Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 60 - 61)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TIN

b.Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay

Hiện nay, quy trình cho vay theo như văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Nghệ An khá chi tiết và đầy đủ. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro tín dụng, cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc quy trình này. Trong quy trình cho vay có 4 bước: phân tích trước khi cấp tín dụng, kí kết hợp đồng, giải ngân và kiểm soát sau khi cấp tín dụng. Có thể dễ nhận thấy rằng bước phân tích trước khi cấp tín dụng và kiểm soát sau khi cấp tín dụng là hai bước quan trọng trong việc ngăn chặn, phát hiện rủi ro.

Trong phân tích trước khi cấp tín dụng, để có được quyết định đúng, điều CBTD cần nhất là thông tin. Thông tin liên quan phải đầy đủ và chính xác. Thông thường, CBTD căn cứ vào báo cáo tài chính mà khách hàng nộp. Tuy nhiên, không phải lúc nào khách hàng cũng trung thực hoàn toàn về tình hình tài chính của mình. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Công thương Việt Nam mặc dù chưa cung

cấp được nhiều nhưng cơ bản vẫn có thể cho cán bộ tín dụng biết mối quan hệ của khách hàng đó với ngân hàng khác.

Ngoài ra, CBTD nên hỏi trực tiếp khách hàng và xuống tận cơ sở để xác minh. Khi có đầy đủ thông tin cần thiết, việc phân tích phải được tiến hành cẩn thận, kỹ lưỡng, tránh nhầm lẫn dẫn đến những kết luận tín dụng không đúng. Đối với những dự án lớn, để đảm bảo tính chính xác, cán bộ tín dụng cần kết hợp với phòng thẩm định cùng phân tích, đánh giá về khách hàng đó.

Mặc dù việc phân tích tín dụng diễn ra đầy đủ, quyết định cho vay là hợp lý, nhưng rủi ro tín dụng vẫn có thể xảy ra. Đó là do sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong hợp đồng, hay hoạt động kinh doanh của khách hàng diễn biến xấu bởi một yếu tố nào đó. Trong trường hợp như vậy, khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bị suy giảm. Do đó, để có thể hạn chế ở mức thấp nhất rủi ro, cán bộ tín dụng cần phát hiện sớm những dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề nhằm có biện pháp phòng ngừa như ngừng giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo, giảm tiền vay, trích lập dự phòng…

Như vậy, định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất CBTD phải kiểm tra giám sát khoản vay theo như quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngoài việc thực hiện tốt các bước trong quy trình, CBTD cần tránh thực hiện không đúng trình tự, như giải ngân trước khi hoàn tất chứng từ vì rất có thể còn những sai sót trong chứng từ mà chưa được phát hiện, sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng sau này. Như vậy, thực hiện đúng và đủ quy trình tín dụng thì rủi ro tín dụng đã được hạn chế rất nhiều.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng - Thực trạng và những giải pháp khắc phục tại Ngân hàng Công thương Nghệ An (Trang 60 - 61)