1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 1 - Nguyễn Thu Tuấn

89 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Phương Pháp Dạy Học Mĩ Thuật
Tác giả Nguyễn Thu Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm
Chuyên ngành Mĩ Thuật
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 26,18 MB

Nội dung

Giáo trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật (Tập 2): Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Lập kế hoạch bài học, dự giờ và đánh giá tiết dạy Mĩ thuật; phương pháp dạy học phân môn vẽ theo mẫu; phương pháp dạy học phân môn vẽ trang trí. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 4

MỤC LỤC Trang rời giới THIẾU neeeeeeernoiriiiiodiitiriiinEiiiTAv05468ã5ecsesesssssieesesvEedvsesuvvevasbiiosöSScavoswsvsagasesessi 5 Chương 1 _ LẬP KẼ HOẠCH BÀI HỌC DỰ GIỜ VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾT DAY Mi THUAT 7 Phần thứ nhất: Lập kế hoạch bài học đụ, KH JQẨ si 0620666 c0 10c n1 ng nề ngà na S4 TH 0V vn gu x 2015 0y 915106 5001-661655555 59105 599 g000esseỦ 8

2 Mục đích, ý nghĩa của lập kế hoạch bài học .- + Sn SnSn nen sề: 8

3 Cơng việc chuẩn bị của lập kế hoạch bài học - 12 22221 S23 21s zscez 9

4 Cấu trúc của kế hoạch bài học - 12 2 2122112115511 51 nh na 10 5 Cách lập kế hoạch bài học - 1111212012112 1n nh na 11

6 Một số yêu cầu khi lập kế hoạch bài học - 1T nnn nen ree 19

Phần thứ hai: Dự giờ và đánh giá tiết dạy mĩ thuật 2S cscczcacsececzz 21 Won) ::qadd ai: 21

2 Đánh giá tiết dạy mĩ thuật - 1 12251122115 nhe 22 Chương 2 -

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU -5 25

Wễ ) EU TTTVO TU by mrcc cicscuggtasxasdtecdoierrdoeivEDliletluffexils4ESAei4sss cua i05 SẴSt sa av gas s6 gen 25

2 Mục dich, vai trò của phân môn Vẽ theo mẫu 22 na 26 3 Nội dung cơ bản của phân môn Vẽ theo mẫu 2n nhàn 27 4 Những kĩ năng chính học sinh cần thực hành và phát triển 27 5 Phương pháp dạy các bài Vẽ theo mẫu bằng bút chì đen . 29

6 Phương pháp dạy các bài Vẽ theo mẫu bằng màu .-.S s22 c22 s2: 40

7 Phương tiện dạy học của phân môn Vẽ theo mẫu 5s Tnhh na 44 8 Đánh giá các bài Vẽ theo mẫu Q.11 1S 12 112 1n nh nhe 44 9 Gợi ý một số thiết kế bài dạy Vẽ theo mẫu - ST ST ng nghe ng 45

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ 2.2 5s: 57

1 Khái niệm 2s Sn 2121121221221 2E 2 He 57 2 Mục đích, vai trò của phân môn Vẽ trang trí - 1S 1n E221 5 1n nay 58 3 Nội dung cơ bản của phân môn Vẽ trang trí 1 S1 2n 2n nnnnnnrnsey 59

4 Những kĩ năng chính học sinh cần thực hành và phát triển -: 60 5 Phương pháp dạy các bài Vẽ trang tHíÍ cnnn ng nh nh nen 62 6 Phương tiện dạy học của phân môn Vẽ trang trí 2c c ss n2 22x: 72 7 Đánh giá bài Vẽ trang tÍ c1 1222202111 1212211 11112511111 n nghe 73

8 Gợi ý một số thiết kế bài dạy Vẽ trang trí s12 S1 1S 121gr 75

Trang 5

Chương 4

PHƯƠNG PHÁP DAY HOC PHAN MON VE TRANH -rrrrseerrerree 89

1 Khái niệm .- -: -+c+strthtthhhhttttrrrttrrrrrrdrttttrrtrtrttrdrdtrttftrtrttttrrttitrrrg 89

2 Mục đích, vai trò của phân môn Vẽ tranh :-::::tcecreneettrrrrrrrrrre 90 3 Nội dung cơ bản của phân môn Vẽ tranh Trung học cơ sở . - 90

4 Những kĩ năng chính học sinh cần thực hành và phát THIẾT] sesrnsesd 91 5 Phương pháp dạy các bài Vẽ tranh :-::rrterrerrrrrrrrrrrtrrrrrrrrre 93 6 Phương tiện dạy học của phân môn Vẽ fARN iscekesseseseeeexessssd2 28888 16310588 <p 98 7 Lưu ý khi dạy các bài Vẽ tranh .-. -+r+rrrrrrrrrtrrrrrtrtrrtrtrrrrrrrrrrrre 99 8 Đánh giá các bài Vẽ tranh . -:++rrrrrrrtrrtrrtrtrtrrtrtrrrtrrtrrrrrrrrr 102

9 Gợi ý một số thiết kế bài dạy Vẽ tranh :errrrerrrrrrrrtrrtrrrrrrrr 103

Chương 5

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN THƯỜNG THỨC Mi THUAT 115

1 TÊN gọi eesssseeerseeseesereereserseea.rekf06E400.03.0603 Sen tefZRSCREPSPRED EtoS)ПAOUARAER 115 2 Mục đích, vai trò của phân môn Thường thức Mĩ thuật -: 116 3 Nội dung cơ bản của phân môn Thường thức Mĩ thuật - AT 4 Những kĩ năng chính học sinh cần thực hành và phát triển . . 117 5 Phuong phap dạy các bài Thường thức I0 ô 119

6 Phương tiện dạy học của phân môn Thường thử MÍ thUẬÊ,Sseecccsomse= 122

7 Lưu ý khi dạy các bài Thường thức Mĩ 10 “ 136

8 Đánh giá kết quả học tập của học sinh -::::rtrrrrrrtrtrrtrtrttrtrrrre 137 9 Gợi ý một số thiết kế bài dạy Thường thức Mĩ thuật cecseseeeerssse 138

Chương 6

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MÔN MĨ THUẬT -+:++++*trtrtrrrrtrr+ 151

1 Khái niệm .eeeereierirrsrriririernnrtrirrrtnrtrn111011001010717 151 2 Ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa -: :++:rtrrtttttrtrrtrtrrrrrrre 151

3 Ưu, nhược điểm của hoạt động ngoại khóa -: -+:+:rrtrttttttrtrrrrrei 152 4 Nội dung và các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa -: : - 152

Trang 6

LỜI GIỚI THIỆU

Củ cứ vào mục tiêu đào tạo cử nhân chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật

của khoa Sư phạm Am nhạc - MI thuật trường ĐHSP Hà Nội, bộ giáo

trình Phương pháp dạy học Mĩ thuật được biên soạn trên cơ sở khung

chương trình đào tạo tín chỉ của học phần “Phương pháp day học Mĩ thuật I và 2”

Tiếp nối nội dung của tập I, cấu trúc nội dung của tập 2 gồm các chương sau đây:

Chương I: Lập kế hoạch bài học Dự giờ và đánh giá tiết dạy Mĩ thuật Chương 2: Phương pháp dạy học phân môn Vẽ theo mẫu

Chương 3: Phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí

Chương 4: Phương pháp dạy học phân môn Vẽ tranh

Chương 5: Phương pháp dạy học phân môn Thường thức Mĩ thuật Chương 6: Hoạt động ngoại khóa môn MI thuật

Nhằm góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm cho người học, nội dung của giáo trình chú trọng cập nhật những thông tin đổi mới về nội dung, về PPDH, về sử dụng kết hợp các phương tiện DH, cũng như đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của HS

Giáo trình được biên soạn chú yếu cho đối tượng sinh viên chính quy các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp có đào tạo chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật, với mục đích trang bị một số kiến thức cơ bản về Mĩ thuật và PPDH Mĩ thuật theo hướng tích cực hóa người học, để khi ra trường họ

có thể dạy tốt môn Mĩ thuật ở các bậc học Đồng thời, giáo trình còn dùng làm tài liệu học tập, hỗ trợ kiến thức để làm đề tài nghiên cứu khoa học

cho học viên các hệ tại chức, từ xa và cao học thuộc chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật Giáo trình cũng phù hợp với việc tự học, tự bồi dưỡng của

GV MI thuật ở các trường phổ thông, là tài liệu tham khảo bổ ích cho các

cán bộ quản lí, cán bộ nghiên cứu về chuyên ngành Sư phạm Mĩ thuật

Trang 7

Giáo trình được biên soạn theo tinh thần đổi mới, chắc chắn khó tránh

khỏi những thiếu sót trong lần đầu xuất bản, chúng tôi rất mong nhận được

những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp, các học

viên, sinh viên để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau

(xin lién lac theo địa chỉ: Nguyễn Thu Tuấn, PT: 0912817224 Email:

thutuan.dhsphn@ gmail.com)

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 8

Chương †1 LẬP KẾ HOẠCH BÀI HỌC DỰ GIỜ VÀ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY MĨ THUẬT MỤC TIÊU 1 Kiến thức

~ Hiểu được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài học (soạn giáo án) - Nắm được cấu trúc chung của kế hoạch bài học môn Mĩ thuật ở trường THCS

2 Kí năng

- Biết cách lập kế hoạch bài học và làm được đồ dùng DH của môn Mĩ thuật

- Trên cơ sở kế hoạch bài học đã soạn, có khả năng dạy được các bài trong chương trình Mĩ thuật THCS

3 Thái độ

- Có ý thúc tự giác thực hiện nghiêm túc các công việc chuẩn bị cho bài dạy trước khi lên lóp

- Thực hiện đúng các yêu cầu khi thiết kế bài dạy

NỘI DŨNG c 0 26/20280L104xh dấu

Phần thứ nhất

LAP KE HOACH BAI HOC

Trang 9

1 Khái niệm 1.1 Một số khái niệm liên quan , <i a ee TA 2 c9 A nit ¡ lên lớp:

Kê hoạch bài học hay giáo án là công việc chuẩn bị của GV trước khi — Soạn giáo án: Với cụm từ n

GV, hoặc mới chỉ ở phía GV, chưa

của HS Cấu trúc trong giáo

Sứ tư

ày, chưa phản ánh được hết công VN a thực sự chú ý đến sự chuẩn bị cho cách a

án tuân thú chặt chẽ theo 5 bước lên lớp của q = Kế hoạch bài học: Là bản thiết kế những hoạt động học tập mà HS cần

> a oe ce

ea, - ‘An khién hudng phải thực hiện để đạt được mục tiêu cua bai học dưới sự điều khiến, dẫn, tổ chức của GV, RnR aoe ot btn & jáo án 1.2 Những điểm giọng và khác nhau giữa kế hoạch bài học va soan gi - Giống nhau: a ous s „ ` én tal

+ Là công việc chuẩn bị của GV trong một giờ lên lớp nhằm chuyỀ nội dung kiến thức của bài học đến HS

+ Chuẩn bị ĐDDH: có nội dung y à mục đích giồng nhau

— Khác nhau:

ied + Muc dich, yêu cầu của Soan giáo án là mục đích, yêu cầu GV ng a thực hiện trong giờ học (như cung cấp kiến thức, giúp HS hiểu được hoặc “a được cái gì đó) Mục tiêu trong kế hoạch bài học là cái đích về khả năng £

HS, là kết quả của bài học mà HS cần đạt được

+ Nội dung bai học trong soan g của GV Nội dung bài học trong kế

động học tập của HS + Đánh giá kết qu

ạn giáo án chủ yếu là ý kiên fe

xét đánh giá của GV, Đánh giá trong kế hoạch bài học là GV tổ chức để

tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của mình và của Tóm lại, bạn a à công việc chuẩn bị bài dạy của GV, TẾ

tổ chức các hoạt động học tap cho @ Ge ans 3 đônø HS saat chiếm lĩnh tì

P Suy nghĩ, tìm tÒI, sáng tạo, chủ động chì

dân tổ chức của GV,

tối b2 `" 4e lên lớp

1A0 ân được thực hiện theo 5 bước iP ni `*

on Ww x < Cc ‘

hoach bai hoc được thiết kế bằng cả

a bai hoc trong so Soan gido an | hoạch bài học là sự thiết kế, điều kiện để HS độc lật thức dưới sự hướng 2 Mục đích, ý nghĩa của lập kế h Lập kế hoạch bài hoc | Đây là nguyên tắc sự ph oạch bài học

à nhiệm vụb 4t buộc của GV khi lên lớp giảng ý A 2 ¬ ° 1Á 4 oe ang ba ÀI,

ạm, đòi hỏi m ð1 GV phải thực hiện nghiêm lẻ iêm chỉnh:

Trang 10

Người thầy giáo yêu nghề và có lòng tự trọng, dù khả năng có tài ba đến đâu, trước khi lên lớp cũng phải soạn bài Có soạn bài, GV mới nhìn thấy trước được những điều mình sẽ phải làm, tránh được chủ quan Có soạn bài mới nắm vững được bài giảng, và khi giảng sẽ không bị vấp váp, lúng túng Điều đó càng giữ được uy tín trước HS Soạn bài xong, coi như đã thành công một nửa tiết dạy Bởi vì, trong khi soạn bài, GV phải đầu tư rất nhiều thời gian, tâm trí của mình để nghiên cứu nội dung bài dạy, để ra những yêu cầu cần đạt, tìm ra những đồ dùng minh hoạ có hiệu quả, vận dụng phương pháp thích

hợp, cách khai thác nội dung, tìm ra trọng tâm của bài giảng, tìm tài liệu tham khảo phù hợp để bài dạy được sinh động Nghĩa là, khi đó, GV đã làm chủ

được bài dạy của mình, để khi lên lớp chỉ cần thể hiện theo đúng trình tự của bài soạn là xong

Kế hoạch bài học có vai trò là cầu nối để GV chuyển tri thức được quy định trong chương trình, SGK thành trí thức DH Bài soạn cho một tiết dạy phụ thuộc vào phương pháp sư phạm của GV, phụ thuộc vào trình độ của HS và phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế của một lớp học

3 Công việc chuẩn bị của lập kế hoạch bài học

Đây là công việc thường xuyên, đòi hỏi nhiều công sức của GV Nó được

tiến hành bởi các khâu sau:

~ Xác định chính xác mục tiêu của mỗi phân môn, mỗi bài, mỗi tiết Muốn

vay, GV phai tìm hiểu Kĩ từ yêu cầu chung của toàn chương trình đến đừng phan môn, tìm hiểu kĩ trình độ HS về những kiến thức, kĩ năng đã có và cần có

— Xây dựng nội dung bài học: Trong SGK đã quy định nội dung bài học,

việc cụ thể phải làm là:

+ Xác định tri thức trọng tâm của bài học;

+ Phân ch tri thức thành những đơn vị kiến thức; + Sắp xếp các đơn vị kiến thức theo trình tự hợp lí;

+ Bổ sung nội dung kiến thức nếu thấy cần thiết (bằng những số liệu, những thông tin gắn với thực tế địa phương, gắn với thời sự, xã hội );

+ Phân bố thời gian hợp lí, tương ứng với nội dung của mỗi hoạt động,

phù hợp với đối tượng HS

— Lựa chọn sử dụng PPDH, phương tiện DH: Lựa chọn sử dụng PPDH

nào phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, đặc điểm của phương pháp

định lựa chọn sử dụng; căn cứ vào đặc điểm HS; căn cứ vào khả năng của

9

Trang 11

GV; căn cứ vào điều kiện cụ thể của GV và HS; căn cứ vào điều kiện cơ sở

vật chất của trường, lớp Đây là một quá trình khá phức tạp, nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tài năng và trực giác nhạy bén của GV Cần hiểu rằng, dù lựa chọn sử dụng phương pháp nào, ở bất cứ bài học nào, GV cũng

cần

tập 4

phải quan tâm tác động đến tình cảm, kích thích động cơ, hứng thú học của HS và chú ý đến việc giáo dục HS

Cấu trúc của kế hoạch bài học

Cấu trúc của kế hoạch bài học bao gồm:

Phần đầu, gồm có:

— Tên phân môn

— Tên bài học (được viết bằng chữ in hoa, to, rõ, đẹp, mực đỏ)

~ Bai dạy của khối lớp mấy? (Khối 6, 7, 8 hay 9) — Họ tên người dạy

(Nếu là đợt thực tập sư phạm của sinh viên thì ghi thêm họ tên của GV

chỉ đạo trường phổ thông) 10 Phần chính, gồm có: I Muc tiéu cua bai học — Kiến thức — Kĩ năng — Thái độ II Chuẩn bị l Tài liệu tham khảo 2 Đồ dùng DH: ĐDDH của GV; đồ dùng học tập của HS 3 Các phương pháp giảng dạy

HI Tiến trình dạy - học

— Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét — Hoạt động 2: Hướng dẫn nội dung bài dạy

— Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài

Trang 12

5 Cách lập kế hoạch bài học

5.1 Cách xác định phần “Mục tiêu bài học”

a Khai niém

Mục tiêu là những tiêu chí cụ thể, những yêu cầu cụ thể cần phải đạt

được; đồng thời xác định rõ những tiêu chí để làm căn cứ cho việc triển khai

và đánh giá kết quả thực hiện trên lớp Mục tiêu bài học chính là cái đích mà GV và HS cần đạt được sau giờ học Những mục tiêu này cần phải lượng hóa để có thể đo lường được qua các thay đổi về hành vi của người học trong các

lĩnh vực nhận thức, kĩ năng và tình cảm

Nói một cách khác, sau bài dạy, HS phải đạt được những gì, đấy chính là

mục tiêu của bài học

b._ Ý nghĩa của việc xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu của bài học là việc làm hết sức cần thiết đối với GV

khi chuẩn bị bài dạy Nội dung mục tiêu là nhằm đạt chất lượng và hiệu quả

DH của mỗi bài học, mỗi phân môn (Đối với môn học có mục tiêu chung,

còn đối với từng phân môn, từng bài học có mục tiêu cụ thể)

Muốn có mục tiêu của bài dạy đúng, đạt hiệu quả, GV cần căn cứ vào mục tiêu chung của môn Mĩ thuật ở THCS và mục tiêu của từng phân môn; căn cứ vào yêu cầu của nội dung bài học và căn cứ vào đối tượng HS Tránh nêu mục tiêu chung chung, không cụ thể, hoặc quá cao, quá thấp Mục tiêu

càng cụ thể thì sẽ càng thuận lợi trong việc đánh giá kết quả

Theo quan điểm *DH lấy HS làm trung tâm”, phát huy vai trò cụ thể, tích

cực, chủ động của người học thì mục tiêu để ra là cho HS, do HS thực hiện

GV phải hình dung được là sau một bài, hay một phân môn, một phần của

chương trình, HS của mình phải nắm được những kiến thức, kĩ năng gì, hình thành những thái độ, hành vi gì, ở mức độ như thế nào Chính HS qua hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy GV là người chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, trợ giúp cho HS (nhiều GV còn có thói quen khi xác định

mục tiêu là nghĩ đến mục đích công việc DH của GV)

c Hướng dẫn xác định các mục tiêu cụ thể

- Kiến thức: Có thể hiểu là các yêu cầu về những hiểu biết kiến thức của HS ở bài học này Ở phần kiến thức, người soạn bài cần hiểu là qua bài dạy này, HS sẽ lĩnh hội được những øì về mặt kiến thức

Trang 13

Kết quả của kiến thức được thể hiện qua các động từ như: “hiểu được”; “biết được”; “nắm được” ; qua các mức độ như: kể lại được; trình bày được;

nêu được; hiểu được; vận dụng được Ví dụ: HS hiểu cách quan sát, biết

cách ước lượng, so sánh khi vẽ hình, vẽ đậm nhạt; hoặc HS biết hay nắm được cách bố cục mảng chính, mảng phụ, vẽ hình, vẽ màu (“hiểu”, “biết, “nắm được” là thuộc về nhận thức) Các mức độ của kiến thức là: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá

— Kĩ năng: Có thể hiểu là các yêu cầu về kĩ năng mà HS phải đạt được ở bài học này

Với môn Mĩ thuật, kĩ năng là làm được - vẽ được những øì, ở mức độ nào (đối với các bài thực hành), hoặc hiểu, cảm thụ được những øì (đối với các bài lí thuyết) Khi nêu ra kĩ năng cho từng bài, GV cần nghiên cứu quan hệ giữa bài trước với bài sau, ở từng thời gian sao cho rõ và sát để HS đạt được

(Ví dụ: dựng được khung hình, vẽ được hình, vẽ được đâm nhạt, ở mức độ

nào ; hoặc bố cục có mảng chính, mắng phụ, vẽ được hoạ tiết và màu theo ý thích ; hoặc vẽ được tranh có hình ảnh chính, phụ, vẽ được màu phù hợp nội dung ; hoặc hiểu được nội dung và nhận ra vẻ đẹp của tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật )

Tóm lại, người soạn bài trả lời cho được các câu hỏi ở phần này là: HS

sẽ làm được cái gì? Làm được ở mức độ nào? Giúp các em có được kĩ năng

cần thiết gì để làm bài

— Thái độ: Là biểu hiện ý thức của người học đối với kiến thức đã tiếp

thu được và những dự định ứng dụng chúng vào cuộc sống (tình cảm, hứng

thú, đánh giá thẩm mĩ, hưởng ứng )

Thái độ được biểu hiện ở:

+ Yêu mến (cái đẹp thiên nhiên; đồ vật, đồ dùng sử dụng hàng ngày)

+ Quý trọng, yêu quý những con người làm ra sản phẩm, làm ra cái đẹp + Bảo vệ cái đẹp (ý thức giữ gìn, bảo vệ cái đẹp)

Ví dụ: Có ý thức giữ gìn công trình văn hóa (Thường thức Mĩ thuậU; yêu

mến cảnh đẹp quê hương (Vẽ tranh)

Xác định mục tiêu của bài học là trả lời cho câu hỏi: Sau khi học xong một

bài, một phân môn nào đó, HS phải nắm được những kiến thức gì, hoặc có

được những kĩ năng øì, hoặc hình thành những thái độ gì, với mức độ đạt được như thế nào Nếu dự kiến này càng cụ thể, càng sát với yêu cầu của chương

trình, với hoàn cảnh dạy và học thì càng tốt Nó sẽ là căn cứ để GV đánh giá 12

Trang 14

hiệu quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để HS tự đánh giá hiệu quả và điều

chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện mục đích DH một cách vững chắc

Mục tiêu bài đạy để ra sát, rõ và cụ thể chứng tổ GV nắm vững chương tình, nội dung và đối tượng, sẽ đảm bảo cho việc dạy - học đạt kết qua, vì đây chính là cái đích mà GV và HS cần đạt được sau giờ học Tuy nhiên cần lưu ý, mỗi bài đều có cái đích lâu dài và cái đích trước mắt Qua mỗi bài, mục tiêu của môn Mi thuật sẽ được củng cố, bổ sung dần, nhằm hình thành ở HS nhận thức thẩm mĩ đúng đắn và vận dụng hiểu biết về cái đẹp vào cuộc sống

5.2 Hướng dẫn xác định phần “Chuẩn bị”

Cần căn cứ vào mục tiêu của bài giảng để đặt ra việc chuẩn bị cho hợp lí Tránh hình thức, tránh cầu kì, hoặc yêu cầu HS chuẩn bị quá mức so với thực tế Ở phần chuẩn bị gồm có những nội dung sau:

a Tai liéu tham khảo

2 & : ¬ = z Pg 2 2 3 Ở phần này GV ghi tên những tài liệu, sách, ấn phẩm, tranh, ảnh sử dụng để soạn bài Chú ý phải ghi đầy đủ các thông tin của tài liệu tham khảo

đó (ví dụ, nếu sách tham khảo thì phải có: tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản)

b Đồ dùng dạy học

~ Chuẩn bị đồ dùng của GV: là mẫu vẽ hoặc tranh, ảnh, tranh minh họa,

bài học của HS các khóa trước, hoặc tranh vẽ mô phỏng các bước tiến hành bài vẽ cho HS quan sát Các phương tiện DH như máy chiếu qua đầu, máy

chiếu vật thể, hoặc ti-vi, đầu video, máy chiếu đa năng

- Chuẩn bị đồ dùng của HS: là SGK, tay, thước, compa, bút chì, bút vẽ, màu

vẽ, hay giấy màu, hồ dán tùy theo nội dung của bài học Yêu cầu HS chuẩn bị

trước một số đồ dùng cho bài học như mẫu vẽ, hoa lá, tranh ảnh sưu tầm, đọc

bài trong SGK, hoặc sưu tầm các bài báo, tạp chí liên quan đến nội dung bài học ~ Cách ghi phần "chuẩn bị” như sau:

Trong tiết dạy, GV sẽ dùng tới những ĐDDH gi thì ghi vào kế hoạch bài

học Phần này gồm hai ý sau:

- Đồ dùng dạy của GV: Ví dụ: tranh vẽ của các hoa sĩ; các bài vẽ của

HS những năm trước (đẹp và chưa đẹp); máy chiếu đa năng

— Đồ dùng học của HS: Ví dụ: giấy vẽ; màu vẽ; các tranh, ảnh sưu tâm

phục vụ cho bài học

Trang 15

c Các phương pháp giảng day

Trong tiết dạy, GV sẽ sử dụng những PPDH nào thì ghi vào mục này Ví dụ:

phương pháp thuyết trình; phương pháp vấn đáp; phương pháp trực quan

5.3 Cách thiết kế phần “Tiến trình dạy học”

Tiến trình dạy - học gồm các nội dung sau:

a Ổn định tổ chức lóp học

Tùy theo từng loại bài mà có cách ổn định tổ chức lớp khác nhau Ví dụ: cách sắp xếp chỗ ngôi cho hợp lí ở những bài Vẽ theo mẫu; hoặc chia nhóm

ở các bài học Thường thức Mĩ thuật; hoặc có thể là kiểm tra sĩ số (nếu là giờ đầu của buổi học)

b Kiểm tra bài cũ

= Mục đích: Để xác định được HS hiểu bài, hoặc làm được bài tới đâu,

từ đó GV có những uốn nắn kịp thời Việc kiểm tra của GV giúp các em có

thói quen thường xuyên phải học bài, ôn bài, làm bài Có như vậy mới nâng

cao chất lượng học

= Nội dung gồm có:

+ Kiểm tra lí thuyết (nếu bài trước có liên quan đến bài dạy): Nêu một

vài câu hỏi ngắn gọn để HS trả lời GV dựa vào cách trả lời của HS để bổ sung, củng cố kiến thức, sau đó vào bài mới

+ Kiểm tra bài tập, bài vẽ ở nhà lần trước: GV có thể nhận xét sơ qua kết quả học tập của HS để động viên các em học tập

+ Kiểm tra việc chuẩn bị tài liệu của HS đã được báo trước (như sưu tầm

tranh, ảnh, mẫu vẽ )

+ Kiểm tra đồ dùng học tập của HS: SGK, giấy, vở vẽ, bút chì, màu vẽ

— Yêu câu ở bước này:

+ GV phải ghi sẵn nội dung những câu hỏi vào trong kế hoạch bài học

(chú ý là những câu hỏi này phải liên quan tới bài giảng)

+ GV phải dự kiến số lượng HS sẽ trả lời câu hỏi (để đảm bảo thời gian của tiết dạy)

+ GV phải nắm được nguyên tắc sự phạm là đặt câu hỏi trước rồi mới gọi

tên HS Sau khi HS trả lời, GV phải có đánh giá, nhận xét đúng - sai ở câu tra

lời đó

Trang 16

c Các hoạt động dạy học

Đây là phần trọng tâm và chiếm phần lớn thời gian của tiết dạy Mục

tiêu và nội dung của bài giảng đạt được hay không là ở bước này

- Yêu cầu đối với GV:

+ Đây là bước mà GV phải áp dụng đúng đắn và khéo léo những nguyên tắc và các PPDH sao cho có hiệu quả nhất

+ GV phải xác định được đối tượng dạy là ai, bài dạy đó là gì, tiết dạy

đó là lí thuyết hoàn toàn hay thực hành hoàn toàn, hay cả lí thuyết lẫn thực

hành Trên cơ sở tìm hiểu được như vậy, GV sẽ có cách dạy hợp lí

+ Qua tiết dạy trên lớp, người dự giờ có thể đánh giá được năng lực của GV thông qua các mặt sau đây: khả năng diễn giải: sự nhiệt tình, sôi nổi và

ý thức trách nhiệm với nghề; khả năng bao quát, quán xuyến lớp; trình độ

chuyên môn

— Trình tự thực hiện bước này như sau:

+ Vào bài mới (Đặt vấn đề)

+ Đặt ra yêu cầu của tiết dạy + Các hoạt động DH

Dưới đây là phần hướng dẫn chỉ tiết trình tự đó: c.1 Vào bài mới (còn gọi là Đặt vấn đề cho tiết dạy) Có hai cách vào bài:

— Vào bài kiểu trực tiếp: Đơn giản, nhanh gọn, chân phương, đi thẳng luôn vào vấn đề

~ Vào bài kiểu gián tiếp: Nhằm gây sự chờ đợi, chú ý, gây được sự hứng

khởi và kích thích tính tò mò của HS

Với hai cách vào bài này, tùy từng GV, tùy từng nội dung bài dạy, tùy mức độ và tầm quan trọng của bài mà có thể vào bài kiểu nào cho phù hợp

c.2 Đề ra yêu câu của tiết dạy

Trong phân phối chương trình Mĩ thuật THCS có những bài chỉ dạy một

tiết (như Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Thường thức Mĩ thuật), có những bài dạy trong 2 tiết (như Vẽ theo mẫu) Vì vậy, GV cần có thông báo ban dầu về tiến

độ của bài dạy để HS nắm được, từ đó các em sẽ làm bài theo đúng yêu cầu về thời gian Ví dụ: GV có thể nói: “Bài này học trong tiết Hôm nay thầy

(cô) giảng đến phần này, còn phần này sẽ để đến tiết sau Yêu cầu các em

ghi chép, tiếp thu bài, làm bài ”

Trang 17

c.3 Các hoạt động dạy học

~ Các hoạt động DH là toàn bộ kiến thức nội dung bài dạy GV chú ý: trình

bày nội dung ở đây không phải là viết tràn lan toàn bộ kiến thức về chuyên

môn như một bài kiểm tra thông thường Kế hoạch bài học khác với bài kiểm tra kiến thức thông thường ở chỗ: Trong kế hoạch bài học phải ghi những nội

dung kiến thức sẽ truyền đạt tới HS ra sao; những câu hỏi sẽ hỏi HS như thế

nào; những hình vẽ sẽ minh họa, những ĐDDH sẽ đưa ra vào lúc nào

- Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng bài dạy, GV sẽ có cách ghi trong kế hoạch bài học khác nhau (ví dụ: bài dạy Vẽ trang trí, bài dạy Vẽ theo mẫu, bài dạy Vẽ tranh )

~ Ở “Các hoạt động DH”: Sau phần Mở bài và Yêu cầu của tiết dạy, có

thể trình bày trong kế hoạch bài học theo một trong hai cách sau:

+ Cách thứ nhất:

Gọi là “bổ ngang”: Tức là GV giảng thế nào, hỏi như thế nào, các thao

tác của GV ở từng bước ra sao sẽ ghi vào trong kế hoạch bài học như vậy Với cách trình bày này, nhìn vào bài soạn trông đẹp, hài hòa, nhưng lại

khó cho người dạy khi muốn nhìn nhanh để theo dõi tiến độ của bài đang thực hiện tới đâu

+ Cách thứ hai:

Gọi là “bổ dọc”: Tức là chia giấy thành các cột Tùy từng GV, có thể người này chia thành bốn cột, nhưng người khác chỉ chia thành ba cột; hai cột , điều đó không quan trọng Điều quan trọng hơn là trong kế hoạch bài học đó GV ghi liều lượng kiến thức như thế nào để truyền đạt tới HS Hoặc

có những bài dạy mà HS làm bài thực hành, không phải ghi chép gì trong vở,

thì GV không cần có cột ghi vở

Với cách trình bày “bổ dọc” này, nhìn vào kế hoạch bài học, các cột sẽ không kín chữ như nhau, sẽ có ô trống, có ô dày đặc chữ Nhưng cách trình bày này lại có một ưu điểm lớn là người dạy chỉ liếc qua vào bài soạn là biết

ngay mình đang dạy ở phần nào, và tiếp đến là phần nào

Tùy từng nội dung nhiều hay ít mà người soạn bài sẽ chia các ô cột đó

rộng/ hẹp khác nhau

Tiến trình của các hoạt động dạy học được cụ thể hóa như sau:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét

Quan sát, nhận xét rất cần thiết trong học Mĩ thuật Quan sát, nhận xét

Trang 18

mẫu giúp HS tiếp cận với bài học, tìm hiểu sơ bộ về mẫu và nhận ra vẻ đẹp

của nó, tạo điều kiện cho các em vẽ một cách hứng thú

Giai đoạn này GV cần giúp HS tiếp cận với đối tượng (mẫu vẽ, hình minh họa, tranh ảnh ), hiểu đối tượng một cách sơ bộ về hình đáng bên ngoài, tí

lệ, cấu trúc, đặc điểm, màu sắc, đậm nhạt, bố cục

Khi hướng dẫn HS quan sát, GV cần đặt các câu hỏi gợi mở để HS đối

chiếu với mẫu, từ đó các em tự tìm tòi, khám phá, chủ động chiếm lĩnh tri

thức, hình thành và phát triển kĩ năng tư duy tạo hình Qua đó, HS tim ra

hướng vẽ có bố cục đẹp cho bài của mình Đối với các bài học Thường thức

Mĩ thuật thì GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét, tìm hiểu, khám phá các

kiến thức của bài học là chú yếu

+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ

Sau khi HS đã quan sát, nhận xét đối tượng, đã hiểu sơ bộ về đối tượng

thì phần hướng dẫn cách vẽ sẽ trả lời cho câu hỏi: “vẽ như thế nào cho đẹp?”

GV cần giúp các em biết cách vẽ như thế nào cho khoa học để hình thành kĩ

năng vẽ hình đúng, kĩ năng vẽ đậm nhạt, kĩ năng vẽ màu sao cho đẹp

Hướng dẫn HS cách vẽ là chỉ cho các em cách tiến hành bài vẽ từ đầu đến kết thúc Đối với môn Mĩ thuật, cách tiến hành bài vẽ cho mỗi loại thường giống nhau, thường lặp lại quy trình chung Nhưng nếu bài dạy nào mà GV cũng nhắc

lại điệp khúc chung đó thì hiệu quả bài vẽ sẽ không cao, HS sẽ không hứng thú học tập Mỗi dạng bài tập cần có hướng dẫn cụ thể (ví dụ: Khung hình và cách vẽ khung hình của bài này như thế nào? Hình mắng và cách vẽ hình mắng ở bài

trang trí hình vuông, hình tròn có gì giống và khác nhau ?)

Đối với các bài thực hành, ngoài cách vẽ chung cho từng loại bài theo

phân môn, còn có cách vẽ cụ thể, chi tiết và đặc trưng cho mỗi bài Do vậy,

những phần chung GV chỉ nhắc qua, cần đi sâu nhấn mạnh vào cách vẽ cụ

thể về bố cục, khung hình, tỉ lệ bộ phận, hình khái quát, hình cụ thể, hoạ tiết,

đậm nhạt, màu sắc, nhịp điệu của bài GV có thể dùng các câu hỏi gợi ý để HS quan sát, suy nghĩ trả lời về cách vẽ

Chú ý: Phần hướng dẫn cách vẽ thường tiến hành từ 10 - 15 phút đối với

các bài vẽ đầu tiên Đến các bài tiếp theo có thể chỉ nhắc lại cách tiến hành

bài vẽ, và cần nhấn mạnh ở những điểm chính, mấu chốt

* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập, làm bài thực hành

Trang 19

Trong hoạt động này, GV phải tổ chức các hoạt động cho HS một cách

tích cực, bằng cách giao nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể cho HS làm bài thực hành

cá nhân hoặc theo nhóm; yêu cầu mức độ kĩ năng cần đạt GV luôn quán xuyến hoạt động của tất cả HS trong lớp để giúp đỡ, gợi mở và khuyến khích HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong học tập

Trong quá trình HS vẽ, GV quan sát HS làm bài, tiếp tục hướng dẫn để các em thực hiện tốt bài vẽ của mình

Nhiém vu cua GV ở hoạt động này thường là:

~ Quan sát lớp, điều hành thời gian để đảm bảo bài vẽ đúng tiến độ - Cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho cả lớp (nếu ở phần giảng lí

thuyết chưa có điều kiện, hoặc chưa khắc sâu kiến thức được cho HS)

- Củng cố, hay tổng hợp những kiến thức còn rời rạc, tỉn mạn của HS mà GV nhận thấy trên bài vẽ của các em

- Chỉ ra những thiếu sót ngay trên từng bài vẽ của HS bằng cách giúp các em quan sát mẫu, so sánh, đối chiếu với bài vẽ của mình để các em tự

sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của từng người GV không vẽ giúp mà chỉ gợi ý, động viên các em làm bài Đây cũng là một đặc điểm của

cách dạy, cách học mĩ thuật ở THCS

* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Trước đây, đánh giá kết quả học tập trong giờ học chủ yếu là ý kiến nhận

xét, đánh giá của GV Phương pháp đánh giá này chưa tích cực

Để hình thành và phát triển được kĩ năng đánh giá của HS, GV cần chú

ý tổ chức cho các em được tham gia vào hoạt động đánh giá cùng với GV

nhằm tạo điều kiện để các em độc lập suy nghĩ, đưa ra những ý kiến riêng

tự đánh giá và đánh giá kết quả của các bạn trong lớp, cùng bổ sung ý kiến

xây dựng bài học, củng cố kiến thức một cách tích cực, hiệu quả hơn GV cần

lưu ý rằng kết quả bài tập của môn Mĩ thuật không có đáp số chung, mà là sự tìm tòi, khám phá, sáng tạo của từng HS để đạt mục tiêu chung là cái đẹp hợp lí, hài hòa, phù hợp với nội dung yêu cầu của từng bài

Cách tổ chức cho HS tham gia đánh giá kết quả bài học thường là: - Củng cố bài, nếu là giờ vẽ thực hành: GV nhận xét tình hình làm bài

của cả lớp Có thể đưa ra một số bài tốt, khá, yếu để HS tự nhận xét, đánh

giá (bằng cách đán, đính hoặc ghim các bài lên bảng) GV yêu cầu HS nhận xét kết quả bài vẽ của mình và của bạn Sau đó GV đưa ra ý kiến nhận xét

từng bài Cách nhận xét cần mang tính tích cực, khuyến khích HS cố gắng

18

Trang 20

cho bài vẽ sau đạt kết quả tốt hơn (không nên phê bình gay gắt làm mất hứng

thú học tập của các em) Cuối cùng, GV khẳng định lại kiến thức đúng sau

các ý kiến khác nhau của HS

— Củng cố bài, nếu là giờ học lí thuyết (hoặc phân tích, giảng tranh; hoặc Thường thức Mĩ thuật): GV hỏi 2 - 3 HS về những nội dung chính của bài học

Sau đó, GV củng cố kiến thức đúng để HS không nhầm lẫn

— Dan do vé nhà

Ở bước này, ỐV thực hiện những việc sau đây:

+ Nhận xét tình hình học tập và kỉ luật của lớp trong tiết học này

+ Giao bài tập về nhà

+ Nếu không có bài tập về nhà thì GV nói cho HS cách học bài, hoặc cách làm tiếp bài ở nhà

+ Chuẩn bị cho bài học sau: Đọc SGK, chuẩn bị mẫu, sưu tầm tư liệu

+ Dặn dò HS chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau

Chư ý: Do đặc thù của môn Mĩ thuật, khi dạy trên lớp GV có thể không

thực hiện theo trình tự như kế hoạch bài học đã ghi Tùy theo tình hình lớp và nội dung của bài mà GV có thể hoán vị từng bước cho phù hợp với tình

hình thực tế Ví dụ: ở môn Mĩ thuật ít phải học thuộc lòng do lượng kiến thức

không nhiều, vì vậy không phải tiết nào cũng có bài để kiểm tra Có thể thay vào đó là việc kiểm tra đồ dùng học tập, kiểm tra bài đã vẽ ở nhà

Hoặc: khi GV vào lớp, HS đã ổn định trật tự rồi, các em đã chuẩn bị sẵn

sàng giấy, bút, màu thì GV có thể cho qua bước “ổn định tổ chức lớp” Hoặc: tiết dạy đó không cần phải kiểm tra bài cũ thì GV có thể bổ qua bước

này Tuy nhiên, khi dạy trong đợt hội giảng, hoặc giờ dạy mẫu, hoặc day

trong đợt thực tập sư phạm thì không nên đảo lộn, hoặc cắt xén một bước nào trong kế hoạch bài học

6 Một số yêu cầu khi lập kế hoạch bài học

Theo tinh thần đổi mới của lập kế hoạch bài học, cin dam bao cdc

yêu cầu sau:

= Bài soạn phải làm rõ được mục tiêu Chú ý rằng mục tiêu DH là mục tiêu đề ra cho HS GV cần hình dung sau khi học xong bài, HS có được những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, cần ở mức như thế nào Sau khi đã nêu các mục tiêu cụ thể, bài soạn cần chỉ ra đâu là trọng tâm của bài

Trang 21

— Bài soạn cần làm nổi bật được hoạt động của HS va cần chỉ ra sự tương thích của những hoạt động đó với nội dung và mục tiêu bài học, gồm có:

+ Nắm vững đối tượng mình sẽ dạy đỂ soạn bài, từ đó nắm vững được đặc điểm tâm - sinh lí của đối tượng, nắm vững được khả năng và trình độ tiếp thu kiến thức của người học mà có cách soạn bài và giảng bài cho thích hợp

+ Phát triển các PPDH tích cực, trong khâu soạn bài cần coi trọng việc

chuẩn bị các câu hỏi Cần tránh đặt những câu hỏi mang tính hình thức, tránh

tùy tiện đặt câu hỏi tức thì tại lớp mà không chuẩn bị trước

+ Phiếu học tập: Để tổ chức các hoạt động học tập của HS, người ta dùng

các phiếu hoạt động học tập, gọi tắt là phiếu học tập Đây là những tờ giấy rời, được phát cho HS để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học Mỗi phiếu học tập giao cho HS một vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kĩ năng, rèn luyện một thao tác tư duy,

hoặc thăm dò thái độ của HS trước một vấn để Điều quan trọng là qua các

phiếu học tập, HS được phát triển các kĩ năng tư duy (quan sát, so sánh, phân tích, quy nạp, khái quát hóa, suy luận, để xuất giả thuyết )

+ GV cần nắm vững kiến thức chun mơn Ngồi ra, phải có hiểu biết

rộng ở các lĩnh vực khác (như khoa học tư nhiên, khoa học xã hội, vốn sống thực tế, theo dõi tin tức, thời sự ) và các bộ môn khác (như chính trị, lịch sử,

địa lí, văn học, âm nhạc ) để bổ sung kiến thức cho bài dạy được phong phú

và hấp dẫn hơn

Luu y khi lập kế hoạch bài học:

= GV phải nắm rõ thứ tự các bài trong phân phối chương trình bộ mơn Mĩ

thuật THCS§ và nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy trong SGK Xác định thật rõ, đầy đủ mục tiêu cần đạt và trọng tâm của tiết học; tìm ra đặc điểm của bài dạy (lí thuyết hay thực hành) để tìm ra mối quan hệ giữa tiết mình đang dạy với các tiết trước đó và sau đó

— Phải nấm chắc kiến thức bài dạy và đặc thù của từng phân môn (có

nhiều bài kiến thức quá rộng thì người dạy phải biết cân nhắc, lựa chọn để đưa

những nội dung cần thiết vào bài dạy sao cho phù hợp, đủ mà không thiếu) = Chọn PPDH phù hợp với môn Mĩ thuật để vận dụng khai thác nội dung dạy học Trong từng hoạt động cần ghi rõ công việc của GV và của HS Cần

thể hiện được tinh thần đổi mới PPDH

— Việc trình bày “Tiến trình tiết dạy”: Hình thức trình bày giáo án (chia

thành cột, hoặc có thể không theo cột; chia mấy bước ) có thể thay đổi tùy

Trang 22

theo trình độ, kinh nghiệm, thói quen của GV và tùy theo sự chỉ đạo chuyên môn của từng địa phương Nhưng, dù theo cách nào cũng phải đảm bảo tính

lôgic giữa các nội dung với các hoạt động diễn ra trên lớp, tạo điều kiện để

GV chủ động thực hiện bài giảng có hiệu quả

— Trong bài soạn, không nên chép lại toàn bộ những kiến thức trong

SGK, mà chỉ ghi những ý chính, những điều cần giảng giải, khắc sâu những kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, những điều cần bổ sung Phải nêu bật nội dung trọng tâm của bài giảng

— Can tham khảo các tài liệu, sách báo để phục vụ soạn bài Tìm chọn và chuẩn bị các ĐDDH để minh hoạ cho bài dạy

= GV nên phân chia thời gian cho các hoạt động Dự kiến thời gian ở từng

nội dung hoạt động để không bị “cháy” giáo án Nên ghi thời gian có độ xê dịch (ví dụ: 2 - 3 phút; 5 - 7 phút )

— Yêu cầu về hình thức của giáo án: Là môn dạy Mĩ thuật - tức là môn đạy tạo ra cái đẹp - càng đòi hỏi cao ở GV Mĩ thuật phải có cách trình bày kế hoạch bài học sao cho thật mĩ thuật, thật khoa học Cụ thể là: bài soạn phải thoáng đạt, phải sạch đẹp, rõ ràng, dễ nhìn (Có thể thay đổi kiểu chữ ở

các tiêu để nhỏ, hoặc bằng mực màu khác, hoặc kẻ chân Đôi khi, hết nội dung của từng phần cần để cách một dòng nhìn cho thoáng)

Phần thứ hai

DU GIO VA DANH GIA TIET DAY Mi THUAT

1 Tiến trình dự giờ 1.1 Chuẩn bị dự giờ

Việc chuẩn bị bao gồm những nội dung sau:

— Lap kế hoạch (xác định thời gian, thời điểm, thành phần dự, bài dạy, lớp học, người dạy )

— Thảo luận giữa nhóm dự với người dạy để thống nhất về mục tiêu và điều kiện thực hiện bài dạy

= Thống nhất các tiêu chí đánh giá bài dạy

Trang 23

Các nội dung trên cần căn cứ vào mục tiêu, chương trình môn học và diéu kiện DH cu thé của nhà trường

1.2 Tiến hành dự giờ

- Người dự giờ phải có mặt đúng giờ, quan sát, theo dõi và ghi chép day đủ diễn biến và nội dung tiết học; không tự ý can thiệp vào tiến trình bài dạy ~ Cần chú ý quan sát về cách tổ chức các hoạt động DH (hoạt động của

GV, của HS, sự thống nhất hai hoạt động này trong từng nội dung bài dạy);

việc sử dụng kết hợp các PPDH, phương tiện DH; thực hiện hài hòa, lôgic

các bước lên lớp; tư thế, tác phong của GV; các câu hỏi gợi mở khi HS gặp

khó khăn; thể hiện đặc điểm của bài dạy, đặc thù của bộ môn; việc phát huy

tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học 2 Đánh giá tiết day mĩ thuật

2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá tiết dạy

Đánh giá tiết dạy của GV có ý nghĩa đối với công tác quản lí, bồi

dưỡng và đào tạo GV Đây là nội dung được chú ý trong lí luận và thực

tiền giáo dục

- Đánh giá tiết dạy giúp cán bộ quản lí trường học xác định năng lực sư

phạm của cá nhân GV, của tập thể GV Từ đó có kế hoạch sử dụng và bồi

dưỡng đội ngũ, đồng thời khen thưởng, khích lệ GV hăng hái làm việc - Tổ chức đánh giá tiết dạy là một phương thức tốt để bồi dưỡng GV tại chỗ và có tác dụng giúp cho cẩ người dạy và người dự giờ đều học tập được

nhiều điều từ tiết dạy Ngoài ra, sử dụng tiêu chí đánh giá tiết dạy, người dạy

có thể tự đánh giá mình

= Đối với sinh viên sư phạm, nếu được dự giờ, được rút kinh nghiệm tiết dạy thì đó là những giờ học tốt, rất bổ ích về nghiệp vụ sư phạm

2.2 Các bước tiến hành đánh giá tiết dạy

Đánh giá tiết dạy là một quá trình, gồm các bước sau đây:

~ Nghiên cứu trước nội dung bài dạy của GV dạy tiết đó

= Thu thập thông tin về tiết dạy của GV (thông qua một số hình thức như

dự giờ và quan sát giờ dạy; đặc biệt là quan sát HS, nhận thông tín ngược từ HS bằng hình thức kiểm tra HS, trao đổi với HS; nghe ý kiến của GV dạy; tham khảo ý kiến nhận xét của những người cùng dự tiết dạy đó)

Trang 24

- Đối chiếu với những tiêu chí đánh giá tiết dạy (có thể cho điểm theo

từng tiêu chí)

= Nhận xét về chất lượng tiết dạy, những ưu điểm, nhược điểm cần khắc

phục (có thể xếp loại tiết dạy theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu) 2.3 Gợi ý về các nội dung đánh giá tiết dạy

a Đánh giá về công tác chuẩn bị

~ Lập kế hoạch bài học đã đúng quy định chưa? — Nêu mục tiêu bài dạy có sát hợp không?

— Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng giảng dạy như thế nào, có thích hợp không”

b Đánh giá về nội dung

— Kiến thức có đảm bảo chính xác, khoa học không?

— Kiến thức có sai sót chỗ nào không?

— Lượng kiến thức đủ, hay thừa, hay thiếu?

~ Cấu trúc và các đơn vị kiến thức được trình bày có tính lôgic không? c Đánh giá về phương pháp giảng dạy

— Lựa chọn phương pháp giảng dạy đã phù hợp chưa? ~ Việc phối hợp các phương pháp như thế nào?

— Có gì sáng tạo trong việc vận dụng đổi mới phương pháp ở tiế ảnh

(phát huy tính tích cực, chủ động của HS, không khí học tập hào hứng, sôi nổi hay trầm lắng, buồn tẻ )

d._ Đánh giá về nghệ thuật sư phạm

— Tư thế, tác phong của người dạy

= Diễn đạt rõ ràng, truyền cảm, sinh động

— Cách trình bày bảng

— Sử dụng, khai thác các phương tiện, ĐDDH (đúng lúc, đúng chỗ, có

hiệu quả, có sáng tạo )

= Người dạy bao quát, điều khiển, tổ chức lớp học như thế nào? e Thực hiện đúng thời gian quy định

—= Kết thúc bài dạy thừa giờ hay thiếu giờ?

= Phân bố thời gian của từng nội dung nhỏ trong bài dạy có hợp lí không?

g._ Xử lí các tình huống sư phạm (nếu có)

Trang 25

CÂU HỎI ÔN TẬP 1

2

6

Phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch bài học

Vì sao cần chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp? Khi lập kế hoạch bài học (soạn bài), GV cần quan tâm, chú ý đến những vấn đề øì?

Hãy nêu cấu trúc chung của kế hoạch bài học môn Mĩ thuật ở trường THCS Giải thích và phân tích các thành phần trong cấu trúc đó

Vì sao khi lập kế hoạch bài học, người soạn bài phải xác định rất cụ thể, rất rõ ràng mục tiêu bài học?

Phân tích mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình DH để từ đó lập kế hoạch bài học đạt được hiệu quả cao (các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá kết quả) So sánh sự giống và khác nhau giữa lập kế hoạch bai học (soạn giáo án) với một bài kiểm tra kiến thức thông thường

BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH SƯ PHẠM 1

24

Hãy xác định:

a Mục tiêu một bài dạy Vẽ theo mẫu (tự chọn bài) b Mục tiêu một bài dạy Vẽ trang trí (tự chọn bài) c Mục tiêu một bài dạy Vẽ tranh (tự chọn bai)

d Muc tiéu mét bai dạy Thường thức Mĩ thuật (tự chon bai)

Lập kế hoạch bài học (tự chọn) của các phân môn Vẽ theo mẫu; Vẽ trang

trí; Vẽ tranh; Thường thức Mĩ thuật

Dự các giờ dạy Mĩ thuật của GV trường THCS (hoặc xem băng hình) của

Trang 26

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ THEO MẪU 1 Kiến thức — Nắm vững kiến thúc cơ bản về Vẽ theo mẫu (chọn mâu; bày mâu; phương pháp vê)

~ Nắm được đặc điểm dạy và học phân môn Vẽ theo mẫu ở trường THCS Nắm được nội dung chương trình các bài dạy của phân môn này

~ Nắm vững quy trình dạy một bài Vẽ theo mẫu cho HS THCS

2 Kinang

_ Biết cách chọn mẫu, bày mẫu khi dạy các bài Vẽ theo mẫu

~ Có kĩ năng lập kế hoạch bài học, kĩ năng làm và sử dụng đồ dùng DH, biết vận dụng các PPDH để dạy các bài Vẽ theo mẫu

~ Có kĩ năng vẽ minh hoạ trên bảng (các hình khối cơ bản, các đồ vật, đồ dùng quen thuộc) Vẽ nhanh, đúng, đẹp

~ Biết phân tích, đánh giá các bài Vẽ theo mẫu của HS THCS

3 Thái độ

— Ý thúc được vai trò, vị trí của phân môn Vẽ theo mau trong dạy Mĩ thuật

- Có thị hiếu thẩm mĩ đúng đắn, biết cảm thụ cái đẹp của vật mẫu qua các

bài dạy

- Có ý thúc thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện chuyên môn và NVSP để phấn đấu trở thành GV dạy giỏi

NOI DUNG 1 Khai niém

1.1 Khai niém

Vẽ theo mẫu là tả lại đối tượng (đồ vật, người) có ở trước mặt một cách

khoa học, chính xác về đặc điểm, cấu trúc, hình đáng, đậm nhạt, màu sắc của

25

Trang 27

đối tượng đó bằng ngôn ngữ tạo hình và bằng cảm xúc của người vẽ trên

một mặt phẳng

Vậy: Vẽ theo mẫu là nhìn mẫu thực để vẽ lại, mô phỏng lại theo cách

nhìn, cách cảm nhận của người vẽ, sao cho rõ đặc điểm của đối tượng

1.2 Tên gọi

Vẽ theo mẫu còn gọi là vẽ Hình hoạ Tùy theo tính chất chuyên nghiệp hay không chuyên mà người ta có cách gọi khác nhau:

ay trường chuyên nghiệp: gọi là Hình hoạ (có hình hoạ đen trắng và hình hoạ màu)

¬, trường phổ thông: gọi là Vẽ theo mẫu, hay là Vẽ tả thực (trước kia còn gọi là Vẽ tả sống) Về cơ bản, các cách gọi tên này không có gì khác nhau, vì

đều là vẽ, tả lại đối tượng có thực ở trước mặt một cách sống động và đẹp

Nhưng trên thực tế, nhiều GV đã hiểu lầm “Vẽ tả thực”, “Vẽ tả sống” là phải

vẽ giống thực 100% cả về hình dạng, kích thước, đậm nhạt và màu sắc Vì vậy,

để giúp GV hiểu đúng nghĩa, năm 1980, Hội đồng bộ môn Mĩ thuật của Bộ Giáo dục - Đào tạo đã quyết định lấy tên phân môn này là Vẽ theo mẫu

2 Mục đích, vai trò của phân môn Vẽ theo mẫu

2.1 Mục đích

Vẽ theo mẫu nhằm trang bị, cung cấp cho HS một số kiến thức kĩ năng

cơ bản về nghệ thuật tạo hình Trên cơ sở những kĩ năng cơ bản đó, người học Mĩ thuật nói chung, HS THCS nói riêng có khả năng cảm thụ được vẻ đẹp của đồ vật thông qua ngôn ngữ của hội hoạ là đường nét, hình khối, đậm

nhạt, ánh sáng và màu sắc HS có khả năng miêu tả đồ vật theo cảm xúc của

mình Vẽ theo mẫu hình thành ở HS kĩ năng quan sát và miêu tả đồ vật, hình thành 6 HS biểu tượng trọn vẹn về đồ vật (hình dáng, cấu trúc, chất liệu, màu

sắc) Những biểu tượng đó là cơ sở hết sức cần thiết cho sự phát triển khả

năng sáng tạo ở các phân môn khác

2.2 Vai trỏ

Vẽ theo mẫu giữ vị trí quan trọng trong nghệ thuật tạo hình nói chung và hội hoạ nói riêng, nó là môn học cơ bắn của nghệ thuật tạo hình Trong chương trình Mĩ thuật ở THCS, Vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng: giúp cho HS nắm được đặc điểm hình dáng, cấu trúc của đồ vật, thông qua việc so

sánh phân tích, tổng hợp khái quát hóa; HS được rèn luyện kĩ năng miêu tả

Trang 28

đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc; làm giàu vốn biểu

tượng, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ cho HS Kiến thức và kĩ năng của Vẽ theo mẫu hỗ trợ rất nhiều cho các phân môn khác như kiến thức, kĩ năng sắp xếp bố cục, vẽ hình, tỉ lệ, tương quan đậm nhạt, màu sắc, không gian, ánh sáng được vận dụng trong các phân môn Vẽ tranh, Vẽ trang trí

3 Nội dung cơ bản của phân môn Vẽ theo mẫu

Phân môn Vẽ theo mẫu ở trường THCS gồm có các nội dung sau đây: a Lí thuyết

Những bài lí thuyết chung chỉ giới thiệu một lần, sau đó vận dụng vào suốt quá trình học và sẽ được củng cố, bổ sung dân qua các bài thực hành, tạo điều kiện cho phần lí thuyết vững vàng và phong phú hơn Đó là những bài:

— Sơ lược về Luật xa gần, đường nét, hình mảng, đậm nhạt bằng chì đen — Phương pháp vẽ theo mẫu; vẽ màu; vẽ tập hợp đồ vật; vẽ tĩnh vật — Tỉ lệ khuôn mặt và cơ thể người; kí hoa

b Bài tập thực hành

Các bài tập thực hành gồm có:

- Vẽ mẫu đơn, mẫu ghép (các hình khối cơ bản và các đồ vật, hoa quả ) — Vẽ tĩnh vat chi, tinh vat mau

— Vẽ chân dung đầu tượng, hoặc tượng bán thân IĐƯười

~ Kí hoạ phong cảnh, vẽ con vật và tập vẽ dáng người

Những kiến thức cơ bẩn của Vẽ theo mẫu sẽ được nâng lên dần, bổ sung thêm ở trình độ cao dần từ lớp dưới lên lớp trên

4 Những kĩ năng chính học sinh cần tHực hành và phát triển

Trong phân môn Vẽ theo mẫu, GV cần hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng như tư duy; cảm thụ thẩm mĩ; quan sát; xác định bố cục; vẽ hình, chỉnh hình; vẽ đậm nhạt và vẽ màu; kĩ năng thực hành; đánh giá; vận dụng kiến thức vào thực tiền

Các ki năng trên được trình bày cụ thể như sau: — Kĩ năng tt duy

Giúp HS biết quan sát mầu vẽ một cách khoa học, có lôgïc (từ bao quát

đến chỉ tiết, từ cụ thể đến khái quát)

Trang 29

— Kĩ năng cảm thụ thâm mĩ

Giúp cho HS biết cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu vẽ thông qua bố cục,

hình dáng, cấu trúc, đặc điểm, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt

— Kĩ năng quan sát

Tạo cho HS có thói quen quan sát mẫu vẽ cũng như các đối tượng mà

các em nghiên cứu để vẽ Trước khi vẽ, các em không thể không quan sát để nắm và hiểu rõ đối tượng về hình dáng, cấu trúc, đặc điểm, tỉ lệ, màu

sắc, đậm nhạt Giúp cho HS biết cách quan sát đồ vật: Quan sát từ tổng thể

đến chỉ tiết, so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quất để nắm được tỉ lệ, đặc

điểm cấu trúc và cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu Trên cơ sở quan sát đặc

điểm của mẫu, hình thành ở HS biểu tượng về đồ vật, góp phần hình thành thị hiếu thẩm mĩ và thói quen quan sát nhận ra vẻ đẹp của đồ vật xung

quanh, biết trân trọng cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp theo khả năng và sở

thích của mình

— Kĩ năng xác định bố cục

HS biết chọn mẫu vẽ, biết sắp xếp mẫu có bố cục đẹp, biết sắp xếp hình vẽ trên giấy cân đối, thuận mắt Kĩ năng về bố cục hình vẽ được sử dụng trong tất cả các phân môn của Mĩ thuật như Vẽ trang trí, Vẽ tranh và

Thường thức Mĩ thuật

— KT năng vẽ hình, chỉnh hình

Trên cơ sở kết quả quan sát nắm được đặc điểm hình dáng của mẫu, HS sắp

đặt bố cục hình vẽ trên giấy và phác hình từ khái quát, tổng thể đến chỉ tiết Nếu không biết cách phác hình thì bài vẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn

Kĩ năng này cũng được sử dụng nhiều trong Vẽ trang trí, Vẽ tranh

Trên cơ sở hình vẽ đã được xác định, HS biết cách so sánh hình vẽ với

mẫu vẽ để điều chỉnh hình cho đúng tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm của mẫu Kĩ

năng này cũng được sử dụng trong Vẽ trang trí và Vẽ tranh — Kĩ năng vẽ đậm nhạt và vẽ màu

Sau khi hình vẽ được chỉnh sửa hoàn chỉnh, HS cần quan sát mẫu vẽ để xác định các mảng đậm, nhạt - trên cơ sở ánh sáng chiếu vào vật mẫu HS

biết cách vẽ màu để thể hiện đúng các độ đậm nhạt trên mẫu

Để phát triển những kĩ năng trên cho HS, GV cần nghiên cứu kĩ nội dung

của bài học để xác định mục tiêu cụ thể Trong bài học đó GV cần hình thành ở HS những kĩ năng nào và mức độ đến đâu? Ví dụ: Những bài đầu Vẽ theo mầu ở lớp 6, GV cần kiểm tra lại những kĩ năng HS đã có ở tiểu học trên cơ

28

Trang 30

sở cần phát triển các kĩ năng cho HS như chọn mẫu, bày mẫu, quan sát vẽ

hình, chỉnh hình, vẽ đậm nhạt Ở bài này, GV có thể tập trung vào kĩ năng

quan sát: chọn mẫu, bày mẫu; kĩ năng sắp xếp bố cục và phác hình Những

bài sau, kĩ năng này sẽ được củng cố từng bước và phát triển; những kĩ năng

chỉnh hình, vẽ đậm nhạt cũng được hình thành và phát triển Cuối mỗi bài học, qua đánh giá kết quả học tập của Hồ, GV nắm được mức độ kĩ năng đã

phát triển ở từng HS và từ đó GV có kế hoạch bồi dưỡng cho cả lớp và từng cá nhân HS

— Kĩ năng đánh giá

Giúp cho HS biết nhận ra cái đẹp hay chưa đẹp, đúng hay chưa đúng; đồng thời rèn luyện cho HS khả năng so sánh, đối chiếu, phát hiện, khám phá những kiến thức mới thông qua bài học

— Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Giúp HS có thể ứng dụng trong vẽ hình ở các mơn học khác như: Tốn, Sinh, Sứ, Địa

5 Phương pháp dạy các bài vẽ theo mẫu bằng bút chì đen

Trong DH Mi thuật ở trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng, Vẽ theo mẫu thường tiến hành bằng bút chì đen Ở các trường đào tạo mĩ thuật

chuyên nghiệp gọi là Vẽ hình hoạ đen trắng

5.1 Công tác chuẩn bị của giáo viên

~ Nghiên cứu chương trình, các bài dạy Vẽ theo mẫu trong SGK và sách

GV Tham khảo các tài liệu, sách vở, suy nghĩ tìm ra cách tổ chức các hoạt

động học tập theo cách riêng của mình

— Xác định rõ mục tiêu bài học (về kiến thức, kĩ năng cần được hình

thành ở HS)

~ Lựa chọn để có thể sử dụng kết hợp nhiều PPDH trong bài học (tùy

theo bài học mà GV lựa chọn, như phương pháp quan sát, giảng giải - minh

họa, thực hành ) GV có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, các nhóm tự chọn và tự bày mẫu (mẫu đã được phân công chuẩn bị trước)

~ Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của bài dạy mà chuẩn bị màu vẽ, tranh

ảnh, các bài vẽ minh hoạ của GV và của HS các khóa trước để phục vụ cho bài dạy

~ Chọn mẫu vẽ: Căn cứ vào bài dạy mà chọn mẫu cho phù hợp và phải

Trang 31

đảm bảo tính thẩm mĩ của mẫu vẽ Mẫu vẽ đẹp sẽ gây hứng thú cho HS Cáo bài Vẽ theo mẫu trong chương trình THCS thường có hai đồ vật, vì vậy khi

chọn mẫu nên có to - nhỏ, cao - thấp, có hình dạng khác nhau, có đậm - nhạt và có hòa sắc đẹp GV yêu cầu HS cùng chuẩn bị mẫu để giúp các em hiểu sơ bộ về bài học

- Bày mẫu vẽ: Việc bày mẫu đẹp cũng gây hứng thú rất nhiều cho H§, Bày mẫu phải đảm bảo các yêu cầu có bố cục đẹp (không sít nhau quá,

không quá thưa nhau, không cách trước - cách sau quá nhiều ) Mẫu vẽ cần

có ánh sáng hướng vào một bên rõ để HS dễ phân biệt được độ đậm nhạt của

mẫu Đảm bảo yêu cầu ở mọi vị trí của HS phải nhìn rõ được mẫu Trong

điều kiện phòng học ở các trường hiện nay, GV thường bày mẫu ở bàn GV,

Độ cao đó thường là trên đường tầm mắt của HS, tránh đặt mẫu ở vị trí quá

cao làm cho HS khó nhìn thấy mẫu hoặc vẽ mẫu không đẹp Nếu phòng học

quá rộng ngang, GV có thể bày hai mẫu giống hệt nhau để cho hai dãy bàn

của các em đều nhìn được rõ mẫu

GV có thể tổ chức cho các nhóm HS tự chọn và tự bày mẫu (mẫu đã được phân công chuẩn bị trước) Qua việc GV cho HS tham gia bày mẫu

(mẫu chung và mẫu của nhóm), giúp các em tìm ra bố cục hợp lí về hình, vị trí, đậm nhạt cho bài vẽ của mình, của nhóm mình Cách làm này vừa

phát huy được tính tự giác học tập của HS, vừa tạo điều kiện để các em nâng cao hơn nhận thức về cái đẹp Sau khi các nhóm bày mẫu xong, GV

phân tích cái được và chưa được cần điều chỉnh lại cho đẹp Qua đó HS

hiểu được để có mẫu vẽ đẹp cân phải chọn mẫu như thế nào và đặt mẫu như thế nào để có bố cục đẹp Đối với những bài đầu, HS chưa có kĩ năng, GV cần dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động này Các bài tiếp sau đó, thời gian sẽ ít hơn vì kĩ năng này đã được hình thành ở HS và sẽ được phát triển ở các bài sau

— Sau khi đã bày mẫu, trước khi hướng dẫn HS cách vẽ, GV nên kiểm tra

lại kiến thức đã có của HS Ví dụ, GV có thể hỏi: Khi đã có mẫu đẹp ở trước

mặt, chúng ta cần phải tiến hành bài vẽ như thế nào? Hoặc để tiến hành bài vẽ theo mẫu, chúng ta cần phải làm gì? Sau khi HS nhắc lại kiến thức, các bước tiến hành một bài vẽ (hỏi 2 - 3 HS để kiểm tra), GV chốt lại và bổ sung

nếu như HS nêu chưa đủ hoặc chưa rõ

— Tranh, ảnh, các bài vẽ, minh hoạ bảng: GV cần chủ động sưu tầm từ

trước các tranh, ảnh có thể dùng được cho bài dạy Cần có các bài vẽ tốt và chưa tốt của HS các khóa trước phục vụ cho bài dạy GV mính hoạ cho bài

Trang 32

dạy: có thể vẽ ra giấy từ trước trình tự các bước tiến hành bài Vẽ theo mẫu (hoặc chỉ hai, ba bước nào đó); có thể vẽ minh hoạ bằng phấn trực tiếp lên bảng Khi vẽ, đòi hỏi phải chính xác, đẹp và nhanh

— Trong kế hoạch bài học của mình, GV nên phân chia thời gian cho các hoạt động Hoạt động nội dung trọng tâm của bài học cần được chú ý và dành

nhiều thời gian hơn Đối với phân môn Vẽ theo mẫu, GV nên dành nhiều thời

gian cho HS thực hành

Lưu ý đốt với sinh viên khi đi thực tập sư phạm:

Khi đi thực tập sư phạm ở trường phổ thông, sinh viên cần tìm hiểu các vấn đề sau đây:

— Các bài dạy trước đó là những bài gi?

- Phong cách, nếp dạy của GV mĩ thuật trường sở tại ra sao? ~ Nề nếp học mĩ thuật của HS trường này như thế nào?

~ Đồ dùng học tập của HS trường này ra sao? (SGK, vở ghi, giấy vẽ, màu

vẽ, que đo, dây đọi )

- Khả năng tiếp thu bài và khả năng vẽ của HS ở mức độ nào?

— HS có biết cách sử dụng và thường xuyên sử dụng que đo, dây dọi không? — Tìm hiểu về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc phục vụ cho dạy và học mĩ thuật?

- Sinh viên cần quan sát vị trí lớp học để bày mẫu vẽ cho tốt và để vẽ

minh hoạ cho khớp với thực tế phòng học

5.2 Các bước tiến hành bài Vẽ theo mẫu

Quy trình một bài Vẽ theo mẫu gồm các bước sau: Bước I: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét mẫu

* Mục đích: Quan sát, nhận xét mẫu là việc làm đầu tiên (và cũng là bắt

buộc của người vẽ) Những cảm xúc và nhận xét ban đầu về mẫu vẽ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình vẽ, giúp người vẽ tìm ra được vẻ đẹp của mẫu, hình dung ra được bố cục chung, nhận biết về đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và màu sắc của mẫu

* Phương pháp quan sát, nhận xét:

~ Quan sát, nhận xét mẫu theo nguyên tắc sau đây: đi từ cái chung đến cái riêng, rồi từ cái riêng đến cái chung Khi quan sát, luôn luôn đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp giữa cái chung và cái riêng

Trang 33

— Trong bước quan sát, nhận xét, phải hình thành được một bức vẽ tưởng tượng của mình Phải trả lời cho được những câu hỏi như:

+ Mẫu nằm ở trên, hay ngang, hay dưới đường tầm mắt?

+ Toàn bộ vật mẫu nằm trong khung hình có tỉ lệ như thế nào? Được vẽ

ngang hay dọc trên giấy vẽ?

+ So sánh giữa các vật: Trước - sau? Cao hơn - thấp hơn? To hơn - nhỏ hơn? Đậm hơn - sáng hơn?

+ Chất liệu, đặc điểm, hình dáng của từng vật

+ Ánh sáng chính chiếu vào mẫu từ hướng nào?

— Khi quan sát, ngoài việc quan sát bằng mắt là chính, cần sử dụng thêm que đo và dây dọi để kiểm tra, so sánh tỉ lệ giữa các bộ phận và giữa các vật

— Sau khi nhận xét, so sánh các tỉ lệ (to - nhỏ, cao - thấp, ngang - đọc, chiều hướng của mâu ), cần ước lượng một khung hình có độ to vừa phải, cân đối trên trang giấy

* Lưu ý HS:

Quan sát nhận ra đặc điểm hình dáng, màu sắc và cấu trúc hình thể của từng mẫu vật và so sánh sự khác nhau giữa các mẫu vật về hình dáng, màu

ý 2 1^ , ` nr n nw -

sắc, tỉ lệ; quan sát từ tông thể đến chi tiết

~ Ở từng vị trí ngồi khác nhau, sự quan sát và nhận xét mẫu không như nhau 2 * , Z 2 ` ^ Z ‘ Ñ a - Bị

~ Ở các vị trí khác nhau của đường tâm mắt thì hình vẽ cũng khác nhau (ví

dụ: Miệng của lọ hoa, miệng hình trụ, miệng cái bát, các mặt của khối hộp )

— Nhìn mẫu bày để phác khung hình nằm ngang hay dọc trên giấy sao

cho cân đối

Bước 2: Hướng dẫn học sinh dựng khung hình

* Mục đích: Dựng khung hình là nhằm giới hạn bố cục trên trang giấy,

sắp xếp hình sao cho hợp lí (không quá to, quá nhỏ; không quá lệch trên, lệch

dưới, lệch trái, lệch phải)

* Phương pháp tiến hành:

Sau khi quan sát để nhận ra đặc điểm của mẫu, GV hướng dẫn HS quy

các vật mẫu vào khung hình chung theo tỉ lệ chiều cao (lấy chiều cao của đổ vật cao nhất, chiều ngang tính từ vật nằm bên trái qua phải) Sắp đặt khung hình chung lên giấy vẽ sao cho cân đối, đẹp mắt (không to quá, nhỏ quá,

không lệch lên trên, xuống dưới hoặc lệch sang trái, sang phải) GV có thể

Trang 34

dung đồ dùng trực quan để minh hoạ cho các dạng bố cục đó để HS nhận ra tế nào là bố cục đẹp và chưa đẹp

~ Đầu tiên là dựng khung hình lớn sao cho cân đối, to vừa phải trên trang giấy Khung hình chính là giới hạn chỗ cao nhất, thấp nhất và rộng nhất của mầu, nói cách khác, toàn bộ vật mẫu nằm trong khung hình đó Tùy theo mẫu pÂy như thế nào mà sẽ có khung hình ngang hay dọc trên mặt giấy (trên cơ sổ so sánh tỉ lệ chung) Khung hình có đúng tỉ lệ với mẫu thì các hình vẽ sau

nÀy mới đúng

- Tiếp theo: Trên cơ sở có khung hình lớn, GV cần hướng dẫn HS tiếp

tực quan sát, nhận xét, so sánh, đo tỉ lệ để dựng được các khung hình nhỏ

của từng đồ vật nằm trong khung hình lớn đó Quan sát, so sánh tỉ lệ của từng mẫu vật để có hình vẽ chính xác với đặc điểm của mẫu Ví dụ: Quả cam có chiều cao gần bằng 1/3 chiều cao của lọ hoa, chiều ngang của quả cam gần pằng 2/3 chiều ngang của lọ hoa Dùng bút chì phác nhẹ tay (nét mờ để dễ

điều chỉnh, tẩy xóa)

* Luu y HS:

~ Xác định khung hình lớn (nằm ngang hay dọc giấy vẽ) trên cơ sở quan

sát, nhận xét và đo để khung hình cân đối

- Cách sử dụng que đo và đây dọi (với bài đầu tiên nên dạy kĩ cho HS cách sử dụng que đo dây dọi Các bài sau không cần hướng dẫn kĩ vì các em đã biết cách sử dụng)

~ Quan sát, nhận xét, đo tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và so sánh tỉ

lệ giữa các vật với nhau để có được các khung hình nhỏ nằm trong khung

hình lớn

Trang 35

Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3

Hình quá to Hình quá nhỏ Hình quá lệch trái

Hình 2.4 Hình 2.5 Hình 2.6

Hình quá lệch phải Hình quá lệch trên Hình quá lệch dưới

Bước 3: Hướng dẫn học sinh dựng hình, vẽ hình

Trang 36

tương đối chính xác, cần tiếp tục quan sát, nhân xét, so sánh, đo để tìm

ra được đ lệ các bộ phân trên từng vật mẫu: đánh dấu các điểm, các vị trí

cần xác định; vạch các đường trục đứng, trục ngang cần thiết Ví dụ: So

sánh tìm tÍ lệ của các bộ phận trên lọ hoa (phần cổ lọ, phần thân lọ, phần

đá y lọ )

— Trên cơ sở đó, phác nhẹ tay bằng các nét thắng để tạo được hình dáng

khái quát của mẫu

— Tiếp tục: phác hình bằng các nét cong (nếu vật mẫu có đường cong) Chí ý: Trong quá trình phác nét thẳng và nét cong, vẫn phải luôn luôn quan sát, nhận xét, so sánh, kiểm tra t lệ các bộ phận lớn, bộ phận nhỏ trên mẫu bằng que đo và đây dọi

Khi hình dáng chung của từng mẫu vật đã được xây dựng, cuối cùng là

chỉnh hình cho đúng với đặc điểm của mẫu Tiếp tục quan sát, so sánh đặc

điểm của các bộ phận trên mẫu để điều chỉnh hình vẽ cho đúng Chú ý đến

nét vẽ có chỗ đậm, chỗ nhạt dựa trên cơ sở ánh sáng chiếu vào mẫu vật

Không nên viên chu vi của hình vẽ bằng những nét có độ đậm đều nhau làm cho hình vẽ trở nên khô cứng

* Luu y HS:

~ Luôn luôn phải quan sát, nhận xét, so sánh, đo, kiểm tra tỉ lệ các bộ phận trên mẫu để các em dựng đúng hình Nhắc HS phải phác hình bằng nét thẳng trước rồi mới phác đến nét cong

— Với những vật có hình đáng cân đối, GV cần nhắc các em vẽ trục đổi

xứng (ví dụ hình trụ, lọ hoa, cái phích, cái chai, cái cốc, cái bát )

— Khi phác hình và chỉnh hình cần vẽ nhẹ tay, vẽ từ nhạt đến đậm, Không

được vội vàng vẽ đậm ngay và không được vẽ nét cong ngay Diễn tả nét nên

có chỗ nét đậm, nét thanh, nét to, nét nhỏ, nét øọn, nét Xơm phù hợp VỚI

đặc điểm của mẫu; tránh diễn tả nét đều đều (tức là viên dây thép) làm cho

bài vẽ khô cứng

Bước 4: Hướng dẫn học sinh diễn tả đậm nhạt

— Khát niệm:

Ta quan sát trên từng vật thể khi có ánh sáng chiếu vào thấy có chỗ tối

chỗ sáng (chỗ đậm, chỗ nhạt) Độ đậm nhạt đó trong vẽ hình hoa gọi là bóng

Tả bóng tức là dùng nét để diễn tỉ độ đậm nhạt, sáng tối của vật mẫu, để tạo cho hình vẽ có khối hình giống như thực

Trang 37

° Lưu ý: Nhiều GV dùng từ “vẽ bóng”, “tô bóng” là chưa chuẩn Nên dùng từ cho đúng là “diễn tả đậm nhạt” hoặc “ta bong”

+ Phương pháp tiến hành:

Khi hình vẽ được chỉnh sửa, tiếp tục quan sát, so sánh các độ đậm nhạt lớn trên mẫu để phân chia các mắng đậm nhạt trên hình vẽ và gợi đậm nhạt bằng các nét đan xen nhau, chồng lên nhau Trên cơ sở các mảng đậm nhạt

lớn, điều chỉnh, đẩy sâu, nhấn đậm - nhạt một số chỉ tiết cần thiết để bài vẽ

hoàn chỉnh

- Quan sát trên mẫu để xác định nguồn sáng, độ sáng mạnh hay yếu — Dim mắt, phân chia thành hai mảng sáng tối lớn trên mỗi đồ vật của mẫu ~ Trên cơ sở quan sát, nhận xét mẫu, so sánh tương quan đậm nhạt giữa các vật với nhau, giữa các bộ phận trên từng vật để tiếp tục đẩy sâu các sắc độ như sáng: sáng nhất, sáng trung gian, sáng; đậm: rất đậm, đậm trung gian, đậm

~ Nhấn dim, nay sáng những chỗ cần thiết để tạo hiệu quả thẩm mĩ cho bài vẽ

* Lưu ý HS: Khi diễn tả đậm nhạt để tạo khối của vật, cần chú ý: ~ Luôn luôn đim mắt để quan sát, nhận xét, so sánh tương quan đậm nhạt giữa các vật, chú ý tới các bóng chính (tức là bóng khối), bóng đổ (tức là bóng ngả), bóng phản quang của các đồ vật trên mẫu vẽ

~ Lưu ý rằng: các vật thể có hình dạng khác nhau, bề mặt khác nhau thì độ đậm nhạt cũng sẽ chuyển khác nhau Vì vậy, nét chì cần gạch khác nhau

để diễn tả được đúng hình dạng, đúng chất liệu của vật mẫu (ví dụ khối hộp, zx khối cầu, khối trụ ; ví dụ sành, sứ, gốm, men, thủy tinh, thạch cao, gỗ )

~ Hiểu tả bóng là gì Tả bóng không phải là dùng tay hoặc dùng giấy di lên mặt hình vẽ, mà phải dùng các nét của bút chì gạch lên bể

mặt của các mảng đã được phân chia để tạo cho hình vẽ có khối hình giống như thật

- Khi vẽ, phải cầm cách xa đầu bút để nét vẽ thoáng đạt và để cho cổ

tay dễ điều khiển hơn Cầm bút hơi nghiêng trên mặt giấy ~ Hướng dân thực hiện:

+ Hướng dẫn HS làm đúng phương pháp tiến hành

+ Để tạo nguồn sáng rõ rệt cho HS dé vé, GV có thể che bớt ánh sáng một bên cửa của phòng học

Trang 38

+ Yêu cầu HS diễn tả đúng độ đậm nhạt của từng đồ vật và tương quan giữa các đồ vật trên mẫu vẽ (nếu HS nào có khả năng thì có thể cho các em

diễn tá chất của vật mẫu)

+ Về ĐDDH của GV: Ở bước này, nên vẽ trên giấy crôki một số hình vẽ: một hình phân mắng sáng tối lớn; một hình đẩy sâu hơn các sắc

độ đậm nhạt; một hình là bài vẽ hoàn chỉnh (đúng nhất, đẹp nhất, chuẩn

mực nhất)

+ Có hệ thống câu hỏi của GV Các câu hỏi này được hồi xen kẽ trong

quá trình giảng, ví dụ: Vì sao phải vẽ đậm, nhạt, sáng, tối? Hướng ánh sáng mạnh từ bên nào hắt vào mẫu? Vật nào sáng hơn, vật nào đậm hơn? Trên

toàn bộ mẫu, phần nào sáng nhất, đậm nhất

Bước 5: Hướng dẫn học sinh thực hành

Sau phần hướng dẫn chung, HS thực hành bài vẽ Trong khi thực

hành, GV đến từng nhóm để hướng dẫn cá nhân thực hiện bài vẽ theo

đúng các bước tiến hành Ở những bài đầu, GV cần hướng dẫn cụ thể và chỉ tiết hơn để HS nắm được kiến thức và kĩ năng thực hành Những bài sau tùy thuộc vào khẩ năng thực có của HS để củng cố và phát triển ki năng HS còn yếu

Trang 40

CÁC BÀI VẼ THEO MẪU BẰNG BÚT CHÌ ĐEN

Ngày đăng: 16/07/2022, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN