1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Phương pháp dạy học môn Sinh học ở trung học cơ sở (Tập 1): Phần 1

127 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,61 MB

Nội dung

Giáo trình Phương pháp dạy học môn sinh học ở trung học cơ sở (Tập 1) gồm có 2 phần, bao gồm phương pháp dạy học môn sinh học lớp 6 và phương pháp dạy học môn sinh học lớp 7. Phần phương pháp dạy học môn sinh học lớp 6 gồm có 4 chương như sau: Chương 1 vị trí, nhiệm vụ Sinh học 6 (thực vật); chương 2 cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 6; chương 3 sự hình thành và phát triển các khái niệm, kỹ năng trong chương trình Sinh học 6; chương 4 phương pháp dạy học Sinh học 6. Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 2

NGUYÊN QUANG VINH (Chủ biên)

Trang 3

Trang Mở đầu HH re 7 Phần I: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 6 PHÂN LÍ THUYẾT so S222 re 11 Chương 1 Vi tri, nhiém vu Sinh hoc 6 (thurc Vat) cccccosessccesereeressnsenencenoas 13 ¡a0 ă.ốẼ.ăăă Nội dung SL Vi tri mOn 14 §2 Nhiệm vụ Sinh học 6 ở trường THCS 16 Tóm LẮC Hee 22 CAU DOL ceccccccceceseteecetetecsescsesessssseseetecetenseteeecerstenssneteseesrneneesensaseeeess 22 Chuong 2 Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 6 Mục tiêu Nội dung §1 Những định hướng co ban trong việc xây dựng chương trình sinh hoc THCS §2 Cấu trúc chương trình Sinh học Ư c«hhhhhhhrrree 28 TOm tat ~ 39 Cau Oi Va DAL CAD cece cc ccccsescecscsssecsveceneccsesensnsenerseeesteeseseesenasseens 39 Chuong 3 Sự hình thành và phát triển các khái niệm, kĩ năng trong chương trình Sinh học 6 Mục tiêu Nội dung

§1 Sự hình thành và phát triển khái niệm chuyên khoa - 42

1 Khái niệm hình thái học thực vật 42

2, Khái niệm giải phẫu học thực vật -ccneereeerrrrrde 45

3 Khái niệm sinh li hoe thie vat wo cece ence etree ertee rites 47

4 Khái niệm sinh thái học thực vật và bảo vệ môi trường

5, Khái niệm phân loại học thực vật 0

§2 Sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh hoc dai cuong 51

3

Trang 4

1 Khái niệm về trao đổi chất, chuyển hoá vật chất và năng lượng 7110211217 51

2 Khái niệm cơ thể là một khối thống nhất trong quan hệ

M200 1005 T11 3 Khái niệm và sự thích nghỉ của thực vật

4 Khái niệm về tiến hoá của giới thực vật

§3 Sự hình thành và phát triển kĩ năng cho học sinh trong

chương trình Sinh học Õ Ăn cv nh vy 55 Tóm tắt Câu hỏi và bài tập Chương 4 Phương pháp dạy học Sinh hỌC cu co cuc nan Han n0 ng 59 Noi dung 59

§1 Đặc điểm của hoạt động dạy học Sinh học Ö 59

§2 Phuong pháp nghiên cứu nội dung mdi trong day hoc Sinh hoc 6 .67

§3 Phương pháp cũng cố, hoàn thiện kiến thức trong dạy học

Đình học 6

§4 Phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Sinh học 6 1 §5 Phương pháp tham quan ngoại khoá trong dạy học Sinh học 6 94 Tóm tắt chương

Câu hỏi và bài tập PHAN THUC HANH c

Bai 1 Nghién cứu sách giáo khoa

xác định mục tiêu, phân tích kiến thức cơ bản

Bài 2 Dự giờ giáo viên phổ thông THƠS

Bài 3-4 Soạn giáo án và dạy thỦ cu nhe co “

Bài 5 Tập xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá và tập chấm bài

kiểm tra viết của học sinh THƠS

Bài 6 Tập làm tiêu bản thực vật

Tóm tắt phần thực hành

Tóm tắt phương pháp giảng dạy Sinh học 6

Câu hỏi và bài tập ôn tập

Trang 5

Phần II PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC 7

PHÂN LÍ THUYẾTT cua 129 Chương 1 Vị trí, nhiệm vụ Sinh học 7 (động vật) ở trường THC e- sec sssssessseseeetrersrrsrersrereeerrrrkeareeeeie 181 Mục tiêu 131 Nội dung §1 Vị trí Sinh học 7 ở trugng THCS §2 Nhiệm vụ Sinh học 7 trong chương trình Sinh học -Ö„131 132 8 trudng THOS vcs ccseseesecsesneseeeceereeeneeeenseeeneeeensneensnstseetareseanes 133 "Ta 141 e0 1 141 Chương 2 Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 7 Mục tiêu Nội dung - §1 Cấu trúc chương trình .ceceeeiherrerrrrerrrrrrrrrrdeo §2 Nội dung chương trình cceenenererrrnrrsrerrrrmrrrerde

Tóm tắt

Câu hỏi

Chương 3

Sự hình thành và phát triển các khái niệm

và kĩ năng trong chương trình Sinh học su «cccecc«eysxeskesee 151

Mục tiêu Nội dung

A Su hình thành oà phát triển các khái niệm sinh học

chuyên khoa ở lớp 7 :

§1 Khái niệm hình thái học động vật

§2 Khái niệm giải phẫu học động vật

§3 Khái niệm sinh lí học động vật

§4 Khái niệm phân loại học động vật

B Sự hình thành uà phát triển các khái niệm sinh học

UIẾ 0000 in na nnnanannaanaang 161

§1 Khái niệm trao đổi chất 161 §2 Khái niệm tiến hố 169 §3 Khái niệm thích nghỉ sinh thái 164

Trang 6

C Rén luyén cde ki nang trong chuong trinh Sinh hoc 7 167 ¡5:1 313 170 le i8 8 a 170 Chương 4 Phương pháp đạy học Sinh học # ở trường THCS , 171 Mục tiêU c2 1112011 1kg cry 171 Nội dung -: cccctnnhhhnnnrhhhhhhh hà Hà He, 171

A Đặc điểm của hoạt động dạy học Sinh học 7 179

B Phuong pháp đạy học môn Sinh học 7 ở trường THCS 174 §1 Tính đặc thù của phương pháp dạy Sinh học 7

§2 Phương pháp dạy học loại bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới §3 Phương pháp day loai bai thie hanh.w cà 192

§4 Những vấn đề cần quan tâm khi dạy bài ôn tập tổng kết 196

PHAN THUC HANH ocssssssssssssssssssssssssvasssssnnonnnnnnnannmuistseessesssssssssnnvasees 1

NỘI DUNG PHẦN THỰC HÀNH cc city, 200

Bài 1 Nghiên cứu sách giáo khoa - xác định mục tiêu - phân tích kiến thức cơ bản của một chương và một bài cụ thể 201 Bài 2 Dự giờ giáo viên phổ thông nu 206 Bài 3 — 4 Soạn giáo án và tập dạy hai bài thuộc hai loại

bài lí thuyết và thực hành nu Bài 5 Tập xây dựng câu hỏi kiểm tra, đánh giá ‘

Tém tat Phudng phap day hoc Sinh hoe 7

Câu hỏi ôn tập Phương pháp dạy học Sinh học 7

Trang 7

Mo dau

Phuong phap day hoc Sinh hoc 6, 7 Trung học cơ sé (THCS) dude bién soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên sinh học THCS, trình độ Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Giáo trình đã cập nhật những thành tựu mới của lí luận đạy học nói chung và lí luận đạy học Sinh học nói riêng, nó đảm

bảo cho sinh viên — giáo viên sinh học tương lai dạy tốt hơn chương trình

và sách giáo khoa mới Bởi vậy, đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên sinh hoc THCS và những cơ sở đào tạo giáo viên sinh học ở các bậc học khác nhau

Giáo trình Phương pháp dạy học Sinh học ở THCS dã phản ánh được những thay đổi về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học Sinh học ở phổ thông Theo tỉnh thần đó, giáo trình hướng tới việc trang bị cho

người học những kiến thức, kĩ năng cần thiết về nội dung chương trình,

sách giáo khoa, phương pháp, hình thức dạy học Sinh học ở THC8 Giáo trình chú ý tới rèn luyện những kĩ năng làm kế hoạch dạy học, soạn bài, đặc biệt các kĩ năng tổ chức các hoạt động học tập trong giờ Sinh học, sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tỉn trong dạy học, biên soạn để và chấm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm và tự luận khi day hoc Sinh

học ở THCS

Trong quỹ thời gian đào tạo giáo viên sinh học THƠS có trình độ

CDSP, “Phương pháp dạy học Sinh học ở THCS” được dành 4 đơn vị học

trình (đvht) Giáo trình gồm 2 tập: + Tập 1 gồm 2 phần:

-_ Phương pháp đạy học Sinh học 6 (1 đvht) - Phuong pháp dạy học Sinh học 7 (1 dvht)

+ Tập 2 gồm 2 phan:

- Phuong phap day hoc Sinh hoc 8 (1 dvht) - Phuong phap day hoe Sinh hoc 9 (1 dvht)

Một số cải tiến của giáo trình so với giáo trình trước đây sẽ giúp người

Trang 8

+ Mỗi chương đều bao gém các nội dung sau: -_ Mục tiêu của chương

-_ Giới thiệu khái quát những vấn đề được nghiên cứu trong chương

- Noi dung cu thé

- Tom tắt chương (được trình bày trong khung)

~_ Câu hỏi, bài tập cuối chương

Sau mỗi phần đều có tóm tắt nội dung và các câu hỏi, bài tập giúp cho người học hiểu chắc nội dung chính của từng phần cũng như giúp họ kiểm

tra lại kiến thức và kĩ năng của mình sau mỗi phần, đồng thời giúp cho giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học tốt hơn

+ Phần tài liệu tham khảo ở cuối giáo trình nhằm định hướng tham khảo cho người dạy cũng như người học

Cấu trúc của từng phần được trình bày thống nhất theo nội dung sau:

A Phần lí thuyết

-_ Chương 1 Vị trí, nhiệm vụ

-_ Chương 2, Cấu trúc, nội dung chương trình

- Chương 3, Sự hình thành và phát triển các khái niệm, kĩ năng trong

chương trình

-_ Chương 4 Phương pháp dạy học

B Phần thực hành

Phần thực hành giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng nghiệp vụ như làm kế hoạch dạy học, soạn bài, soạn để kiểm tra, chấm bài, làm và sử dụng các phương tiện dạy học, tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khoá

Trong quá trình nghiên cứu phương pháp dạy học Sinh học ở

THCS, sinh viên cần kết hợp với việc sử dụng SGK, SGV Sinh học các

lớp tương ứng và có thể tham khảo các tài liệu khác về phương pháp dạy

học bộ môn

Trong quá trình biên soạn giáo trình, các tác giả đã nhận được sự góp ý của GS.TS Trần Bá Hoành, G8.TS Đinh Quang Báo và các đồng nghiệp Các tác giả bày tổ lời cảm ơn chân thành sự giúp đỡ quý báu đó

Trang 9

Sinh hoc cho THCS Tuy vậy, trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi

những sơ suất, các tác giả xin cảm ơn sự góp ý của bạn đọc

Phân công biên soạn tập 1:

Chủ biên

Phương pháp dạy học Sinh học 6 Phương pháp dạy học Sinh học 7

Nguyễn Quang Vinh

- Cao Gia Nttc

- Tran Dang Cat

Trang 11

Chuong 1 VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ SINH HỌC 6 (THUC VAT) MỤC TIÊU Sinh viên cần:

1 Xác định rõ vị trí, mục tiêu của Sinh học 6 trong giáo dục phổ thông 2 Trình bày được nhiệm vụ giáo dục trí dục, đức dục, thẩm mi, bảo

vệ môi trường và phát triển tư duy; hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn

8 Phân tích được mục tiêu của một vài chương cụ thể để làm rõ mục tiêu, nhiêm vụ của Sinh học 6 trong chương trình Sinh học ở THỂS

NOI DUNG

6 Tiéu hoe, hoe sinh da hoe cac kién thtte vé khoa hoe tu nhién va kĩ thuật, kiến thức xã hội và nhân văn dưới hình thức tích hợp trong

môn học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1; 2; 3 và Khoa học ở lớp 4; 5 6 THCS,

các đối tượng tự nhiên được nghiên cứu thành các môn học riêng rẽ do

giáo viên được đào tạo chuyên về môn học này giảng dạy Bởi vậy, việc

nắm vững đặc trưng môn học, vị trí, nhiệm vụ của môn học nào đó ở cấp THCS là vô cùng quan trọng Nó giúp cho sinh viên - người giáo viên

tương lai có kế hoạch chủ động tổ chức dạy học bộ môn đạt chất lượng

tốt hơn

Trang 12

§1 VI TRIMON HOG

4 — Sinh học 6 và sự phát triển các kiến thức khoa học tự nhiên ở Tiểu học Ở Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội đớp 1; 2; 3) cung cấp cho học

sinh một số kiến thức sơ giản về cơ thể người, cách giữ vệ sinh và phòng chống bệnh tật, tai nạn, về một số cây cối và một số con vật phổ biến (tên gọi, đặc điểm bên ngoài và lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người),

đồng thời hình thành một số kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe, quan sát, nhận

xót một số hiện tượng đơn giản trong tự nhiên, Trên cơ sở đó giáo dục cho trẻ lòng yêu thiên nhiên

Môn Khoa học ở lớp 4 và 5 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng, sự lớn lên của cơ thể người, sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật và động vat

Cùng với sự hình thành và phát triển các kiến thức về khoa học tự nhiên,

các kĩ năng như quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa hoe

đơn giản gần gũi với đời sống và sản xuất cũng được hình thành và rên luyện ở học sinh Trên cơ sổ đó bồi dưỡng cho các em lòng ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào dời sống, có lòng yêu

thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp, có ý thức và hành động bảo VỆ môi

trường xung quanh

Như vậy, ở Tiểu học, học sinh làm quen với các kiến thức đơn giản,

nhưng chưa hệ thống về thế giới sống Các kiến thức sinh học không tập

hợp thành môn học riêng mà được tích hợp với các kiến thức về tự nhiên,

xã hội và nhân văn

2 _ Sinh học 6 và hệ thống các kiến thức Sinh học ở Phổ thông

Mục tiêu chung của môn Sinh học ở THCS§ là cùng cấp những kiến

thức cơ bản tương đối hoàn chỉnh về cấu tạo, hoạt động của các cơ thể sống,

thông qua các đại diện thuộc các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và con người Đồng thời Sinh học còn trang bị cho học sinh những hiểu biết

về các quy luật cơ bản của quá trình sống, của hiện tượng di truyền và biến dị, của mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và với môi trường, về sự phát triển của thế giới sinh vật Những kiến thức đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu những nguyên tắc kĩ thuật trong sẵn xuất có liên quan đến kiến thức Sinh

học, các biện pháp giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, nhằm bảo VỆ, tăng cường

Trang 13

thức Sinh học ở Trung hoc phổ thông (THPT), Trung học chuyên nghiệp, dạy

nghề hoặc đi vào cuộc sống,

Như vậy, Sinh học 6 với nội dung nghiên cứu Thực vật, Vì khuẩn,

Nấm và Địa y đã mở đầu cho việc nghiên cứu thế giới hữu cơ một cách có hệ thống trong bộ môn Sinh học nên Sinh học 6 cần phải tiếp tục hình

thành và phát triển các kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm thực hành với

các cơ thể sống ở Tiểu học, hình thành một số kĩ năng mới của bộ môn như thu thập các số liệu, làm tiêu bản thực vật, giải thích sâu hơn các hiện

tượng trong tự nhiên và đời sống có liên quan tới thực vật

Trong quá trình tiến hoá, thực vật di cư lên cạn trước động vật, là

thức ăn, là môi trường sống của động vật, làm tiền đề cho sự xuất hiện

động vật trên cạn Về cấu tạo, thực vật không có cấu tạo phức tạp như

động vật, đặc biệt là những động vật bậc cao Mặt khác, thực vật không

tự đi động, đễ quan sát Bởi vậy, xét về mặt tiến hoá và quy luật sư

phạm thì việc học sinh làm quen với thế giới sinh vật bắt đầu từ thực

vật là hoàn toàn hợp lí

Sinh học 6 cung cấp cho học sinh những kiến thức về thực vật và

một số nhóm thực vật Học sinh sẽ được học những kiến thức cơ bản, phổ

thơng và hồn chỉnh về hình thái, cấu tạo, hoạt động sống (trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản) trong mối quan hệ của thực vật với môi trường làm cơ sở cho các em tiếp tục học những kiến thức về di truyền ở Sinh học 9 Có thể nói, cùng với những kiến thức về động vật, con người, kiến thức về thực vật ở Sinh học 6 cung cấp cho học sinh những tri thức cơ sở để học sinh có thể nắm được các kiến thức sinh học đại cương về mối

quan hệ sinh vật với môi trường (kiến thức sinh thái học), quy luật di

truyền biến đị ở các lớp trên

Những kiến thức về thực vật học sẽ làm cở sở để HS hiểu các biện

pháp kĩ thuật sẵn xuất nơng, lâm nghiệp ư môn Công nghệ lớp 7 và lớp 9 3 _ Ý nghĩa môn học

Thực vật là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người,

cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành sẵn xuất, là vật liệu phục vụ cho đời sống nhiều mặt của con người

Ở nước ta, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển đa dạng và phong phú

của thực vật, với nhiều loài thực vật quý, có ý nghĩa kinh tế to lớn Rừng ở Việt

Trang 14

hoa khi hau, diéu tiết lượng nước chảy bề mặt, góp phần chống lũ; có nhiều

lâm sản quý cho ngành được phẩm, mĩ phẩm, công nghiệp giấy Tuy nhiên,

sau nhiều năm chiến tranh, cùng với tốc độ cơng nghiệp hố, đơ thị hố ngày

càng nhanh và tập quán du canh du cư, khai thác rừng tuỳ tiện, vô ý thức làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, tỉ lệ rừng che phủ ngày càng giảm, đất bị xói mòn, bạc màu hoá, thiên tai ngày càng xảy ra đữ dội

Trước tình hình đó, công tác bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung,

bảo vệ rừng, bảo vệ vốn gen thực vật quý hiếm, khôi phục tài nguyên rừng nói riêng là nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết,

Những kiến thức Binh học 6 góp phần hình thành ở các em thế giối quan

duy vật biện chứng, giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu bộ môn Sinh học, giáo đục thẩm mi cho hoe sinh

Sinh học 6 nối tiếp chương trình Tiểu học, hình thành và phát triển é

học sinh những khái niệm về thế giới sống một cách có hệ thống, các kì

năng bộ môn làm cơ sở cho việc tiếp tục hình thành các khái niệm sinh học

và các kĩ năng ở các lớp tiếp theo

§2 NHIEM VU CUA MON SINH HỌC 6 Ở TRƯỜNG THCS

Với vị trí và mục tiêu chung của môn học ở THƠS, Sinh học 6 có

những nhiệm vụ sau đây:

1 Cung cấp những kiến thức cơ bản, hệ thống về cơ thể thực vật và

nhóm thực vật

Sinh học 6 cung cấp cho học sinh những kiến thức về đặc điểm cơ bản

nhất của cơ thể sống, phân biệt với vật không sống, đặc điểm chung của giới thực vật, sự đa dạng của chúng Nội dưng này dược học ở phần đâu chương trình nhằm giúp học sinh có cái nhìn khái quát nhất về thế giới sống để các em có điều kiện tiếp cận tốt hơn với các kiến thức cụ thể v thực vật ở phần sau

Sinh học 6 cung cấp cho học sinh những kiến thức về đặc điểm cơ bản về hình thái, cấu tạo của tế bào Cũng như hầu hết các cơ thể sống khác, cic eo

quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào Tuy hình dạng, kích thước của các

tế bào có khác nhau, nhưng chúng đều bao gồm: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và một số thành phần khác như không bào, sắc lạp (trong đó

có luc lạp) và vô sắc lạp Tế bào dược sinh ra và lớn lên đến một kích thước

Trang 15

nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con Chính sự lớn lên và phân chia của

tế bào giúp cho cây sinh trưởng và phát triển Các tế bào có hình dạng và cấu

tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng tạo nên mô thực vật, như mô phân sinh, mô nâng đỡ, mô mềm

Những kiến thức về cơ thể thực vật là nội dung quan trọng trong

chương trình Sinh học 6 Với tỉnh thần đó, Sinh học 6 còn phải cung cấp

cho học sinh kiến thức về cấu tạo của từng cơ quan ở thực vật phù hợp với

chức phận của chúng Ví dụ, khi học về lá, học sinh cần nắm được cấu tạo

của lá, sự sắp xếp của lá trên thân, sự biến dạng của lá phù hợp với chức

phận của nó Những đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá được nghiên cứu trong mối quan hệ với môi trường

Khác với chương trình trước đây, nội dung về thực vật trong chương trình mới được nghiên cứu trọn vẹn trong khung thời gian một năm học,

Bởi vậy, cùng với các kiến thức về hình thái, giải phẫu, sinh lí, sinh thái

thực vật làm cơ sở cho các biện pháp canh tác, bảo vệ thực vật và môi

trường, Sinh học 6 còn phải cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản

nhất về các nhóm thực vật (theo chương trình cũ, nội dung này được học ở lớp 7) Trong chương trình Sinh học 6, học sinh chỉ nghiên cứu một cách cơ

bản và tương đối hệ thống về phân loại giới Thực vật Phần cuối chương

trình thực vật, học sinh được nghiên cứu những kiến thức sơ đẳng về vi khuẩn, nấm, địa y

Về sinh lí, Sinh học 6 cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản, phổ thông về những quá trình sống của thực vật: trao đổi nước và muối khoáng boà tan, quá trình quang hợp, hô hấp và sự sinh sản Các kiến thức giải phẫu, hình thái thực vật và những kiến thức về sinh lí được trình bày phù hợp với tâm, sinh lí của học sinh ở độ tuổi 11-12 Trật tự các kiến thức được trình bày theo logic: kiến thức hình thái - kiến thức giải phẫu thực vật - kiến thức sinh lí thực vật

Bảo vệ môi trường, bảo vệ da dạng của thực vật nói chung, cung cấp

thực phẩm sạch nói riêng đang đặt ra những vấn để cấp bách có tính toàn cầu

Với vai trò làm cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ môi trường, các kiến thức

sinh thái thực vật được sách giáo khoa trình bày tích hợp với những kiến thức

về giải phẫu, bình thái và sinh lí, phân loại thực vật Cùng với việc cung cấp

các kiến thức về các nhóm thực vật, sách giáo khoa nêu vai trò của chúng làm

Trang 16

2 Hinh thành kĩ năng bộ môn

Cùng với việc trang bị cho học sinh những kiến thức về thực vật, nhóm thực vật, Binh học 6 giới thiệu và rèn luyện cho các em một số kĩ

năng thực hành của bộ môn như: sử dụng kính lúp, kính biển vi, quan sát

tế bào thực vật dưới kinh hiển vi, quan sát cấu tạo của các bộ phân cây bằng mắt thường, bằng kính lúp và bằng kính hiển vi; thu thập và làm

tiêu bản thực vật một cách đơn giản phục vụ học tập và bảo vệ tự nhiên;

một số kĩ năng lao động có liên quan đến môn học như: ghép cây, giâm cành, một số kĩ năng tổ chức thí nghiệm sinh học đơn giản như thí nghiệm

thực hành về quang hợp, hô hấp của cây

3 Rèn luyện năng lực tư duy độc lập

Bộ môn Sinh học ở THCS nói chung, và ở lớp 6 nói riêng phải góp

phần rên luyện năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, phát triển trí thông mình của các em Rèn luyện năng lực tư duy độc lập của học sinh thông qua việc hướng dẫn, rèn luyện cho các em khả năng phân tích các mối quan hệ giữa cấu tạo và chức phận, mối liên hệ thống nhất trong

cùng một cơ quan, giữa các cơ quan trong cd thể thực vật trong mối liên

hệ thích nghi với môi trường xung quanh Rèn luyện năng lực tư duy độc

lập sáng tạo cho các em trong dạy học Sinh học 6 còn thông qua việc vận

dụng các kiến thức đã học vào việc giải thích các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến đối tượng sống, tìm hiểu cd sở khoa học của các biện pháp

canh tác cây trồng ở địa phương Rèn luyện khả năng tổng hợp các số liệu thực nghiệm khoa học sinh học đơn giản, rút ra các kết luận cần đạt được

trong quá trình chiếm lĩnh các tri thức sinh học là một trong những lợi

thế của dạy học Sinh học ở THCS

Rén luyện các kĩ năng học tập cho học sinh như các kĩ năng đọc sách, kĩ năng tóm tắt nội dung thông tin trong SGK và tài liệu sinh học khác có liên quan đến môn học; kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích cấu tạo và

chức phận của các cơ quan thực vật, kĩ năng trả lời các câu hỏi và giải các

bài tập sinh học; kĩ năng làm các báo cáo bộ môn, kĩ năng đặt ra các vấn để

cần nghiên cứu, kĩ năng học tập theo nhóm, tổ; đặc biệt là kĩ năng tự học

một cách độc lập Như vậy, có thể nói một cách chung nhất, rèn luyện các

Trang 17

4 Hình thành các phẩm chất nhân cách toàn diện

4.1 Bồi dưỡng thế giới quan

Cùng với các môn học khác, đặc biệt là các bộ môn khoa học tự nhiên,

Sinh học 6 có nhiệm vụ góp phần bồi đưỡng thế giới quan khoa học cho học

sinh, giáo dục tư tưởng, tình cảm cho các em đối với quê hương đất nước,

tình yêu lao động, lòng say mê khoa học, yêu chuộng hoà bình, phần đối

chiến tranh, đặc biệt chiến tranh bằng vũ khí huỷ điệt hàng loạt như vũ

khí hạt nhân, hoá học, sinh học

Nhiệm vụ bổi dưỡng thế giới quan thông qua day học Sinh học 6 được thực hiện thông qua các nội dung kiến thức sau:

+ Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức phận của các cơ quan thực vật + Cơ thể thực vật là một khối thống nhất về cấu tạo cũng như hoạt

động của nó Nếu sự thống nhất đó bị phá vỡ, thực vật nói riêng, cơ thể sống nói chung không tổn tại

+ Cơ thể thực vật và môi trường sống có quan hệ khang khít với nhau thông qua hoạt động trao đổi chất của thực vật với môi trường, cũng như

các phần ứng thích nghỉ của chúng với môi trường Khi sự thay đổi của môi

trường sống vượt quá giới hạn phản ứng thích nghỉ của thực vật thì chúng bị chết Nói cách khác, cơ thể thực vật và môi trường sống luôn có cân bằng

động tương đối Biên độ cân bằng này tuỳ thuộc vào bản chất đi truyền của

từng loài

+ Giới Thực vật hiện nay là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của thế giới

hữu cơ

+ Sự đa dạng và phong phú của thực vật ở nước ta, khu vực nhiệt đới ẩm

nóng khí hậu gió mùa, vai trò nhiều mặt của thực vật đối với con người

+ Vai trò tích cực của con người trong khám phá, cải tạo thế giới thực

vật cũng như sự tàn phá của con người trong quá trình lao động, tác động vào tự nhiên, khai thác tự nhiên (thực vật) phục vụ cho nhu cầu sống đa

đạng, phong phú và thường xuyên thay đổi của mình

+ Thiên nhiên là phòng thí nghiệm lớn Chính ở đây, nhiều thế hệ

các nhà khoa học đã khám phá ra các quy luật của sinh giới Những

Trang 18

phải trả lời Sau này, chắc chắn có nhiều người trong số các em hôm nay đang học Sinh học 6 sẽ tham gia nghiên cứu giới Thực vật để trả lời các câu hỏi đó Với ý nghĩa đó, Sinh học 6 còn phải góp phần vào việc béi dưỡng tình yêu của các em với bộ môn Binh học Bởi vậy, cần thiết phải hình thành ở các em hoài bão tham gia nghiên cứu khoa học

thực vật

4.2 Giáo dục mồi trường và giữ gìn súc khoẻ

Vấn để ô nhiễm và suy thối mơi trường đang trở thành vấn để

toàn cầu, cấp bách Nó liên quan đến tất cả các quốc gia, dân tộc trên

thế giới Để bảo vệ môi trường và phát triển một cách bền vững, công tác giáo dục môi trường (GDMT) phải được để cập đến trong tất cả các môn học ở các cấp Chương trình Sinh học 6, trên cơ sở trang bị cho học sinh

những kiến thức về thực vật, cấu tạo, hoạt động của nó trong mối quan

hệ khăng khít với môi trường, có nhiều điều kiện thuận lợi tích hợp

GDMT Tích hợp GDMT ở Sinh học 6 được thể hiện thông qua việc dạy học các kiến thức thựe vật không làm cho nội dung sinh học thêm nang

nể, quá tải Ngược lại, nó cần được thực hiện sao cho bài học trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, góp phần thực hiện nguyên lí học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn Chương IX “Vai trò của thực vật” để cập đến vai trò của thực vật trong việc điều hoà khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước, vai trò của thực vật đối với

động vật và con người là cơ hội tốt cho việc tích hợp GDMT trong dạy học Sinh học 6

4.3 Giáo dục kĩ thuật tổng hợp, lao động sản xuất và hướng nghiệp Trong chương trình Sinh học 6, học sinh học cấu tạo, chức phận của cơ

quan thực vật, các hoạt động sống của nó, sự thích nghỉ với môi trường của

thực vật Những kiến thức này làm cơ sở cho các em hiểu được những nguyên tắc chung nhất của canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp

Việc vận dụng các kiến thức Sinh học 6 vào thực tiễn đời sống sản

xuất nông, lâm nghiệp, công tác tham quan thiên nhiên, tham quan các cơ

sở sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ giúp cho các em yêu thích bộ môn, đồng thời định hướng cho các em chọn nghề sau này có liên quan đến kiến thức

sinh học

Trang 19

4.4 Gido duc tham mi

Sinh học 6 góp phần giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, hình thành nhân

cách con người toàn điện Tiếp xúc với thiên nhiên, đặc biệt tiếp xúc với thế

giới thực vật gây cho các em nguồn cảm hứng mạnh mẽ làm cơ sở cho việc bình thành ở các em những tình cảm thẩm mĩ trong sáng, lành mạnh trước thiên nhiên Thông qua đó giáo dục cho các em lòng yêu thiên nhiên và có ý

thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường trong các hoạt động lao động

cũng như hoạt động kinh tế - xã hội - văn boá khác của mình, mặc dù sau

này các em sẽ hoạt động ổ bất cứ ngành nghề nào 5 Đảm bảo liên thông kiến thức

Thế giới hữu cơ là kết quả của sự tiến hoá lâu dài, rất da dạng và

phong phú Do vị trí của Sinh học 6 trong toàn bộ nội dung mén học ở

THCS cũng như THPT, nên nội dụng của nó phải đảm bảo được sự kế thừa các kiến thức về sinh học ở chương trình Tiểu học và chuẩn bị các kiến thức

để các em có thể tiếp thu đễ đàng hơn các kiến thức về động vật, về ed thể người, đặc biệt là các kiến thức đại cương về đi truyền, tiến hoá và sinh thái ở các lớp sau

Như vậy, trong đạy học Sinh học 6, giáo viên hoàn thành tốt các

nhiệm vụ bộ môn sẽ góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ có nhân cách phát triển toàn diện sau này, tham gia tích cực vào công cuộc

xây dựng đất nước, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho sự phát triển bền vững

Trang 20

TOM TAT

Với Sinh học 6, học sinh lên đầu tiên nghiên cứu đối tượng sống trong chương trình môn học riêng có tính logie chặt chế

Bình học 6 trang bị cho Hồ những biến thức chung uê đặc trưng cơ

bản của cơ thể sống nói chung uà của thực uật nói riêng, những biến thức

0ê hình thái, giải phẫu, sinh lí, sinh thái, phân loại thực uật, tiến hoá của giới Thực uật, một số những hiến thúc làm cơ sở cho các biện pháp canh tác nông, lâm nghiệp

Sinh học 6 có nhiệm uụ rèn luyện năng lực tử duy, rèn luyện các kĩ

năng bộ môn, kĩ năng học tập bộ môn, tham gia giáo dục từ tưởng tình

cảm cho học sinh, góp phần giáo dục các em trở thành những con người

phát triển toàn diện

CÂU HỎI

1 Phân tích vị trí của Sinh hoc 6 trong hệ thống các môn học ở THCS,

2 Phân tích nhiệm vụ của Sinh học 6 trong cơng tác giáo dục tồn điện

cho học sinh THƠS, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ này

Trang 21

Chuong 2 CẤU TRÚC, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6 MỤC TIỂU

Sau khi học chương 2, sinh viên phải:

1 Nêu được những quan điểm xây dựng chương trình Sinh học THCS 2 Trinh bày được logic cấu trúc, nội dung của các chương trong chương

trình Sinh học 6

3 Phân tích được tính hệ thống của chương trình và sách giáo khoa,

chành phần kiến thức Sinh học 6

NỘI DUNG

Thực vật là nguồn thức ăn của động vật và con người Ngay từ khi

con người biết hái lượm, canh tác nông nghiệp sơ khai họ đã có nhu cầu

nghiên cứu thực vật để hiểu được chúng nhằm giúp cho công việc thu lượm,

trồng trọt được thuận lợi hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của cuộc sống về ăn,

ở, mặc Bởi vậy, bộ môn Thực vật học là khoa học được hình thành và phát

triển sớm, đã tích luỹ nhiều tư liệu phong phú

Thế giới thực vật đa dạng và phong phú, nhưng do đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh lớp 6 và quỹ thời gian có hạn, nên chương trình Sinh

học 6 chỉ để cập những kiến thức cơ bản, phổ thông về thực vật cần thiết

nhất cho mỗi người Do vậy, nghiên cứu cặn kẽ chương trình Sinh học 6 là

vô cùng quan trọng Nó giúp cho mỗi người sinh viên - giáo viên tương lai

định hướng giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh

Do Sinh học 6 mổ đầu cho việc nghiên cứu môn Sinh học ở THƠS nên

trước khi nghiên cứu nội dung chương trình, SGK Sinh học 6, chúng ta hãy nghiên cứu những định hướng cơ bản trong việc xây dựng chương trình

Trang 22

§1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC THCS

1 Góp phần thực hiện mục tiêu giáo duc THCS

Giáo dục THƠS là cấp cơ sở của bậc Trung học, tạo tiền để phân

luồng, liên thông giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp Đồng thời

giáo dục THƠS là cấp phổ cập nên phải bảo đảm cho hầu hết thanh, thiếu

niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCS

trước 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” (NQ sé 41/2000/QH 10)

Do tinh chất phổ cập của THƠS, Sinh học 6 phải dam bao cung cấp

cho học sinh những kiến thức về đặc điểm cơ bản nhất, chung nhất của

Sinh giới, của giới Thực vật, và sự đa dạng của chúng Nội dụng này giúp

cho các em học sinh có cái nhìn khái quát nhất về Sinh giới, cần thiết cho

cho bất cứ ai dù sau này hoạt động trong lĩnh vực nào

2 Đảm bảo sự phát triển và tính liên môn trong nội dung chương trình Sinh học THCS

Nội dụng chương trình Sinh học ở THƠS đảm bảo kế thừa và phát triển

những kiến thức sinh học đã được hình thành ở Tiểu học về cơ thể thực vật,

động vật, con người và các vấn để về vệ sinh cd thể cũng như vé sinh môi trường, đảm bảo tính hệ thống của các kiến thức sinh học làm cơ số hình thành, phát triển các kiến thức và kĩ năng bộ môn ở các lớp trên,

Nói đến tính phát triển là nói đến mối liên hệ theo chiều dọc của các

kiến thức sinh học ở các lớp Còn nói đến tính liên môn là nói đến mối liên hệ

ngang của những môn học khác nhau ở cùng một khối lớp là chính, và cũng cần quan tâm đến những kiến thức của các môn học này ở các khối lớp khác

nhau Ví dụ, kiến thức hoá ở lớp 8, lớp 9 giúp cho các em nắm được các kiến

thức về trao đổi chất ở bộ môn sinh học Các kiến thức liên môn (liên ngành)

giúp cho các em nắm vững kiến thức một cách sâu sắc, thuận lợi hơn, Đồng thời quan tâm đến mối quan hệ liên môn sẽ tránh hiện tượng lặp lại cùng kiến thức một cách không cần thiết hoặc có thể có những trường hợp không thống nhất về cách trình bày, về danh pháp giữa các môn,

Nội dụng liên môn ở Sinh học 6 không nhiều, nhưng nó đâm bảo sự

Trang 23

bọc tập các kiến thức này cũng như đảm bảo cho các kiến thức này được

tiếp thu một cách sâu sắc hơn Chẳng hạn, những kiến thức về thực vật

giúp cho học sinh tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp canh tác cây

trồng tốt hơn

4 Thể hiện tính cơ bản, hiện đại, thực tiễn

Các kiến thức sinh học được đưa vào THƠS phải là những kiến thức

cơ bản, phổ thông Điều đó có nghĩa là các kiến thức dược đưa vào chương trình, sách giáo khoa phải là những kiến thức đã được khẳng định, nhưng

đồng thời đảm bảo được tính thực tiễn, tỉnh giản, gọn nhẹ, không quá vụn

vặt, chỉ tiết sao cho phù hợp với tâm, sinh lí lứa tuổi Ví dụ, quá trình phân bào rất phức tạp, nhưng ở Sinh học 6 chỉ yêu cầu học sinh hiểu: tế bào được

sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con Quá trình phân bào được bắt đầu từ việc hình thành 2 nhân, sau đó

chất tế bào phân chia, vách ngăn tế bào hình thành, ngăn đôi tế bào cũ thành 9 tế bào con Kiến thức này giúp cho học sinh hiểu được tế bào là đơn

vị cấu tạo nên mọi cở thể sống Những kiến thức về tế bào là một đơn vị

chức năng là khó đối với học sinh lớp 6, nên không thể đưa nhiều vào trong

chương trình

Các kiến thức được trình bày trong nội dung chương trình, SGK Sinh

học 6 còn phải phù hợp với những quan điểm khoa học hiện dại Ví dụ,

hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm được nêu một cách đơn

giản trong chương V - “Sinh sản sinh dưỡng”,

4 _ Thể hiện quan điểm sinh thái và quan điểm tiến hoá

Các đối tượng sống được tìm hiểu trong mối quan hệ gắn bó với môi trường sống của chúng Trên cơ sở đó giúp cho học sinh nắm được quy luật

cân bằng và biến đổi của các hệ sinh thái, làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác tài nguyên sinh vật hợp lí, bão vệ môi trường trên hành tỉnh xanh

Đây không chỉ là vấn để đang được quan tâm hiện nay mà nó còn góp phần

giáo dục đạo đức, thế giới quan cho các em, nâng cao trách nhiệm trước

nhân loại trong hiện tại cũng như tương lai

Ví dụ, trong các chương nghiên cứu từng cơ quan thực vật 6 Sinh hoe 6

đều có đề cập tới các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của các co quan này cũng như toàn bộ cơ thể thực vật Chương IX đề cập đến vai trò

của thực vật trong thiên nhiên cũng như đối với đời sống con người Những

Trang 24

kiến thức về sinh thái học được tổng kết ở phần sinh vật và môi trường

(Sinh học 9)

Với quan điểm tiến hoá, về cơ bản, các nhóm sinh vật được trình bày theo hệ thống tiến hoá, từ nhóm có tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức

phức tạp Trong một chừng mực nhất định, sự tiến hoá của sinh vat còn

được trình bày trong mối quan hệ Với sự thay đổi điều kiện khí hậu của trái

đất Ở Sinh học 6, nhóm Vị khuẩn, Nấm và Địa y được học ở cuối chương trình nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh Các nhóm này rất phức tạp về phân loại, đa dạng về cấu tạo, đổng thời có nhiều nhóm có kích thước hiển vi Bởi vậy, đối với học sinh 11 - 15 tuổi kiến thức về các đối

tượng này là rất trừu tượng, nên chúng chỉ được giới thiệu một cách rất sơ

lược để học sinh có khái niệm về sự hiện hữu của các nhóm sinh Vật này Các kiến thức về sinh thái học và tiến hoá ở chương trình Sinh học 6

sẽ giúp cho các em học tốt hơn phần sinh học đại cương nếu các em tiếp tục học lên THPT và giúp cho các em có hành trang tối thiểu về bức tranh toàn

cảnh sinh giới nếu các em vào các trường trung học chuyên nghiệp hoặc đi

vào cuộc sống lao động sản xuất

5 Giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp thông qua nội dung

chương trình Sinh học

Chương trình Sinh học 6 được biên soạn với tính thần tăng cường kiến

thức gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương, đất nước, giảm bót tính hàn

lâm Với tỉnh thần đó, chương trình và sách giáo khoa Sinh học 6 tăng cường

những nội dung khoa học làm cơ sở cho việc hiểu biết những biện pháp kĩ thuật sử dụng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cho việc hiểu những

nguyên 1 của sản xuất có liên quan đến các kiến thức thực vật học Từ đó, học sinh biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất hoặc giải thích một

số biện pháp kĩ thuật có liên quan đến kiến thức bộ môn Ví dụ, các em có thể

giải thích tại sao khi gặp nước mặn lúa bị héo, hoặc khi gặp sương muối lá cây

bị héo tap di, bón phân cho cây cần đủ nước, đất canh tác cần phải được làm

tơi xốp

Việc nghiên cứu các kiến thức gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất không chỉ là quán triệt quan điểm giáo dục kĩ thuật tổng hợp mà còn

giúp cho học sinh nấm kiến thức sâu sắc, vững chắc hơn, đồng thời giúp cho

Trang 25

có liên quan đến Sinh học, hoặc giúp cho các em có những hiểu biết nhất

định về sẵn xuất nông, lâm, ngư nghiệp

6 Phương pháp đặc thù của bộ môn thể hiện trong chương trình và

sách giáo khoa Sinh học 6

Sinh học là khoa học thực nghiệm, do đó, quá trình hình thành và phát triển các kiến thức sinh học trong dạy học cần thiết phải dựa trên kết quả của

các thí nghiệm do học sinh tự làm, sưu tập và quan sát các mẫu vật Với tỉnh thần đó, chương trình và sách giáo khoa Sinh học tăng cường các hoạt động

học tập dưới hình thức thực hành, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên sử đụng các thí nghiệm biểu diễn, thực hành quan sát, học sinh tự làm các bài

tập thực hành ngoài giờ, thực hành ngoại khoá

Chương trình và sách giáo khoa Sinh học 6 tạo thêm nhiều cơ hội sử dụng các phương pháp tìm tòi, nghiên cứu, đặc biệt khi sử dụng các thí

nghiệm thực hành sinh học nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học

sinh trên cơ sở kết hợp sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên với việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh Các loại hình này được vận dụng khi thực

hiện các hoạt động học tập của học sinh nhằm tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới Đây là đặc điểm khác với sách giáo khoa Sinh học trước đây mà

giáo viên cần lưu ý Cách dạy này giúp cho học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức một cách chủ động và tích cực, đồng thời rèn luyện cho học sinh

khả năng tự học, năng lực tư duy và phương pháp nhận thức Các phương

pháp này còn góp phần bồi dưỡng tình cảm bộ môn, lòng say mê nghiên

cứu, học tập, có hoài bão ước mơ đem hiểu biết và sức lao động sáng tạo của

mình góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ môi trường sống

7 Sự tích hợp các lĩnh vực kiến thức khác nhau

Tích hợp một số nội dung kiến thức trong một chương trình, sách giáo

khoa là một hướng giảm tải, bót tính hàn lâm, tăng cường những kiến thức thực tiễn gắn liển với bộ môn Sinh học, cũng như tiết kiệm được thời gian và khắc sâu các kiến thức bộ môn

Sinh học 6 có nhiều thuận lợi tích hợp với giáo dục môi trường Có hai

hình thức tích hợp: bài sinh học lồng ghép với các nội dung giáo dục hoặc bài riêng có một hoặc vài nội dung giáo dục tích hợp với môn học

Ví dụ, những bãi có nội dung về sự da dạng của thực vật có thé ling

ghép với nội đung bảo vệ sự đa dạng của thực vật (một trong những nội dung

Trang 26

của giáo dục môi trường) Nội dung giáo dục này còn được thể hiện ở bài riêng biệt “Bảo vệ sự da dạng của thực vật” (chương IX: Vai trò của thực vật),

§2 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6

Phần trước đã giới thiệu những quan điểm cơ bản của chương trình và sách giáo khoa Sinh học THCS, Sinh học 6 Phần này sẽ giới thiệu cụ thể hơn nội dung chương trình Sinh học 6

1 — Giới thiệu chương trình Sinh học 6

Thời lượng quy định cho chương trình Sinh hoc 6 là 70 tiết, bao gồm 64 tiết lí thuyết và thực hành, 6 tiết ôn tập, kiểm tra

Chương trình gồm 3 phần: Mỏ dầu Sinh học; Phần Thực vật; Vi khuẩn,

Nấm và Địa y

Phần “Mở đầu sinh học” có 2 bài giúp học sinh làm quen với bộ môn

Sinh học và thế giới sinh vật thông qua việc nghiên cứu những đặc điểm cơ

bản nhất của cơ thể sống, sự đa dạng của sinh vật, nhiệm vụ của bộ môn Sinh học

“Đại cương về giới Thực vật” mở đầu cho phần Thực vật Hai bài đầu của phần Thực vật giới thiệu khái quát về giới Thực vật và đại diện điển hình của nó là cây có hoa

Chương I “Tế bào thực uật” giúp học sinh làm quen với cấu tạo, chức

năng của tế bào và mô thực vật

Các chương II, HI, IV, V, VI, VI nghién ctiu hình thái cấu tạo và chức năng của các cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá), cơ quan sinh sẵn (hoa, quả và hạt)

Như vậy, nội dung chương I dé cập đến cấu tạo và chức năng của cơ thể thực vật ở cấp độ tế bào, mô tạo tiển để cho học sinh nghiên cứu eo thé thực vật ở cấp độ cơ thể (vĩ mô) trong các chương tiếp theo (từ chương II đến chương VID Bài 36 "Tổng kết về cây có hoa” khái quát những kiến thức về cơ thể thực vật để đi đến quy luật chung: ed thể là một khối thống nhất thể hiện ở sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận của mỗi cơ quan, thống nhất về hoạt động giữa các cơ quan ở cây có hoa; thống nhất giữa cơ

thể và môi trường

x +2 2 z z A ye ro ® + sae

Trang 27

Thực vật được để cập đến trong chương VIII, Chương này dưa lại cho học

sinh bức tranh sơ lược về quá trình phát triển của giới Thực vật

Chương IX giúp học sinh nghiên cứu vai trò của thực vật trong

thiên nhiên và trong đời sống của con người, các biện pháp bảo vệ và

phát triển thực vật Với nội dung này, chương 1X đã khái quất các kiến thức về cây xanh có hoa đưới góc độ ý nghĩa của nó trong thiên nhiên và

đời sống con người

Vi khuẩn, Nấm, Địa y có vai trò to lớn trong sản xuất và đời sống con

người nên chương trình Sinh học 6 dành một phần thời gian nghiên cứu các

đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và vai trò của chúng trong phần “Vi

khuẩn, Nấm, Địa y" Các kiến thức sâu hơn về các nhóm sinh vật này được

để cập đến trong chương trình các lớp trên

Chương trình không đưa những kiến thức về Vi khuẩn, Nấm, Địa y

vào phần Thực vật mà tách thành một phần riêng (chương X) vi theo quan điểm hiện đại, những nhóm sinh vật này được xếp thành giới riêng, tương đương với giới Thực vật và Động vật

Sau khi nghiên cứu cấu trúc của chương trình Sinh hoc 6, chúng ta

tìm hiểu những đặc điểm khái quát chương trình

2 Khái quát về chương trình Sinh học 6

Khác với chương trình Sinh học 6 trước đây, ở chương trình mới, thực vật được nghiên cứu trọn vẹn ở lớp 6 Do quỹ thời gian dành cho nội dung thực

vật thay đổi như vậy, cùng với đồi hỏi về cải tiến phương pháp đạy học 6 THCS, nên nội dung về thực vật được chọn lọc theo hướng tỉnh giản, cơ bản và thiết thực đảm bảo phù hợp với khả năng học tập của học sinh Những kiến

thức khó hoặc mang tính hàn lâm ít có ứng dụng thực tiễn như thành phần hoá học của hạt, đặc điểm phân loại của các họ thực vật, cơ chế hút nước và

muối khoáng, cơ chế quang hợp, hô hấp, thụ tỉnh, cơ chế nảy mầm của hạt, chu trình sống của các nhóm thực vật trước hạt kín không được đưa vào

chương trình như trước đây

Chương trình Sinh học 6 được trình bày theo logic từ đơn giản đến

phức tạp; từ cấu tạo đến hoạt động sinh lí của cây xanh; từ nghiên cứu mô hình cây xanh điển hình đến nghiên cứu các nhóm cây khác nhau và các nhóm sinh vật khác nhau như Vĩ khuẩn, Nấm, Địa y; từ khái quát đơn

Trang 28

nghiên cứu cụ thể cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lí của cây xanh và

phân loại một cách khái quát giới Thực vật

Các kiến thức về cơ thể thực vật được trình bày theo hệ thống cấu trúc và chức năng Chương trình chỉ đặt yêu cầu tìm hiểu các đặc điểm cấu

tạo có liên quan chặt chẽ đến chức năng mà không trình bày chỉ tiết Cách

sắp xếp này tạo điểu kiện thuận lợi cho việc dạy học theo hướng phát huy

tính tích cực của học sinh cũng như việc bổi dưỡng thế giới quan khoa học

cho các em trên cơ sở phân tích sự thống nhất giữa cấu tạo và chức phận

của các cơ quan thực vật, hướng các em vận dụng các kiến thức thực vật đã học được vào thực tế đời sống và sản xuất

Những kiến thức về cơ thể thực vật được nghiên cứu từ cơ quan sinh dưỡng đến cơ quan sinh sẵn theo nguyên tắc: “từ đơn giản đến phức tạp”,

Mặt khác, các cơ quan thực vật được nghiên cứu theo trật tự: rễ, thân, lá

Trật tự này phần ánh con đường vận chuyển các chất dinh đưỡng mà cây hút được từ đất

Những kiến thức về sinh sản của thực vật được nghiên cứu theo thứ

tự: sự sinh sản sinh dưỡng, sự sinh sản hữu tính, cơ quan sinh sản của

thực vật, sự phát tán của quả và hạt, điều kiện nảy mầm của hạt,

Kiến thức về các nhóm thực vật chính và vai trò của thực vật trong điểu hoà khí hậu, bảo vệ đất và nguồn nước, trong dai sống của con người và sự bảo vệ đa dạng của thực vật là nội dung có tính khái quát về thế giới Thực vật được nghiên cứu ở cuối chương trình (chương VIIT Ở chương này không đi sâu vào kiến thức phân loại chỉ tiết mà chỉ dừng ở những đặc

điểm phân biệt các ngành thực vật chính và 2 lớp của ngành Hạt kín

Những kiến thức đó làm cơ sở cho hình thành ở các em khái niệm về sự

tiến hoá của giới Thực vật, sự đa dạng và thích nghỉ của thực vật với môi

trường sống

Kiến thức sinh thái — môi trường, vai trò của thực vật trong tự nhiên và đời sống con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành

thái độ, hành vi bảo vệ môi trường Hướng tăng cường nhóm kiến thức này

trong chương trình Sinh học 6 sẽ tăng cường hơn nữa việc tích hợp day hoe

sinh học với giáo dục môi trường Có thể nói, chương IX là chương có nhiều

điều kiện thuận lợi thể hiện rõ sự tích hợp dạy học sinh học với giáo dục

Trang 29

Sự hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn, khả năng tư duy thực nghiệm theo con đường quy nạp được gắn liền với sự hình thành và phát triển các khái niệm về thực vật học Phát triển kĩ năng tư duy theo con đường quy nạp đòi hỏi phải hình thành và phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh, suy luận, khái quát hoá, trừu tượng hóa, đồng thời phải hình thành và phát triển các kĩ năng bộ môn như quan sát, đặt và thực hiện các

thí nghiệm thực hành bộ môn, kĩ năng thu thập thông tin, đo đếm các mẫu vật, tập hợp các tư liệu quan sát được, huy động vốn kiến thức về thực tiễn

giải thích các hiện tượng sinh học, kết quả thí nghiệm thực hành

Có thể kể một số kĩ năng bộ môn được hình thành và phát triển trong chương trình Sinh học 6 như: các kĩ năng nghiên cứu hình thái học - quan

sát mẫu vật, tranh vẽ, tiêu bản về cấu tạo tế bào, các cơ quan của thực vật,

các sự vật hiện tượng trong tự nhiên bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp, kính hiển vi; các kĩ năng về nghiên cứu sinh lí, sinh thái thực vật Các kĩ năng này được hình thành và phát triển qua các bài, các chương thông qua

các hoạt động học tập của học sinh

Sách giáo khoa Sinh học 6 được biên soạn theo hướng tăng cường các hoạt động nhận thức của học sinh bằng con đường tổ chức cho học sinh làm

các thí nghiệm thực hành, quan sát các mẫu vật, biểu diễn thí nghiệm, tranh vẽ, sơ dé và thảo luận rút ra các kết luận khoa học cần thiết, nên số lượng bài

có nội dung thực hành riêng biệt trong chương trình giảm đi Khác với trước

đây, ở chương trình mới học sinh chỉ có 1 tiết thực hành riêng biệt quan sát tế bào thực vật ở chương I “Tế bào thực vật" Chương trình Sinh bọc 6 không

phân biệt bài lí thuyết, bài lí thuyết theo kiểu thực hành 3 Nội dung sách giáo khoa Sinh học 6

3.1 Cấu trúc sách giáo khoa Sinh học 6

Thực hiện định hướng biên soạn sách giáo khoa phải tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh có điểu kiện vận dụng phương pháp dạy bọc tích cực, nên sách giáo khoa đã thiết kế các hoạt động học tập Thông qua các

hoạt động này mà học sinh tiếp cận được các trị thức khoa học và phát

triển các kĩ năng học tập cũng như các kĩ năng bệ môn Các hoạt động học

tập trong giờ lên lớp là cách thức tổ chức đạy học nhằm giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh các kiến thức thông qua hoạt động cá nhân, nhóm hoặc cả lớp

dưới sự hướng dẫn của giáo viên, Để giúp học sinh có cơ sở thực biện các

Trang 30

hoạt động nhận thức, sách giáo khoa cung cấp những thông tìn cần thiết có

liên quan đến hoạt động học tập của các em Các hoạt động nhận thức được

trình bày trong sách giáo khoa Sinh học 6 bao gồm các dạng: trả lời các câu

hỏi, làm bài tập trắc nghiệm, quan sát các thí nghiệm thực hành, hoặc quan sát các tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật

Với tỉnh thần trên, mỗi bài học trong sách giáo khoa được trình bày theo cấu trúc sau:

A - Tén bai hoc

Tên bài học phản ánh nội dung chủ yếu cần đạt được, Ngoài cách dat

tên bài thông thường, tên một số bài được đặt dưới đạng câu hỏi Ví dụ: Bài 4 “Có phải tất cả thực vật đều có hoa?”; Bài 14 “Thân dài ra do đâu?” Cách đặt tên này sẽ kích thích nhu cầu học tập và gây hứng thú cho hoc sinh

B - Phần giới thiệu bài

Phần giới thiệu bài có ý nghĩa tạo hứng thú học tập, dẫn dất người học

đến với nội dung của bài thông qua việc tạo ra tình huống có vấn để Sách

giáo khoa dưa ra câu hỏi nhằm kích thích nhu cầu học tập của học sinh hoặc

đưa một vài câu dẫn tạo ra tình huống có vấn đề hoặc nêu ra nội dung tóm

tat cần phải đạt tới của bai hoc Ví dụ, phần giới thiệu của bài 3: “Thực vat rất đa dạng và phong phú Vậy đặc điểm chung của thực vật là gì?”?;

C - Ndi dung bai hoc

Bài học có các mục nhỏ Mỗi mục được trình bày theo trật tự sau: + Cung cấp thông tin

Thông tin có thể được cung cấp qua kênh chữ hoặc kênh hình Việc sử

dụng kênh hình không chỉ là minh hoạ bài học mà còn là các nguồn thông

tin, tư liệu giúp học sinh khám phá các kiến thức làm cho bài học sinh động và hoạt động học tập của học sinh đa dạng hơn

Các thông tin cung cấp trong sách giáo khoa bao gầm các sự vật, hiện tượng, quá trình sinh học, cách tổ chức thí nghiệm thực hành, kết quả thí

nghiệm thực hành, các số liệu được trình bày dưới dạng bằng biển, các sơ đồ,

biểu đã

+ Hoạt động xử lí thông tin

Sách giáo khoa nêu ra các hoạt động học tập thông qua việc dưa ra

Trang 31

tập yêu cầu giải quyết một vấn để nào đó Thực hiện các hoạt động học

tập, học sinh phải dựa vào tìm hiểu thông tin đã dược nêu trong bài học hoặc kiến thức, vốn sống mà các em đã có

Trong tiết học, giáo viên tổ chức hoạt động học tập để giúp học sinh

chiếm lĩnh các tri thức Sách giáo khoa có thể không đưa ra kiến thức có sẵn

Muốn đạt đựợc kiến thức nào đó, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập của

học sinh nhằm tìm hiểu, phân tích các thông tin, so sánh các sự vật, hiện

tượng, số liệu, kết quả của thực nghiệm, khái quát boá, tổng kết một nội dung

nào đó để rút ra kết luận cần thiết, di đến kiến thức cần lĩnh hội

Do đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ em tuổi 11 - 12 hiếu động, khả năng

tập trung chú ý không bển, thích tìm tòi khám phá những sự vật, hiện tượng mới lạ Đặc điểm tư duy chủ yếu của các em theo con đường quy nạp từ quan sát, so sánh các sự vật, hiện tượng hình thành các biểu tượng khoa

học, khái quát hoá hình thành các khái niệm, nên các hoạt động học tập ở đây thường bắt đầu từ việc quan sát các sự vật hiện tượng thuộc về thực

vật gần gũi với đời sống của các em

Ví dụ: mục 1 “Tầng phát sinh”, bài 16 “Thân to ra do đâu?”

Quan sát H.16.1 (Sơ đồ cất ngang của thân cây trưởng thành) hãy nhận xét và ghi lại: — Cấu tạo trong của thân trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non? — Theo em, nhờ bộ phận nào mà thân cây to ra được (Vỏ? Trụ giữa? Cả vỏ và trụ giữa?) Thảo luận: — Vỏ cây to ra nhờ bộ phận nào? — Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào?

— Thân cây to ra do đâu?

Dựa vào quan sát hình vẽ, kết hợp với sách giáo khoa và kết quả thảo luận, các em có thể đi đến nhận xét và trả lời được câu hỏi “Phân cây to ra

do đâu?” GV hoàn chỉnh nội dung thảo luận:

— Thân to ra đo sự phân chia tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ,

tầng sinh trụ

— Tang sinh vo nằm trong lớp thịt vỏ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ,

Trang 32

- Tổng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía

ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ

Trong ví dụ trên, thông tin cho hoạt động quan sát được trình bày dưới dạng tranh vẽ sơ đổ cắt ngang của thân cây trưởng thành, còn thông

tin giúp cho học sinh thảo luận sự to ra của thân cây được trình bày bằng

kênh chữ

D- Tóm tắt bài học

Để giúp cho học sinh dễ ghi nhớ được những nội dung chính, sau mỗi

bài có phần tóm tắt ngắn gọn nội dung bài học các em cần ghi nhớ Ð - Câu hỏi, bài tập cuối bài

Các câu hỏi cuối bài thường được thể hiện dưới bai loại: câu hỏi tự

luận, bài tập trắc nghiệm

E - Em có biết

Nhằm bé surg cdc thông tin về giới Thực vật và gây hứng thú cho học

sinh, cuối nhiều bai có thêm nội dụng “Em có biết?” Cuối một vài bài còn

có mục “Trò chơi g ải ô chữ” giúp cho các em vừa chơi vừa học 3.2 Nói dung sách giáo khoa Sinh học 6

Phần “MỞ ĐẦU SINH HỌC” giúp cho học sinh nghiên cứu một cách

khái quát về đặc điểm của cơ thể sống và nhiệm vụ của sinh học Để nghiên

cứu đặc điểm của cơ thể sống, học sinh tiến hành so sánh những điểm khác nhau giữa vật sống (con gà con, cây đậu) và vật không sống (hòn đá) Trên

cơ sở so sánh hai loại đối tượng trên về vấn để có hay không có sự lớn lên, sự sinh sản, sự di chuyển; có hay không có việc lấy các chất vào cơ thể từ mơi trường ngồi và thải từ cơ thể các chất cặn bã vào môi trường, học sinh phát hiện ra các đặc điểm cơ bản của cơ thể sống: cơ thể sống phân biệt với vật không sống bởi có sự trao đối chất, lớn lên và sinh sản

Từ kết quả nghiên cứu các cơ thể sống khác nhau, học sinh hiểu dược

rang sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú, chúng dược xếp

thành các nhóm khác nhau dựa vào những đặc điểm về hình dạng, cấu tạo, đặc điểm hoạt động sống Việc tìm hiểu đặc điểm hình thái, cấu tạo, hoạt động sống của sinh vật, sự đa đạng và vai trò của chúng trong tự nhiên

cũng như trong đời sống con người giúp chúng ta sử dụng hợp lí tài nguyên

thiên nhiên và bảo tần sự da dạng sinh học thực vật Đây là nhiệm vụ quan

Trang 33

Phần “ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT" giúp học sinh tìm hiểu sự

da đạng và phong phú của thực vật qua hoạt động quan sát, tìm hiểu các hình ảnh về ruộng lúa, rừng nhiệt đới, hồ sen, sa mạc Học sinh thực hiện bài tập theo hướng dẫn của SGK, đọc thông tin trong sách giáo khoa để tìm hiểu các đặc điểm chung của các loại cây như: cây lúa, cây ngô, cây mít, cây sen, cây xương rồng Sự đa dạng của thực vật còn được khám phá khi học

sinh giải đáp vấn đề “Có phải tất cả thực vật đều có hoa?” và sự khác nhau về thời gian sống của các loại cây

Để tăng thêm hứng thú học tập bộ môn, sách giáo khoa đưa thêm

thông tin về cây xấu hể, thời gian sống của cây lúa, ngô, đậu, lạc, cây chò

nghìn năm, cây lá quạt ở Hàn Quốc, cây bao báp ở châu Phi trong muc “Em

có biết?

Như vậy, “Đại cương về giới Thực vật” đưa lại cho học sinh bức tranh khái quát nhất về đặc điểm của giới Thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng, tạo tiền để cho các em nghiên cứu cụ thể cây xanh, Vi khuẩn, Nấm, Địa y sau này

Chương I - “ Tế bào thực vật” giới thiệu và hướng dẫn học sinh sử dụng kính lúp, kính hiển vi để quan sát tế bào vấy hành, tế bào thịt quả cà chua chín Trong chương này, học sinh tìm hiểu s3 đồ cấu tạo tế bào thực vật, sự lớn lên và phân chia tế bào Những kiến thức về tế bào và kĩ thuật

quan sát tiêu bản tế bào giúp cho học sinh nghiên cứu cấu tạo các loại mô

thực vật, cơ quan rễ, thân, lá sau này, vì tế bào là đơn vị cấu tạo của mọi eơ

thể sống

Chương ÏI - “Rễ” giúp học sinh nhận biết và phân biệt được rễ cọc, rễ chùm, phân biệt được cấu tạo và chức năng của các miền rễ Học sinh tiếp

cận các kiến thức này thông qua việc tự gieo và quan sát rễ các loại cây khác nhau như rễ đậu, rễ cải, rễ lạc, ngô hoặc quan sát các ảnh chụp cây

tôi tây, cây bưởi, cây cải, cây mạ (lúa), cây hồng xiêm Học sinh nhận biết được cấu tạo và chức năng các miễn của rễ qua việc quan sát sơ đồ các miền của rễ Cấu tạo miền hút của rễ được học sinh nghiên cứu kĩ hơn vì chức năng quan trọng của nó là hút nước và muối khoáng Sự hút nước và muối khoáng của rễ được chứng mình qua hoạt động quan sát sơ đồ cắt

ngang rễ qua miền lông hút và nghiên cứu tác động của các nhân tố khí

Trang 34

hút nước và muối khoáng của rễ Các thí nghiệm này hoc sinh không nhất

thiết phải làm, nhưng nếu có điều kiện, giáo viên nên hướng dẫn cho nhóm “yêu thiên nhiên” thực hiện và báo cáo kết quả thay cho việc giả định như

sách giáo khoa nêu

Thông qua việc quan sát mẫu vật thật, tranh, ảnh mà sách giáo khoa

gợi ý, học sinh hoạt động học tập theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của giáo

viên, các em khái quát, tổng kết về sự biến dạng của rễ,

Chương HH - “ Thân” đặt nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu các bộ phan cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thân, phân biệt được chỗi lá, chểi hoa, sự

dài và to ra của thân, sự vận chuyển các chất trong thân, các loại thân biến dạng Sách giáo khoa dịnh hướng cho học sinh quan sát các mẫu vật, tranh

ảnh về hình dạng các loại thân, sơ đổ cấu tạo trong của thân và nhận xét

về đặc điểm cấu tạo của thân, làm các thí nghiệm hoặc tìm hiểu các thí nghiệm giả định về sự vận chuyển nước, muối khoáng và chất hữu cơ trong

thân, thảo luận để khái quát các kiến thức về đặc điểm hình thái, giải

phẫu, hoạt động vận chuyển các chất qua thân, sự to và dài ra của thân

Khi nghiên cứu chương TV - “Lá”, học sinh khám phá các dặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của lá, hoạt động quang hợp, ảnh hưởng của

các điểu kiện bên ngoài đến quang hợp và ý nghĩa của quang hợp Nghiên cứu quá trình sinh li diễn ra trong lá có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong

việc hình thành và phát triển khái niệm trao đổi chất và năng lượng ở cây

xanh Học sinh đã làm quen với khái niệm về trao đổi chất ở thực vật

ngay từ bài đầu tiên Khái niệm trao đổi chất là khái niệm phức tạp bao gồm nhiều nội dung, được hình thành và phát triển qua chương “RỄ” khi học sinh tìm biểu sự trao đổi nước và muối khoáng của cây, sự vận chuyển nước và muối khoáng qua thân - biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất Đến chương “Lá” học sinh nghiên cứu quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và khí cacbônie diễn ra ở lá cây nhờ có chất diệp lục và ánh sáng mặt trời Ngược với quá trình quang hợp là quá trình hô hấp, phân giải các chất hữu eơ nhờ có oxi được lấy từ bên ngoài,

giải phóng ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra

khí cacbônie và nước

Trang 35

cơ sở khoa học của các hiện tượng này khi nghiên cứu chương V - “Sinh sẵn

sinh dưỡng” Chương này được xếp sau các chương về rễ, thân, lá

Sau khi nắm được những kiến thức về cấu tạo, chức phận và hoạt

động sống của các cơ quan sinh dưỡng, học sinh tìm hiểu về hoa và sự sinh sản hữu tính ở cây là phù hợp với nguyên tắc phát triển các kiến thức từ

đơn giản đến phức tạp qua nghiên cứu chương VI - “Hoa và sự sinh sản hữu tính” Học sinh tìm hiểu cấu tạo của hoa, quá trình thụ phấn, thụ tỉnh,

hình thành hợp tử và phát triển thành phôi, quá trình tạo hạt và quả Có

thể nói, đến chương này học sinh đã nghiên cứu những vấn để cơ bản nhất

của cơ thể thực vật điển hình (cây xanh có hoa) Chương VII - “Quả và hạt”

giúp các em nghiên cứu cơ quan sinh sản riêng rẽ, nguồn gốc bất đầu một

thế hệ thực vật mới được hình thành từ thế hệ bố mẹ

Chương VII còn giúp cho học sinh khái quát, tổng hợp những kiến thức

đã học về cây xanh thông qua bài tổng kết về cây xanh Những kiến thức này

có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành ở học sinh thế giới quan

khoa học Đó là quan điểm về sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của

mỗi cơ quan 6 cây xanh, sự thống nhất giữa các eở quan trong cùng một cơ thể thực vật, sự thống nhất giữa thực vật với môi trường

Chương VIII - “Các nhóm thực vật” đem lại cho học sinh những kiến thức về các nhóm thực vật chính, về đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh sẵn của chúng Các nhóm thực vật dược nghiên cứu theo trật tự tiến hoá:

ngành Tảo - ngành Rêu - ngành Dương xỉ - ngành Hạt trần - ngành Hạt

kín Do quỹ thời gian có hạn nên việc nghiên cứu các nhóm thực vật chỉ

hạn chế ở một số đại diện thường gặp Ví dụ, học sinh chỉ làm quen với tảo

xoắn (tảo nước ngọt), rong mơ (tảo nước mặn), và một vài loại tảo đơn bào,

đa bào khác Do vai trò quan trọng của hạt kín, nên sách giáo khoa dua vào đặc điểm chung của nhóm này và hai lóp: Hai lá mầm, Một lá mầm Ổ

chương này các em làm quen với các đơn vị phân loại thực vật: Ngành -

Lớp - Bộ - Họ - Chỉ - Loài Nội dung của chương này phác boạ cho học sinh bức tranh đơn giản về sự phát triển của giới Thực vật qua các giai đoạn: sự

xuất hiện của các thực vật ở nước - các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện - sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín Nguồn gốc cây trồng

cũng là những kiến thức bổ ích và lí thú không chỉ về mặt nhận thức mà

còn có ý nghĩa lớn về giáo dục thế giới quan khoa học cho học sinh Bởi vậy,

ở chương này học sinh còn hiểu được rằng: từ khi loài người xuất hiện đã

Trang 36

không ngừng tác động vào tự nhiên, trong đó có giới Thực vật, đã tạo nhiều thứ cây trồng khác nhau từ các loài cây hoang dại

Có thể xem chương IX - “Vai trò của thực vật” là chương tổng kết

những nội dung đã học dưới một cách nhìn thế giới Thực vật từ góc độ ý nghĩa của nó trong thiên nhiên như: góp phần điều hoà khí hậu, làm giảm

ô nhiễm môi trường đo con người gây ra, bảo vệ đất, chống xói mòn, góp

phần hạn chế ngập lụt, hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngắm, là nơi ở và sinh sản của động vật, cung cấp thức ăn cho động vật Đông thời thực vat có vai

trò to lớn trong đời sống con người

Chương X - “Vi khuẩn, Nấm, Dia y” giúp học sinh nghiên cứu đặc điểm hình thái cấu tạo của Vị khuẩn, Nấm, Địa y và vai trò của chúng

trong thiên nhiên cũng như trong đời sống con người Trong chương này, sách giáo khoa trình bày sơ lược về hình dạng, kích thước và cấu tạo cua Vi khuẩn, Vi rút, cách đỉnh dưỡng, vai trò của chúng Nấm rất da dạng, sách giáo khoa Sinh học 6 chỉ đưa vào mốc trắng và nấm rơm Qua đó khái quát

hoá những đặc điểm sinh học cơ bản và tầm quan trọng của Nấm Hình

dạng, cấu tạo và vai trò của Địa y được nghiên cứu ở bài 51 Kết thúc chương bằng hoạt động tham quan thiên nhiên giúp cho các em có điều kiện tiếp cận với thế giới Thực vật trong tự nhiên một cách có tổ chức Tham gia hoạt động tham quan thiên nhiên, học sinh có địp sưu tầm một

số mẫu vật phục vụ cho công tác học tập, đồng thời bổ sung các kiến thức

về tài nguyên thực vật, cũng như hiện trạng của môi trường Hoạt động này góp phần to lớn trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, giáo dục

Trang 37

TOM TAT

Chương trình Sinh hoc 6 THCS phdi dam bao các định hướng cơ bản sau đây:

1 Góp phân thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học;

9 Đảm bảo sự tiếp tục bế thừa va phát triển các biến thúc uê thế giới sinh uật ở Tiểu học, đảm bảo mối quan hệ liên môn;

3 Đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, thực tiễn;

4 Chương trình uà sách giáo khoa phải thể hiện được quan điểm sinh thdi va tiến hoá; giáo dục bĩ thuật tổng hợp uà hướng nghiệp; thể hiện được phương pháp đặc thù của sinh học; đảm bảo tích hợp một số linh vue giáo dục có liên quan như giáo dục môi lrường

Chương trình Sinh học 6 bao gồm 70 tiết, trong đó có 64 tiết lí

thuyết oà thực hành, 6 tiết ôn tập uà hiểm tra Kết cấu logic nội dụng

chương trình theo thứ tự như sau:

Khái quát sơ bộ -+ nghiên cứu cụ thể các cơ quan thực uật, các nhóm thực uật — khái quát cao hơn vé su sinh san va vai tro cua thuc vat

~ Vị khuẩn, Nếm, Địa y

Sách giáo khoa Sinh học 6 được biên soạn nhằm tạo điều biện cho uiệc sử dụng các phương pháp dạy học Sinh học tích cực Trên cd sở xử lí các thông tin, lam uiệc cá nhân, nhóm, tập thể lúp dưới sự hướng dẫn của

giáo uiên, học sinh phân tích, so sánh, khái quát hoá các sự hiện, hiện

tượng chiếm lĩnh các trí thúc uề thực uật

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1 Phân tích hai chương của sách giáo khoa Bình học 6 để làm rõ định

hướng cơ bản trong việc biên soạn của chương trình và sách giáo khoa

Sinh hoc THCS

2, Phân tích khả năng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong chương trình và SGK Sinh hoc 6

3 So sánh kết cấu của chương trình, sách giáo khoa Sinh học 6 với

chương trình, sách giáo khoa thực vật trước dây (xuất bản trước

Trang 38

diểm cần lưu ý trong khi dạy học Sinh học 6 do sự khác nhau về

chương trình, khung thời gian dạy học dem lại,

Theo anh (chị), tại sao phần Vi khuẩn - Nấm - Địa y được nghiên cứu 4

ở chương X - chương cuối của chương trình Sinh học 6? Có thể xếp

chương này vào vị trí khác không? Giải thích

ð Phan tich c&u trúc của sách giáo khoa Sinh học 6 để làm rõ khả năng

đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

6 Hãy phân tích một bài nào đó có khả năng tích hợp dạy học Sinh học 6 với giáo dục môi trường Để xuất phương pháp dạy học nội dung này,

Trang 39

Chuong 3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHÁI NIỆM, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6 MỤC TIÊU

Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên có thể:

1 Nêu được hệ thống các khái niệm sinh học cơ bản trong chương trình Sinh học 6, trình bày được sự hình thành và phát triển của nó

% Trình bày được sự hình thành và phát triển các năng lực tư đuy cũng như các kĩ năng bộ môn trong mối liên quan với sự hình thành và phát triển các khái niệm sinh học

3 Lap kế hoạch thể hiện rõ việc sử dụng các phương pháp dạy học trong

việc hình thành và phát triển các khái niệm, các kĩ năng ở một số

chương của Sinh học 6 NO! DUNG

Hình thành, phát triển các khái niệm khoa học và các kĩ năng bộ môn

là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của dạy học bất kì môn học nào Hệ

thống các khái niệm, các định luật bình thành nên các học thuyết khoa học Trong chương trình các môn học, các khái niệm khoa học được hình

thành, phát triển, hoàn thiện dần đần qua các chương, thậm chí qua nhiều

khối lớp Các khái niệm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên hệ thống trì thức của một bộ môn khoa học

Người ta phân ra hệ thống mở và hệ thống đóng Hệ thống khái niệm

sinh học là hệ thống mở Người ta còn phân các khái niệm thành nhóm các khái niệm chuyên khoa và nhóm các khái niệm đại cương Các khái niệm đại cương được hình thành và phát triển qua nhiều phân môn, còn các khái niệm chuyên khoa thường chỉ phát triển trong khuôn khổ một môn học nào 41

Trang 40

đó như: thực vật học, động vật học, giải phẫu sinh lí người Sự phân chia thành các khái niệm chuyên khoa và các khái niệm sinh học đại cương chỉ

là tương đối Các khái niệm sinh học đại cương được hình thành và phát

triển trên cơ sở của các khái niệm chuyên khoa, ngược lại các khái niệm

sinh học đại cương giúp cho học sinh nhìn nhận các kiến thức chuyên khoa

một các sâu sắc, toàn diện trong một hệ thống các khái niệm khoa học về

thế giới sống

Trong chương trình Sinh học 6 (Thực vật) ở THƠS có những loại khái

niệm chuyên khoa như hình thái học, giải phẫu học thực vật, sinh ki học thực

vật, sinh thái học thực vật, phân loại học thực vật Các nhóm khái niệm này

làm cơ sở để hình thành và phát triển các khái niệm sinh học đại cương như trao đổi chất, di truyền, biến dị, sinh thái học đại cương, tiến hố

§1 SỰHÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM CHUYÊN KHOA

1 Khái niệm hinh thái học thực vật

Những kiến thức về hình dạng bên ngoài, màu sắc của tế bào thực

vật, rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt thuộc nhóm khái niệm hình thái thực vật

Do các khái niệm này gắn với một cơ quan cụ thể của thực vật nên được hình thành ngay trong một chương, thậm chí có thể được hình thành trong

một bài nào đó,

Học sinh có được những biểu tượng về đặc điểm hình thái thực vật

thông qua việc quan sát tranh vẽ, mẫu vật thật trong quá trình học tập

cũng như tiếp xúc với thiên nhiên Trong dạy học, giáo viên có thể gợi cho học sinh nhớ lại các đặc điểm này bằng cách khai thác các vốn sống

của học sinh Do vậy, đối với việc hình thành và phát triển các khái

niệm hình thái thực vật nên sử dụng phương pháp trực quan và phương pháp thực hành Các kiến thức về hình thái thực vật trong Sinh học 6

Ngày đăng: 30/05/2022, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN