NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM STUDYING METHODS OF ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM SVTH: Nguyễn Lê Vi Lớp: 03KX – Khoa XDTLTĐ GVHD: GV.ThS Phạm Anh Đức ABSTRACT Foreign direct investment is the very important outside force of many countries, especially developing countries. In Vietnam, though FDI has had spectacular progress, especially in the last few years, that devepment contains so much unstableness. So through this topic, I have studied real situation of FDI in Vietnam, finding the causes, synthetizing the experience of attracting FDI of some ahead countries. Then I propose methods of attracting FDI effectively. TÓM TẮT Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn ngoại lực vô cùng quan trọng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. ở Việt Nam, tuy FDI đã có những bước tiến ngoạn mục, đặc biệt là trong thời gian gần đây, nhưng sự phát triển ẩy vẫn chứa nhiều bất ổn. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng FDI ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân vấn đề, tổng hợp kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đi trước và từ đó đề xuất những biện pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả. 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là nguồn ngoại lực vô cùng quan trọng đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, nó giúp: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp đáng kể cho nguồn ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động… Ở Việt Nam FDI phát triển theo đường cong; ba năm đầu kể từ khi có luật Đầu tư nước ngoài 1988-1990 vốn FDI còn ít; từ 1991-1997 đường cong lên dần và đạt đến đỉnh năm 1996; sau đó, từ 1988-2003 đường cong giảm xuống rõ rệt. Năm 2004 FDI bắt đầu phục hồi, năm 2005 đã tăng trưởng rõ rệt và năm 2006 đạt được nhiều kỷ lục về vốn đăng ký mới, vốn đầu tư tăng thêm và vốn thực hiện. Ngoài những nhân tố bên ngoài đã tác động thuận chiều và ngược chiều đến FDI vào Việt Nam, cần khách quan thừa nhận sự mất ổn định về phát triển FDI ở nước ta chủ yếu là do tác động của nhân tố chủ quan, liên quan đến việc tận dụng thời cơ và tạo lập môi trường đầu tư đủ khả năng cạnh tranh - trong một thế giới vừa hợp tác, vừa cạnh tranh khá gay gắt về việc thu hút các nguồn vốn quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có các biện pháp thích hợp để thu hút FDI, làm cho nó ngày càng tăng nhanh và ổn định. Đó là lý do ra đời của đề tài. 1.2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các doanh nghiệp trong và ngoài nước - hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập số liệu số liệu; phương pháp so sánh, tổng hợp; phương pháp thống kê bằng bảng biểu. 1.4 MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI -Về mặt kinh tế: đề xuất các giải pháp giúp thu hút nguồn vốn FDI một cách có hiệu quả. -Về mặt xã hội: giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quát về FDI và thấy được tầm quan trọng của nó đối với quốc gia, để từ đó hiểu rằng thu hút FDI không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của các địa phương mà là của toàn dân. 2. HIỆN TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1.1 Hoạt động thu hút FDI: Hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam có thể chia làm 4 giai đoạn: 1 + 1988-1900: thời kỳ khởi đầu của FDI với tổng số vốn đăng ký gần 1,6 tỷ USD còn vốn thực hiện không đáng kể vì các doanh nghiệp FDI phải hoàn thành thủ tục cần thiết ngay cả khi đã được cấp giấy phép đầu tư. + 1991-1997: FDI tăng trưởng nhanh và bắt đầu có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tính trong hai năm 1996-1997, FDI đạt đỉnh cao với khoảng 15,8 tỷ USD vốn đăng ký và gần 6 tỷ USD vốn thực hiện. + 1998-2000: FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tụt xuống mức thấp nhất vào năm 1999. Vốn FDI thực hiện trong thời gian này chỉ đạt bình quân trên 2,3 tỷ USD/năm. + 2001 đến nay: FDI phục hồi và bắt đầu tăng tốc. Đặc biệt năm 2006 tổng vốn FDI thu hút là 10,2 tỷ USD – cao nhất trong gần hai thập kỷ qua, cùng với đó là sự góp mặt của hàng loạt dự án với quy mô lớn của các tập đoàn xuyên quốc gia như: công ty thép Posco (1,2 tỷUSD); công ty TNHH Intel Products Việt Nam(1 tỷUSD); công ty Tycoons Worldwide Steel Việt Nam (556 triệu USD),… 2.1.2 Cơ cấu vốn trong thu hút FDI Xét theo ngành nghề : Lĩnh vực công nghiệp có sức hút mạnh nhất, chiếm 63% tổng vốn đầu tư. Tỷ trọng vốn FDI trong du lịch còn thấp (31%) và trong nông nghiệp rất nhỏ(6%). Xét theo địa phương, Vùng Đông Nam Bộ vẫn là cực hút FDI mạnh nhất, chiếm trên 50% vốn đăng ký và gần 50% vốn thực hiện của cả nước. Riêng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn phát triển chậm, chỉ chiếm 16% vốn đăng ký và 21,3% vốn thực hiện. Xét trên góc độ nguồn vốn đầu tư: vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu từ các nước châu Á, tỷ lệ dòng vốn từ Mỹ và châu Âu thấp và tăng chậm. Xét trên góc độ các hình thức đầu tư, hình thức đầu tư chủ đạo của dòng vốn FDI vào Việt Nam là 100% vốn nước ngoài. Hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) hầu như vẫn chưa được thực hiện. 2.2 TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM: Bên cạnh những tác động tích cực đến kinh tế xã hội Việt Nam như :đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước; thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường; đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng; thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán – FDI vẫn có những mặt hạn chế: công nghệ lạc hậu du nhập vào đất nước, gây ô nhiễm môi trường; phát sinh nhiều vấn đề về quan hệ lao động giữa chủ và thợ, quyền và lợi ích của người lao động bị vi phạm; vấn đề đối xử thiếu công bằng giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước - sự bất bình đẳng và bất công này thể hiện trong việc tiếp cận các điều kiện đầu tư, sự khác biệt về chính sách thuế và ưu đãi. 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM - Dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Theo đánh giá của UNCTAD (ngày 6/10/06) Việt Nam vẫn nằm trong top 10 châu Á về thu hút FDI nhưng: tính đến hết năm 2005, Việt Nam chỉ chiếm 8,3% tổng vốn FDI đã thu hút được của Đông Nam Á, 1,13% tổng lượng vốn đã chảy vào các nước đang phát triển, và chỉ bằng 0,3% tổng lượng vốn FDI đã đầu tư trên toàn thế giới. - FDI có tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nhưng mức độ lan tỏa chưa cao, điều đó thể hiện ở chỗ: mức độ chuyển giao công nghệ còn thấp do vốn FDI tập trung nhiều trong những ngành thay thế nhập khẩu và mức độ bảo hộ cao; nguồn vốn FDI từ các nước có công nghệ nguồn còn thấp và tăng chậm; số lượng các công ty xuyên quốc gia (TNC) đầu tư chủ yếu là 100% vốn nước ngoài điều đó cho thấy hình thức liên doanh chưa thực sự có hiệu quả còn hình thức sáp nhập và mua lại (M&A) hầu như chưa có. Điều này đồng nghĩa với việc một mặt Việt Nam đã có những cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư và chính sách đầu tư như: đảm bảo môi trường kinh tế vĩ mô và chính trị ổn định, hệ thống chính sách và luật pháp về đầu tư và nước ngoài ngày càng 2 được hoàn chỉnh, công tác xúc tiến đầu tư đang được triển khai tích cực; tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: cơ sở hạ tầng lạc hậu, trình độ nguồn nhân lực còn thấp, hệ thống pháp luật về chính sách đầu tư đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thủ tục hành chính còn nhiều chồng chéo. 3. KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA MỘT SỐ NƯỚC Giữa thập niên 80 đến nay, trên thế giới hầu như nước nào cũng xem FDI là yếu tố quan trọng để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu và tăng sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Các nước hiện nay có vị trí kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapor, Thái Lan…đều xem thu hút FDI là chiến lược hàng đầu để phát triển kinh tế. Tuy mỗi nước đều có những chính sách riêng để thu hút FDI hiệu quả, nhưng nhìn chung đều dựa trên các biện pháp chủ đạo sau: - Cải thiện môi trường đầu tư: hoàn thiện, bổ sung các luật và cơ chế điều hành để tạo ra hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động; hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng; giảm thuế; đầu tư để nâng cao trình độ nguồn nhân lực; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng mang tính hội nhập. - Đưa thêm các khuyến khích đầu tư, tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn FDI. - Tăng cường xúc tiến đầu tư. 4. BIỆN PHÁP THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 4.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM Đầu tiên, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Trung Quốc về việc thu hút dòng vốn FDI. Bởi lẽ: (1) Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. (2) Trung Quốc và một số nước láng giếng khác được xem là những địa điểm đầu tư hấp hẫn nhất. (3) Việt Nam đang thiếu lợi thế về lao động có kỹ năng. (4) Hầu hết các nước đều tăng cường cải thiện môi trường đầu tư để cạnh tranh thu hút FDI. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định: + Việt Nam nằm trong khu vực hấp dẫn FDI nhất trên thế giới. + Việt Nam vẫn là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn trong chiến lược của các TNC. + Những rủi ro đi kèm với tốc độ phát triển quá nhanh của Trung Quốc và triển vọng nâng giá tiếp theo của đồng Nhân dân tệ đang khiến cho nhiều công ty nước ngoài (đặc biệt là các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc) có xu hướng giảm thiểu rủi ro đầu tư quá nhiều vào Trung Quốc bằng cách đa dạng hóa đầu tư vào những nước láng giềng của Trung Quốc, theo chiến lược “China plus one” ( Trung Quốc + 1). Việt Nam kỳ vọng mình sẽ là một trong những ứng cử viên sáng giá. Ngoài những cơ hội và thách thức kể trên, Việt Nam còn có nhiều thời cơ : + Duy trì được môi trường kinh tế vĩ mô và chính trị ổn định. + Trong năm 2006, luật Đầu tư chung và luật Doanh nghiệp, luật Đấu thầu đã bắt đầu có hiệu lực, góp phần tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đầu tư vào Việt Nam. + Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh: là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM, WTO… + Năm 2006, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC. Cũng trong khuôn khổ hội nghị còn có Diễn đàn xúc tiến thương mại và đầu tư với Việt Nam với sự góp mặt của 100 tập đoàn của thế giới nằm trong danh sách bình chọn của Fortune. Điều đó giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khu vực và thế giới. 4.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THU HÚT HIỆU QUẢ FDI Bên cạnh những chính sách nhằm tăng cường việc thu hút dòng vốn FDI như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư về: luật pháp, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, trình độ quản lý, ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống tài chính – ngân hàng, Việt Nam cần thực hiện một số giải pháp sau: 3 Thứ nhất, cần xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng vốn FDI, lồng ghép chiến lược này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai cũng như vào chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Chiến lược này sẽ cho phép giải quyết các vấn đề như: quy hoạch tổng thể các ngành và vùng thu hút FDI, đặt ra các ưu tiên cho việc thu hút FDI, tránh được những vấn đề bất cập trong phân cấp đầu tư, tránh được sự manh mún và tản mạn trong xúc tiến đầu tư, kết hợp có hiệu quả dòng vốn ODA, vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) trong phát triển kinh tế. Thứ hai, cần đổi mới tư duy về thu hút và sử dụng vốn FDI theo hướng tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn này chứ không phải đưa ra các hạn chế, các điều kiện dễ quản lý hơn như ta đã phạm sai lầm khi sửa đổi luật đầu tư nước ngoài năm 1996. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách thu hút nhiều hơn nữa đối với dòng vốn FDI, cần chú trọng đến chất lượng của dòng vốn này (công nghệ; thị trường; đào tạo nguồn nhân lực, tác động lan tỏa…) Thứ ba, hướng dòng vốn FDI vào khu vực dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao. Điều này vừa phù hợp với xu hướng quốc tế vừa giúp Việt Nam xây dựng được một khu vực dịch vụ hoạt động hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao. Một khu vực dịch vụ như vậy sẽ giúp cho Việt Nam đẩy nhanh được quá trình công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường, phát triển cân đối giữa các vùng miền, đào tạo được nguồn nhân lực kỹ năng cao, thúc đẩy cải cách hành chính và qua đó tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho thu hút FDI. Thứ tư, bên cạnh việc thu hút dòng vốn FDI từ các nước truyền thống, cần định hướng thu hút vốn FDI từ những nước có công nghệ nguồn như Mỹ, Châu Âu Và Nhật Bản. Đặc biệt, cần có những chính sách xúc tiến và mục tiêu hóa đầu tư để thu hút FDI từ những TNC hàng đầu thế giới. Vì: (1) Công nghệ mà các nước này sử dụng và chuyển giao là công nghệ cao (mặc dù có thể không mới nhất) và ít gây ô nhiễm môi trường; (2) Các TNC giúp đào tạo nguồn nhân lực với kỹ năng cao; (3) Các TNC có thể giúp Việt Nam kết nối mạng lưới sản xuất, thị trường và nghiên cứu triển khai toàn cầu của họ; (4) Các TNC thường thực hiện những dự án với giá trị vốn lớn; (5) Các TNC sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được những xu hướng sản xuất và kinh doanh đang diễn ra trên toàn cầu… Thứ năm, phối kết hợp một cách chặt chẽ và nhịp nhàng hơn giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch nhằm xây dựng một hình ảnh quốc gia chung với tầm nhìn, chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, cùng những nét đặc thù độc đáo và riêng biệt của đất nước. Việc phối kết hợp này sẽ khiến cho công tác xúc tiến đầu tư được tiến hành theo một hướng thống nhất, tránh việc lãng phí do chồng chéo cũng như tiết kiệm được nguồn lực. Bên cạnh đó cần tiến hành việc mục tiêu hóa các ngành, các lĩnh vực cần được ưu tiên đầu tư để đề ra các chiến lược xúc tiến phù hợp từ các TNC lớn và trong những trường hợp cần thiết cần thực hiện việc xúc tiến ở cấp nguyên thủ quốc gia. Sau khi xúc tiến đầu tư thành công nên có công tác hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần trở thành thành viên của tổ chức xúc tiến đầu tư thế giới (WAIPA) nhằm nắm bắt được những xu hướng phát triển mới nhất của FDI trên thế giới và học hỏi các kinh nghiệm tốt nhất trong việc xúc tiến đầu tư. Thứ sáu, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ các công ty xuyên quốc gia (TNC) lớn bằng cách xây dựng chiến lược tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty này trên thị trường thế giới cũng như trong nước với tư cách là nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lượng cao…Chính phủ cũng cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kể cả trong việc liên doanh với nước ngoài. Thứ bảy, cùng với quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, những lĩnh vực được bảo hộ mạnh như ô tô, xe máy… sẽ được tự do hóa và nhiều doanh nghiệp FDI có thể phải chuyển hướng kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, do đó Việt Nam 4 cần nghiên cứu sâu hơn về hình thức M&A để có thể áp dụng tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của dòng vốn FDI. Tóm lại, với việc bảo đảm môi trường chính trị, xã hội ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của mọi thành phần kinh tế, trong đó có đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách phát triển bền vững cùng những biện pháp nêu trên sẽ góp phần củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Việt Nam sẽ là điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khi họ cảm thấy yên tâm và hứa hẹn có đồng tiền lợi nhuận. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Trong thời gian qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ mục đích là tìm ra biện pháp để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI , đề tài đã tiến hành đánh giá tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài kể từ khi ban hành luật Đầu tư tại Việt Nam; tìm ra nguyên nhân của những vấn đề này trong điều kiện đặc thù của Việt Nam; chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của FDI đối với kinh tế xã hội; tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI từ các nước đi trước trong khu vực. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất những biện pháp để xử lý những vấn đề kinh tế kinh tế xã hội nảy sinh và những giải pháp để tiếp tục cải tiến một cách cơ bản việc thu hút FDI vào Việt Nam nhằm mục đích: tối đa hóa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 5.2 KIẾN NGHỊ Do điều kiện chưa cho phép nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu biện pháp thu hút FDI, nếu có thể đề tài sẽ đi sâu vào lĩnh vực sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI, vì có một thực tế - vốn FDI có thể thu hút được nhiều nhưng nếu không “ tiêu hoá” nó, tận dụng hiệu quả của nó thì FDI sẽ không phát huy được vai trò thật sự của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Đỗ Đức Bình – PGS. TS Nguyễn Thường Lạng (2006), Những vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài – kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà nội . [2] Nguyễn Khánh Duy (6/2006), Triển vọng FDI vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 2006-2010, Tạp chí phát triển kinh tế. [3] Trọng Hà (5-9-2006), Thu hút đầu tư nước ngoài – những con số biết nói, Tạp chí bất động sản nhà đất Việt Nam số 32. [4] Quốc hội, Luật đầu tư 59/2005/QH11 [5] PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn (6/2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam, Những vấn đề kinh tế thế giới - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. [6] Trần Văn Thọ - GS kinh tế, Đại học Waseda, Tokyo (09/2005), Thời cơ mới cho FDI ở Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn. [7] GS.TS Võ Thanh Thu (01/2003), Nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ngoài trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế-Trường đại học kinh tế TP. HCM. [8] Trung tâm Tư liệu Thống kê, Tổng cục Thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn 5 . khích đầu tư, tự do hóa hơn nữa đối với dòng vốn FDI. - Tăng cường xúc tiến đầu tư. 4. BIỆN PHÁP THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM 4.1 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM Đầu tiên, Việt. NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) Ở VIỆT NAM STUDYING METHODS OF ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM SVTH: Nguyễn Lê Vi Lớp:. Thu hút đầu tư nước ngoài – những con số biết nói, Tạp chí bất động sản nhà đất Việt Nam số 32. [4] Quốc hội, Luật đầu tư 59/2005/QH11 [5] PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn (6/2006), Đầu tư trực tiếp nước