Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu: 4
3 Phạm vi nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Kết cấu chuyên đề 5
CHƯƠNG 1 6
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ 6
RỦI RO TÍN DỤNG 6
I TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG 6
1 Những vấn đề cơ bản về tín dụng 6
a Khái niệm về hoạt động Tín dụng Ngân hàng 6
b Khái niệm và phân loại tín dụng 7
2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng 8
a Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng 8
b Tác động của rủi ro tín dụng 10
c Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 11
d Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 12
e Nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng 14
II PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 17
1 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng 17
3 Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và của Uỷ ban Basel 20
4 Một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng 25
a Mô hình điểm số Z 25
b Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng 26
c Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo Basel 2 26
CHƯƠNG 2 27
THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ KHẮC PHỤC RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 27
I KHÁI QUÁT CHUNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 27
1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
a Sự ra đời 27
b Quá trình phát triển 27
2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu 28
3 Cơ cấu tổ chức hoạt động 29
a Địa vị pháp lý chung của Ngân hàng 29
b Tổ chức bộ máy 29
4 Tình hình lao động và việc chấp hành pháp luật lao động 33
4 Tình hình lao động và việc chấp hành pháp luật lao động 34
a Lao động 34
b Chính sách đối với cán bộ 34
II ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 34
1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường gặp 34
a Rủi ro tín dụng 35
b Rủi ro hối đoái 35
c Rủi ro lãi suất 36
Trang 2d Rủi ro thanh khoản 36
e Rủi ro hoạt động 36
f Rủi ro thị trường 36
2 Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Nghệ An 37
a Phương thức đánh giá rủi ro 37
III THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 38
1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 38
a Cơ chế quản lý 38
b Thực trạng hoạt động 39
(1): Trích từ Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007-NHCTNA 41
c Công tác huy động vốn 41
d Công tác tín dụng 42
e Công tác thu hồi nợ ngoại bảng 44
f Kết quả tài chính 44
2 Những kết quả đạt được 45
3 Những điểm yếu và nguyên nhân 46
a Điểm yếu trong quản trị rủi ro 46
b Nguyên nhân hạn chế rủi ro tín dụng trị Ngân hàng 46
CHƯƠNG 3 50
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 50
I PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 50
1 Đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn 50
2 Thực hiện đồng bộ các giải pháp 50
3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ tồn đọng 51
4 Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy 51
a Công tác tổ chức cán bộ: 51
b Công tác tổ chức mở rộng mạng lưới: 52
5 Đẩy mạnh công tác tiếp thị 52
II NHẬN XÉT CHUNG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 53
1 Đánh giá chung pháp luật Việt Nam 53
2 Pháp luật về hoạt động ngân hàng 55
III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 57
1 Đối với các ngân hàng thương mại 57
2 Đối với Ngân hàng Công thương Nghệ An 58
a Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng 58
b Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay 59
c Xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng khách hàng tự động: 60
d Không quá ỷ lại vào tài sản đảm bảo 61
e Định kỳ phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định mới 62
f Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập 63
g Đa dạng hoá danh mục cho vay 63
h Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Đỗ Kim Hoàng đã dành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Luật, trường Đại học Kinh
tế Quốc dân đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cuối cùng tôi xin dành tình cảm thân yêu nhất tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2008
Sinh Viên
Trần Văn Hà
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn phải đối phó với rất nhiềuvấn đề, nhất là duy trì được thường xuyên tình trạng cân đối giữa nhu cầu vàkhả năng có được nguồn vốn trong mọi điều kiện để đảm bảo sự ổn định, vữngchắc về tài chính cho ngân hàng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng Vìvậy, các nhà quản trị ngân hàng tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi muốntối đa hoá lợi nhuận và đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại Trênthực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ như: thanhtoán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư Do đó, vấn đề rủi ro luôn được cácngân hàng ở những nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích,thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định
Liên quan đến sự gia tăng ảnh hưởng của rủi ro lên thị trường tài chính,một trong những vấn đề bức thiết của quản trị ngân hàng hiện nay là quản trị rủi
ro - sử dụng các biện pháp khác nhau để xác định mức độ rủi ro dự báo có thểxảy ra trong hoạt động và đưa ra được các giải pháp để giảm thiểu mức độ củatừng loại rủi ro Phương pháp xác định và đánh giá rủi ro phải thường xuyênthay đổi cho phù hợp, bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có cả nhữngyếu tố phát sinh từ bản thân ngân hàng và cả các yếu tố nằm ngoài khả năngđiều chỉnh của ngân hàng Thông qua hệ thống quản trị rủi ro, mục tiêu vànhiệm vụ trong chính sách phát triển của các ngân hàng được phản ánh rõ rệt
Để góp phần tìm hiểu thêm về vấn đề rủi ro trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “ Quản trị
rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An”
2 Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu:
- Xác định tầm ảnh hưởng rủi ro tín dụng tới hoạt động ngân hàng Đưa
ra biện pháp nhằm hạn chế cũng như để quản trị rủi ro;
Trang 5- Rút ngắn khoảng cách giưa lý luận và thực tiễn về công tác quản trị rủiro;
- Làm quen với công tác nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp để ra trường
3 Phạm vi nghiên cứu
Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiên cứu thực tế tại Ngân hàngCông thương Nghệ An
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, tổng hợp, gắn giữa lýluận với thực tiễn
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên
đề thực tập tốt nghiệp gồm ba phần:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và chế độ pháp lý về rủi ro tín dụng
- Chương 2: thực tiễn công tác quản trị và khắc phục rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương Nghệ An
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi
ro tại ngân hàng công thương Nghệ An
Trang 6a Khái niệm về hoạt động Tín dụng Ngân hàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động ngân hàng đã có bướcphát triển rất nhanh chóng, các dịch vụ ngân hàng cung cấp ngày càng phongphú, đa dạng, mang lại nguồn thu rất lớn cho các ngân hàng đặc biệt là hoạtđộng tín dụng
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng ngân hàng đã đạt được nhữngthành tựu không nhỏ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Cácngân hàng thương mại (NHTM) đã quan tâm hơn tới việc kiểm soát tỷ lệ tăngtrưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả của hoạt động tín dụng Quy trình tíndụng được thực hiện gần hơn với chuẩn mực quốc tế Danh mục cho vay theonhóm khách hàng tiếp tục thay đổi tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng chovay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với thành phầnkinh tế phi nhà nước (tỷ trọng dư nợ tín dụng khu vực nhà nước chiếm khoảng39%/tổng dư nợ vào 12/2002 và giảm xuống còn 34% vào 12/2004) Điều nàyhoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vựckinh tế tư nhân là khu vực kinh tế năng động, phát triển và ngày càng chiếm tỷtrọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân
Điều 20 khoản 8 Luật các tổ chức Tín dụng 2004 quy định hoạt động tíndụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động đểcấp tín dụng Việc cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của hầu hết các Ngânhàng Thương Mại, là việc các NHTM thỏa thuận để các khách hàng sử dụng
Trang 7một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác…
b Khái niệm và phân loại tín dụng
Có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên,chung quy lại tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn có hoàn trả vốn và lãisau một thời gian nhất định giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh
tế (các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức…) Tín dụng được phân loại theonhiều tiêu thức:
● Theo thời gian, tín dụng được phân chia thành:
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn dưới 01 năm để tàitrợ cho tài sản lưu động
- Tín dụng trung hạn: là những khoản vay thông thường từ 01 đến 05năm tài trợ cho các tài sản cố định như máy móc thiết bị
- Tín dụng dài hạn: là những khoản vay từ 5 năm trở lên để tài trợ chocác tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài
Nhìn chung, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn thường cao hơn tín dụng trung vàdài hạn Vì tín dụng ngắn hạn chủ yếu tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động củakhách hàng, hơn nữa tín dụng ngắn hạn có rủi ro thấp hơn tín dụng trung và dàihạn, độ an toàn cao, Trong khi đó tín dụng trung và dài hạn thì thời gian thu hồivốn rất dài, thời gian sử dụng vốn lâu…
● Theo hình thức tài trợ:
- Cho vay: là việc ngân hàng cho khách hàng vay tiền với cam kết kháchhàng phải hoàn trả gốc và lãi trong thời gian xác định Hầu hết thì hình thứccho vay chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hoạt động Tín dụng
- Bảo lãnh: Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, bảo lãnh là việcngười thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đâygọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sauđây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnhkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Các bên cũng có thể thỏa
Trang 8thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnhkhông có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Điều 20 khoản 12 và Điều 58, Luật các tổ chức Tín dụng 2004 quy địnhbảo lãnh là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (hay tổ chức tín dụng khác)với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khikhách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết; khách hàng phải nhận nợ
và hoàn trả cho Ngân hàng số tiền đã được trả thay
- Cho thuê: là việc ngân hàng cho khách hàng thuê các tài sản theo sựthỏa thuận của hai bên Có hai hình thức là cho thuê tài chính và cho thuênghiệp vụ Trong đó hình thức cho thuê tài chính là hoạt động chủ yếu, là hoạtđộng tín dụng trung hạn và dài hạn trên cơ sở các hợp đồng cho thuê tài sảngiữa bên cho thuê là ngân hàng với các khách hàng thuê (Điều 20 khoản 11-Luật các Tổ chức tín dụng 2004) Khi kết thúc thời hạn thuê khách hàng có thểmua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện thỏa thuận trong hợpđồng thuê Trong thời hạn cho thuê không được đơn phương huỷ hợp đồng
● Theo tài sản đảm bảo:
- Tín dụng có tài sản đảm bảo: là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốndựa trên cam kết người nhận tín dụng sẽ dùng tài sản đảm bảo để trả nợ trongmột số trường hợp
- Tín dụng không có tài sản đảm bảo: có thể được cấp cho khách hàng có
uy tín, thường là làm ăn thường xuyên có lãi hoặc các khoản vay của các tổchức lớn hay theo chỉ định của Chính phủ Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn cónhiều cách phân loại khác nữa Việc phân loại tín dụng tạo điều kiện thuận lợihơn cho ngân hàng trong việc theo dõi rủi ro, lợi nhuận…
2 Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng
a Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng
● Tính tất yếu của rủi ro tín dụng
Một trong những nội dung hoạt động của NHTM là huy động tiền nhànrỗi để cho vay Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro
Trang 9khiến cho ngân hàng có thể không thu hồi được hoặc thu hồi không đủ tiền gốc
và lãi khi đến hạn Trong lịch sử hoạt động ngân hàng Việt Nam đã từng xảy ranhững vụ án lớn bắt nguồn từ rủi ro tín dụng, như vụ Epco-Minh Phụng Chính
vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn phải đi kèm với hoạt động cho vaycủa NHTM
Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụng cũng thay đổi khi cácdoanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc đưa ra nhữngsản phẩm và dịch vụ mới nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế, vìvậy, họ sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn Các NHTM phải đốimặt với mức độ rủi ro tín dụng (hoặc rủi ro đối tác) ngày càng tăng không chỉ ởcác khoản cho vay mà còn ở những công cụ tài chính khác như giao dịch liênngân hàng, tài trợ thương mại, giao dịch ngoại hối, swaps, trái phiếu, cổ phiếu,quyền lựa chọn, bảo lãnh…
● Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD),Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lýrủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định
số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(NHNN), là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD dokhách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình theo cam kết Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng là nhằm tối đa hoá lợinhuận và duy trì rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhậnđược
Theo đó, rủi ro tín dụng có nghĩa là ngân hàng cho khách hàng vay, khiđến hạn thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi thi khách hàng không thể trảđược hoặc có thể bị trì hoãn
Rủi ro tín dụng được tiến hành phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo cơ cấu các loại hình rủi ro, rủi ro tín dụng đựơc chia thành rủi rotheo khoản vay ngắn, trung và dài hạn
Trang 10- Theo nguồn gốc hình thành, rủi ro tín dụng được chia thành 3 loại:+ Rủi ro từ phía người cho vay: là những rủi ro do chính sách của ngânhàng, việc nghiên cứu, dự báo, theo dõi, xử lý rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng,công tác kiểm tra, kiểm soát còn yếu kém.
+ Rủi ro từ phía người vay: Đây là loại rủi ro chủ yếu trong các loại rủi
b Tác động của rủi ro tín dụng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động củangân hàng cũng như các hoạt động của nền kinh tế Đó là các tác động xấu, thểhiện ở các khía cạnh sau:
- Làm suy giảm uy tín của ngân hàng:
Một ngân hàng có rủi ro lớn là một ngân hàng hoạt động không có hiệuquả, làm cho khách hàng thiếu lòng tin và như vậy khó có thể huy động đượcnguồn vốn dồi dào Các ngân hàng vì thế mà lánh xa, không cấp các hạn mứctín dụng, không mở quan hệ đại lý…
- Làm giảm khả năng thanh toán:
Các khoản tín dụng có rủi ro khiến cho việc hoàn trả gặp khó khăn mà
các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn, trong khikhông huy động được nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, vì thế khách hàng thấykhông tin tưởng và rút khoản tiền gửi, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trongkhâu thanh toán
- Làm suy giảm lợi nhuận:
Do rủi ro đưa đến nhiều mất mát thiệt hại về tài chính, thêm vào đó là quátrình mở rộng hoạt động gặp khó khăn bế tắc, kết quả là giảm sút lợi nhuận
Trang 11- Rủi ro có thể dẫn tới phá sản:
Nếu những tác động của rủi ro trên 3 phương diện nêu trên không đượcngăn chặn và cứ phát triển đến một mức độ nào đó sẽ đẩy ngân hàng vào chỗphá sản
c Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Việc kiểm tra tình hình sử dụng nguồn vốn vay của khách hàng thườngxuyên là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này bằng hìnhthức kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng Sau đây là một sốdấu hiệu thường thấy từ phía khách hàng cần được kiểm tra:
● Từ báo cáo tài chính:
- Ngân hàng không nhận được cáo báo cáo tài chính từ người vay mộtcách kịp thời;
- Tiền mặt của khách hàng giảm;
- Khả năng thanh khoản vốn lưu động giảm;
- Những thay đổi nhanh chóng của tài sản cố định;
- Xuất hiện những khoản nợ mà công ty vay hoặc cho vay cán bộ hoặc cổđông của công ty;
- Doanh số bán hàng giảm hoặc gia tăng một cách nhanh chóng;
- Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng;
- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm;
- Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh;
● Từ hoạt động kinh doanh:
- Thay đổi về phạm vi kinh doanh;
- Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặcnguồn cung cấp;
- Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cungứng chính;
- Sự thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà cóthể làm mất năng lực sản xuất hiện hành;
Trang 12● Những dấu hiệu liên quan đến giao dịch ngân hàng:
- Số dư tài khoản tại ngân hàng giảm;
- Xuất hiện khoản nợ quá hạn;
- Đặt niềm tin nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn;
- Xin gia hạn nhiều lần hoặc đáo nợ nhiều lần;
- Xuất hiện các khoản vay có nhiều nguồn trả nợ (như theo đề nghị vayvốn) nhưng không dễ dàng nhận thấy;
- Công tác kế hoạch hoá tài chính cho các nhu cầu về tài sản cố định hoặc
về vốn lưu động thể hiện sự đơn giản và kém cỏi;
● Những dấu hiệu liên quan đến quản trị công ty:
- Báo cáo và quản lý tài chính kém cỏi;
- Các chức năng điều hành và phân công xử lý công việc thể hiện một sựchắp vá;
- Mạo hiểm với kinh doanh có những rủi ro quá mức;
- Định giá bán hàng hoá và dịch vụ một cách không thực tế;
- Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủchốt;
- Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặccác điều kiện kinh tế;
Tuy nhiên, khi khách hàng có một trong những dấu hiệu trên thì khôngđáng kể Nhưng khi một số dấu hiệu xảy ra đồng thời thì cán bộ cần xem xét,đánh giá kỹ để có thể hạn chế và giảm thiểu tác động của rủi ro tín dụng
d Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Thứ nhất, các NHTM mỗi ngân hàng theo đuổi mục tiêu riêng của mình(phát triển khách hàng, tăng trưởng tín dụng, dịch vụ ) Chưa có sự liên kếtthống nhất trong việc xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro, chia sẻ các thôngtin Những chuẩn mực kế toán kiểm toán, các tiêu chí đánh giá, đo lường mức
độ rủi ro theo uỷ ban Basel chưa được các NHTM áp dụng thực hiện một cáchhoàn chỉnh
Trang 13Thứ hai, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng nhà nướccũng như của các NHTM chỉ mới có tác dụng thống kê (nhưng cũng chưa thậtđầy đủ), chưa phát huy tác dụng chức năng cập nhật, thông tin cảnh báo và đưa
ra các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế các loại rủi ro và đang xuất hiện tronghoạt động kinh doanh của ngân hàng
. Thứ ba, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn hạn chế, dù trong quá trình hoạtđộng, thực hiện hiện đại hoá, các ngân hàng đều có quan tâm đến việc đào tạo
và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình Do đó vẫn còn một số bộ phận cán bộchuyên môn chưa tinh thông trong lĩnh vực mình đảm nhiệm (như các tiêuchuẩn định mức tiêu hao nguyên vật liệu, dây chuyền công nghệ, xu hướng pháttriển của ngành nghề trong tương lai ), vì vậy khó có thể đề xuất những cảnhbáo, biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách khoa học và chuẩn xác trong quyếtđịnh cấp tín dụng
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chưa hiệu quả chức năng quản lýnhà nước ở lĩnh vực là đầu mối soạn thảo và ban hành các văn bản thống nhất
về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, tuânthủ những tiêu chí hướng dẫn trong hệ thống quản lý rủi ro của uỷ ban Basel,những tiêu chí đang được hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới ápdụng Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nước trên cơ sở nghiên cứu cập nhật số liệubáo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về xu hướng phát triển, rủi ro
có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có định hướng đầu tư mộtcách hiệu quả, hạn chế được rủi ro
Bên cạnh những nguyên nhân chung như vậy, rủi ro trong hoạt độngngân hàng còn do những nguyên nhân sau mà phần lớn xuất hiện từ môi trườngxung quanh chẳng hạn như:
- Chất lượng thông tin chưa cao Các thông tin mà ngân hàng thu thập
thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính củakhách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vàocác thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay Tuy nhiên, trên thực tế thì
Trang 14không phải lúc nào thông tin thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịpthời Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng hoạt động không
có hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việcngân hàng thất thoát vốn khi cho vay
- Những biến động kinh tế không dự báo được Khi nền kinh tế ổn định,
tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xu hướng gia tăng,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuy nhiên, khi xuất hiện nhữngbiến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởngđến một nhóm ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn
- Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật Sự thiếu nhất quán
trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngânhàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng Hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi có những thay đổitrong quy định về thuế, vốn , cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng
bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập…
Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gâykhó khăn có doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàncủa ngân hàng trong cho vay
e Nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng luôn đi đôi với hoạt động kinh doanh ngân hàng Do vậy,ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp ngăn ngừa để giảm khả năng xảy rahoặc giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây nên mà không thể loại trừ Tuy nhiên,việc hạn chế rủi ro tín dụng như thế nào lại phụ thuộc phần lớn vào chính bảnthân các ngân hàng Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng tới việc hạn chế rủi
ro tín dụng
- Chính sách và quy trình tín dụng:
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng, quy địnhchi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồnvốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân; đồng thời thiết
Trang 15lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng Thông thường,chính sách tín dụng quy định đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn, hạn mức,điều kiện vay, phương thức quản lý… Nếu chính sách tín dụng được xây dựngkhoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngânhàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giáđúng về cơ hội kinh doanh Ngược lại, chính sách tín dụng không cụ thể, khôngthích ứng được với những thay đổi của môi trường, không phù hợp với khảnăng và mục tiêu của ngân hàng sẽ làm giảm chất lượng của những khoản vay,
dễ phát sinh rủi ro
Trong khi đó, quy trình tín dụng lại bao gồm các bước cụ thể hoá chínhsách tín dụng, giúp cán bộ tín dụng tiến hành quá trình cho vay diễn ra thốngnhất, khoa học, góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng Quy trìnhcho vay gồm nhiều bước nhỏ nhưng thường được chia thành 4 giai đoạn: phântích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hợp đồng, giải ngân, kiểm soátsau khi cấp tín dụng Chính vì cán bộ tín dụng cho vay chủ yếu dựa vào cácbước trong quy trình tín dụng nên đối với mỗi ngân hàng, quy trình cần đượcxây dựng cụ thể, chi tiết đối với mỗi loại hình tín dụng, mỗi đối tượng kháchhàng để đảm bảo việc thực hiện đúng, đủ quy trình có thể hạn chế được rủi roxảy ra
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng:
Trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng, ngoài việc tuân thủ theo cácquy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay…do ngân hàng Nhà nước banhành, các NHTM cần xây dựng riêng cho mình một chính sách quản lý rủi rotín dụng phù hợp Mục tiêu của xây dựng chính sách này là nhằm giảm thiểukhả năng xảy ra rủi ro tín dụng và tổn thất ở mức ngân hàng cho là hợp lý Dovậy, chính sách này cần phải quản lý được các rủi ro hiện hữu ở từng khoảnvay, cả trước và sau khi rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng Cũng như vậy,trong trường hợp rủi ro đã xảy ra, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quyđịnh cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm
Trang 16tổn thất cho ngân hàng Có thể nói, ngân hàng ban hành được chính sách quản
lý rủi ro tín dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, là đã thành công bước đầu trongviệc hạn chế rủi ro tín dụng
- Tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng:
Phần lớn các ngân hàng đều thành lập phòng, ban quản lý tín dụng và rủi
ro tín dụng như trung tâm thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, trung tâmgiám sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản lý nợ và xử lý tài sản đảm bảo Cácphòng, ban này có chức năng cung cấp những thông tin thiết yếu cho cán bộ tíndụng về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình ra quyết định cho vay;đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình những khoản vay sau giải ngân để sớmphát hiện những dấu hiệu của rủi ro Khi rủi ro xảy ra thì có biện pháp xử lý tàisản đảm bảo, thu hồi nợ Các tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng củamột ngân hàng nên phối hợp với nhau vì chỉ khi các tổ chức này hoạt động hiệuquả thì mới hạn chế được nhiều rủi ro tín dụng Tránh việc thành lập các tổchức này mang tính hình thức vì như vậy không những không ngăn ngừa được
mà còn làm tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng xấu đi
Trang 17II PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1 Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam vẫn chiếm tỷtrọng lớn nhất (trên 60%) trong danh mục tài sản có, do đó, song song với việctăng trưởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với hệ thống ngân hàng là phải chútrọng hơn nữa đến việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nâng cao quản trịrủi ro tín dụng, như: xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dựphòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng, ban hành sổ tay tíndụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của ngân hàng, chiến lược tăngtrưởng tín dụng phân theo đối tượng khách hàng, khu vực, ngành và phát triểncác chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá và phân loại khách hàng,quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và pháttriển bền vững trong hoạt động tín dụng
Hoạt động của NHTM chủ yếu là hoạt động tín dụng và đầu tư, thôngthường trên thế giới nó mạng lại khoảng 6% thu nhập còn ở Việt Nam tronggiai đoạn hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại trên 90% tổng thunhập của mỗi ngân hàng Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này rủi ro đã đưa đếncho ngân hàng những thiệt hại nặng nề, có khi dẫn đến phá sản Chính vì vậy,công tác quản trị rủi ro tín dụng luôn phải đi kèm với hoạt động cho vay củaNHTM
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro liên quan rất phức tạp, quản lý, phòng ngừa
là cần thiết, tuy nhiên cũng gặp rất nhiều khó khăn, nó có thể xảy ra bất cứ ởđâu, bất cứ lúc nào Hễ cứ một rủi ro nào đó của người vay cũng có thể đưa đếnrủi ro cho ngân hàng, đòi hỏi ngân hàng phải có giải pháp đồng bộ hạn hữu mới
có thể hạn chế, ngăn ngừa bớt rủi ro, giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra.Trong quá trình thực hiện ngân hàng cần phải tuân thủ tất cả các quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro xảy ra, trên cơ sở đó
để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiệnnghĩa vụ theo cam kết (Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005)
Trang 18Vì vậy quản lý rủi ro tín dụng là ưu tiên số một đối với các ngân hàngthương mại nói chung và đối với Ngân hàng Công thương Nghệ An nói riêng
2 Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý rủi ro tín dụng
Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, gópphần tăng trưởng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của Uỷban Basel (Basel II) về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Nhà nướccũng như Ngân hàng trung ương đã ban hành một số văn bản liên quan đếncông tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, như:
- Luật Ngân hàng Nhà nước 1997;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam năm 2003;
- Luật Các tổ chức Tín dụng 1997;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức Tín dụng năm2004;
- Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005;
- Nghị định số: 52/2003/NĐ-CP, ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam;
- Nghị định số: 165/1999/NĐ-CP, ngày 19/11/1999 của Chính phủ vềgiao dịch bảo đảm;
- Nghị định số: 178/1999/NĐ-CP, ngày 29/12/1999 của Chính phủ vềbảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng;
- Nghị định số: 85/2002/ND-CP, ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửađổi bổ sung nghị định 178;
- Nghi định số: 08/2002/NĐ-CP, ngày 10/3/2002 của Chính phủ về đăng
ký giao dịch bảo đảm;
- Nghi định số: 52/2003/NĐ-CP, ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam;
Trang 19- Thông tư liên tịch số: 03/2001/TTLT, ngày 23/4/2001 giữa Ngân hàngNhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Tổng Cục Địa chính hướng dẫn xử lýtài sản bảo đảm tiền vay;
- Quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng;
- Quyết định số: 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/2/2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số:1647/2001/QĐ-NHNN;
- Quyết định số: 783/2005/QĐ-NHNN, ngày 31/5/2005 của Thống đốcNgân hàng Nhà nước về việc sửa đổ, bổ sung khoản 6 điều 1của quyết định số:127/2005/QĐ-NHNN;
- Chỉ thị số: 02/2005/CT-NHNN, ngày 20/4/2005 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc “nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phùhợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống”
- Chỉ thị số: 05/2005/CT-NHNN, ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyếtđịnh số: 493/2005/QĐ-NHNN;
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốcNHNN sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng Cácnội dung được sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tựxem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giákhả năng trả nợ của khách hàng;
- Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốcNHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động củaNHTM;
- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốcNHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM
Trang 20- Quyết định số 296/QĐ-HĐQT- NHCT37 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của quyết định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thươngban hành kèm theo quyết định số 234/QĐ-HĐQT-NHCT 37 ngày 09/06/2005
- Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quyết định 493/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để
- Công văn số 1765/CV-NHCT35 của Ngân hàng Công thương ViệtNam ngày 11/04/2007 về việc đối tượng thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
3 Quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế và của Uỷ ban Basel
Quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn khổ quản trị rủi ro chung củaNHTM Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược,nhiệm vụ kinh doanh, trong đó xác định rõ những rủi ro và lợi nhuận của ngânhàng Để thiết lập một hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hiệu quả, ban lãnhđạo ngân hàng phải tổ chức, giám sát các hoạt động kinh doanh theo đúng quyđịnh, đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động kinh doanh, đưa ra các biện pháp tổchức để hạn chế rủi ro, đặt ra các hạn mức và giám sát rủi ro Quản trị rủi ro tíndụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện
và thành công của bất kỳ ngân hàng nào Quản trị rủi ro bao gồm các hoạt độngsau:
- Hiểu về những rủi ro mà NHTM phải đối mặt;
- Đo lường rủi ro (sử dụng VaR*, ); Phân tích rủi ro (phân tính danhmục tài sản; phân tích khả năng chịu đựng cực điểm (stress testing); phân tíchđặc thù của danh mục tài sản);
Trang 21- Kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro (đề xuất hạn mức; giám sát việc tuân thủhạn mức);
- Báo cáo về rủi ro
Theo kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro, NHTM cần đáp ứng các yêu
cầu về: Nhận biết và truyền đạt thông tin; Tổ chức quản trị rủi ro; Phương
pháp đo lường rủi ro; Quy trình và kiểm soát quản trị rủi ro.
● Về cơ cấu tổ chức của ngân hàng, theo mô hình trước đây, các bộ phậnnghiệp vụ đồng thời thực hiện quản trị rủi ro riêng của lĩnh vực hoạt động đó và
có trách nhiệm báo cáo cho Ban lãnh đạo ngân hàng Nhược điểm của mô hìnhnày là ngân hàng không có bộ phận đánh giá tổng thể các rủi ro của ngân hàng.Theo yêu cầu của Uỷ ban Basel, gần đây, cơ cấu tổ chức của NHTM có sự thayđổi nhằm thực hiện tốt hơn quản trị rủi ro Các ngân hàng thành lập Ban rủi ro,trong đó, có các nhà chuyên môn về các loại rủi ro (thị trường, tín dụng, hoạtđộng, ) để đánh giá được toàn bộ rủi ro của ngân hàng
Basel là Ủy ban Giám sát ngân hàng do NHTW các nước G10 thành lậpnăm 1975 dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Thanh toán quốc tế Sau một thờigian hoạt động, Ủy ban đã nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu về an toàn vốn,được ban hành lần đầu vào năm 1988 và gọi là Basel 1 Năm 1999, Ủy ban đã
đề ra 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu, đây là nhữngnguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu để các cơ quan thanh tra, giám sátngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo Do những hạn chế của Basel
1, một hiệp ước mới về vốn đã được thông qua vào năm 2001 và gọi là Basel 2.Hiệp ước Basel 2 gồm 3 trụ cột:
- Trụ cột thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiểu;
- Trụ cột thứ hai: Cơ quan thanh tra trực tiếp đánh giá mức độ tuân thủyêu cầu vốn tối thiểu của ngân hàng;
- Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường và minh bạch thông tin
Quy tắc về Quản trị rủi ro tín dụng (tháng 9/2000) của Uỷ ban Basel quyđịnh đối với Hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm phê duyệt
Trang 22và định kỳ xem xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách rủi ro tíndụng quan trọng của ngân hàng Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiếnlược rủi ro tín dụng và xây dựng các chính sách và quy trình để xác định, đolường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng Các ngân hàng phải xác định vàquản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ sản phẩm và hoạt động của ngân hàng
Mỗi NHTM cần phải giữ được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận Nếunhư NHTM đưa ra một mức lãi suất quá cao đối với một khoản cho vay thì kếtquả là khách hàng đó sẽ tìm đến NHTM khác và như vậy, NHTM đó đã đánhmất khách hàng Ngược lại, nếu như NHTM đưa ra một mức lãi suất quá thấpthì chính NHTM đó lại phải chịu lỗ Công tác quản trị rủi ro đòi hỏi mỗiNHTM phải xây dựng cho mình mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận được(risk appetite level) đối với các hoạt động kinh doanh của NHTM Các NHTMcần đánh giá rủi ro để quyết định những rủi ro nào có thể kiểm soát được vànhững rủi ro nào không thể kiểm soát được
Quy trình quản trị rủi ro phải được thực hiện đối với riêng từng rủi ro vàđối với toàn bộ danh mục rủi ro Trong quản trị rủi ro tín dụng, các NHTM cầnthực hiện quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danhmục tín dụng Các NHTM cần phải có hệ thống giám sát chất lượng của toàn bộdanh mục tín dụng phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của danhmục tín dụng Hệ thống này giúp cho NHTM có được cái nhìn tổng thể về rủi
ro tín dụng, từ đó dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào nhữnghạng mục (khách hàng, khu vực, ngành nghề, ), trên cơ sở đó có những điềuchỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức nhằm làm giảm thiểu rủi
ro
Các NHTM cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng
đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động nội và ngoại bảng cân đối tàisản Hiệu quả của quy trình đo lường rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào chấtlượng của hệ thống thông tin quản lý Việc đo lường rủi ro tín dụng cần xét tớicác yếu tố như: tính chất của khoản tín dụng, các điều kiện tài chính và hợp
Trang 23đồng như thời hạn, lãi suất tham chiếu; rủi ro thất thoát có thể xảy ra cho tới khiđến hạn khoản vay do những biến động của thị trường; tài sản thế chấp hoặcbảo lãnh, xếp hạng tín dụng nội bộ, Việc xếp hạng tín dụng đối với kháchhàng nhằm đánh giá xác suất không trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ
đó, xác định mức giá khác nhau đối với từng loại khách hàng Để bù đắp rủi ro
về tín dụng, NHTM thu lãi tiền vay theo lãi suất đủ để trang trải các chi phí đầuvào và cộng thêm phần lãi của ngân hàng Mức lãi suất các ngân hàng áp dụngcho thấy mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu Trong điều kiện cạnh tranhhiện nay thì mức lãi giảm xuống, vì vậy, các ngân hàng cần phải đảm bảo rằngđầu tư của họ có chất lượng cao
Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, ngoài việc xếp hạng tín dụng, xácđịnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng, NHTM còn cần phải thường xuyênxem xét khoản vay, đánh giá những thay đổi hạng mức tín dụng của kháchhàng Bên cạnh đó, NHTM cũng cần xác định hạn mức cho từng ngành nghềhoặc khu vực kinh tế cụ thể, cho từng vùng miền và sản phẩm cụ thể nhằmkiểm soát rủi ro tín dụng
Việc báo cáo kịp thời, theo đúng yêu cầu về rủi ro là công cụ hỗ trợ đắclực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro Định kỳ báo cáo có thể là tuần,tháng, quý và nội dung được áp dụng thích hợp cho từng đối tượng nhận báocáo Báo cáo cho lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ thì yêu cầu biểu bảng chi tiết hơn
và thường chỉ tập trung vào một loại rủi ro
* Vấn đề áp dụng Basel 2 tại Việt Nam:
Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel 2, nhưng Basel 2 đãảnh hưởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro.Việc áp dụng Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin
để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau Vì thế, mức rủi
ro của các ngân hàng lớn có thể giảm, nhưng của các ngân hàng nhỏ và yếukém có thể tăng lên Khi đó, các ngân hàng nhỏ sẽ chịu chi phí đầu vào tăng,
Trang 24nên lãi suất đầu ra sẽ tăng hoặc chênh lệch lãi suất thấp hơn, gây ảnh hưởng bấtlợi đến lợi nhuận của ngân hàng Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ phảihợp nhất hoặc sáp nhập để hạn chế rủi ro Điều này dường như đã được cácNHTM Việt Nam xác nhận và nhiều ngân hàng đã xây dựng chiến lược kinhdoanh riêng, trong đó chú trọng mở rộng qui mô về vốn và loại hình dịch vụtheo hướng sáp nhập thành ngân hàng lớn hơn và liên doanh, liên kết với cácngân hàng nước ngoài
Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Quyết định số 457 và Quyết định
số 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi rotrong hoạt động của TCTD, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến nhữngđánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòngchung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel2
Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loạihình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộcđối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảmthiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel 2 đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệthống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu Các TCTD
có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinhdoanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh đểđịnh hướng hoạt động ngân hàng, từng bước áp dụng các chẩn mực Basel 2
Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc ápdụng các qui định của Basel 2 về quản lý rủi ro hoạt động cần được tiến hànhtrong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ vàtrích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trường
và công khai tài chính Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạoNHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nước, tập trung vào việc nângcao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng như năng lực thanhtra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước
Trang 254 Một số mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng
Hiện nay, một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm tín dụng đểlượng hoá rủi ro tín dụng người vay Mô hình này có ưu điểm so với phươngpháp truyền thống (định tính) ở chỗ là nó cho phép xử lý nhanh chóng một khốilượng lớn các đơn xin vay, với chi phí thấp, khách quan, góp phần tích cựctrong việc kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng
a Mô hình điểm số Z
Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đốivới các công ty sản xuất của Mỹ Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phânloại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)
- Tầm quan trọng của các trị số này trong việc xác định xác suất vỡ nợcủa người vay (trọng số)
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
Trong đó:
X1: tỷ số vốn lưu động ròng/tổng tài sản
X2: tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản
X3: tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản
X4: tỷ số thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn
X5: tỷ số doanh thu/tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm cónguy cơ vỡ nợ cao
Theo Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải đượcxếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khiđiểm số Z được cải thiện
Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế là chỉ phân biệt được kháchhàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ Như vậy, cần có một mô hình
Trang 26chính xác hơn, với nhiều thang điểm khác nhau để phân loại khách hàng thànhnhiều nhóm Hơn nữa, mô hình này không tính tới một số nhân tố quan trọngkhó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng củakhách hàng như danh tiếng, mối quan hệ truyền thống hay yếu tố vĩ mô như chu
kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh
b Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng
Ngày nay rất nhiều ngân hàng trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam sửdụng phương pháp cho điểm để lượng hoá rủi ro tín dụng trong việc xử lý cácđơn xin vay của người tiêu dùng Nhiều khách hàng ưa thích sự thuận tiện vànhanh chóng khi những yêu cầu tín dụng của họ được xử lý bằng hệ thống chođiểm tự động
Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hìnhcho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tàisản, số người phụ thộc, sở hữu nhà, thu nhập, tài khoản… Mô hình cho điểm tíndụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục, mỗi hạng mục được chođiểm từ 1 đến 10 tương ứng với tình trạng người xin vay Tổng điểm ở tất cảcác hạng mục của khách hàng đó là tiêu chí để xếp hạng mức độ rủi ro cao haythấp và từ đó có quyết định cho vay hay không?
Mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trìnhcho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng Tuynhiên, mô hình này cũng có nhược điểm như không điều chỉnh linh hoạt thíchứng với những thay đổi trong nền kinh tế
c Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng theo Basel 2
Theo Basel 2, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:
- Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếphạng tín nhiệm độc lập;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàngđưa ra những khoản rủi ro ngầm định;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngânhàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro
Trang 27CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ KHẮC PHỤC RỦI
RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ
Đến năm 1989, hệ thống ngân hàng được tách thành hai cấp: ngân hàngnhà nước quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và các ngân hàng thươngmại nhà nước cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Ngân hàng Côngthương Việt Nam chi nhánh Nghệ An cũng ra đời từ đó, theo quyết định số116/1991/QĐ - NHCTVN ngày 24/08/1991
b Quá trình phát triển
Trước đây, Ngân hàng Công thương Nghệ An là chi nhánh ngân hàngcấp một trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam Tổ chức gồm trụ sởchính, 02 chi nhánh ngân hàng cấp hai và một số phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm(hiện tại có 07 quỹ tiết kiệm) Ngân hàng Công thương Nghệ An hoạt động chủyếu trên địa bàn Nghệ An, ngoài ra còn hoạt động ở một số địa bàn khác theo
sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam hoặc liên kết với các tổ chứckhác
Đến năm 2006, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước về thành lập,điều chỉnh chi nhánh, phòng giao dịch, hai chi nhánh ngân hàng cấp hai trựcthuộc Ngân hàng Công thương Nghệ An được tách ra khỏi Ngân hàng Côngthương Nghệ An và được điều chỉnh thành ngân hàng cấp một trực thuộc Ngân
Trang 28hàng Công thương Việt Nam Từ đó đến nay Ngân hàng Công thương Nghệ Ankhông có chi nhánh trực thuộc.
Lúc mới thành lập, hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Công thương Nghệ
An là huy động tiền gửi trong nền kinh tế để cho vay Qua nhiều năm hoạt độngcùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự thông thoáng, linh hoạttrong cơ chế với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nghiệp vụ Ngân
hàng Công thương Nghệ An đã mở rộng trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cả ở
trong nước cũng như nước ngoài từ hoạt động huy động vốn (huy động tiền gửi
và phát hành các công cụ nợ, các giấy tờ có giá…), cấp tín dụng (cho vay, bảolãnh, chiết khấu ) đến kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, chi trảkiều hối, cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…
2 Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu
Ngân hàng Công thương Nghệ An là chi nhánh Ngân hàng thương mạiNhà nước, thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng và hoạt động trong lĩnhvực tiền tệ Các hoạt động chính gồm:
- Huy động vốn: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tíndụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và cácloại tiền gửi khác; phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu, kỳ phiếu…) khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; vay vốn các tổchức tín dụng khác trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhànước dưới hình thức tái cấp vốn (cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, táichiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảođảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác)
- Cấp tín dụng cho khách hàng là cá nhân, tổ chức dưới các hình thứcnhư cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; cầm cố thươngphiếu và giấy tờ có giá khác; tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và giấy tờ cógiá cho các tổ chức tín dụng khác; bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín và khảnăng tài chính của mình; cho thuê tài chính thông qua các công ty cho thuê tàichính thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam (cho khách hàng thuê tài sản
Trang 29thuộc sở hữu của mình để sử dụng, khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng thuêđược quyền lựa chọn mua tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê tài sản đó).
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối: ngân hàng mở tàikhoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước; cung ứng các phương tiệnthanh toán trực tiếp, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (thẻATM, Visa, Master…); thực hiện dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước khiđược Ngân hàng Nhà nước cho phép, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụchuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối và các nghiệp vụliên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu như mở L/C (thư tín dụng), thu hộ, chi
hộ, bao thanh toán…
- Kinh doanh ngoại tệ
- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như bảo quản tài sản, giấy tờ cógiá, cho thuê tủ két…
3 Cơ cấu tổ chức hoạt động
a Địa vị pháp lý chung của Ngân hàng
Ngân hàng Công thương Nghệ An được thành lập theo Quyết định số116/NH-QĐ ngày 24/08/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về giải thểChi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Nghệ Tĩnh để thành lập Chi nhánhNgân hàng Công thương tỉnh Nghệ An và chuyển giao Chi nhánh Ngân hàngCông thương thị xã Hà Tĩnh cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước Hà Tĩnh
Với Giấy phép hoạt động số 216000067 do phòng Đăng ký kinh doanh –
sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 25/03/1997, Ngân hàng Côngthương Nghệ An hoạt động kinh doanh với ngành nghề chủ yếu là tiền tệ, tíndụng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ khách sạn, là đại lý nhận lệnh chứng khoán
và các hoạt động khác quy định trong điều lệ hoạt động và tổ chức của Ngânhàng Công thương Việt Nam
b Tổ chức bộ máy
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận được quy định như sau:
● Ban Giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng.
Trang 30● Phòng tổ chức - hành chính:
- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ;
- Quản lý lao động, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các chế
độ liên quan đến chính sách của cán bộ công nhân viên;
- Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinhdoanh;
- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn tài sản tại ngân hàng
- Tham mưu cho Ban Giám đốc dự kiến kế hoạch kinh doanh;
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo hoạt động kinh doanh;
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng;
- Làm đầu mối trong việc thực hiện chế độ kiểm tra ,kiểm soát nội bộ củaNgân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Nghệ An
Trang 31- Thực hiện các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tàichính, chi tiêu nội bộ;
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp cụ thanh toán,hạch toán kế toán;
- Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy vitính;
- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩmngân hàng
● Phòng thanh toán xuất nhập khẩu:
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu;
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, quản lý ngoại hối
● Phòng thông tin điện toán:
- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán;
- Bảo trì, bảo dưỡng máy vi tính, đảm bảo thônh suốt hoạt động
● Phòng quản lý rủi ro:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý rủi ro;
- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủcác giới hạn tín dụng cho từng khách hàng;
- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghịcấp tín dụng và tài sản bảo đảm;
- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạtđộng ngân hàng;
- Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề;
- Quản lý, khai thác và xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay nhằm thu hồicác khoản nợ, theo dõi và đôn đốc thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro
- Tổng hợp kết quả công tác quản lý rủi ro của các phòng (rủi ro tácnghiệp)
● Phòng tiền tệ kho quỹ:
Trang 32- Thực hiện nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt;
- Cung ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch;
- Thu chi tiền mặt cho khách hàng có lượng giao dịch tiền mặt lớn
- Quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên;
- Quảng cáo, tiếp thị, tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngânhàng
- Thực hiện cho vay bằng hình thức cầm cố
Ngoài ra, tại Ngân hàng Công thương Nghệ An còn có Bộ phận kiểmtra, kiểm soát trực thuộc Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ Ngân hàng Côngthương Việt Nam, thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạtđộng tại Ngân hàng Công thương Nghệ An theo sự phân công, phân nhiệm củaNgân hàng Công thương Việt Nam
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Nghệ An được thểhiện qua sơ đồ sau (xem trang bên):
Trang 34I 4 Tình hình lao động và việc chấp hành pháp luật lao động
a Lao động
Ngân hàng Công thương Nghệ An đến ngày 31/12/2007 có 135 cán bộcông nhân viên với hợp đồng không xác định thời hạn, 02 hợp đồng có thời hạndưới 01 năm và 08 hợp đồng thuê bảo vệ Quỹ tiết kiệm
CBVC được tuyển dụng theo Pháp lệnh Cán bộ Công chức, nhằm đápứng yêu cầu đòi hỏi công việc trong giai đoạn hiện nay Ngoài những cán bộtheo biên chế Nhà nước trước đây, người lao động khi vào làm việc cho Ngânhàng sẽ được ký hợp đồng lao động như đối với các doanh nghiệp tư nhân vàtuân thủ theo Luật lao động Việt Nam
b Chính sách đối với cán bộ
Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo
vệ tài sản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, cáchình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy địnhcủa Luật lao động và Nghị định 195 của Chính phủ Người lao động được xếplương và nâng bậc lương theo đúng ngạch, bậc lương và thời gian hưởng lương.Thời gian làm ngoài giờ, tiền làm thêm giờ, được trả theo quy định của Phápluật lao động Mọi chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ốm đau thaisản đều thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước
II ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN
1 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường gặp
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay,ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động ngân hàng thương mại
và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề Vì vậy, việc nâng caohiệu quả năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM nhằm đảm bảo pháttriển bền vững đã và đang là nhiệm vụ cấp bách đối với tất cả NHTM Rủi rotrong hoạt động của các NHTM rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể xếp vào