Luận Văn: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và việt nam hiện nay)
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCMĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
THUẾ VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH
7 Lê Thị Thúy Nga8 Nguyễn Thị Thúy Nga
Lớp : Cao học Khóa 10
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
TPHCM, NĂM 2011
Trang 21.1.3.Vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường: 9
1.1.3.1.Vai trò huy động nguồn tài chính của NSNN để đảm bảo nhu cầu chitiêu của nhà nước: 9
1.1.3.2 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhànước: 10
1.2.Thu ngân sách nhà nước: 14
1.2.1.Khái niệm thu NSNN: 14
1.2.2.Cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam: 15
1.2.3.Vai trò thu NSNN: 16
1.3.Chi ngân sách nhà nước: 17
1.3.1Khái niệm chi NSNN: 17
Trang 32.1.2.2 Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống
3.1 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 49
3.1.1 Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường:493.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020: 51
3.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho pháttriển kinh tế - xã hội: 58
Kết luận 62
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội cógiai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng và nhiệm vụvề nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn ápvà các nhiệm vụ xã hội.
Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần phải cónguồn lực tài chính - đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động –Ngân sách nhà nước Điều đó cũng giải thích vì sao sự hình thành, phát triển của ngânsách Nhà nước luôn gắn với sự ra đời của Nhà nước.
Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của ngânsách nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.Vì vậy phát triển kinh tế xã hội bền vững là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳcông nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, trong đó Ngân sách nhà nước(NSNN) đóng vai trò chủ đạo.
Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ vởi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mốiquan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính đặc bịêt là tài chínhdoanh nghiệp và tín dụng Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủđạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xãhội, đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội.Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng tôi chọn đề tài“NSNN nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tễ xã hội ở các nước và Việt Namhiện nay” với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về ngân sách nhà nước, thực tiễn chingân sách cho phát triển kinh tế xã hội ở một số nước và Việt Nam trong thời gianqua, qua đó đưa ra những kiến nghị và biện pháp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Những lý luận cơ bản về NSNN.
Trang 5Chương II: Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xãhội.
Chương III: Một số kiến nghị.
Tuy nhiên, NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài viết của nhóm không thể tránh khỏi những khiếmkhuyết Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bàiviết được hoàn thiện hơn.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thanh Dương đã hướngdẫn và góp ý để nhóm nghiên cứu hoàn thành bài viết của này.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀNƯỚC
1.1Ngân sách nhà nước:
Trang 61.1.1 Khái niệm và bản chất của Ngân sách nhà nước:
* Nói về ngân sách, có nhiều quan điểm khác nhau:
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư của Liên Xô (cũ) năm 1971 cho rằng:“Ngân sách là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước trong một giaiđoạn nhất định; là mọi kế hoạch thu chi bằng tiền của bất kỳ một xí nghiệp, cơ quanhoặc cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định”.
Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư về kinh tế của Pháp: “Ngân sách là văn kiệnđược Nghị viện hoặc Hội đồng thảo luận và phê chuẩn mà trong đó, các nghiệp vụ tàichính (thu, chi) của một tổ chức công (Nhà nước, chính quyền, địa phương, đơn vịcông) hoặc tư nhân (doanh nghiệp, hiệp hội,…) được dự kiến và cho phép”.
Từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc định nghĩa: “Ngân sách nhà nước làkế hoạch thu chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự phápđịnh”.
Từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng (1996) của Viện Nghiên cứu tài chính chorằng: “Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu vào)và chi tiêu (tiền xuất ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia đình hoặc cánhân trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”.
Theo luật Ngân sách nhà của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Ngân sáchnhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
(Trích điều 1 trong luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 về ngân sách nhà nước)
Từ những quan điểm trên ta có thể rút ra khái niệm về ngân sách Nhà nước nhưsau: Ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch) thu – chi bằng tiền của Nhà nước trongmột khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Ở Việt Nam, năm ngân sách bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.Và kỳ họp thứ nhất vào tháng 6, thường dành để xem xét tình hình chấp hành ngân
Trang 7sách nhà nước; kỳ họp thứ hai vào tháng 11, tháng 12 để thảo luận và phê chuẩn ngânsách nhà nước cho năm tài chính tiếp theo.
* Về bản chất của ngân sách nhà nước:
Ta thấy rằng, lịch sử hình thành và phát triển của NSNN ở các nước trên thế giới chothấy NSNN ra đời, phát triển cùng với kinh tế hàng hóa và Nhà nước Mặc dù, cácbiểu hiện của NSNN rất đa dạng và phong phú nhưng về thực chất chúng đều phản ánhcác nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, NSNN hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài nguyên và vì vậynó thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, quyền lực về NSNN thuộc về Nhà nước, do vậy mọi khoản thu và chi tàichính của Nhà nước đều do Nhà nước quyết định và nhằm mục đích phục vụ yêu cầuthực hiện các chức năng của Nhà nước.
Từ đó có thể đưa ra kết luận bản chất của NSNN như sau:
“Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phânphối các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung củanhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước” Các quan hệ kinh tế này baogồm:
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,dịch vụ.
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các hộ gia đình, dân cư.
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với thị trường tài chính.
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các định chế tài chính quốc tế, chính phủcác nước, các tổ chức phi chính phủ.
1.1.2 Các nguyên tắc quản lý Ngân sách nhà nước:
Bốn nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước:
Trang 8Thứ nhất : Nguyên tắc thống nhất
- Nhà nước chỉ có một ngân sách tập hợp tất cả các khoản thu và các khoản chi
- Sự thống nhất của ngân sách còn thể hiện trong sự thống nhất về hệ thốngngân sách, về các báo biểu, mẫu biểu tài chính
- Nguyên tắc thống nhất đảm bảo cho yêu cầu kiểm tra từ phía nghị viện đối vớihoạt động tài chính của chính phủ.
Thứ hai : Nguyên tắc về sự đầy đủ và toàn bộ của ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc này được đưa ra nhằm chống lại tình trạng để ngoài ngân sách củakhoản thu hoặc chi thuộc ngân sách nhà nước, dẫn đến tình trạng lãng phí trong quátrình chi tiêu của chính phủ.
Thứ ba : Nguyên tắc trung thực
Tính trung thực đòi hỏi phải thể hiện:
Chính xác trong ngân sách các nghiệp vụ tài chính của chính phủ Phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi
Sự phù hợp giữa dự toán đã phê chuẩn và thực tế chấp hành.Chính xác trong hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước.
Thứ tư : Nguyên tắc công khai.
Chính phủ phải công bố công khai trên báo chí và các phương tiện thông tinkhác về ngân sách nhà nước bao gồm: nội dung, khối lượng các khoản thu, chi chủyếu.
Thực tế ở mỗi nước và trong từng giai đoạn, vì lợi ích giai cấp và vì các lý dokhác nhau nhiều khi những nguyên tắc cơ bản cũng bị vi phạm hoặc chỉ được chấphành một cách hình thức Đó cũng là nguyên nhân diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắtgiữa nghị viện và chính phủ, giữa nhân dân và nhà nước.
1.1.3 Vai trò của Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường:
1.a 1 Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhucầu chi tiêu của nhà nước:
Trang 9Vai trò về mặt tài chính này của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sởbản chất kinh tế của ngân sách nhà nước Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nướcđược xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơchế kinh tế nào, ngân sách nhà nước đều phải thực hiện và phát huy Để phát huy vaitrò của ngân sách nhà nước trong quá trình phân phối, huy động một bộ phận cácnguồn tài chính vào ngân sách nhà nước cần thiết phải lưu ý đến:
(1)- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu củangân sách nhà nước
Nếu mức động viên của ngân sách nhà nước là hợp lý và tối ưu thì sẽ không tácđộng tiêu cực đến quá trình hoạt động cũng như các quyết định của các chủ thểkinh doanh
Nếu chỉ chú ý đến lợi ích của nhà nước mà đặt ra mức động viên, sự đóng gópcủa xã hội quá cao thì sẽ dẫn đến làm giảm mối quan tâm của các chủ thể kinhdoanh trong việc hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế của mìnhcũng như thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của nhà nước Mức huy động thu nhập được sáng tạo ra ở khu vực sản xuất, kinh doanh vào
ngân sách nhà nước thấp cũng dẫn đến phát sinh những tiêu cực đối với hiệuquả sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà nước và xãhội
Xuất phát từ những lý do đó, cần thiết phải xác định mức huy động thu nhập từ khuvực sản xuất, kinh doanh vào ngân sách nhà nước một cách tối ưu, phù hợp với khảnăng đóng góp tài chính của các chủ thể kinh doanh
(2)- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thựchiện các khoản chi của ngân sách nhà nước
(3)- Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của ngân sách nhà nước trên GDP.
1.a 2 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước.
Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước đượcxuất phát từ những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể trong một gian đoạn phát triển nhất
Trang 10định Và nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết quản lý vĩ mônền kinh tế - xã hội theo ba nội dung cơ bản:
(1)- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng kinh tế xã hội.(2)- Điều tiết thị trường giá cả, chống lạm phát
(3)- Điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội
(1) Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tếxã hội của ngân sách nhà nước
Để định hướng và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụthuế và chi ngân sách nhà nước để hướng dẫn, kích thích và tạo ra sức ép đối với cácchủ thể kinh tế trong hoạt động kinh tế Cụ thể:
Công cụ thuế:
Một mặt, nhà nước dùng công cụ thuế để tạo ra nguồn thu chủ yếu của ngânsách nhà nước; Mặt khác, thuế góp phần kích thích sản xuất phát triển, thu hút đượccác doanh nghiệp và tư nhân bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề cần thiết và điều chỉnhcơ cấu nền kinh tế theo các định hướng phát triển Để làm được điều đó, thuế phải thểhiện được những vai trò sau đây:
+ Thứ nhất, để hướng dẫn, khuyến khích, thúc đẩy các thành phần kinh tế mởrộng phát triển sản xuất kinh doanh thì thuế phải có tác động điều tiết trên các lĩnhvực: sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng
+ Thứ hai, hệ thống thuế phải bao quát các hoạt động kinh tế, xây dựng thuếsuất phù hợp với các ngành, nghề hoặc mặt hàng cần kích thích hoặc hạn chế pháttriển
+ Thứ ba, để tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế và doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, nhànước thực hiện:
Thống nhất áp dụng các loại thuế đối với các chủ thể kinh tế,
Áp dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu linh hoạt để bảo đảm sự tồn tại và phát triểncủa sản xuất, vừa tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp và tư nhân quan tâm đến
Trang 11công nghệ , tiếp cận thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sảnxuất
+ Thứ tư, việc đánh thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành vốn đầu tư ởcác doanh nghiệp và ở tư nhân đặc biệt là thuế đánh vào thu nhập
Vì vậy, để thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư trong các doanh nghiệpthì việc sử dụng các mức thuế suất khác nhau, giảm thuế, ưu đãi về thuế cho các dự ánđầu tư là một vấn đề rất quan trọng
Ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt độngkinh tế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách nhà nước
Vai trò này của Ngân sách nhà nước được thể hiện thông qua các khoản chi phát triểnkinh tế, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn hoặc trợ giá cho cácngành có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế Cụ thể: Chi tiêu của ngân sáchnhà nước cho cơ sở hạ tầng kinh tế (điện, nước, thủy lợi, năng lượng, giao thông vậntải, viễn thông ) và các ngành kinh tế quan trọng sẽ tạo điều kiện và hướng nguồnvốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các lĩnh vực và các vùngcần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới, đồng thời các khoản chi đầu tư kinh tế đócủa ngân sách nhà nước trở thành động lực thúc đẩy sự ra đời của các cơ sở kinh tếmới
(2) Ngân sách là công cụ góp phần ổn định thị trường, giá cả và chống lạm phát
Hoạt động của ngân sách nhà nước thường xuyên gắn liền với các hoạt độngcủa nền kinh tế thị trường mà một trong những đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thịtrường là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhằm đạtđược lợi thế trên thị trường và hạn chế mức độ rủi ro mạo hiểm Các yếu tố cơ bản củathị trường là cung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối mạnh sựhoạt động của thị trường Sự chi phối hai yếu tố cơ bản này dẫn đến sự dịch chuyểnvốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế từ ngành này sang ngành khác.
Song trong thực tế, việc dịch chuyển vốn của các doanh nghiệp sang lĩnh vựcsản xuất kinh doanh có lời hơn diễn ra theo một quá trình phức tạp, khó khăn và đốivới nền kinh tế dịch chuyển vốn hàng loạt sẽ tác động tiêu cực trực tiếp đến sự ổn địnhcủa cơ cấu kinh tế
Trang 12Do đó, nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp và lợi ích của xãhội, đồng thời giữ vững cơ cấu kinh tế đã xác định, nhà nước sử dụng ngân sách nhànước tác động tích cực lên thị trường:
Đối với thị trường hàng hóa:
Khi nhu cầu về một loại hàng nào đó vượt cung làm cho giá cả tăng cao, nhànước có thể điều tiết bằng cách đưa dự trữ loại hàng đó ra thị trường để cân đốicung cầu và trên cơ sở đó bình ổn giá cả và hạn chế khả năng kéo theo tăng giáđồng loạt
Khi cung của một loại hàng hóa nào đó vượt quá nhu cầu xã hội làm cho giámặt hàng đó giảm mạnh dẫn đến nguy cơ thiệt hại về lợi ích kinh tế cho ngườisản xuất kinh doanh và dẫn đến xu hướng dịch chuyển vốn sang các ngành nghềkhác.
Lúc này nhà nước sẽ tác động lên thị trường và giá cả bằng việc mua hàng hóađó với một giá thích hợp hoặc vận dụng hình thức trợ giá để đảm bảo lợi ích của ngườisản xuất kinh doanh cũng như lợi ích của xã hội trong quá trình phát triển kinh tế Sựđiều tiết của nhà nước lên thị trường hàng hóa được thực hiện bằng việc bố trí cáckhoản chi của ngân sách nhà nước về dự trữ tài chính, dự trữ nhà nước trong ngân sáchhàng năm bao gồm dự trữ bằng tiền, vàng, ngoại tệ, các loại hàng hóa vật tư chiếnlược
Đối với thị trường tài chính:
Ngân sách nhà nước điều tiết thị trường tài chính bằng các biện pháp tích cực : Khai thác các nguồn vay trong nước bằng phát hành các loại trái phiếu
Tranh thủ các khoản vay vốn, viện trợ của nước ngoài bằng các biện pháp thuhút và gọi vốn,
Tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách vừa là người phát hành đồngthời với cả tư cách người mua chứng khoán
Thực hiện các biện pháp này, ngân sách nhà nước tác động tích cực vào mốiquan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên thị trường tài chính đồng thời vừa tạo nguồn tài
Trang 13chính cho ngân sách lại vừa thúc đẩy giao lưu các nguồn vốn góp phần điều tiết lượngtiền trong lưu thông, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát.
(3) Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh thu nhập của các tầnglớp dân cư trong xã hội
Nền kinh tế thị trường với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến xã hội bị phânhóa về thu nhập Để giảm bớt sự chênh lệch và điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp giaicấp trong xã hội cần phải có “bàn tay hữu hình” của nhà nước tác động bằng sử dụngngân sách nhà nước Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước ảnh hưởng đếnphân phối thu nhập với phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt : thu và chi của ngân sách :
Về thu:
Thông qua các sắc thuế thu nhập, thuế gián thu hoặc thuế đánh theo lũy tiến,ngân sách nhà nước huy động sự đóng góp của những thành phần kinh tế, tổ chức kinhtế và các cá nhân nhằm điều chỉnh một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư
Thuế trở thành công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết và phân phối lại sự chênhlệch giữa các loại thu nhập của xã hội
Tuy nhiên, công cụ thuế có những giới hạn nhất định trong việc cải tiến phânphối thu nhập, nó không thể làm biến chuyển căn bản thu nhập của những tầng lớp cóthu nhập thấp và rất thấp.
thu nhập thấp và rất thấp
Chi của ngân sách nhà nước :
Bằng các hình thức chi trợ cấp và các khoản chi phúc lợi cho các chương trìnhphát triển xã hội là nguồn bổ sung thu nhập của một số tầng lớp dân cư, nó góp phầnlàm giảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, tăngcường tính ổn định trong đời sống kinh tế xã hội.
1.2 Thu Ngân sách nhà nước:
1.2.1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước:
Đứng về phương diện pháp lý thu ngân sách nhà nước là biểu hiện bằng tiền phần giátrị tổng sản phẩm quốc dân được tập trung vào quỹ tiền tệ của Nhà nước để chi dùngcho sự tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà nước và cho các nhu cầu phát triển chung
Trang 14của xã hội Tuy nhiên, về thực chất, thu ngân sách nhà nước chỉ bao gồm những khoảntiền nhà nước huy động vào ngân sách nhà nước mà không bị ràng buộc bởi tráchnhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp Phần lớn những khoản thu ngân sách nhànước đều mang tính chất bắt buộc, chủ yếu dưới hình thức thuế Như vậy, thu ngânsách nhà nước về thực chất sẽ không bao gồm các khoản vay của nhà nước Việc loạicác khoản vay ra khỏi nội dung thu ngân sách nhà nước có ý nghĩa kinh tế quan trọng,nó phản ánh đúng số thực thu của nhà nước, thể hiện chính xác số bội chi và tỉ lệ bộichi, tránh được sự nhầm lẫn giữa thực tế thu của nhà nước và số nhà nước phải đi vayđể chi Sở dĩ, về phương diện pháp lý người ta đưa các khoản vay vào thu ngân sáchnhà nước là để tiện lợi về mặt hoạch toán, còn khi phân tích các nguồn hình thànhngân sách nhà nước và xác định bội chi ngân sách nhà nước thì phải tách các khoảnvay ra khỏi thu ngân sách nhà nước.
Về mặt bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa nhànước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động các nguồn tài chính đểhình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêucủa nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy giữa cácnguồn này có những đặc điểm riêng biệt nhưng về cơ bản chúng cùng chung bản chấtkinh tế - xã hội.
1.2.2 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam:
Theo pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành ở các nước ta, thu ngân sách nhànước ở Việt Nam gồm:
1 Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2 Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệ phí.3 Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật, gồm:
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tếb) Thu hồi tiền vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi)
Trang 15c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từlợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự thamgia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4 Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động doanh nghiệp.5 Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.
6 Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7 Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
8 Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.9 Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc ngânsách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
10 Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặc chothuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
11 Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ởngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương.
12 Thu từ quỹ dự trữ tài chính.13 Thu kết dư ngân sách.
14 Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật gồm:a) Các khoản di sản nhà nươc được hưởng;
b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịchthu;
c) Thu hồi dự trữ nhà nước;d) Thu chênh lệch giá, phụ thu;e) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
f) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;
Trang 16g) Các khoản thu khác;
1.2.3 Vai trò của thu ngân sách nhà nước:
Thu ngân sách nhà nước có những vai trò rất quan trọng, cụ thể là:
Thu ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn vốn thực hiện các nhu cầu chi tiêu
của nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Vì ngân sách nhà nước được
xem là quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước và được dùng giải quyếtnhững nhu cầu chung của nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hànhchính, an ninh và quốc phòng.
Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu ngân sách nhà nước là rất cần thiết, được xem làmột nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.
Các khoản thu ngân sách nhà nước chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanhhàng hóa, dịch vụ dưới hình thức thuế Do vậy, về lâu dài để tăng thu ngân sách nhànước phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thông qua thu ngân sách nhà nước, nhà nước thực hiện việc quản lý điều tiếtvĩ mô nền kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặttích cực của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
1.3 Chi ngân sách nhà nước
1.3.1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước:
- Về phương diện pháp lý: Chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu do
chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu công ích,chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thấtnghiệp…
- Về mặt bản chất: Chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phânphối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá sinh trong quá trình sử dụng có kếhoạch quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từngbước mở mang các sự nghiệp văn hóa – xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lýnhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Chi ngân sách nhà nước có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách nhà nước Thungân sách nhà nước là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách nhà nước, ng ược
Trang 17lại sử dụng vốn ngân sách nhà nước để chi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế lại là điềukiện để tăng nhanh thu nhập của ngân sách nhà nước Do vậy, việc sử dụng vốn ngânsách nhà nước, chi tiêu ngân sách một cách tiêt kiệm, có hiệu quả là một bộ phậnkhông thể tách rời của vấn đề nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội và tăng sảnphẩm quốc dân.
- Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh tế,chính trị, xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ Điều này chứng tỏ các khoản chingân sách nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mộtquốc gia.
1.3.2 Đặc điểm chi ngân sách nhà nước:
- Chi ngân sách nhà nước là một trong những công cụ để nhà n ước thực hiệnchức năng quản lý kinh tế - xã hội Chi ngân sách nhà nước gắn liền với các chươngtrình mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước đề ra nhằm thực hiện chức năng quản lýcuả mình Do đó, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi có tính ổn định trongmột thời gian dài Vì vậy, các chương trình kinh kinh tế - xã hội nhà nước đảm nhậncàng nhiều, phạm vi càng rộng thì các khoản chi càng lớn, phức tạp, đa dạng và chingân sách nhà nước càng gắn chặt vào tiến trình kinh tế.
- Chi ngân sách nhà nước có quy mô lớn, phạm vi rộng, chủng loại chi đa dạng.Bên cạnh đó sự khác biệt về chủ sỡ hữu ngân sách, người trực tiếp sử dụng tiền chi vàđối tượng phục vụ trực tiếp của chi ngân sách nhà nước càng làm cho quá trình nàyphức tạp hơn, đòi hỏi phải có một chế độ quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế và ngăn ngừacác hiện tượng tiêu cực như lãng phí, tham ô, biện thủ tiền của ngân sách nhà nước.
- Đa phần các khoản chi ngân sách nhà nước đều mang tính chất không hoàntrả Do đó, việc đánh giá chi ngân sách nhà nước cần được tiến hành trên góc độ vĩ môcủa toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
1.3.3 Vai trò cuả chi ngân sách nhà nước:
- Chi ngân sách nhà nước là nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo và duy trì sựhoạt động bình thường của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến địaphương Hoạt động bộ máy chính quyền các cấp, không chỉ nhằm mục đích thống nhấtquản lý hoạt động của nền kinh tế quốc dân mà còn nhằm đảm bảo sự ổn định về chínhtrị- một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự thành bại của công cuộc cảicách kinh tế Để có một nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định và vững chắc cần có bộmáy chính quyền có năng lực, trong sạch và có nguồn vật chất đủ mạnh để chínhquyền các cấp có thể thực thi được các nhiệm vụ của mình
Trang 18- Chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi xây dựnghệ thống cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, vì nó tạođiều kiện và môi trường thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp, hay nóicách khác đầu tư của chính phủ tạo ra sự khởi động ban đầu, kích thích quá trình vậnđộng vốn để hướng tới sự tăng trưởng.
- Trong những trường hợp đặc biệt, chi ngân sách nhà nước trợ cấp cho một sốdoanh nghiệp cũng góp phần cho sự phát triển của nền kinh tế Kinh nghiệm của nhiềunước trên thế giới cho thấy việc thay đổi các quy chế ưu đãi bằng các khoản trợ cấp cótác dụng rất lớn trong việc khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, hơn nữa nócòn giảm một số thủ tục rườm rà do quy định miễn giảm thuế gây ra.
- Một trong những mục tiêu của chính sách chi ngân sách nhà nước là đảm bảocông bằng xã hội Bên cạnh sử dụng việc thu ngân sách nhà nước để thực hiện côngtác này, chi ngân sách nhà nước cũng có một vai trò hết sức quan trọng Cơ chế thịtrường tạo ra sự phân hoá giữa những người có thu nhập cao và những người có thunhập thấp trong xã hội Để làm giảm khoảng cách đó nhà nước phải sử dụng các hìnhthức trợ cấp từ ngân sách nhà nước Bên cạnh đó các khoản trợ cấp cho giáo dục, y tếcó ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao dân trí và đảm bảo sức khoẻ cho dân cư.
- Chi ngân sách nhà nước có tác động nhất định đến việc thực hiện mục tiêu ổnđịnh kinh tế Ttrường hợp chi vượt thu quá nhiều sẽ dẫn đên tình trạng lạm phát, vì vậyđể khống chế lạm phát phải khống chế tiêu dùng của chính phủ, đặc biệt đối với nhữngnước đang phát triển nơi lạm phát thường ở mức độ cao.
- Chi ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triểnkinh tế Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vấn đề phát triển kinh tế đã trởthành mục tiêu xã hội cơ bản đối với nhiều quốc gia.
1.3.4 Phân loại ngân sách nhà nước:
- Phân loại chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành nhữngnhóm theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ưng yêu cầu công tác nghiên cứu, phâních kinh tế, quản lý và định hướng chi ngân sách nhà nước Thông thường phân loạichi ngân sách nhà nước được dựa trên các tiêu thức chủ yếu sau:
a Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, chi ngân sách nhà nước được phânthành:
- Chi đầu tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền sảnxuất xã hội Khoản chi này có vai trò điều tiết quan trọng, được thực hiện qua nhiềukêng khác nhau, tạo ra sự tác động tổng hợp kích thích sự phát triển của khu vực kinhtế tư nhân, tạo thế cân bằng cho nền kinh tế.
Trang 19- Chi cho y tế: bao gồm các khoản chi để duy trì và mở rộng hoạt động của lĩnhvực kinh tế.
- Chi cho giáo dục: bao gồm các khoản chi cho việc duy trì và phát triển hoạtđộng giáo dục đào tạo.
- Chi cho phúc lợi xã hội: là những khoản chi mà xã hội cần chính phủ quantâm, giúp đỡ Đó là các khoản trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ mồ côi, ngườilao động chưa có việc làm, nhân dân các vùng thiên tai, địch họa, cho thương binh, giađình liệt sĩ,…
- Chi cho quản lỳ hành chính: là những khoản chi nhằmduy trì hoạt động củacác cơ quan quản lý nhà nước thuộc chính quyền các cấp, quốc hội, hội đồng nhândân, Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, chi về ngoại giao…
- Chi cho an ninh quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực lượng vũtrang và công tác bảo vệ trị an trong nước.
b Căn cứ vào tính chất sử dụng, chi ngân sách nhà nước được chia thành:
- Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất: là những khoản chi dành cho các ngànhsản xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp…
- Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất: là những khoản chi về dịch vụ côngcộng, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thể dục, thể thao, nghiên cứu khoa học, quảnlý nhà nước,…
c Căn cứ vào chức năng quản lý của nhà nươc, chi ngân sách nhà nướcđược chi thành:
- Chi nghiệp vụ: là những khoản chi gắn với nghiệp vụ của nhà nước, bao gồmcác khoản chi về tiền lương, tiền công, trả nợ trong nước và ngoài nước, hỗ trợ vàchuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ giá, trợ cấp…
- Chi phát triển: là những khoản chi không gắn với các nghiệp vụ của nhà nước,bao gồm các khoản chi về dịch vụ kinh tế như: phát triển nông nghiệp và nông thôn,các cơ sở công cộng, thương mại, công nghiệp, giao thông,…), các dịch vụ xã hội nhưgiáo dục, y tế,…, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng,…
d Căn cứ vào mục đích kinh tế – xã hội, chi ngân sách nhà nước đượcphân thành:
- Chi tích lũy: bao gồm các koản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưuđộng cho các doanh nghiệp lưu động nhà nước, chi dự trữ,…
Trang 20- Chi tiêu dùng: chi tiêu dùng đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi tích lũybao gồm: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá và chi khác…
e Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi, chi ngân sáchnhà nước được phân thành 3 nhóm:
- Chi thường xuyên: là những khoản chi có thời hạn tác động ngắn, bao gồm:chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi bổ sung quỹ hưu trí, chi công vụphí, chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sữa chữa thường xuyên,chi trợ cấp, dự bị phí, chi trợ giá, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội.
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao gồm:Chi đầu tư cho các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các doanh nghiệpnhà nước hoặc các địa phương, chi bổ sung dự trữ nhà nước,…
- Chi trả khác: bao gồm, chi cho vay ( như cho vay cá nhân và các tổ chức vô vị lợi,cho vay các tổ chức nhà nước, cho vay nước ngoài…), trả lãi và nợ gốc ( vay trongnước, vay ngoài nước), chi viện trợ,…
1.3.5 Cơ cấu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam:
Theo pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành ở nước ta, chi ngân sách nhànước ở Việt Nam bao gồm:
a Chi thường xuyên về:
- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin,văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã hộikhác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.- Hoạt động của các cơ quan nhà nước
- Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam
- Hoạt động của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh Niên CộngSản Thành Phố Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ NữViệt Nam, Hội nông dân Việt Nam.
- Trợ giá theo chính sách của nhà nước
- Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia,dự án nhànước.
- Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội
Trang 21- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội
- Trợ cấp cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chứcxã hội – nghề nghiệp.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
b Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khảnăng thu hồi vốn.
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tàichính của nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vựccần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi bổ sung dự trữ nhà nước
- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhànước.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.c Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do chính phủ vay
d Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức ngoàinước.
e Chi cho vay của ngân sách trung ương
f Chi trả nợ gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầngthuộc ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
g Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính theo quy định.
h Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
l Chi chuyển nguồ từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau.
Trang 22CHƯƠNG 2: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NGUỒN TÀI TRỢ QUANTRỌNG CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1Ngân sách nhà nước – Nguồn tài trợ quan trọng cho phát triểnkinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay:
2.1.1 Vai trò huy động nguồn tài chính của ngân sách nhà nước để đảm bảo nhucầu chi tiêu của nhà nước.
Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải cónguồn tài trợ chính để chi tiêu cho các mục tiêu xác định Các nhu cầu chi tiêu đó củanhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và ngoài thuế Đây làvai trò lịch sử của ngân sách nhà nước được xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chínhmà trong bất kỳ chế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, ngân sách nhà nước đều phải thựchiện và phát huy
Để phát huy vai trò ngân sách nhà nước trong quá trình phân phối, huy động mộtbộ phận các nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước cần thiết phải xác định:
- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu củangân sách nhà nước.
- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vàthực hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước
- Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của ngân sách nhà nước trên GDP
a) Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thucủa ngân sách nhà nước.
Mức động viên vào NSNN chính là tỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sáchnhà nước Khi xác định tỷ lệ động viên vào NSNN cần lưu ý các vấn đề sau:
Trang 23 Nếu mức động viên của ngân sách nhà nước là hợp lý và tối ưu thì sẽkhông tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động cũng như các quyết định củacác chủ thể kinh doanh
Nếu chỉ chú ý đến lợi ích của nhà nước mà đặt ra mức động viên, sựđóng góp của xã hội quá cao thì sẽ dẫn đến làm giảm mối quan tâm của các chủthể kinh doanh trong việc hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tếcủa mình cũng như thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của nhànước
Mức huy động thu nhập được sáng tạo ra ở khu vực sản xuất, kinh doanhvào ngân sách nhà nước thấp cũng dẫn đến phát sinh những tiêu cực đối vớihiệu quả sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nhà nước vàxã hội
Thực trạng về tỷ lệ động viên ở nước ta qua một số năm:
Tỷ lệ động viên vào ngân sách Nhà nước của giai đoạn 1986 - 1990 vào khoảng20,2% so với tổng thu nhập quốc dân.
Trong giai doạn 2000 – 2010 ỷ lệ huy động GDP hàng năm vào ngân sách nhànước chiếm tới 28%, cao hơn mức 21-22% đặt ra trong kế hoạch
Về dự toán ngân sách nhà nước, dự toán thu năm 2011 bảo đảm mức động viênvào ngân sách nhà nước đạt trên 23% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt trên 21%GDP.
Chưa năm nào tỷ lệ động viên đạt được mục tiêu của Quốc hội đề ra Nguyênnhân chính do nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phát triển, yêu cầu cần tậptrung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề phát triển kinh tế.
Tuy nhiên với mức huy động vào ngân sách lên tới 28% ở một số năm, nhiều ýkiến cho rằng đã quá cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm và gâykhó khăn cho tích lũy, đầu tư của đối tượng nộp thuế.
b) Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước vàthực hiện các khoản chi của ngân sách nhà nước
Trang 24Theo pháp luật về ngân sách nhà nước hiện hành ở các nước ta, thu ngân sáchnhà nước ở Việt Nam gồm:
1 Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
2 Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí, lệphí.
3 Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước theo quy định của pháp luật,gồm:
a) Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tếb) Thu hồi tiền vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi)
c) Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả thu từlợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có sự thamgia góp vốn của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
4 Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động doanhnghiệp.
5 Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích.6 Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước.
7 Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
8 Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoàinước.
9 Thu từ huy động vốn đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộcngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
10 Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán hoặccho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
11 Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cánhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước thuộc địa phương.
Trang 2512 Thu từ quỹ dự trữ tài chính.13 Thu kết dư ngân sách.
14 Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật gồm:a) Các khoản di sản nhà nươc được hưởng;
b) Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các khoản phạt, tịchthu;
c) Thu hồi dự trữ nhà nước;d) Thu chênh lệch giá, phụ thu;e) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
f) Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước chuyển sang;g) Các khoản thu khác;
Trong các khoản thu của NSNN, thì đa số là thu từ thuế, tỷ lệ thu từ thuế chiếmtừ 80 -90% trong tổng số thu.
Thông qua các công cụ thu ngân sách, nhà nước ko chỉ đảm bảo nguồn thu củamình mà còn thực hiện được một phần các nhiệm vụ khác Co thể nhìn rõ điều này quacác sắc thuế hiện hành Việc tăng, giảm các sắc thuế chính là một công cụ hữu hiệutrong chính sách tài khóa của nhà nước Điển hình như nửa cuối năm 2008 và năm2009, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đếnsản xuất đình trệ, chính sách hổ trợ thuế giảm tỷ lệ thuế VAT, giàm thuế TNDN, miễnthuế TNCN trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tác động tích cực đến các doanh nghiệp vàngười lao động, góp phần khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế, ổn định và tăngtrưởng.
2.1.2 Vai trò điều tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội của ngân sách nhà nước.
2.1.2.1Vai trò kích thích sự tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinhtế xã hội của ngân sách nhà nước
Trang 26Để định hướng và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụthuế và chi ngân sách nhà nước để hướng dẫn, kích thích và tạo ra sức ép đối với cácchủ thể kinh tế trong hoạt động kinh tế Cụ thể:
Công cụ thuế:
Thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các cá nhân, pháp nhâncho Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật qui định nhằm sử dụng mục đíchcông cộng Vì vậy thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là côngcụ đIều tiết vĩ mô, trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động sản xuất kinhdoanh, định hướng đầu tư trên thị trường Nhà nước đã sử dụng thuế để tác động đếnlợi ích của chủ thể kinh doanh vì lợi ích nền kinh tế quốc dân
Việc đặt ra các loại thuế với thuế ưu đãi, qui định miễn, giảm thuế… có tácdụng thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết ở nước ta nhằmphát triển các ngành nghề thủ công theo quyết định 132 của chính phủ các ngành nghềthủ công được hưởng ưu đãi, nếu là dự án xuất khẩu 30% thì miễn thuế thu nhậpdoanh nghiệp ba năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
Về chính sách thuế, phí năm 2009, đã tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanhnghiệp, giảm áp lực tăng chi phí sản xuất và giá thành hàng hóa, dịch vụ, bảo hộ sảnxuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu, như: giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhómhàng nguyên liệu đầu vào (linh kiện, phụ tùng, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi…); giảmthuế xuất khẩu đối với một số khoáng sản (than, dầu thô và tinh quặng đồng…), gạo,phân bón, than gáo dừa, sản phẩm gỗ từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu; tăng thuế nhậpkhẩu đối với một số mặt hàng tiêu dùng (thịt, sữa…), thép, hợp kim, ống đồng, phânbón Đồng thời, thực hiện các chính sách giãn, giảm và miễn thuế thu nhập cá nhân,thuế TNDN và thuế giá trị giá tăng
Áp dụng các chính sách hỗ trợ 70% chi phí phục vụ đưa hàng hóa về tiêu thụ ởnông thôn trong những tháng cuối năm 2009 Theo thống kê đến ngày 31/8/2009 đã cótrên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cánhân được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế Cả năm, tổng số thuế miễn, giảm,giãn khoảng 20.000 tỷ đồng, trong đó, giảm thuế GTGT là 4.465 tỷ đồng, giảm thuế
Trang 27TNDN là 3.589 tỷ đồng, gia hạn nộp thuế TNDN là 6.305 tỷ đồng, giảm lệ phí trướcbạ là 1.141 tỷ đồng Đã rà soát, bãi bỏ các khoản phí và lệ phí khác với số tiền khoảng140 tỷ đồng
Ngân sách nhà nước có tác dụng định hướng và điều chỉnh các hoạt động kinhtế bằng các giải pháp lớn về chi ngân sách nhà nước:
Từ 2006 – 2010, ngân sách nhà nước đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tưphát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinh xã hội, pháttriển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng), góp phần quan trọng ngănchặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởng trong năm 2010.
Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%.Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quângiai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnhhưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới Tăng trưởng ba khu vựckinh tế như sau:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010,trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%.
- Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trongđó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%.
- Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2010, trong đó giai đoạn 2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%.
2006-Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồng năm2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng.Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sản phẩm trong nướcbình quân đầu người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần,tương đương 438 USD.
Trang 28Vốn đầu tư xã hội thực hiện năm 2010 theo giá so sánh 1994 tăng 64,5% so vớinăm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 vốn đầu tư tăng 13,3% Vốn đầu tưkhu vực Nhà nước thực hiện năm 2010 tăng 42% so với năm 2006, bình quân mỗi nămthời kỳ 2006-2010 tăng 9,3% Vốn đầu tư khu vực ngoài Nhà nước thực hiện năm2010 tăng 47,6% so với năm 2006, bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 11,4%.Vốn đầu tư khu vực FDI thực hiện năm 2010 tăng 157,5% so với năm 2006, bình quânmỗi năm thời kỳ 2006-2010 tăng 25,7%
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 năm 2010 tăng 63,2% so vớinăm 2006 Bình quân trong thời kỳ 2006-2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá sosánh 1994 tăng 13,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ tăng 0,3%; công nghiệp chếbiến tăng 15%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 12,1%),trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 16,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏ giảm 1,7%;công nghiệp chế biến tăng 19%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt vànước tăng 11,1%); giai đoạn 2008-2010 tăng 11,8%/năm (Công nghiệp khai thác mỏtăng 1,6%; công nghiệp chế biến tăng 12,4%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện,khí đốt và nước tăng 12,8%)
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 5%/năm thời kỳ2006-2010, trong đó nông nghiệp tăng 4,2%; lâm nghiệp tăng 3,1%; thuỷ sản tăng 8%.Kết quả sản xuất một số sản phẩm chủ yếu thời kỳ 2006-2010 như sau:
Sản lượng lương thực có hạt năm 2010 đạt 44,6 triệu tấn, tăng 12,3% so vớinăm 2006, tương đương 4,9 triệu tấn Bình quân mỗi năm thời kỳ 2006-2010 sảnlượng lương thực tăng 2,4% (trong đó sản lượng lúa tăng 2,2%/năm) Sản xuất lươngthực đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và nâng cao lượng xuất khẩu
Diện tích lúa năm 2010 ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 2,6% so với năm2006, tương đương 188,9 nghìn ha Bình quân thời kỳ 2006-2010, diện tích lúa tăng0,5%
Thời kỳ 2006 -2010, mô hình chăn nuôi quy mô lớn theo hướng sản phẩm hànghoá có chất lượng cao được phát triển mạnh Tại thời điểm 01/7/2010, cả nước có
Trang 2923558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006 Tại thời điểm 01/10/2010, đànlợn cả nước tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2006; đàn trâu giảm 0,3%; đàn bògiảm 9,1%; đàn gia cầm tăng 40% Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010,đàn lợn giảm 0,04%; đàn trâu giảm 0,06%; đàn bò tăng 1,32%; đàn gia cầm tăng 6,4%.Sản xuất lâm nghiệp đã có sự phát triển nhanh theo hướng chuyển từ khai thácsang xây dựng vốn rừng là chủ yếu và đầu tư theo các chương trình, dự án, giao đấtlâm nghiệp ổn định lâu dài cho hộ gia đình Trong thời kỳ 2006- 2010, bình quân mỗinăm diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 215 nghìn ha, tốc độ tăng đạt 7,3%/năm.Sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 3602 nghìn m3/năm, mỗinăm tăng 6,2%, nét mới là chuyển khai thác gỗ từ rừng tự nhiên sang khai thác từ rừngtrồng là chủ yếu.
Sản xuất thủy sản tuy gặp không ít khó khăn trong quá trình Việt Nam gia nhậpWTO và việc áp dụng thuế chống bán phá giá hàng thủy sản của Mỹ Nhưng đây vẫnlà sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của nước ta Sản lượng thủy sản năm 2010 ước tínhtăng 37,8% so với năm 2006, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010, sảnlượng thủy sản tăng 8,1% Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỷtrọng sản lượng nuôi trồng từ 45,5% năm 2006 lên 52,8% năm 2010
Đầu tư xây dựng cơ bản
Theo bộ kế hoạch và đầu tư, trong mười năm gần đây, Nhà nước đã đầu tư gần85 tỷ đồng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó NSNNhơn 49 nghìn tỷ đồng Nguồn vốn có tính chất ngân sách gần 33 nghìn tỷ đồng, trongđó vốn tín dụng gần 9 nghìn tỷ đồng, vốn đặc biệt hơn 5 nghìn tỷ đồng, vốn trái phiếuChính phủ 17 nghìn tỷ đồng và vốn đầu tư bán quyền thu phí 1 nghìn 5 trăm tỷ đồng.
Nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, chất lượng đường giao thông được nânglên một bước Hiện mạng lưới đường bộ cả nước có 233 nghìn km, trong đó có 17nghìn km đường quốc lộ, chiếm 7,63; tỉnh lộ 23 nghìn km, chiếm 10,37% , còn lại làđường đô thị, đường chuyên dụng và đường xã.
Vốn đầu tư phát triển của NSNN từ 2006 – 2010 đã đảm bảo tiến độ thực hiệncác công trình trọng điểm quốc gia; đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các công
Trang 30trình thuỷ lợi phòng chống lũ lụt và hạ tầng cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc, miềnTrung, Tây Nguyên và Tây nam Bộ; tăng đầu tư cơ sở vật chất ngành giáo dục - đàotạo, y tế và các chương trình phát triển lĩnh vực văn hoá, xã hội, xoá đói giảmnghèo.v.v Tổng chi đầu tư phát triển từ NSNN năm 2006 khoảng 96.750 tỷ đồng,bằng 9,9% GDP, đã tăng liên tục qua các năm, và dự toán năm 20011 là 152000 tỷđồng Bằng nguồn vốn đầu tư này, đã từng bước hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiềutrục đường giao thông quan trọng (đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, quốc lộ 32, cácđường thuộc hệ thống đường vành đai biên giới phía Bắc ), và nhiều công trình thuỷlợi quan trọng, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốcphòng, an ninh.
Đầu tư đặc thù kinh tế
Khu kinh tế mở Chu Lai: Ngân sác Nhà nước đầu tư một phần và tạo điều kiệnđể thu hút đầu tư vào 3 dự án lớn : Dự án xây dựng và sửa chữa máy bay hạng nặng táisân bay Chu Lai với tổng nguồn vốn đầu tư 500 triệu USD; Nhà máy sản xuất phânđạm và máy nông nghiệp với vốn đầu tư 400 triệu USD và nhà máy dệt công suất 300MW, tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD Toàn bộ 3 dự án này đang được xúc tiến đầutư và triển khai đồng bộ trong năm 2005 Được biết, các dự án này khi đi vào hoạtđộng sẽ giải quyết cho khoảng 10000 lao động tại chỗ, đóng góp khoảng 21000 tỷđồng Việt Nam mỗi năm.
Khu kinh tế mở Dung Quất: Theo báo cáo ban đầu của Ban Quản Lý khu kinhtế Dung Quất, tính đến giữa tháng 8/2007, khu kinh tế này đã thu hút nguồn vốn đầu tưhơn 5,4 tỷ USD của 119 dự án đầu tư trong và ngoài nước Trong đó có 34 dự án đã đivào hoạt động, 45 dự án đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Dung Quất là địa điểmthu hút vốn đầu tư cao nhất hiện nay trong 8 khu kinh tế được thành lập trên toàn quốc,với tổng số vốn đăng kí đạt 3,4 tỷ USD với 94 dự án Tính đến thời điểm hiện nay tạikhu kinh tế Dung Quất đã có 27 dự án đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư khoảng647.040 tỷ VND, giải quyết việc làm cho hơn 20000 lao động Bên cạnh đó, hơn 29 dựán đã được cấp phép đầu tư và 45 dự án đã được chấp thuận đầu tư, trong tương lai khiđi vào hoạt động các dự án này sẽ giải quyết việc làm cho hơn 30.000 lao động
Trang 31 Đầu tư cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố được tính đến khi quyết định đầu tưcác dự án Bởi vậy, phát triển cơ sở hạ tầng cũng chính là bước tạo đà cho sự tăngtrưởng kinh tế Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với khó khăn lớn là cơ sở hạtầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế.
Trước nhu cầu phát triển nhanh của đất nước, các dự án phát triển cơ sở hạ tầngcòn góp phần làm nên diện mạo mới cho các đô thị Hiện nay, nhiều yếu tố phục vụkinh doanh như điện năng có thời điểm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất chocác trung tâm công nghiệp Bên cạnh đó là hàng loạt các hạn chế như: chi phí cho điệnnăng và viễn thông vẫn còn cao; chất lượng đường xá kém và không đồng đều; cấpthoát nước thiếu đồng bộ… Do đó ngoài việc lập quy hoạch sớm, các ngành chứcnăng cần có sự phối hợp để cùng triển khai các dự án hạ tầng, tránh tình trạng lãng phí.Trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách ưutiên về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia Đặc biệt làngày 26/09/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục 136 dự án quốc gia kêugọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 Danh mục này chính là sự cụ thể hoá cáckế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xãhội đến năm 2010 Đây là những dự án quan trong đã được Chính phủ phê chuẩn vềphương thức đầu tư.
Trong đó tổng số vốn đầu tư cho các dự án ước tính trên 61 tỷ USD bao gồm:khoảng 53 tỷ USD cho 109 dự án công nghiệp- xây dựng; trên 7,8 tỷ USD cho 47 dựán thuộc lĩnh vực du lịch- dịch vụ; số còn lại dành cho 6 dự án nông- lâm- ngư-nghiệp Từ những số liệu này cho thấy điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục thuhút đầu tư là ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đặc biệt là có 47 dự án thuộclĩnh vực giao thông vận tải Trong danh sách này, nhiều dự án kêu gọi lương vốn đầutư rất lớn như: nhà máy lọc dầu Nghi Sơn( Thanh Hoá) khoảng 5 tỷ USD, Nhà máy lọcdầu số 3 (Bà Rịa- Vũng Tàu) cần 5-6 tỷ USD; dự án sân bay quốc tế Long Thành(Đồng Nai) khoảng 5 tỷ USD cho giai đoạn I; Khu càng Lạch Huyền (Hải Phòng)khoảng 2 tỷ USD; Đường vành đai 3 Tp HCM ước tính khoảng 1,55 tỷ USD…