Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho phát

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và việt nam hiện nay) (Trang 56 - 62)

Về những giải pháp huy động vốn cho NSNN:

Tăng hiệu quả đầu tư bằng cách có chính sách đầu tư đúng đắn có cơ sở kinh tế cho các ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; ưu tiên cho các công trình trọng điểm phục vụ chung cho kinh tế-xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước phải vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN.

Tăng cường công tác quản lý và khai thác nguồn thu cho NSNN với quan điểm là thu NSNN trong sự phát triển bền vững, tức là không làm suy yếu các nguồn thu quan

trọng mà phải bồi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền. Điều đó có nghĩa là cần xác định mức thu hợp lý, vừa đảm bảo NSNN có nguồn thu cao vừa đảm bảo để các đối tượng NSNN có đủ điều kiện tài chính tiếp tục phát triển. Xác định được mức thu tại điểm "giới hạn tối ưu" không đơn giản mà cần phân tích, cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Những nguồn thu thuộc khu vực kinh tế quốc doanh có ý nghĩa đặc biệt thì cần chú ý bồi dưỡng thông qua các biện pháp hỗ trợ đầu tư, trợ giúp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nhân lực...

Trong hoạt động thu NSNN, cần hướng trọng tâm vào những biện pháp lớn sau đây:

Hoàn thiện hệ thống thu từ các hoạt động kinh tế mà trọng tâm là thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là công cụ và điều tiết vĩ mô nền kinh tế vô cùng quan trọng. Nó góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, bảo hộ hợp lý những mặt hàng trong nước sản xuất trong nước, thực hiện công bằng xã hội. Thuế là một công cụ đòn bẩy để kích thích phát triển sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. Chính sách thuế Nhà nước ban hành đã được pháp luật hoá thì phải quán triệt đầy đủ đến mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, mọi cá nhân; phải tổ chức cho các đối tượng nộp thuế học tập, tìm hiểu để họ tự giác thực hiện.

Rà soát lại toàn bộ các khoản thu phí, lệ phí đã ban hành trên địa bàn tỉnh, qua đó chấn chỉnh những điểm không còn phù hợp, bổ sung những khoản thu phí và lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật Nhà nước. Phải được công khai, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người tổ chức thực hiện làm tốt công tác này, góp phần vào tăng thu cho NSNN.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với các cơ quan chức năng; thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng đối tượng, quản lý tốt nguồn thu, bao quát hết nguồn thu.

Tăng cường nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của bộ máy thu thuế, bao gồm cả nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế và việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thu. Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật thuế của Nhà nước; chấn chỉnh và lập lại kỷ cương trên lĩnh vực thuế,

khắc phục những trường hợp tuỳ tiện về lợi ích cá nhân, làm tổn hại đến lợi ích Nhà nước, coi thường pháp luật.

Về những giải pháp quản lý chi NSNN

NSNN có nhiệm vụ cấp phát kinh phí đảm bảo cho việc thực hiện ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội. Để quản lý tốt các khoản chi này cần vận dụng một số giải pháp sau đây:

Trước hết phải tuân thủ nghiêm ngặt những điểm quy định đã được ghi rõ trong luật ngân sách. Về việc lập, chấp hành, quyết toán NSNN. Tổ chức tập huấn hướng dẫn đội ngũ cán bộ làm công tác ngân sách và đội ngũ cán bộ làm kế toán các đơn vị thu hưởng ngân sách để họ hiểu rõ và tổ chức thực hiện đúng đắn và có hiệu quả cao.

Xác định tốt các căn cứ và đưa ra được các định mức tiến tiến, khoa học để thực hiện giao kế hoạch chi ngân sách cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo đúng quy định của NSNN. Tăng cường quản lý và điều hành chi ngân sách theo dự toán được giao đầu năm, có chia ra quý, tháng. Kiểm soát các khoản chi qua kho bạc Nhà nước theo đúng cách ăn bản hướng dẫn hiện hành. Quản lý chặt chẽ các khoản chi mua sắm, sửa chữa và vốn xây dựng cơ bản.

Các khoản chi phát sinh ngoài kế hoạch dự toán cần phải được xem xét kỹ lưỡng, nếu cần thiết phải chi thì phải tính đến nguồn đảm bảo hoặc phải giảm chi các khoản khác tương ứng, tránh tình trạng duyệt phát sinh tuỳ tiện không tính toán đến nguồn đảm bảo chi. Trong khâu phê duyệt dự toán chi ngân sách hàng năm, cần tính đến mục tiêu trước mắt và lâu dài, trong việc bố trí cơ cấu chi, đặc biệt là các khoản chi về đầu tư phát triển, vì khoản chi này có tác dụng trực tiếp đến việc phát huy hiệu quả cho nền kinh tế và khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm, khả năng tạo nguồn tích luỹ vốn để thực hiện tái sản xuất mở rộng nền kinh tế, mà trực tiếp là huy động vốn cho CNH, HĐH, phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, tăng cường quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước

Trong điều kiện nguồn thu ngân sách có hạn thì cần tập trung ngân sách ưu tiên cho đầu tư phát triển, ưu tiên vốn đầu tư cho chi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường trong cơ cấu chi thường xuyên. Triệt để trên cơ sở triển khai thực hiện tốt

pháp lệnh tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, hạn chế chi có tính chất tiêu dùng, quản lý hành chính Nhà nước, những khoản chi mua sắm, sửa chữa. Bố trí dự phòng, dự trữ tài chính trong ngấn sách đủ mạnh để chủ động đối phó và giải quyết khắc phục hậu quả thiên tai thất thường đột suất có thể phát sinh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị sử dụng ngân sách, nhằm phát triển và uốn nắn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý và chi tiêu NSNN. Hiện nay, trong cơ chế thị trường thì đây là vấn đề vừa bức xúc vừa mang tính chất quyết liệt vì tính chất vi phạm khá phổ biến và phải đấu tranh với chính bản thân và trong nội bộ.

Đặc biệt quan tâm nâng cao toàn diện đội ngũ cán bộ. Đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định đến thành công hay thất bại đến hiệu quả công tác, hiệu quả kinh tế-xã hội cao hay thấp. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN lại càng như thế. Vì đội ngũ cán bộ này trực tiếp quản lý tiền, của. Vì vậy, một mặt phải được đào tạo một cách cơ bản về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực tổ chức thực hiện và phải được rèn luyện thử thách để có đủ phẩm chất và bản lĩnh phục vụ tốt chức năng và nhiệm vụ được giao. Mặt khác, cần thường xuyên làm cho đi đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và phẩm chất đạo đức, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN.

KẾT LUẬN

NSNN là một trong những công cụ vô cùng quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế-xã hội của bất kỳ một quốc gia nào. Trên cơ sở xem xét bản chất, đặc điểm của NSNN và mối quan hệ tài chính tiềm ẩn bên trong NSNN, chúng ta hiểu rõ sự phát triển lớn mạnh của NSNN có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Vai trò đó mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Thông qua việc hình thành và sử dụng NSNN, Nhà nước đã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình như điều tiết hướng dẫn thị trường, định hướng đầu tư, đảm bảo công bằng xã hội, ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Đất nước ta tiến lên CNXH từ điểm xuất phát về kinh tế quá thấp, trong khi nhu cầu về xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước lại đòi hỏi số lượng, chất lượng, cơ cấu vốn tài chính rất lớn và cấp bách. Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao sự quản lý vốn tài chính, vốn ngân sách có hiệu quả. Có như vậy mới tạo điều kiện về tài chính cho tất cả các hoạt động kinh tế- xã hội, khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn vốn nội lực và tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài dưới nhiều hình thức.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế đa thành phần với quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan hệ thị trường và cơ chế tự chủ tài chính tự chịu trách nhiện ngày càng được khẳng định và phát huy vai trũ của mình. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó đạt được thì trong quản lý NSNN cũng đang tồn tại nhiều hạn chế. Bởi vậy, việc đổi mới NSNN không chỉ liên quan đến việc đổi mới hoạt động thu chi tài chính Nhà nước mà cũng gắng liền với việc đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, các phương pháp cân đối ngân sách và đổi mới quy trình ngân sách. Tất cả các vấn đề đó có liên quan chặt chẽ với nhau và đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ và nhất quán nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của NSNN trong nền kinh tế thị trường để NNNN thực sự trở thành cụng cụ quản lý vĩ mô số một của Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. File bài giảng của Thầy Nguyễn Thanh Dương

2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng, Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Thống kê, 12/2006

3. PGS. TS. Sử Đình Thành – TS. Vũ Thị Minh Hằng, Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2008

4. Một số trang Web:

+ http://www.gso.org.vn

+ http://www.mof.org.vn

+ http://www.vneconomy.vn

Một phần của tài liệu Ngân sách nhà nước nguồn tài trợ quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ( thực tiễn ở một số nước và việt nam hiện nay) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w