Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 65 - 69)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN

h. Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế

lần, hạn mức, trả góp…).

Mặt khác, ngân hàng nên tăng cường cho vay đồng tài trợ vì hình thức này cũng giúp phân tán rủi ro. Thông thường các khoản cho vay đồng tài trợ thường là các khoản lớn, khó thẩm định mà khả năng về vốn của ngân hàng cũng không tài trợ toàn bộ được. Trong trường hợp đó, ngân hàng sẽ kết hợp với các ngân hàng khác đánh giá và cho vay. Như vậy, rủi ro sẽ được chia sẻ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu được. Do đó, cho vay đồng tài trợ cũng là một trong những biện pháp giảm thiểu rủi ro.

h. Thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế tế

Ngân hàng cần thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích diễn biến và dự báo kinh tế vĩ mô kể cả ngắn hạn và trung dài hạn với các chuyên gia giàu kinh nghiệm làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng và chiến lược mở rộng tín dụng của mình. Từ đó đề ra định hướng cho hoạt động tín dụng vừa sinh lời vừa an toàn. Tuy nhiên, cần điều chỉnh chiến lược với những thay đổi của nền kinh tế để tránh tình trạng đầu tư theo xu hướng, trào lưu như thép, xi măng, bất động sản…

KẾT LUẬN

Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của cuộc sống hàng ngày của con người; nó là những tình huống bất trắc xảy ra mà người ta không lường hết được tổn thất. Và trong hoạt động tín dụng thì nguy cơ không thu được nợ, xác suất khách hàng không trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn là luôn tồn tại. Để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng thì, mỗi cán bộ tín dụng cần phải quán triệt và thực hiện đúng những chủ trương, chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng; thực hiện đúng và đầy đủ quy trình nghiệp vụ tín dụng; thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức.

Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về rủi ro tín dụng và qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Nghệ An, cùng những phân tích về diễn biến hoạt động tín dụng trong những năm gần đây, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế phần bớt phân nào rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Công thương Nghệ An.

Mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành chuyên đề, nhưng vì kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Do đó, rất mong được sự quan tâm và ý kiến của quí thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn bản pháp luật

- Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 - Luật Ngân hàng Nhà nước 1997

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003

- Luật các tổ chức Tín dụng 1997

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức Tín dụng năm 2004

- Nghị định số: 52/2003/NĐ-CP, ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Nghị định số: 165/1999/NĐ-CP, ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm - Nghị định số: 178/1999/NĐ-CP, ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng

- Nghị định số: 85/2002/NĐ-CP, ngày 25/10/2002 sửa đổi bổ sung nghị định 178

- Nghị định số: 08/2002/NĐ-CP, ngày 10/3/2002 về đăng ký giao dịch bảo đảm

- Nghị định số: 52/2003/NĐ-CP, ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Quyết định số 402/1990/QĐ-HĐBT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thành lập Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Quy chế cho vay đối với tổ chức tín dụng

- Quyết định số: 127/2005/QĐ-NHNN, ngày 03/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số: 1647/2001/QĐ-NHNN

- Quyết định số: 783/2005/QĐ-NHNN, ngày 31/5/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổ, bổ sung khoản 6 điều 1của quyết định số: 127/2005/QĐ-NHNN

- Quyết định số: 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành “quy định về các tủ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”

- Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành “quy định về phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng”

- Thông tư liên tịch số: 03/2001/TTLT, ngày 23/4/2001 giữa Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Tổng Cục Địa chính hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

- Chỉ thị số: 02/2005/CT-NHNN, ngày 20/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống”

- Chỉ thị số: 05/2005/CT-NHNN, ngày 26/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN.

2. Tài liệu khác

- Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản tài chính năm 2001 – Tác giả Peter S. Rose

- Giáo trình tín dụng ngân hàng – NXB Thống kê 2001. Tập thể biên soạn: TS Hồ Diệu, TS Lê Thẩm Dương, TS Lê Thị Hiệp Thương, Th.S Phạm Phú Quốc – Học Viện Ngân Hàng

- Tạp chí ngân hàng số 16, tháng 08/2007

- Tạp chí ngân hàng - số chuyên đề ngày 18/11/2005 – Bùi Kim Ngân - Cẩm nang Kinh tế tiền tệ và Ngân hàng

- Kỷ yếu hội thảo khoa học các vấn đề trong hoạt động ngân hàng 2002 - Nợ quá hạn và các biện pháp hạn chế trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại - PTS Tô Ngọc Hưng – Học Viện Ngân hàng

- Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam – 2005- Nhà in Ngân hàng I

- Tạp chí thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam số 10/2007

- Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh năm 2007. Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2008 – Ngân hàng Công thương Nghệ An

- Các trang Web điện tử: + http://www.centralbank.vn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w