Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
443,99 KB
Nội dung
1
Ngoại giaokinhtếtrongthựctiễnquanhệ
quốc tếvàViệtNam
Nguyễn Thị Huyền Trang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Quốctế học
Chuyên ngành: QuanhệQuốctế ; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn khoa học: T.S Bùi Thành Nam
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Làm sáng tỏ nội hàm khái niệm ngoạigiaokinhtế (NGKT). Phân tích trọng tâm
của công tác ngoạigiaokinhtế tại các quốc gia phát triển vàquốc gia đang phát triển. Tìm
hiểu vai trò của hoạt động NGKT đối với sự phát triển kinhtế của ViệtNamvà đưa ra một
số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của NGKT phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp CNH-
HĐH đất nước.
Keywords. Quanhệquốc tế; Quanhệngoại giao; Việt Nam; Kinhtế
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI cùng với việc chiến tranh lạnh chấm dứt, quanhệ
quốc tế đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, từ đó làm nảy sinh xu hướng đa dạng hoá,
đa phương hoá trongtiến trình hội nhập toàn cầu. Hoà bình, ổn định, hợp tác để phát triển
ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa
và hội nhập kinhtếquốctế ngày càng phát triển sâu rộng với tốc độ chưa từng có, khoa
học - công nghệ tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi sâu sắc kinhtế thế giới nói riêng và đời
sống quốctế nói chung. Kinhtế được ưu tiên phát triển và trở thành một trong những chủ
đề chính trongquanhệquốctế hiện nay.
Trước bối cảnh đó, hầu hết các quốc gia đều sớm điều chỉnh lại chính sách đối ngoại
của nước mình để thích ứng với tình hình mới, trên cơ sở đó thì ngoạigiaokinhtế ngày
càng khẳng định vai trò nổi bật của mình. Ngoạigiaokinhtế của các nước phát triển ngày
càng mạnh mẽ và rộng rãi, với nhiều nội dung và hình thức mới. Vai trò của nó cũng ngày
càng được xác định rõ ràng hơn, cùng với đó các hoạt động ngoạigiaokinhtế cũng được
thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn. Nó không chỉ thể hiện ở chỗ tham gia kiến tạo
chính sách kinhtế đối ngoại, xây dựng và duy trì mối quanhệquốctế ổn định, thuận lợi cả
về chính trị, kinh tế, an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp thị và mở
rộng thị trường, đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoàivà môi giới những hợp đồng kinhtế
lớn…
Ở Việt Nam, NGKT không phải vấn đề mới. Đặc biệt trong các năm gần đây, NGKT
luôn được coi là một bộ phận quantrọng của ngoạigiao nói chung vàngoạigiaoViệtNam
nói riêng. Ngành ngoạigiao đã xem trọng tâm phát triển kinhtế là công tác hàng đầu của
hoạt động đối ngoại.
2
Với tầm quantrọng như vậy, NGKT đã và đang là vấn đề được rất nhiều cơ quan
chức năng và học giả quan tâm. Tuy nhiên, quan niệm, hình thứcvà phương thứcthực hiện
NGKT lại không giống nhau ở các quốc gia cũng như ở các thời kỳ khác nhau. Chính vì
vậy, luận văn mong muốn đưa ra một cái nhìn đầy đủ hơn về nội hàm cũng như thựctiễn
của khái niệm NGKT, xem xét NGKT ở cả hai phương diện “kinh tế là đối tượng” và
“kinh tế là công cụ” của chính sách đối ngoạiquốc gia trongquanhệquốc tế, từ đó đánh
giá công tác NGKT tại Việt Nam, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường
hơn nữa hiệu quả các hoạt động NGKT trong thời gian tới.
2. Mục tiêu của đề tài
Luận văn tập trung phân tích làm sáng tỏ nội hàm khái niệm Ngoạigiaokinh tế.
Phân tích trọng tâm của công tác ngoạigiaokinhtế tại các quốc gia phát triển và
quốc gia đang phát triển.
Làm rõ vai trò của hoạt động NGKT đối với sự phát triển kinhtế của ViệtNamvà
đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của NGKT phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Mối quanhệ giữa Ngoạigiaokinhtếvà các nhiệm vụ khác của Ngoạigiao
- Chủ thể Ngoạigiaokinhtế
- Các phương diện của Ngoạigiaokinhtế
- Yêu cầu, thựctiễn triển khai công tác Ngoạigiaokinhtế
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích các đặc trưng công tác NGKT tại các quốc gia đang
phát triển, phát triển vàthựctiễn tại Việt Nam.
Về mặt thời gian, tại ViệtNam luận văn đặt trọng tâm phân tích vai trò của NGKT
chủ yếu giai đoạn sau khi ViệtNamthực hiện chính sách đổi mới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng các phương pháp so sánh,
đối chiếu; phân tích định tính, định lượng; phân tích tổng hợp… để thể hiện các đánh giá,
phân tích và luận điểm.
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích một cách hệ thống các phương diện của ngoạigiaokinh tế, đặc
biệt là tầm quantrọng của công tác ngoạigiaokinhtếtrongquanhệquốctếvàViệt Nam.
Trên cơ sở lý luận, thựctiển triển khai trongquanhệquốctếvàViệt Nam, luận văn đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ngoạigiaokinhtếtrong giai đoạn tới.
Với những nội dung trên, hy vọng rằng luận văn khi hoàn thành sẽ hữu ích cho công tác
nghiên cứu về ngoạigiaokinh tế.
Do nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận văn có hạn, quỹ thời gian không nhiều và
kiến thức, kinh nghiệm của người viết còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến bổ sung, đóng góp của các thày cô và các bạn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
3
Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngoạigiaokinh tế. Nhằm đưa ra cái nhìn đầy đủ về
thuật ngữ Ngoạigiaokinh tế, Chương 1 khái quát những quan niệm về Ngoạigiaokinhtế
trên thế giới vàViệt Nam, phân tích mối quanhệ biện chứng giữa ngoạigiaovàkinh tế,
cũng như mối quanhệ giữa ngoạigiaokinhtế với các nhiệm vụ khác của ngoại giao.
1.1. Khái niệm ngoạigiaokinhtế
Ngoại giaokinhtế không phải là khái niệm mới. Ngoạigiao với những mục tiêu kinh
tế ra đời từ khá sớm. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa và phụ thuộc mạnh
mẽ về kinhtế giữa các quốc gia, thuật ngữ Ngoạigiaokinhtế dần trở thành quen thuộc với
nhiều người trên thế giới. Tuy nhiên, trên thựctế có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuật
ngữ này. Quả thật, không có một định nghĩa chính xác về ngoạigiaokinh tế, nhưng nó có
thể được mô tả là sự hình thành vàthúc đẩy các chính sách liên quan đến sản xuất, di
chuyển và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lao động và đầu tư với các nước / khu vực khác.
Ngoại giaokinh tế, cũng như ngoạigiao nói chung, là một thành phần của chính sách đối
ngoại, hoạt động quốctế của đất nước, xác định các mục tiêu và mục đích của ngoạigiao
kinh tế đại diện cho toàn bộ các hoạt động, hình thức, phương tiệnvà phương pháp được
sử dụng để thực hiện chính sách đối ngoại.
Ngoại giaokinhtế là phân tích, xây dựng liên minh, ra quyết định, giải quyết vấn đề,
xây dựng chính sách và biện hộ cho lợi ích của các quốc gia, đàm phán và giải quyết tranh
chấp. Ngoạigiaokinhtế yêu cầu phải có sự tinh thông kỹ thuật, biết phân tích các hệ quả
tác động của tình hình kinhtế của một nước lên bầu không khí chính trị nước đó và các lợi
ích kinhtế của quốc gia. Các quốc gia, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài cũng như
các nhà làm chính sách của Chính phủ cùng làm việc với nhau về một số trong những vấn
đề gai góc nhất của chính sách đối ngoại, chẳng hạn như công nghệ, môi trường cũng như
trong các lĩnh vực truyền thống như thương mại và tài chính. Tính tháo vát, linh hoạt, đánh
giá đúng đắn và kỹ năng kinh doanh tốt là rất cần thiết để thực hiện ngoạigiaokinh tế.
Phạm vi của ngoạigiaokinhtế bao quát cả những vấn đề kinhtế đối nội vàkinhtế
quốc tế. Nó bao gồm cả “nguyên tắc quanhệkinhtế giữa các nhà nước” được theo đuổi từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Quá trình phát triển của toàn cầu hóa và lệ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn giữa các nước trong những năm 1990 và 2000 buộc ngoạigiaokinhtế phải
đi sâu hơn vào quá trình hoạch định chính sách đối nội. Nó bao gồm cả “chính sách liên
quan đến sản xuất, di chuyển và trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các công cụ sản xuất, thông tin
tiền tệvà các quy định quản lý chúng”
Tựu chung lại, mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, có thể hiểu về Ngoạigiaokinh
tế đơn giản là ngoạigiao bảo vệ vàthúc đẩy lợi ích kinhtếquốc gia, là phương tiện để
cạnh tranh và hợp tác trongquanhệquốc tế. Theo đó, ngoạigiaokinhtế bao hàm hai
phương diện “kinh tế là đối tượng” và “kinh tế là công cụ” của chính sách đối ngoạiquốc
gia trongquanhệquốc tế.
Tại Việt Nam, từ chỗ nhận thức sơ khai ban đầu trước đổi mới, đến nay ngoạigiao
kinh tế đã trở thành một trong những nhiệm vụ chính của ngành ngoại giao. Ngoạigiao
kinh tế đã và đang được quán triệt sâu sắc, triển khai một cách bài bản và nhận được sự
ủng hộ lớn từ các cấp, các ngành, các địa phương cũng như các doanh nghiệp. Có thể nói,
ngoại giaokinhtế đã thực sự trở thành nhu cầu khách quan đối với sự phát triển kinhtế xã
hội của Việt Nam, là một trong ba trụ cột quantrọng của công tác ngoại giao. Mục tiêu
4
tổng quát của hoạt động ngoạigiaokinhtế là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinhtế
của đất nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinhtế với nước ngoài, phục vụ thiết
thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập khu vực vàquốc tế. Theo
đó, công tác ngoạigiaokinhtế ở ViệtNam được hiểu chính là ngoạigiao phục vụ phát
triển kinh tế.
1.2. Ngoạigiaokinhtếvà các nhiệm vụ khác của ngoạigiao
Mối quanhệ giữa ngoạigiaokinhtếvà các nhiệm vụ khác của ngoạigiao là mối
quan hệ biện chứng, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với nhau một cách sâu sắc. Đối
với nền ngoạigiao các quốc gia, sức mạnh kinhtế vừa là cái đích phải đạt tới, vừa là
phương tiện để họ thực hiện mục tiêu của mình. Và ngược lại, bất kỳ quanhệ trên lĩnh vực
nào cũng cần nền tảng là quanhệngoại giao, một cách chính thức hoặc trên nguyên tắc
nhất định. Với vai trò là một trong những trụ cột quantrong của ngoạigiao các quốc gia,
Ngoại giaokinhtế vừa là nền tảng cho sự phát triển, vừa là biện pháp và mục tiêu của
chính sách đối ngoại; nó bổ trợ rất hữu hiệu cho các trụ cột khác, tạo thành một chỉnh thể
chính sách đối ngoại phát huy tốt nhất sức mạnh dân tộc và kết hợp hiệu quả với sức mạnh
thời đại. Ngoạigiao chính trị đóng vai trò định hướng. Ngoạigiao văn hóa tạo nền tảng
tinh thần làm bền chặt quanhệ chính trị vàkinh tế… Những trụ cột này tạo ra sức mạnh
cộng hưởng cho ngoạigiao các quốc gia, góp phần tạo dựng và phát triển các mối quanhệ
đối ngoại theo hướng ổn định, bền vững và hiệu quả.
1.3. Chủ thể thực hiện công tác Ngoạigiaokinhtế
Kể từ khi thuật ngữ “ngoại giaokinh tế” xuất hiện, ngoạigiao đã không còn là công
việc duy nhất của Bộ ngoại giao, mà đã xuất hiện nhiều chủ thể khác nhau… Bên cạnh Bộ
ngoại giao thì còn có sự tham gia rất tích cực từ các bộ ban, ngành và nhiều nhóm lợi ích
khác vào công tác ngoạigiaokinh tế. Những chủ thể này không chỉ nhiều về số lượng mà
còn rất đa dạng về chủng loại. Và mỗi chủ thể lại có sự khác biệt về lịch sử, trình độ phát
triển, văn hóa, lợi ích vàtrongquanhệ tương tác với các chủ thể khác nhau. Tựu chung lại
có thể chia ra các nhóm chủ thể cơ bản:
Chủ thể chính của
Ngoại giaokinhtế
Phạm vi quốc gia
Phạm vi ngoàiquốc gia
Chủ thể nhà nước
Chủ thể phi nhà nước
Cơ quan hành
pháp
Cơ quan lập
pháp
Chính quyền
địa phương
Các nhóm lợi
ích kinhtế
Các chủ thể
khác
Các nhóm lợi
ích kinhtế
Các nhóm lợi
ích kinhtế
Các nhóm lợi
ích kinhtế
5
1.4. Các cấp độ của NGKT
Ngoại giaokinhtế có thể hoạt động theo hai cấp độ, song phương và đa phương. Cấp
độ song phương Ngoạigiaokinhtế song phương hình thành nên phần lớn các quanhệkinh
tế. Nó bao gồm các hiệp định thương mại song phương, các hiệp ước, hiệp định về đầu tư,
việc làm, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và rất nhiều hoạt động chính thứcvà không
chính thức khác giữa hai quốc gia. Có thể kể đến như các hiệp định mậu dịch tự do của
Asean với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoạigiaokinhtế song phương
đóng vai trò quantrọngtrongquanhệngoại giao, kinhtế giữa các quốc gia. Xây dựng hiệp
định thương mại tự do song phương được rất nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng.
Cấp độ ngoạigiaokinhtế đa phương, đây là một kiểu ngoạigiaokinhtế giống như
cấu trúc song phương, song bao gồm các giao thương không chính thức giữa từ 3 nước/
bên/ khu vực trở lên trên một loạt các vấn đề hoặc thông qua một hiệp định đa phương
chính thức. Các hiệp định kinhtế khu vực, đa phương cung cấp một cách mở cửa nền kinh
tế nhanh hơn. Tự do hóa kinhtế có thể dễ được chấp nhận hơn đối với lợi ích quốc gia khi
nó diễn ra trong khuôn khổ một nhóm các nước trong khu vực.
Trên thực tế, hai cấp độ của ngoạigiaokinhtế có sự tương tác lẫn nhau. Bản chất đa
cấp của ngoạigiaokinhtế đồng nghĩa với việc các nước tận dụng được lợi ích của các cấp
độ khác nhau đó. Điều đó cũng bao hàm rằng các chính phủ có rất nhiều lựa chọn để theo
đuổi.
Chương 2: Các phương diện của Ngoạigiaokinhtếtrongquanhệquốc tế.
2.1. NGKT là việc sử dụng kinhtế như công cụ để cạnh tranh và hợp tác trong
quan hệquốctế
Sức mạnh kinhtế có vai trò rất quantrọngtrongquanhệquốc tế, tùy vào cách mà
mỗi quốc gia sử dụng để đạt được mục tiêu của mình, nó có thể tạo ra những tác động tích
cực thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, nhưng mặt khác nó cũng có thể là công cụ hữu
hiệu để gia tăng sự cạnh tranh trongquanhệquốc tế. Đối với mỗi quốc gia, sức mạnh kinh
tế vừa là cái đích phải đạt tới, vừa là phương tiện để họ thực hiện mục tiêu của mình. Nền
kinh tếquốc gia có mạnh, đời sống vật chất của dân chúng trong nước có được cải thiện và
nâng cao, thì quốc gia mới có điều kiện duy trì ổn định nội bộ và phát huy tốt vai trò quốc
tế. Ổn định nội bộ là điều kiện quan trọng, tạo môi trường tốt để quốc gia phát triển kinh
tế.
Tầm quantrọng của ngoạigiaokinhtế là động lực cho sự phát triển chính trị, công
cụ thúc đẩy hợp tác quốctế được thế giới biết đến và nhận thức rõ thông qua các hoạt động
như viện trợ, các chương trình liên kết kinhtếquốc tế, phòng ngừa xung đột. Không chỉ
được coi như một công cụ dài hạn để ngăn ngừa xung đột, mà Ngoạigiaokinhtế còn là
một trong những giải pháp trung hòa, được kỳ vọng đem lại những cơ hội hợp tác chặt chẽ
giữa các quốc gia. Được thực hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, Ngoạigiaokinhtế
đã góp phần tạo ra những mối quanhệ gắn bó, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia,
những sự tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế.
Bên cạnh đó, ngoạigiaokinhtế cũng được biết đến như một công cụ rất hiệu quả để
tăng cường cạnh tranh trongquanhệquốctế thông qua các hình thức như trừng phạt kinh
tế và cấm vận kinh tế. Các biện pháp này thường được sự dụng bởi các quốc gia phát triển
6
có tiềm lực và ảnh hưởng lớn. Trừng phạt kinhtế được định nghĩa là "các biện pháp kinh
tế được tiến hành nhằm chống lại một hay nhiều nước với mục đích đưa đến một sự thay
đổi trong chính sách hay ít nhất là thể hiện ý kiến của một nước đối với chính sách của
nước khác", nhằm thay đổi thái độ của nước mục tiêu, trả thù, đe dọa, hoặc tác động làm
thay đổi những chính sách không có lợi của nước bị trừng phạt…Tuy nhiên, lịch sử đã cho
thấy mục đích cơ bản của trừng phạt kinhtế là siết chặt chính sách thương mại để bảo vệ
lợi ích kinhtế của một nước trước các nước thù địch nhằm thực hiện các mục tiêu chiến
lược hoặc các chính sách đối ngoại. Còn cấm vận là sự ngăn cấm quanhệngoại giao, buôn
bán, thương mại, vũ khí, năng lượng, đi lại vận chuyển hàng hóa (bằng hàng không hay
đường biển), khoa học kỹ thuật với một nước nào đó. Mục tiêu của cấm vận là gây khó
cho nước khác trên lĩnh vực bị cấm vận cũng như các lĩnh vực có liên quan. Cấm vận kinh
tế thường do lý do chính trị, là đòn bẩy để ép buộc nước khác phải tuân theo điều nước
cấm vận muốn. Lệnh cấm vận thường được sử dụng như một sự trừng phạt chính trị do sự
bất đồng về chính sách và hành động trái với một nhóm nước lớn mạnh về mọi mặt.
2.2. NGKT là ngoạigiao phục vụ phát triển kinhtế
Ngày nay sức mạnh kinhtế được coi là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định
sức mạnh tổng hợp của mối quốc gia. Nền ngoạigiao lớn cần một trận tuyến ngoạigiao
mạnh. Với vai trò đó, Ngoạigiao phục vụ phát triển kinhtế đã trở thành là một phần của
chính sách ngoạigiaokinhtế của các quốc gia trong mọi thời kỳ lịch sử. Vai trò của ngoại
giao phục vụ kinhtế ngày càng trở lên quantrọngtrong giai đoạn hòa bình và phát triển,
nhằm bảo vệ và mở rộng tối đa lợi ích quốc gia trong nước và trên trường quốc tế. Đây là
xu hướng chung của hoạt động ngoạigiao trên thế giới. Nó không chỉ thể hiện ở chỗ tham
gia kiến tạo chính sách kinhtế đối ngoại, xây dựng và duy trì mối quanhệquốctế ổn định,
thuận lợi cả về chính trị, kinh tế, an ninh, mà còn ở chỗ tìm kiếm được nhiều đối tác, tiếp
thị và mở rộng thị trường, đầu tư, thu hút viện trợ nước ngoàivà môi giới những hợp đồng
kinh tế lớn…Yêu cầu này càng trở nên cấp bách khi cuộc chạy đua về kinh tế, cuộc cạnh
tranh về đối tác và thị trường đang diễn ra ngày càng quyết liệt. Ngày nay, tất cả các nước
phát triển cũng như các nước đang phát triển đều đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các
nước bạn. Bởi vậy, các quốc gia đề ưu tiên cho phát triển kinhtếvà phục vụ phát triển
kinh tế trở thành nhiệm vụ quantrọng hàng đầu. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan
trọng đó, việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia
ngày nay gắn bó chặt chẽ với việc thực hiện các nhiệm vụ phục vụ phát triển kinhtếvà
ngành Ngoạigiao của hầu hết các nước đều tập trung tổ chức bộ máy cũng như tăng cường
thời gian và các nguồn lực phục vụ cho công tác này. Do vậy, nội dung phục vụ của nó
cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế, trình độ phát triển, bộ máy tổ chức, nhân
sự và năng lực cán bộ từng nước. Trong từng thời kỳ cụ thể, tùy mục tiêu, ưu tiên chiến
lược trong chính sách đối ngoại, nội dung ngoạigiao phục vụ kinhtế của các nước có
những trọng tâm khác nhau.
Đối với các nước phát triển, dựa vào lợi thế sức mạnh kinhtế của mình, hoạt động
ngoại giao phục vụ kinhtế ở các nước này được thực hiện rất tốt những mục tiêu mở rộng
thị rường, kiểm soát nguồn tài nguyên của nước khác, duy trì chế độ thương mại và thanh
toán có lợi cho các công ty của mình đồng thời tạo những lợi thế cạnh tranh với các địch
thủ.
7
Còn đối với các nước đang phát triển, nội dung ngoạigiao phục vụ kinhtế cũng hết
sức đa dạng . Tuy nhiên, do thực lực kinhtế còn yếu nên đòn bẩy kinhtế đối ngoại của họ
còn hạn chế.
Chương 3: Thựctiễn công tác Ngoạigiaokinhtế của Việt Nam. Trong các thập
kỷ gần đây, ngoạigiaokinhtế luôn được coi là một bộ phận quantrọng của ngoạigiao
Việt Nam nói chung. Hiện nay, khi chúng ta đang tập trung toàn lực để xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, thì ngoạigiaokinhtế lại càng có vai trò nổi bật, được xem là một trong ba trụ cột
của ngoạigiaoViệt Nam: ngoạigiao chính trị, ngoạigiaokinhtếvàngoạigiao văn hóa,
nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực quốc tế, "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời
đại" trong tình hình mới, phục vụ sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Mục tiêu của ngoạigiaokinhtế (NGKT) là chủ động tạo dựng môi trường quốctế
thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước. Theo quan điểm chỉ đạo, công tác NGKT là một nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên
trong hoạt động ngoạigiao Đảng, ngoạigiao Nhà nước vàngoạigiao nhân dân, góp phần
thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinhtế - xã hội, gắn với đảm bảo an ninh, chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
3.1. Nhiệm vụ cơ bản của công tác NGKT
Đất nước ta đang đứng trước những thời cơ, vận hội chưa từng có. Chúng ta đang hội
nhập sâu rộng vào khu vực vàquốc tế, từng bước nâng cao vị thế của ViệtNam trên thế
giới. ViệtNam đang được bạn bè quốctế khắp năm châu quan tâm và mong muốn phát
triển quanhệ hợp tác. Nhiệm vụ đặt ra cho NgoạigiaoViệtNam hết sức nặng nề, như
Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ là “giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều
kiện quốctế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinhtế - xã hội, công
nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình và xu hướng phát triển của thế giới, tình hình khu
vực và nhu cầu trong nước, Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm của
ngành ngoạigiao đối với quá trình phát triển đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và
toàn cầu hóa, mở đầu bằng chính sách Đổi mới năm 1986. Có thể khái quát những nhiệm
vụ chính của ngoạigiao phục vụ phát triển kinhtế bao gồm:
Một là, nhiệm vụ nghiên cứu kinhtếvà cung cấp thông tin. Ngoạigiao cần đóng góp
vào việc xây dựng các đường lối, chủ trương, chính sách kinhtế của Đảng và Nhà nước,
nhất là lĩnh vực kinhtế đối ngoạivà hội nhập kinhtếquốc tế, khu vực.
Hai là, tạo môi trường quốctế thuận lợi cho sự phát triển kinhtế đất nước, xây dựng
khuôn khổ chính trị, pháp lý cho quanhệ giữa ta và các nước, hình thành một hệ thống
đồng bộ các hiệp định, thỏa thuận để làm nền tảng cho quanhệ hợp tác giữa ViệtNam với
các đối tác quốc tế.
Ba là, tham gia triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách kinhtế đặc biệt là về
kinh tế đối ngoại, hỗ trợ và làm chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong nước trong
hợp tác, làm ăn với nước ngoài.
Bốn là, nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá kinhtếViệt Nam. Trên thực tế, đây là công
việc thường xuyên mà ngành ngoạigiao đã và đang làm hết sức tích cực, dưới nhiều hình
thức, bằng nhiều công cụ, trong nhiều dịp khác nhau và đã có nhiều kinh nghiệm quý báu.
8
Năm là, tham gia xây dựng khung pháp lý, các văn bản pháp quy về kinhtế vĩ mô nói
chung và văn bản chuyên ngành, đặc biệt là việc cung cấp gợi ý kinh nghiệm của các
nước.
Sáu là, vận động người ViệtNam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội đất nước.
Bảy là, nhiệm vụ hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc trongquanhệ giữa đối
tác hai bên.
3.2. Cơ sở pháp lý công tác NGKT
Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước
ngoài ban hành kèm theo Lệnh của Chủ tịch nước số 25-L/CTN ngày 15/12/1993.
Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 27/11/2001 về hội nhập
kinh tếquốc tế.
Nghị định số 08/2003/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động của Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Nghị định số 21/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/03/2003 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
Quyết định số 195/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/09/2003 về
thành lập Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoạigiao phục vụ kinh tế.
Nghị định 15/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy
tổ chức của Bộ Ngoại giao. Đây là văn bản thay thế cho Nghị định số 21/2003/NĐ-CP của
Chính phủ ngày 10/03/2003.
Ngày 18/06/2009, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật cơ quan đại diện nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam ở nước ngoài số 33/2009/QH12.
Năm 2010, Lãnh đạo Bộ Ngoạigiao đã ký ban hành Quyết định 588/QĐ-BNG-
THKT về trọng tâm công tác NGKT năm 2010 kèm theo kế hoạch NGKT cụ thể cho từng
đơn vị của Bộ và từng cơ quan đại diện ViệtNam ở nước ngoài.
Ngày 15/4/2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW
của Ban bí thư về tăng cường công tác ngoạigiaokinhtếtrong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.3. Thựctiễn triển khai công tác NGKT
Đối với Việt Nam, cũng giống như các quốc gia khác, ngoạigiaoViệtNam cũng
hướng tới hai mục tiêu quantrọng là: chính trị (độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ) và
kinh tế (tăng trưởng, phát triển). Tuy nhiên, trong một thời gian dài, sau khi giành độc lập
thống nhất đất nước năm 1975, ViệtNam lại phải chịu sự cấm vận kinhtế của Mỹ và các
nước đồng minh, hạn chế mối quanhệkinhtếViệtNam với các quốc gia khác trên thế
giới. Trong suốt thời gian đó, có thể nói ngoạigiaoViệtNam chủ yếu tập trung vào mực
tiêu chính trị và an ninh. Còn mục tiêu thứ hai là phát triển kinhtế dường như kém chú
trọng hơn. Từ sau khi đổi mới đến nay, và đặc biệt sau khi bình thường hóa quanhệ với
Mỹ, công tác ngoạigiaokinhtế của ViệtNam được đẩy mạnh và trở thành ưu tiên của
công tác đối ngoại. Tuy nhiên, với vị thế là một nước nhỏ, nền kinhtế đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và còn gặp nhiều khó khăn, nội dung ngoạigiaokinhtếViệt
Nam mới chỉ đạt được một số kết quả bước đầu ở khía cạnh ngoạigiao phục vụ phát triển
kinh tế.
9
3.3.1. Những thành tựu
Gắn kết ngày càng chặt chẽ kinhtế đối ngoại với chính trị đối ngoại, tạo môi trường
quốc tế thuận lợi cho phát triển kinhtế đối ngoại nói riêng vàkinhtếViệtNam nói chung.
Công tác nghiên cứu, thông tin mang tính dự báo, cảnh báo kinhtế đã được đẩy
mạnh. Trên cơ sở đó, có nhiều đóng góp thiết thực vào chính sách của chính phủ, bộ,
ngành, địa phương và doanh nghiệp về các vấn đề phát triển kinh tế.
Bộ ngoạigiaovà các cơ quan đại diện đã chủ động, tích cực đóng góp nhiều hoạt
động hỗ trợ các tổ chức kinhtếvà doanh nghiệp trong nước, giữ vai trò là “cầu nối” cho
các hoạt động xúc tiếnkinhtế đối ngoại, góp phần giữ vững, mở rộng thị trường truyền
thống, khai thông thị trường mới, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoàivà hấp dẫn
khách du lịch vào Việt Nam.
Ngoại giao đã tích cực xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quanhệkinhtế đối ngoại
của nước ta. Ngoạigiao đã tham gia đàm phán, ký kết một khối lượng lớn các hiệp định,
thỏa thuận, biên bản ghi nhớ với nhiều nước trên thế giới, góp phần thể chế hóa, cụ thể hóa
các nội dung hợp tác kinhtế giữa nước ta với các nước.
Công tác hỗ trợ các địa phương được các cơ quan đại diện nhận thứcvà coi là một
trong những nhiệm vụ ưu tiên, triển khai có trọng điểm, trong đó tập trung hỗ trợ đáp ứng
yêu cầu “đặt hàng” của địa phương, nhất là những địa phương có nhiều khó khăn, lĩnh vực
kinh tế đối ngoại chậm phát triển.
Công tác về người ViệtNam ở nước ngoài tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, tạo
không khí phấn khởi, tin tưởng trong cộng đồng và tăng thêm tình cảm cũng như sự gắn bó
của bà con kiều bào với đất nước.
Ðóng góp vào thành quả chung đó của công tác đối ngoại của Ðảng và Nhà nuớc,
nhiều cơ quanNgoại vụ địa phương đã làm tốt vai trò tiên phong và nòng cốt trong công
tác đối ngoại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chủ động phối hợp với Bộ
Ngoại giaovà các bộ, ngành liên quan triển khai có hiệu quả đuờng lối đối ngoại của thời
kỳ Ðổi mới, đẩy mạnh công tác ngoạigiao phục vụ kinh tế, góp phần đắc lực vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinhtế - xã hội của các địa phương. Nhiều cơ quanNgoại
vụ địa phương đang thực sự trở thành “cánh tay nối dài của ngành Ngoại giao”.
3.3.2. Những hạn chế, thách thức
a. Những hạn chế
Song song với những thành tựu trên, công tác Ngoạigiaokinhtế của ViệtNam hiện
nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Về khuôn khổ pháp lý, các quy định về quyền hạn, trách nhiệm, vai trò, chức năng
của các đơn vị có liên quantrong công tác NGKT còn chưa được quy định rõ ràng, cụ thể.
Cách thức, cơ chế làm viêc giữa bộ Ngoạigiao với địa phương và các doanh nghiệp chưa
được xác định một cách rõ ràng.
Về nhận thức, dù đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức về công tác Ngoại
giao kinhtế hiện nay so với các giai đoạn trước, song về cơ bản nhận thức chưa được sâu
rộng, chưa biến các nội dung NGKT thành mối quan tâm thường xuyên và bức bách hàng
ngày, chưa biến thành nhiệt thành công tác.
Liên quan đến từng hoạt động NGKT cụ thể, một số CQĐD vẫn theo cách làm cũ,
tương đối thụ động, mang tính chất đối phó, chưa tích cực phát hiện ra các cơ hội kinh
10
doanh, đầu tư để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước và chỉ đạo các hoạt động liên
địa bàn. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp còn có nhiều khó khăn lúng túng. Sự phối hợp
giữa CQĐD chưa chặt chẽ, thường xuyên, nhiều khi còn mang nặng tính hình thức. Các
doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm nhiều đến công tác này, chưa có một tác phong
kinh doanh thật sự để có thể tận dụng các ưu thế hỗ trợ kinhtế của ngoạigiao mang lại.
Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu cho lãnh đạo Đảng, nhà nước về đường
hướng chính sách phát triển kinhtế của các nước cũng như xu thế biến động của nền kinh
tế toàn cầu đôi khi còn chưa được kịp thời, thường xuyên, đặc biệt trong tình hình kinhtế
thế giới có nhiều biến động, đặt ra nhiều thách thức cần xử lý.
Công tác quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, chính sách pháp luật của ViệtNam
tới các nhà đầu tư tại nước sở tại đôi khi còn chưa tốt, chưa thực sự là một mắt xích quan
trọng để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đến gửi gắm, tìm hiểu thông tin, lựa chọn đối
tác đầu tư tại Việt Nam.
Công tác gắn kết Việt kiều, doanh nghiệp Việt kiều về ViệtNam đầu tư, tham gia là
vai trò cầu nối – lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến gần với ViệtNam hơn nữa còn
chưa đáp ứng được yêu cầu thựctế hiện nay.
b. Những khó khăn, thách thức
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những biến chuyển khó lường,
đan xen giữa thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển của Việt Nam. Sau nhiều năm
phát triển liên tục, kinhtế thế giới bắt đầu suy giảm. Khủng hoảng kinhtế toàn cầu nổ ra từ
khủng hoảng tài chính Mỹ. Nhiều nền kinhtế lớn tuyên bố rơi vào suy thoái.
Toàn cầu hóa kinhtế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất
bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển.
Khoa học công nghệ tiếp tục phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến đời sống
kinh tế thế giới và góp phần làm thay đổi phương thức phát triển kinhtế với xu hướng
chuyển sang kinhtế tri thức. . Xu hướng này một mặt làm giảm lợi thế của các nền kinhtế
đang phát triển (dựa vào tài nguyên và lao động rẻ), mặt khác cũng giúp cho các nước đi
sau có thể đi tắt đón đầu, thẳng tiến vào các lĩnh vực hiện đại, có hàm lượng công nghệ
cao, rút ngắn thời gian phát triển so với các nước đi trước nếu có chính sách phát triển phù
hợp.
Nguy cơ chiến tranh thế giới được đẩy lùi, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ
trang, xung đột tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ…tiếp tục diễn ra ở nhiều
nơi với tính chất ngày càng phức tạp.
Bên cạnh những thách thức của bối cảnh quốc tế, ViệtNam còn phải đối phó với
những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinhtế so với nhiều nước
trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng quan liêu, tham nhũng vẫn còn
nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế
độ chính trị của ta.
Năng lực cạnh tranh thấp ở cả cấp độ quốc gia, địa phương, doanh nghiệp và hàng
hóa, dịch vụ. Các chỉ số năng lực cạnh tranh của ViệtNam chậm cải thiện và có xu hướng
[...]... (2005), Vụ Tổng hợp kinh tế, Sổ tay công tác ngoạigiao phục vụ phát triển kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 3 Bộ Ngoạigiao (1999), vụ Tổng hợp kinh tế, Toàn cầu hoá và hội nhập quốctế của Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 4 Bộ Ngoạigiao (2000), NgoạigiaoViệtNamtrong thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5 Đỗ Minh Cao (2009), Chương mới trongquanhệ Trung Quốc – Châu Phi,... (2009), Ngoạigiaovà công tác ngoại giao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 13 Vũ Dương Huân (2002), NgoạigiaoViệtNam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới (1975 – 2002) 14 Đoàn Xuân Hưng (2010), Ngoạigiaokinhtế là nhu cầu khách quan, Báo Thế giới vàViệt Nam, số ra ngày 22/02/2010 13 15 Đoàn Xuân Hưng (2008), Ngoạigiaokinh tế: ưu tiên số 1 của ngành ngoạigiao hiện nay, Báo thế giới vàViệt Nam, số... trong khu vực Các tiêu chí được đánh gia yếu là kết cấu hạ tầng, đào tạo đại học, công nghệ và hiệu quả thị trường Bên cạnh đó, công tác ngoạigiaokinhtế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được đầy đủ ý nghĩa và phương diện của ngoạigiaokinhtế Cụ thể phương diện sử dụng kinhtế như công cụ để cạnh tranh và hợp tác trongquanhệquốctế tại ViệtNam chưa được triển khai có hiệu quả Công tác ngoại. .. ra ngày 28/11/2008 16 Đoàn Xuân Hưng (2008), Ngoạigiaokinh tế: Ưu tiên số 1 của ngành Ngoạigiao hiện nay, Báo Thế giới vàViệt Nam, số ra ngày 28/11/2008 17 Trần Thị Thu Hường (2010), Hội nhập và ngoại giaokinhtế với xây dựng nền kinhtế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số T8/2010 18 Phạm Gia Khiêm (2008), Ngoạigiaokinhtế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, tạp... thế giới vào trao đổi với học giả ViệtNam về các vấn đề nổi bật của nền kinh tế, đưa ra những kiến nghị đối với ViệtNam trên con đường phát triển Nâng tầm nhận thức của các cá nhân và cơ quan hữu quan, cần thống nhất quan điểm rõ ràng về NGKT, tránh tình trạng hiểu theo nhiều nghĩa Nâng tầm hiểu biết về Ngoại giaokinhtế của các cá nhân và cơ quan hữu quan theo hướng tăng cường sự tham gia vào các... mới về kinh tế, khoa học, công nghệ, cách quản lý điều hành công việc Đối với Việt Nam, từ chỗ chỉ là những nhận thức ban đầu, đến nay, công tác NGKT đã trở thành một trong ba trọng tâm của NgoạigiaoViệt Nam, bên cạnh Ngoạigiao Chính trị vàNgoạigiao Văn hóa Hoạt động NGKT đang được triển khai theo hướng trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinhtế xã... 41 Ngoại giaokinhtế phục vụ mục tiêu phát triển bền vững, http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Thoi-su/2008/11/3056FDEA/ 42 Ngoạigiao phục vụ phát triển kinhtếvà bảo vệ Tổ quốc: Tạo bước chuyển mới (2003), http://dddn.com.vn/35857cat119/ngoai -giao- phuc-vu-phat-trien -kinh- te-vabao-ve-to-quoc-tao-buoc-chuyen-moi.htm 43 KinhtếViệtNam sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Bản tin Kinh. .. http://www.keidanren.or.jp/ 66 Trích tham tán tại hội thảo Ngoạigiao phục vụ phát triển kinh tế, ViệtNamvàkinh nghiệm quốctế (HN, ngày 19-20/07/2005), http://hanoimoi.com.vn/ 67 H Clinton: Chính sách ngoạigiao Mỹ là để phục vụ cho kinh tế, http://www.baomoi.com/H-Clinton-Chinh-sach-ngoai -giao- My-la-de-phuc-vu-chokinh-te/45/6618323.epi 68 Báo đất Việt, Trung Quốc đang qua mặt Mỹ ở châu Phi (T9/2011), http://m.baodatviet.vn/... để các cơ quantrong nước và cơ quan đại diện ngoạigiao của nước ta ở nước ngoài có thể tập trung thực hiện hiệu quả mục tiêu đó Các nội dung ưu tiên bao gồm: tăng cường năng lực, cơ sở vật chất, kinh phí và con người cho những địa bàn trọng điểm về ngoạigiao phục vụ kinhtế Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, bộ ngoạigiao cần trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan xây... nhiệm vụ lớn của đối ngoạiViệtNamnăm 2007, Tạp chí Thông tin đối ngoại 20 Bùi Thị Lý (2009), Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinhtế - xã hội tỉnh Yên Bái, Tạp chí Kinhtếvà dự báo, số 12 21 Vũ Dương Ninh (2000), Các tổ chức quốc tế, Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội 22 Nguyễn Nhâm (2011), Yếu tố nào tạo nên sức mạnh cường quốckinhtế của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 23 Kiều