MỤC LỤC
Qua nhiều năm hoạt động cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự thông thoáng, linh hoạt trong cơ chế với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, nghiệp vụ Ngân hàng Công thương Nghệ An đã mở rộng trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực cả ở trong nước cũng như nước ngoài từ hoạt động huy động vốn (huy động tiền gửi và phát hành các công cụ nợ, các giấy tờ có giá…), cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu..) đến kinh doanh ngoại hối, thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối, cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt…. - Huy động vốn: nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành các loại giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu…) khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận; vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn (cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác). - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối: ngân hàng mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước; cung ứng các phương tiện thanh toán trực tiếp, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ ATM, Visa, Master…); thực hiện dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép, các dịch vụ thu hộ và chi hộ, dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, dịch vụ chi trả kiều hối và các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu như mở L/C (thư tín dụng), thu hộ, chi hộ, bao thanh toán….
Với Giấy phép hoạt động số 216000067 do phòng Đăng ký kinh doanh – sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 25/03/1997, Ngân hàng Công thương Nghệ An hoạt động kinh doanh với ngành nghề chủ yếu là tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ khách sạn, là đại lý nhận lệnh chứng khoán và các hoạt động khác quy định trong điều lệ hoạt động và tổ chức của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo vệ tài sản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy định của Luật lao động và Nghị định 195 của Chính phủ. Tuy vậy thực tế cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra còn vì khách hàng cố ý không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụng vốn..Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người gửi tiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thi dẫn đến ngân hàng đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.
Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy tất cả các loại rủi ro chủ yếu trên đều có thể được nhận diện, đo lường để đưa ra các dự báo kịp thời có tính cảnh báo, trên cơ sở đó xây dựng những phương án nhằm ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại rủi ro gây ra nếu các NHTM xây dựng được một hệ thống chính sách quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức được: “Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính” (Trích các hướng dẫn về chính sách quản lý rủi ro của uỷ ban Basel).
Tổ chức việc nâng cấp và trang bị mới các công cụ làm việc tại các điểm giao dịch đồng thời đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị và cơ chế khuyến mại nhằm thu hút khách hàng đến giao dịch, nhất là khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, chi trả kiều hối…. Ngân hàng đã áp dụng các biện pháp tích cực như: tiếp tục phát huy tốt vai trò của các tiểu ban thu nợ đã hoạt động hiệu quả trong những năm qua; lãnh đạo chi nhánh đã trực tiếp đi đến từng con nợ để đôn đốc, chỉ đạo phòng đầu mối giải quyết dứt điểm từng khoản nợ sau khi đã phân tích; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, Toà án, Công an để có sự hỗ trợ trong việc thu hồi nợ. ● Đã mở rộng thị trường hoạt động, xây dựng thương hiệu và uy tín trên địa bàn ; nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng về nguồn vốn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho vay trên địa bàn, chuyển dịch cơ cấu hoạt động theo hướng phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng.
Chỉ riêng trong năm 2004, những thay đổi liên tục trong điều hành chính sách thuế với đối với ngành thép, ngành kinh doanh bất động sản (không cho bán nền) cho thấy sự không ổn định trong chính sách đã khiến các doanh nghiệp khó chủ động trong chiến lược kinh doanh của mình.
Thứ nhất, tư duy pháp lý hoàn toàn mới: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay có thể đánh giá trên các khía cạnh: (i) Đối với các nhà lập pháp thì quan niệm xây dựng luật gần như với tư duy Nhà nước quản lý là chính; (ii) Ý thức pháp luật của người dân chưa cao; (iii) Tính thiếu minh bạch, khách quan công bằng trong tiếp cận với thông tin pháp lý, việc thực thi các chế tài không khách quan, công bằng để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Thứ hai, cơ chế thực thi pháp luật, ranh giới giữa các chế tài pháp lý chưa thật cụ thể rừ ràng, nờn tỡnh trạng “hỡnh sự húa cỏc quan hệ kinh tế dõn sự” đã và đang diễn ra như một dẫn chứng cụ thể từ việc chúng ta cố gắng tách bạch từng quan hệ để điều chỉnh như sự phân biệt ngành luật kinh tế, ngành luật dân sự, hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự; sự can thiệp của Nhà nước quá sâu vào các quan hệ kinh tế cũng là các rào cản đáng kể cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Chúng ta không phủ nhận những nỗ lực to lớn của Nhà nước trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp (ngân hàng vừa làm chức năng quản lý nhà nước về ngân hàng vừa thực hiện các hoạt động tín dụng), sang mô hỡnh ngõn hàng hai cấp, đó cú sự tỏch biệt khỏ rừ giữa chức năng Ngõn hàng Trung ương với các ngân hàng chuyên doanh, mở rộng và cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay hàng loạt các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được điều chỉnh bằng các thiết chế pháp lý như vấn đề cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, hoạt động của các NHTM trên thị trường chứng khoán; sự tham gia và hoạt động, cơ chế điều chỉnh đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, quy chế mua. Lãnh đạo cấp trên phải có trách nhiệm xem xét để kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết nếu có sai sót trong quá trình hoạt động của ngân hàng như trích lập không đúng, cho vay vượt hạn mức, tài sản đảm bảo không hợp pháp… Ngoài ra, lãnh đạo của ngân hàng cần thường xuyên quản lý, giám sát CBTD, cán bộ thẩm định của mình để ngăn ngừa, phòng tránh các sai phạm về nghiệp vụ, đạo đức có thể xảy ra. Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về rủi ro tín dụng và qua quá trình tìm hiểu hoạt động tín dụng cũng như thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Nghệ An, cùng những phân tích về diễn biến hoạt động tín dụng trong những năm gần đây, chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hạn chế phần bớt phân nào rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Công thương Nghệ An.