Mô hình điểm số Z

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 25 - 26)

II. PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

a. Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z do E.I.Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

- Tầm quan trọng của các trị số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay (trọng số)

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1: tỷ số vốn lưu động ròng/tổng tài sản X2: tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản

X3: tỷ số lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản X4: tỷ số thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5: tỷ số doanh thu/tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay cao xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z được cải thiện.

Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế là chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ. Như vậy, cần có một mô hình chính xác hơn, với nhiều thang điểm khác nhau để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm. Hơn nữa, mô hình này không tính tới một số nhân tố quan trọng khó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng như danh tiếng, mối quan hệ truyền thống hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w