất của FDI.

- Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư bản của công ty của một nước ở một nướckhác

- Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư

- Có kèm theo quyền chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý

- Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia

- Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế

1.3 Đặc điểm của FDI.

- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ luật pháp của nướcđó

- Tồn tại hiện tượng 2 chiều trong FDI: một nước vừa tiếp nhận đầu tư của nướckhác vừa đầu tư ra nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế so sánh giữa các nước

- Tỷ lệ vốn góp phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư

là nguồn rót vốn và tự mình quản lý và điều hành việc kinh doanh của Doanhnghiệp Quyền quản lý phụ thuộc vào vốn đóng góp mà chủ đầu tư đã góp trong

Trang 10

vốn pháp định của dự án Nếu Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì họ có toànquyền quyết định.

- Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh Kết quả thu được của

dự án phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi đã nộpthuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần cho các cổ đông (nếu là công ty cổphần)

- FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng mới hay mua lại một phầnhoặc toàn bộ Doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc mua cổ phiếu

- Tìm kiếm lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là kiếmlợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển, cần lưu ý điềunày khi thu hút FDI Phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh, cácchính sách thu hút FDI hợp lý để định hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ mục đích tìm kiếm lợi nhuậncủa nhà đầu tư

- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động FDI, nước sở tại có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuậttiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý

1.4 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến.

Xét theo mục đích đầu tư FDI đựơc phân thành 2 loại: đầu tư theo chiều ngang vàđầu tư theo chiều dọc:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều ngang: là việc 1 công ty tiến hành đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào chính ngành sản xuất mà họ đang có lợi thế cạnh tranh.Với lợi thế này họ muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn ở nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo chiều dọc: khác với hình thức đầu tư theo

chiều ngang, hình thức đầu tư theo chiều dọc với mục đích khai thác nguồn tài

Trang 11

nguyên thiên nhiên và các yếu tố đầu vào rẻ như lao động, đất đai của nước nhậnđầu tư

Trang 12

Đây là hình thức khá phổ biến của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại cácnước đang phát triển.

Xét về hình thức sở hữu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thường có các hình thức sau:

1.4.1 Doanh nghiệp liên doanh.

- Khái niệm: Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh có tínhchất quốc tế, hình thành từ các bên khác nhau về quốc tịch, quản lý, hệ thống tàichính, luật pháp và bản sắc văn hoá; hoạt động trên cơ sở sự đóng góp của các bên

về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro cóthể xảy ra; hoạt động của liên doanh rất rộng, gồm cả hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và hoạt động nghiên cứutriển khai

- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, gọi tắt là liên doanh, là hình thức được

sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước đếnnày Nó là công cụ để thâm nhập thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và cóhiệu quả thông qua hoạt động hợp tác

1.4.2 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

- Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh có tưcách pháp nhân, được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sởtại

Trang 13

kinh doanh của nước sở tại, đó là các điều kiện về chính trị - kinh tế - pháp luật –văn hoá, mức độ cạnh tranh, v.v…

Trang 14

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân, là một thực thể pháp

lý độc lập, hoạt động theo luật pháp nước sở tại Thành lập dưới dạng công tyTNHH hoặc công ty Cổ phần

1.4.3 Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác

kinh doanh.

- Khái niệm: Hình thức này là hình thức đầu tư trong đó các bên quy định tráchnhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinhdoanh mà không thành lập pháp nhân mới

Hợp đồng hợp tác kinh doanh và văn bản được ký kết giữa các đại diện có thẩmquyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc thựchiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên

- Đặc điểm:

+ Các bên ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, trong quá trình kinh doanh, các bênhợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc thực hiện hợpđồng hợp tác kinh doanh

+ Phân chia kết quả kinh doanh: hình thức hợp doanh không phân phối lợi nhuận

và chia sẻ rủi ro mà phân chia kết quả kinh doanh chung theo tỷ lệ góp vốn hoặctheo thoả thuận giữa các bên

+ Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính với nước sở tại một cách riêngrẽ

+ Trên pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật phápnước sở tại, chịu sự điều chỉnh của luật pháp nước sở tại

+ Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi rõ trong hợp đồng hợptác kinh doanh

Trang 15

1.4.4 Đầu tư theo hợp đồng BOT (Build-Operate-Transfer)

- BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là một thuật ngữ để chỉ một số mô hình

hay một cấu trúc sử dụng đầu tư tư nhân để thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng vẫnđược dành riêng cho khu vực nhà nước Trong một dự án xây dựng BOT, mộtdoanh nhân tư nhân được đặc quyền xây dựng và vận hành một công trình màthường do chính phủ thực hiện Công trình này có thể là nhà máy điện, sân bay,cầu, cầu đường… Vào cuối giai đoạn vận hành doanh nghiệp tư nhân sẽ chuyểnquyền sở hữu dự án về cho chính phủ Ngoài hợp đồng BOT còn có BTO, BT

- Hợp đồng BOT là văn bản kí kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có

thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả

mở rộng, nâgn cấp, hiện đại hoá công trình) và kinh doanh trong một thời gian nhấtđịnh để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàntoàn bộ công trình cho nước chủ nhà

- Doanh nghiệp được thành lập thực hiện hợp đồng BOT, BTO, BT mặc dù hợp

đồng dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài nhưng đối tác cùng thực hiện hợp đồng là các cơ quan quản lí nhà nước ởnước sở tại Lĩnh vực hợp đồng hẹp hơn các doanh nghiệp FDI khác, chủ yếu ápdụng cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; được hưởng các ưu đãi đầu tư cao hơn

sơ với các hình thức đầu tư khác và điểm đặc biệt là khi hết hạn hoạt đọng, phảichuyển giao không bồi hoàn công trình cơ sở hạn tầng đã được xây dựng và khaithác cho nước sở tại

1.4.5 Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding

company)

- Khái niệm: Holding company là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ởmức đủ để kiểm soát hoạt động quản lí và điều hành công ty đó thông qua việc gâyảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hợp đồng quản trị

- Đặc điểm:

Trang 16

+ Holding company là một trong những mô hình tổ chức quản lí được thừa nhậnrộng rãi ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

+ Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần và chỉ giới hạn hoạtđộng của mình trong việc sở hữu vốn, quyết định chiến lược và giám sát hoạt độngquản lí của các công ty con, các công ty con vẫn duy trì quyền kiểm soát hoạt độngkinh doanh của mình một cách độc lập, tạo rất nhiều thuận lợi:

 Cho phép các nhà đầu tư huy động vốn để triển khai nhiều dự án đầu tư khácnhau mà còn tạo điểu kiện thuận lợi cho họ điều phối hoạt động và hỗ trợcác công ty trực thuộc trong việc tiêps thị, tiệu thụ hàng hoá, điều tiết chi phíthu nhập và các nghiệp vụ tài chính

 Quản lí các khoản vốn góp của mình trong công ty khác như một thể thốngnhất và chịu trách nhiệm về vịec ra quyết định và lập kế hoạch chiến lượcđiều phối các hoạt động và tài chính của cả nhóm công ty

 Lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mụcđầu tư Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư chocác công ty con và cung cấp dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này

 Cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đốingoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu và phát triển (R&D)…

1.5 Tác động của việc thu hút FDI đến nền kinh tế của quốc gia tiếp

nhận.

1.5.1 Lợi ích mang lại.

FDI có thể mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư rất nhiều lợi ích, có những lợi íchtrực tiếp và xác định, song cũng có những lợi ích gián tiếp khó nhận biết hơn Dướiđây là những lợi ích cơ bản mà FDI mang lại cho nền kinh tế các nước đang pháttriển:

Trang 17

- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân

tố vốn luôn được đề cập Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cầnnhiều vốn hơn nữa Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cảvốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI

- Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ

giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà cáccông ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phílớn Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thuhút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước

- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia,

không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xínghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quátrình phân công lao động khu vực Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hộitham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu

- Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của

FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương Thu nhập của một

bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởngkinh tế của địa phương Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghềnghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triểnthu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có

kỹ năng cho nước thu hút FDI Không chỉ có lao động thông thường, mà cả cácnhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ

ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều

địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân

Trang 18

sách quan trọng Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tôFord chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.

- Tăng cường cạnh tranh nền kinh tế - FDI góp phần kích thích tăng trưởng chung

của một nền kinh tế nhờ đẩy mạnh cạnh tranh trong những ngành mà có chỉ một số

ít các công ty nội địa đang chiếm vị trí độc tôn

- Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước - Trong quá trình tương tác

với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty nội địa có thể nâng cao chấtlượng cũng như uy tín của mình, tăng cường được sức cạnh tranh trên thị trườngquốc tế

- Khác với các khoản vay và các khoản viện trợ,việc tiếp nhận FDI đồng thời giúp cho quốc gia tiếp nhận có thể có được một khoản nguồn lực để phát triển mà không phải chịu cảnh nợ nần, ràng buộc, lệ thuộc các nước lớn khác về kinh tế - chính trị - xã hội.

1.5.2 Một số mặt trái.

- Về khía cạnh kinh tế:

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ tỏ ra hiệu quả khi đó là sự đầu tư làm tăng cungcác mặt hàng khan hiếm, các công nghệ sản xuất hiện đại, làm tăng khả năng cạnhtranh của Doanh nghiệp, tăng tiềm lực xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tăngthu ngân sách cho nước sở tại và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế.Ngược lại, nếu việc Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thiên về khuynh hướng kíchthích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu dùng cao cấp vượtquá khả năng kinh tế và tích luỹ của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, FDI sẽ

có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tàikhoản vãng lai, do đó có thể làm tổn hại đến nền kinh tế

+ Nếu việc chuyển giao công nghệ (cả về phần “cứng” và phần “mềm”) nếukhông được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ đã lạc hậu,lỗi thời, thì đương những “lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ

Trang 19

- đồng thời làm hạn chế khả năng tiếp nhận, nâng cấp công nghệ hiện đại, nướctiếp nhận còn chịu thêm gánh nặng duy trì những công nghệ cũ này.

+ Thị trường đầu tư thuận lợi rộng mở và nước nào có môi trường cạnh tranh kémhơn sẽ khó khăn hơn trong thu hút vốn đầu tư FDI Có thể xảy ra hiện tượng cácnước tham gia vào “Cuộc đua xuống đáy” nhằm cạnh tranh, giành giật FDI, cuốicùng nhà đầu tư nước ngoài chính là bên duy nhất nhận được lợi ích béo bở

` + Liên kết kinh tế khu vực có thể dẫn đến phá vỡ quy hoạch và chiến lược thu hútvốn FDI của một quốc gia Và trong quá trình biến quốc gia sở tại thành một ngôisao sáng giá đối với các chủ đầu tư, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoàicũng có thể làm méo mó các thành phần chính sách khác

+ Với những nước có nền kinh tế yếu, quản lý của Nhà nước thiếu chặt chẽ, thiếuhiệu quả, có thể dẫn đến tình trạng Dollar hóa nền kinh tế, phải phụ thuộc nhiềuvào các nền kinh tế khác

- Về khía cạnh văn hoá – xã hội:

+ Có thể làm tăng thêm hố sâu ngăn cách giàu nghèo

+ Gây nhiều sức ép đối với các vấn đề xã hội: an ninh trật tự xã hội, quản lý cácvấn đề về tệ nạn xã hội, ma tuý quốc tế, mại dâm, du nhập lối sống ngoại quốc, …+ Trong quá trình hội hập, các quốc gia đang phát triển có thể bị hoà tan, học hỏithiếu chắt lọc dẫn đến đánh mất bản sắc dân tộc, …

+ Nguồn lực của quốc gia sở tại (về tài nguyên, lao động, … ) có thể bị lạm dụng,khai thác kiệt quệ mà chủ yếu là mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư

+ Sức ép về tạo công ăn việc làm, nạn thất nghiệp tại các địa phương có các dự án

sử dụng nhiều tài nguyên đất nông nghiệp

- Về khía cạnh môi trường: Vấn đề về xả thải làm ô nhiễm mỗi trường Các dự ánđầu tư nước ngoài có thể mang lại lợi ích về kinh tế không đủ bù đắp thiệt hại gây

Trang 20

ra cho môi trường, môi trường bị ô nhiễm và thoái hoá nghiêm trọng, ảnh hưởngđến đời sống con người và các hoạt động kinh tế trong hiện tại và tương lai.

Phần 2

Phần 2:

PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT FDI

2.1 Nhóm các biện pháp về pháp luật, chính sách.

- Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư và cáclĩnh vực liên quan (luật về bảo vệ an toàn về vốn và cuộc sống cho nhà đầu tư,khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động của các công ty đa quốc gia, các thỏa thuậnsong phương và đa phương), hạn chế tối đa các kẽ hở pháp lý, loại bỏ các chínhsách ưu đãi không phù hợp với các hiệp định ký kết quốc tế

- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và kinh doanh (VD như thuế, thủtục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, v.v…), sửa đổi các điều khoản còn bất cập,chưa rõ ràng; loại bỏ các thủ tục rườm rà, không cần thiết, tạo điều kiện cho cácnhà đầu tư nước ngoài dễ dàng hiểu và thực hiện thủ tục, đồng thời vẫn đảm bảotính quản lý chặt chẽ của Nhà nước

- Bên cạnh việc xây dựng pháp luật và chính sách, chú trọng giám sát việc thực hiệnnhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, các vướng mắc phát sinh, tăngcường quy trình xét xử của tòa án, nhằm đảm bảo môi trường đầu tư thuận lợi chonhà đầu tư và lợi ích của quốc gia tiếp nhận đầu tư

Trang 21

- Triển khai các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (Như cácchính sách về giảm hàng rào thuế quan thương mại, về cấp đất sản xuất, hỗ trợ vềđiều tra thị trường, giảm chi phí thuê cơ sở hạ tầng, cước liên lạc viễn thông trongmức hợp lý, v.v…) Ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng côngtrình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, khu thể thao) có lợi cho việc nâng caođời sống công dân

- Khuyến khích các dự án đầu tư công nghệ hiện đại, tiếp thu khoa học tiên tiến, hạnchế dự án có tác động xấu tới môi trường, cân nhắc kỹ với các dự án sử dụng nhiềuđất đai, xây dựng chính sách giải quyết và đối phó với những mặt trái khi tiếp nhậnđầu tư nước ngoài

- Giữ vững sự ổn định của môi trường kinh tế - chính trị (bao gồm duy trì sự ổn địnhphát triển kinh tế và trật tự xã hội, tính có thể dự báo được của hệ thống pháp luậtđầu tư theo hướng ngày càng tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế, duy trì được tâm lý

xã hội chung thuận lợi và sự ủng hộ của các nhà đầu tư), nhằm tạo sự an tâm chonhà đầu tư khi đầu tư vào nước sở tại

- Thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài song cần chú ý bảo vệ Doanh nghiệp

và lợi ích của quốc gia sở tại, không để Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàilấn át hết doanh nghiệp nội địa

- Tăng cường tính minh bạch, cụ thể, rõ ràng, công khai của việc xây dựng, banhành, thực hiện và hướng dẫn thực hiện, thanh tra việc thực hiện các điều luật,chính sách về đầu tư nước ngoài

2.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch vùng lãnh thổ, xây dựng các khu công nghiệp,cụm công nghiệp và các đặc khu kinh tế hợp lý, khai thác triệt để lợi thế vùng, dàntrải đồng đều đầu tư cho các địa phương, tránh tình trạng quá nhiều dự án vào mộtvùng còn các vùng khác lại quá thưa thớt

Trang 22

- Xây dựng quy hoạch cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm đầu tư hợp lý với quá trìnhphát triển kinh tế của quốc gia, phù hợp với các cam kết quốc tê.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch về đất đai hiệu quả sao cho tránh lãng phí tàinguyên đất, cấp đất cho các dự án đầu tư hợp lý, chú trọng vấn đề môi trường

2.3 Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng.

- Tập trung xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng như đường điện, hệ thống cấp thoátnước, vấn đề vệ sinh môi trường … tạo điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư

- Nâng cấp các tuyến giao thông, cảng biển đã có và xây dựng thêm các tuyến giaothông, cảng biển mới phục vụ cho việc giao lưu, vận chuyển, trao đổi hàng hóađược thuận lợi, đồng thời có thể khai thác tốt nguồn lực các vùng

- Đầu tư xây dựng hệ thống khai thác các nguồn năng lượng mới, xanh, sạch

- Đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, hỗ trợ hiệu quảcho các Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

2.4 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực.

- Về lâu dài, cần đưa ra các giải pháp về cải cách giáo dục theo hướng tiến bộ, đàotạo lao động từ gốc Để đáp ứng với nhu cầu cấp thiết, cần có các chương trình đàotạo nâng cao tay nghề cho người lao động, hợp tác quốc tế về đào tạo lao động(VD: mở các trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu, tạo điều kiện cho các lao độnggiỏi ra nước ngoài học tập thêm, mời các chuyên gia giỏi ở các nước phát triển vềđào tạo cho lao động)

- Tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế

- Xây dựng và thực hiện pháp luật và chính sách hợp lý đối với Lao động:

+ Luật, chính sách về việc làm, giờ làm, ngày công, tiền lương, bảo hộ lao động,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, v.v…+ Phổ biến rộng rãi hệ thống pháp luật và chính sách về lao động

Trang 23

+ Có các biện pháp dung hòa những mâu thuẫn trong văn hóa kinh doanh và vănhóa làm việc của các nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, tiếp thu những điểmhợp lý, tiến bộ, tinh hoa trong phong cách làm việc của các quốc gia trên thế giới.+ Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu lao động theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.5 Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng.

- Có chính sách hợp lý về cấp đất cho các dự án tiềm năng, nhất là những dự án đãsẵn sàng giải ngân và thu hồi đất từ các dự án không có khả năng triển khai, các dự

án đầu tư kém hiệu quả

- Thực hiện đền bù và giải tỏa hợp lý cho chủ đất (VD: đền bù hợp lý và tạo việclàm cho nông dân bị thu hồi đất)

2.6 Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốcgia Có chính sách cụ thể với từng đối tác trọng điểm trong vấn đề thu hút đầu tưtrực tiếp vào quốc gia sở tại (VD: Tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư, v.v…)

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư, chủ đầu tư, các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư

- Xác định rõ lợi thế, nhược điểm của từng vùng, ngành kinh tế, lĩnh vực, sản phẩm,

để có danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với quy hoạch, mục tiêu phát triển vùng vàquốc gia

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp nội địa chủ động xúc tiến đầu tư: tìmkiếm, gặp gỡ, hợp tác, giao lưu với đối tác nước ngoài (VD: xây dựng trang thôngtin điện tử về công ty, tổ chức triển lãm doanh nghiệp, hội nghị xúc tiến đầu tư,tham gia diễn đàn doanh nghiệp quốc tế v.v…), hướng dẫn kịp thời các chính sách

về thu hút FDI của Nhà nước cho Doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp chủ độngđầu tư máy móc, công nghệ, nâng cao năng suất lao động Đồng thời, hỗ trợ cácnhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu thị trường, môi trường đầu tư, các đối tác tiềmnăng tại Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư

Trang 24

- Có chính sách, pháp luật cụ thể, rõ ràng về vấn đề xúc tiến đầu tư (VD: tạo điềukiện cho Doanh nghiệp ra nước ngoài tìm kiếm nhà đầu tư, tham gia triển lãmquốc tế, có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho Doanh nghiệp xúc tiến đầu tư thành công,v.v…)

- Đào tào nhân lực điều hành và quản lý công tác xúc tiến đầu tư, tránh tình trạngmời gọi đầu tư tràn lan kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực quốc gia

- Phân cấp quản lý nguồn vốn và dự án từ việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Thực hiện thống kê hằng năm để đánh giá hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài

- Quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hỗ trợ, đáp ứngnhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện thay thế, v.v… cho các Doanhnghiệp đầu tư

Trang 25

Phần 3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 3.1 Thực tiễn một số quốc gia trên thế giới.

3.1.1 Trung Quốc.

3.1.1.1 Các biện pháp áp dụng.

Từ sau cải cách kinh tế 1992 đên nay, Trung Quốc chuyển sang mô hình kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa, chính sách đầu tư quốc tế của Trung Quốc đã có nhiềuchuyển biến, góp phần thúc đẩy nền kinh tế khổng lồ này phát triển vượt bậc.Trong đó, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chínhsách quan trọng, chốt yếu của Trung Hoa trong tiến trình phát triển và hội nhậpkinh tế quốc tế

Các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu mà Trung Quốc đã ápdụng được trình bày cụ thể sau đây:

Một số biện pháp được Trung Quốc thực hiện xuyên suốt, và một số biện pháp chỉbắt đầu thực hiện sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, được trình bày kỹ trongphần phân tích

- Xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, hoàn thiện các quy định pháp luật đối với nhà đầu tư nước ngoài

+ Môi trường kinh tế: chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,

không ngừng nâng cao mức độ thị trường hóa và quốc tế hóa Tập trung thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài vào các lĩnh vực du lịch, khách sạn, công nghiệp cơbản, cơ sở hạ tầng như năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc, các ngành kỹthuật cao tiên tiến Trung Quốc thu hút FDI chuyển dần từ dựa vào ưu đãi thuế(ban đầu) sang dựa vào môi trường đầu tư và thị trường mở rộng cửa (sau một thờigian thu hút FDI)

Trang 26

+ Môi trường chính trị: Trung Quốc đã thực hiện và xây dựng khá thành công môi

trường chính trị, xã hội ổn định, điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài

+ Môi trường pháp chế: Trung Quốc cố gắng xác định những chính sách luật pháp

và điều luật cần thiết, phù hợp và ưu đãi để có thể khuyến khích các nhà đầu tưnước ngoài đến Trung Quốc nhiều hơn Các điều luật được Chính Phủ Trung Quốcsửa đổi và bổ sung liên quan đến thu hút FDI bao gồm: luật và pháp lệnh về thuế,ngoại hối, xuất nhập khẩu, chế độ pháp nhân của người nước ngoài đến sinh sống

và làm việc tại Trung Quốc, pháp quy của từng đơn vị hành chính – kinh tế cụ thể.Trung Quốc đã đề ra một số quy định pháp luật khuyến khích các nhà đầu tư nướcngoài: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài, nghiêm khắc xử lýviệc kiểm tra lung tung, thu phí bừa bãi, … nhằm tăng cường lòng tin của các nhàđầu tư nước ngoài với Trung Quốc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ vấn đề hạchtoán doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tránh thất

thoát lãng phí Từ sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc sửa đổi, bổ sung và hoàn

thiện pháp luật cho phù hợp với nền kinh tế quốc tế, VD như hoàn thiện “luậtchống lũng đoạn”, “luật chống lại cạnh tranh không chính đáng”, v.v… tạo môitrường cạnh tranh công bằng cho nhà đầu tư nước ngoài

+ Môi trường cơ sở hạ tầng: Từ đầu những năm 80, Chính phủ Trung Quốc đã

coi trọng vấn đề nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, tranh thủ nguồn vốn nướcngoài và các quỹ tiên tệ quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng trong điểm như điệnlực, thông tin và giao thông, góp phần thu hút FDI hiệu quả hơn

+ Môi trường cung ứng lao động: Trung Quốc tận dụng lợi thế của mình là dân số

đông, lao động dồi dào, Chính Phủ Trung Quốc tích cực xây dựng một thị trườngcung ứng lao động phong phú, giá lao động thấp so với các nước phát triển khác,đồng thời tích cực đào tạo nâng cao trình độ lao động nhằm đáp ứng được nhu cầucủa các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 27

- Thực hiện quy hoạch và khu vực ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài theo mô hình cuốn chiếu: từ các vùng ven biển, ven biên giới có điều kiện thông thương

thuận lợi đến vào trong đất liền Trong thời kỳ đầu thu hút FDI, Trung Quốc tậptrung thu hút vào các vùng có lợi thế, các vùng kinh tế phát triển năng động, cởi

mở Và sau một thời gian thu hút FDI, Trung Quốc tập trung ưu đãi vào các vùngsâu vùng xa, vùng miền núi, điều kiện giao thông kém, cơ sở hạ tầng còn thiếuthốn, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các vùng này, mục tiêu phát triển kinh tếđồng đều giữa các vùng của quốc gia

- Các chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

+ Ưu đãi đối với khu vực đầu tư:

Áp dụng các biện pháp ưu đãi về thuế quan theo khu vực đầu tư và theo tỉ lệ sảnphẩm xuất khẩu Cụ thể: các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt độngtrong đặc khu kinh tế và xuất khẩu từ 70% giá trị sản phẩm trở lên sẽ được áp dụngmức thuế thu nhập ưu đãi từ 5 – 10%, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt độngtrong các khu khai thác phát triển kinh tế kỹ thuật sẽ được giảm thuế (VD: chế tạomáy, công nghiệp điện tử, năng lượng, hóa học, vật liệu xây dựng, giao thông vậntải, xây dựng địa chất, thông tin, công nghiệp thực phẩm)

+ Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh:

Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,nếu kỳ hạn kinh doanh trên 10 năm, tính từ năm bắt đầu có lãi, năm thứ nhất vànăm thứ 2 họ được miễn thuế thu nhập, từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 họ được giảmmột nửa thuế thu nhập

+ Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư:

Đãi ngộ dành cho tái đầu tư thông thường: nếu nhà đầu tư nước ngoài dùng số lãi

đã thu được từ hoạt động đầu tư tại Trung Quốc trước đó để tái đầu tư, và hoạt

Trang 28

động tái đầu tư không dưới 5 năm, thì sẽ được hoàn lại 40% thuế thu nhập đã nộpđối với phần tái đầu tư.

Đãi ngộ dành cho tái đầu tư ở những lĩnh vực đặc biệt như mở rộng xí nghiệp có

kỹ thuật tiên tiến, mở rộng xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc hạng mục xây dựng

cơ bản, mở mang nông nghiệp trong các đặc khu kinh tế thì có thể được hoàn lại sốthuế đã nộp đối với phần tái đầu tư

+ Thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, đa dạng hóa chủ đầu tư:

Trung Quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chuyển đổi hình thức đầu tư,được thực hiện tất cả các hình thức đầu tư, trong đó Trung Quốc mở rộng khuyếnkhích thu hút FDI trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ

Trung Quốc sau một thời gian đã mở cửa cho phép đầu tư vào các lĩnh vực màtrước đây được cho là nhạy cảm như Ngân hàng, bảo hiểm, ngoại thương

Thực hiện thu hút FDI từ nhiều nguồn, đặc biệt là từ Hoa kiều và các công ty đaquốc gia, các công ty đến từ các nước có công nghệ nguồn Trung Quốc đặt ra mụctiêu phải tận dụng nguồn vốn của các nhà tư bản lớn để nhập khẩu công nghệ hiệnđại Trung quốc thực thi các biện pháp linh hoạt mở rộng thị trường nội địa, thiếtlập và cải tiến cơ chế thị trường, cung cấp những điều kiện thuận lợi và bảo vệ chonhà đầu tư nước ngoài

+ Thực hiện cam kết khi gia nhập WTO:

Trung Quốc từng bước xóa bỏ chế độ ưu đãi đi ngược lại với nguyên tắc “không

kỳ thị” trong giao lưu quốc tế của WTO

Thực hiện chế độ đãi ngộ quốc gia, các chính sách thuế, chính sách tín dụng thốngnhất, công bằng và hợp lý với mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Từng bước giảm thuế theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thực hiện hủy bỏ hạn chế số lượng nhập khẩu hàng công nghiệp

Trước khi gia nhập WTO, Trung Quốc thực hiện bảo hộ đối với một số ngành vàlĩnh vực như công nghiệp chế tạo, viễn thông, … Tuy nhiên sau khi gia nhập tổ

Trang 29

chức này, Trung Quốc đã thực hiện đúng cam kết và dần nới lỏng chính sách thuhút FDI vào những ngành này

+ Trung Quốc đã tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua mạng lưới cơ

quan thương vụ ở nước ngoài và giới thiệu những dự án đầu tư lớn với các nhà đầu

tư nước ngoài ở trong nước và thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyênthủ quốc gia

+ Khuyến khích đầu tư của các công ty xuyên quốc gia: Trung Quốc đặt ra mục

tiêu phải tận dụng nguồn vốn của các nhà tư bản lớn để nhập khẩu công nghệ hiệnđại Tháng 9/1993, bộ hợp tác kinh tế đối ngoại của Trung Quốc đã cho phép cáccông ty siêu quốc gia được đến Trung Quốc xây dựng các công ty đầu tư và nớilỏng phạm vi kinh doanh đối với các công ty này Từ đó, nhiều công ty siêu quốcgia và các tập đoàn tài chính lớn của phương Tây đã đến Trung Quốc đầu tư

3.1.1.2 Kết quả đạt được.

Với những chính sách được thực hiện mạnh tay, triệt để của Chính Phủ TrungQuốc, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh, góp phầnkhông nhỏ thúc đẩy nền kinh tế khổng lồ này phát triển vượt trội Không thể phủnhận rằng, có những chính

sách chẳng khác nào con dao hai lưỡi, chẳng hạn như “đổi thị trường lấy côngnghệ”, Trung Quốc đã hoạch định và thực hiện rất hiệu quả

Trang 30

Đầu tư trực tiếp ròng vào Trung Quốc 1987 – 2011 (Nguồn: worldbank.org)

Giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đến

từ cộng đồng người Trung Quốc ở hải ngoại, được tập trung vào chế biến thươngmại, chuyển giao công nghệ và kỹ năng Từ năm 1979 đến năm 1991, lượng vốnthực nhận được từ các khoản vay nước ngoài cao hơn nhiều so với đầu tư trực tiếp.Năm 1992, tổng FDI vào Trung Quốc chỉ đạt 11.15 tỉ USD

Giai đoạn 1992 đến 2000, sau 10 năm nỗ lực thì lòng tin của các nhà đầu tư nướcngoài với Trung Quốc đã tăng lên, những tiến bộ về môi trường đầu tư và cơ sở hạtầng được ghi nhận, một lượng vốn lớn từ nước ngoài đột ngột đổ vào Trung Quốc.Vào đầu năm 1992, một số thành phố, lĩnh vực mới được mở cửa cho các nhà đầu

tư nước ngoài, bao gồm cả việc mở cửa một số lĩnh vực nhạy cảm ở mức hạn chế

và mang tính thử nghiệm Lượng vốn FDI ròng vào Trung Quốc nhảy vọt từ 4.4 tỷUSD năm 1991, lên 44.2 tỷ USD năm 1997 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được đadạng hóa, chủ yếu là vốn độc quyền từ Châu Âu và Mỹ, tập trung vào ngành côngnghiệp chế tạo Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm

1998, đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc có 9662 hợp đồng đầu tư với tổng giá trị là24,21 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 1997, nhưng giá trị đầu tư thực tế là 20,44 tỷUSD, giảm 1,3% Trong khi đầu tư từ các nước châu Á giảm thì hợp đồng đầu tư

từ EU và Mỹ lại tăng lên với những dự án có lượng vốn lớn

Giai đoạn 2001 đến nay, cùng với sự kiện Trung Quốc gia nhập tổ chức thươngmại thế giới WTO, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc càng tăngmạnh Việc gia nhập WTO và thực hiện các cam kết khi gia nhập đã khiến TrungQuốc trở thành một cục nam châm hút FDI Theo bộ ngoại thương và hợp tác kinh

tế Trung Quốc, trong 10 tháng đầu năm 2001, đã có thêm 20549 xí nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài đăng ký vào Trung Quốc đầu tư

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến 10 - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
1.4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến 10 (Trang 2)
- Sự đa dạng về nhà đầu tư, hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư: - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
a dạng về nhà đầu tư, hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư: (Trang 32)
Bảng xếp hạng minh bạnh của các thị trường trên thế giới (nguồn:Internet) - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
Bảng x ếp hạng minh bạnh của các thị trường trên thế giới (nguồn:Internet) (Trang 34)
Trong bảng xếp hạng môi trường Dễ Kinh   doanh,  Ngân   hàng   Thế   giới  chuyển Thái Lan lên trên bằng cách xếp  hạng  thứ  15  trong năm 2008  và lên  ba  vị trí so với năm trước - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
rong bảng xếp hạng môi trường Dễ Kinh doanh, Ngân hàng Thế giới chuyển Thái Lan lên trên bằng cách xếp hạng thứ 15 trong năm 2008 và lên ba vị trí so với năm trước (Trang 39)
Vận động Doanh nghiệp tự động xây dựng hình ảnh, tự động tái đầu tư nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh. - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
n động Doanh nghiệp tự động xây dựng hình ảnh, tự động tái đầu tư nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh (Trang 47)
+ Đa dạng hố hình thức đầu tư;   được   mua   cổ   phần   của   các  doanh nghiệp trong nước - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
a dạng hố hình thức đầu tư; được mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước (Trang 48)
Tình hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng  tài chính và tiền tệ châu Á - Các biện pháp thu hút FDI, thực tiễn một số quốc gia và việt nam
nh hình thực hiện FDI: Từ năm 2000, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w