ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 34 - 39)

công nhân viên với hợp đồng không xác định thời hạn, 02 hợp đồng có thời hạn dưới 01 năm và 08 hợp đồng thuê bảo vệ Quỹ tiết kiệm.

CBVC được tuyển dụng theo Pháp lệnh Cán bộ Công chức, nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi công việc trong giai đoạn hiện nay. Ngoài những cán bộ theo biên chế Nhà nước trước đây, người lao động khi vào làm việc cho Ngân hàng sẽ được ký hợp đồng lao động như đối với các doanh nghiệp tư nhân và tuân thủ theo Luật lao động Việt Nam.

b. Chính sách đối với cán bộ

Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo vệ tài sản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy định của Luật lao động và Nghị định 195 của Chính phủ. Người lao động được xếp lương và nâng bậc lương theo đúng ngạch, bậc lương và thời gian hưởng lương. Thời gian làm ngoài giờ, tiền làm thêm giờ, được trả theo quy định của Pháp luật lao động. Mọi chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ốm đau thai sản...đều thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước

II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN THƯƠNG NGHỆ AN

1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường gặp gặp

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, ngày càng làm gia tăng các nguy cơ rủi ro cho hoạt động ngân hàng thương mại và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất nặng nề. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM nhằm đảm bảo phát triển bền vững đã và đang là nhiệm vụ cấp bách đối với tất cả NHTM. Rủi ro

trong hoạt động của các NHTM rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể xếp vào các loại rủi ro cơ bản sau: Rủi ro tín dụng; rủi ro hối đoái; rủi ro thanh khoản; rủi ro thị trường; rủi ro về lãi suất; rủi ro hoạt động.

a. Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây nên hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng ngân hàng gắn liền với rủi ro của khách hàng vay vốn. Tuy vậy thực tế cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra còn vì khách hàng cố ý không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụng vốn...Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng. Từ khái niệm trên ta có thể phân tích rủi ro thành:

- Rủi ro đọng vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/ hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do trễ hạn.

- Rủi ro mất vốn: Đó là rủi ro khi khách hàng sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Sự sai hẹn này là do không thanh toán.

b. Rủi ro hối đoái

Là rủi ro do sự biến động tỷ giá do đánh giá các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ giá không chính xác dẫn đến thiệt hại tài sản cho ngân hàng. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cũng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời.

Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.

Để có thể phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản.

c. Rủi ro lãi suất

Là rủi ro làm giảm thu nhập ròng từ lãi khi lãi sự thay đổi theo hướng bất lợi cho ngân hàng. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.

Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau. Việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau, một mặt, giảm được rủi ro lãi suất; mặt khác, lại làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng, bởi lẽ nó làm giảm các cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro song khả năng sinh lời lớn.

d. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không đủ tiền đáp ứng các khoản phải trả khi đến hạn thanh toán, hoặc vì một biến cố nào đó mà khách hàng rút tiền ào ạt. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người gửi tiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thi dẫn đến ngân hàng đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.

e. Rủi ro hoạt động

Bao gồm các rủi ro có thể phát sinh do cách thức điều hành, quản lý của một ngân hàng như tham ô, năng lực quản lý kém, không có phương án phòng, chống hạn chế thiệt hại khi rủi ro xảy ra...

f. Rủi ro thị trường

Là loại rủi ro tổn thất tài sản, xảy ra khi có sự thay đổi của các điều kiện thị trường hay những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến lãi suất, tỷ giá ngoại hối, giá chứng khoán mà ngân hàng đầu tư...

Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy tất cả các loại rủi ro chủ yếu trên đều có thể được nhận diện, đo lường để đưa ra các dự báo kịp thời có tính cảnh báo, trên cơ sở đó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại rủi ro gây ra nếu các NHTM xây dựng được một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức được: “Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính” (Trích các hướng dẫn về chính sách quản lý rủi ro của uỷ ban Basel).

2. Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Nghệ An Nghệ An

a. Phương thức đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là quy trình trong đó ngân hàng phát hiện và phân tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các mục tiêu của mình, tạo cơ sở cho việc xác định cách thức quản lý những rủi ro đó.

Việc đánh giá rủi ro trước hết phải phân theo từng bộ phận; sau đó áp dụng mô hình rủi ro để đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra theo từng yếu tố. Thông thường định lượng rủi ro theo công thức:

R = p * L

Trong đó: - R: rủi ro ước tính

- L: thiệt hại ước tính bằng tiền - p: xác suất xảy ra thiệt hại

● Đánh giá rủi ro được chia làm các bước sau: - Xác định các mục tiêu chủ yếu của ngân hàng;

- Xác định các rủi ro chủ yếu sẽ tác động tới việc hoàn thành mục tiêu một cách trọng yếu (rủi ro chiến lược, tài chính, tác nghiệp và tuân thủ);

- Xác định các trường hợp rủi ro có thể làm phát sinh một vấn đề hoặc một sự kiện liên quan tới một rủi ro nhất định;

` - Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của quy trình kiểm soát nội bộ và những nỗ lực giảm nhẹ rủi ro khác bằng một phương pháp luận có hệ thống; - Xây dựng bản đánh giá, phân loại rủi ro trình Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo ngân hàng,.

● Cách đánh giá rủi ro:

- Các hoạt động của ngân hàng được đánh giá dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát,, có sử dụng đến trọng số;

- Xây dựng danh mục rủi ro rồi thực hiện tính điểm cho từng nhân tố độc lập (có tính đến trọng số) rồi tổng hợp thang điểm cho cả hệ thống.

- Ngân hàng có thể sử dụng phép cộng đơn giản các kết quả của từng nhân tố để tính rủi ro liên kết trong từng nghiệp vụ

● Mô hình đánh giá rủi ro:

Đầu vào Xử lý Kết quả

Đánh giá rủi ro tiềm tàng (rủi ro xuất hiện khi tiến

hành hoạt động kinh doanh, trước khi tính đến

ảnh hưởng của kiểm soát

nội bộ) Tổng hợp, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro Đánh giá rủi ro kiểm soát

(rủi ro vẫn tồn tại từ những rủi ro tiềm tàng, sau khi tính đến tác động

của hệ thông kiểm soát

Kế hoạch kiểm toán năm

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 34 - 39)