1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy

61 563 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 600 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinhtế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó Ngân hàng thương mạithường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản thị phần và số lượng các ngânhàng Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển, cơchế thị trường ngày càng được hoàn thiện hơn cùng với việc nước ta hội nhậpkinh tế khu vực và thế giới thì cạnh tranh trên mọi lĩnh vực nói chung và trongngành Ngân hàng là tất yếu và ngày càng mạnh mẽ Trước yêu cầu đổi mới đóngành Ngân hàng nói chung và Chi nhánh Ngân hàng công thương Bến Thủynói riêng có nhiều cơ hội phát triển đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức.Vì vậy, hệ thống Ngân hàng cũng không ngừng đổi mới và từng bước hoàn thiệnđể đáp ứng yêu cầu mới Trong những năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu đểtrưởng thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy đã xác lập vữngchắc thị tường kinh doanh nhanh chóng chuyển hướng đầu tư và hòa nhập vớicơ chế một cách mạnh mẽ, nguồn vốn tăng trưởng nhanh các nghiệp vụ ngàycàng được hoàn thiện, hoạt động tín dụng không ngừng đổi mới phát triển Tuynhiên nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua chất lượng tíndụng vẫn còn thấp khoản nợ tồn đọng từ những năm trước chưa xử lý hết, nợquá hạn vẫn còn phát sinh Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có những biện phápnâng cao chất lượng tín dụng Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng của Chinhánh và nhận thức được tính cấp bách của vấn đề, sau thời gian thực tập vànghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy, tôi đã lựa chọn đề

tài “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thươngBến Thủy” làm chuyên đề tốt nghiệp.

Trang 2

Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề này gồm 3 chương:

Chương I: Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHCT Bến ThủyChương III: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng tạiChi nhánh NHCT Bến Thủy

CHƯƠNG I

PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1 Tổng quan về NHTM và tín dụng.

1.1.1 NHTM và hoạt động của NHTM1.1.1.1 Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinhtế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó NHTM thường chiếm tỷtrọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các Ngân hàng.

Khi nghiên cứu về NHTM các nhà kinh tế học có nhiều quan điểm khácnhau về NHTM Người thì cho rằng: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức nhậntiền gửi để cho vay” Người khác lại nhận định rằng: “Ngân hàng thương mại làtrung gian tài chính có giấy phép của chính phủ để vay tiền và mở tài khoản tiềngửi, kể cả các khoản tiền gửi có thẻ dùng séc” Sở dĩ có tình trạng trên là do hoạtđộng của Ngân hàng thương mại rất đa dạng, các thao tác trong nghiệp vụ lạiphức tạp và vấn đề này luôn biến động theo sự thay đổi chung của nền kinh tế

Theo điều 20 luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung của Quốc hội nướcCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp đượcthành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của luật để hoạt độngkinh doanh tiền tệ, là dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụngtiền gửi để cấp tín dụng, cugn ứng các dịch vụ thanh toán”.

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ toàn bộhoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tínhchất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng thương mại, ngân hàng

Trang 3

phát triển , ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hnàg hợp tác và cácloại hình ngân hàng khác”.

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ngân hàng là mộttrong những trung gian tài chính quan trọng nhất thực hiện chuyển tiết kiệmthành đầu tư, thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn và cung cấp các công cụ tàichính đa dạng cho người đầu tư và sử dụng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất vàkinh doanh phát triển kinh tế đất nước.

Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nềnkinh tế Hàng triệu cá nhân hộ gia đình và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xãhội đều gửi tiền tai Ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toànxã hội Thu nhập từ ngân hàng là thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình.Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với doanh nghiệp cá nhân, hộ giađình và một phần đối với Nhà nước Ngân hàng cung cấp tín dụng cho cácdoanh nghiệp để phục vụ mua hàng hoá, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sảnxuất, thực hiện chức năng thanh toán và tư vấn cho các doanh nghiệp Cáckhoản tín dụng Ngân hàng cho Chính Phủ là nguồn tài chính quan trọng để đầutư phát triển khi khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp chưa cao.

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM

Từ khi ra đời và phát triển các NHTM ngày càng trở nên đa năng hơn và thựchiện nhiều hoạt động hơn:

 Hoạt động huy động vốn: là hoạt động quan trọng của Ngân hàngnhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế mang lại nguồnvốn cho Ngân hàng Ngân hàng thực hiện huy động vốn từ nhiềunguồn khác nhau, bao gồm chủ yếu là các dịch vụ tài khoản: tàikhoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán Tiền gửi của khách hàng lànguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, khi một ngân hàngbắt đầu hoạt động nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửiđể giữu hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó Ngânhàng huy động tiền gửi của các doanh nghiệp tổ chức và dân cư.

Trang 4

Nguồn này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tiền của Ngânhàng Khi lượng tiền gửi không đáp ứng nhu cầu vốn trong nềnkinh tế, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ đi vay bằng cách phát hànhtrái phiếu, vay ngân hàng Nhà nước Vay NHNN nhằm giải quyếtnhu cầu cấp bách trong chi trả của Ngân hàng thương mại Trongtrường hợp thiếu hụt dự trữ bắt buộc NHTM thường vay NHNN. Hoạt động cho vay và đầu tư

Ngân hàng thương mại đầu tư vào chứng khoán với mục tiêu thanh khoản và đa dạng hoá tài sản Là hoạt động mang lại thu nhập cho ngân hàng và có thể bán đi để gia tăng ngân quỹ khi cần thiết.

Hầu hết nguồn vốn mà ngân hàng huy động được sẽ đưa vào hoạt độngtín dụng Đây là hoạt động kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Hoạt động tín dụng của ngân hàng diễn ra bao gồm haiđối tượng: một bên là Ngân hàng, một bên là các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân, ngân hàng chuyển giao tạm thời quyền sử dụng vốn cho bên đi vay và sau một khoảng thời gian nhất định theo thời gian thoả thuận bên đi vay phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng Ngân hàng còn thực hiện uỷ thác, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê.

 Các hoạt động khác:

- Dịch vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác của cùng một ngân hàng hay ở hai ngân hàng khác nhau thông qua công cụ như séc, lệnh chi

- Dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng

- Dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu

Trang 5

1.1.2 Khái niệm và các căn cứ để phân loại tín dụng1.1.2.1 Khái niệm

Để đưa ra một khái niệm rõ ràng về tín dụng thì rất khó, tùy theo từng gócđộ nghiên cứu mà chúng ta có thể xác định được khái niệm tín dụng Trong quanhệ tài chính, tín dụng có thể được hiểu theo các nghĩa sau:

- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sangchủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịchquỹ từ người cho vay sang người đi vay.

- Tín dụng còn có nghĩa là một số tiền cho vay mà các định chế tài chính cungcấp cho khách hàng.

Tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay Tuy nhiên khigắn tín dụng với chủ thể nhất định như Ngân hàng ví dụ như tín dụng ngân hàngthì chỉ bao hàm nghĩa là Ngân hàng cho vay.

Tín dụng được định nghĩa là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàntrả và có lãi Qua định nghĩa ta có thể thấy rằng trong quan hệ tín dụng ngườicho vay chỉ nhường quyền sử dụng cho người đi vay, sau một thời gian nhấtđịnh theo thoả thuận người đi vay sẽ hoàn trả lại cho người cho vay Sự hoàn trảnày không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêmdưới hình thức lợi tức

Khi xem xét tín dụng như một chức năng cơ bản của Ngân hàng thì tíndụng được hiểu như sau: Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hànghóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giaotài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận,bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vaykhi đến hạn thanh toán.

Trang 6

1.1.2.2 Các căn cứ để phân loại tín dụng

Có nhiều căn cứ để phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu củakhách hàng và mục tiêu quản lý của Ngân hàng Sau đây là một số căn cứ đểphân lọai tín dụng:

- Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

+ Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử dụngđể bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp vàcác nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đây là loại hình ít rủi ro chongân hàng vì trong một thời gian ngắn ít có những biến động xảy ra vàngân hàng luôn dự tính được những biễn động đó Nó bao gồm tín dụngchiết khấu, tín dụng thấu chi, tín dụng ứng trước, tín dụng bổ sung vốnlưu động.

+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm là loại tín dụngchủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổimới công nghệ mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới cóquy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Ngoài ra, tín dụng trung hạncòn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanhnghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập Nó bao gồm cáchình thức chủ yếu sau: tín dụng thực hiện theo dự án, tín dụng hợp vốn,tín dụng cho thuê tài chính.

+ Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn choxây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộccơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng qui mô sản xuất với qui mô lớn Loạitín dụng này thường có mức độ rủi ro cao, do khó lường trước những biếnđộng xẩy ra.

- Căn cứ vào tài sản đảm bảo:

+ Tín dụng có đảm bảo: yêu cầu Ngân hàng và khách hàng phải ký hợpđồng bảo đảm, Ngân hàng phải kiểm tra đánh giá được tình trạng của tàisản đảm bảo (quyền sở hữu, giá trị, tính thị trường, khả ănng bán…) có

Trang 7

khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảmbảo.

+ Tín dụng không cần đảm bảo: có thể chấp nhận cho khách hàng có uytín là khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi tình hình tài chính vữngmạnh.

- Căn cứ vào hình thức tài trợ:

+ Chiết khấu là việc Ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứngvới giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sởhữu một thương phiếu chưa đến hạn

+ Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết kháchhàng phải trả cả gốc và lãi theo thời gian xác định, cho vay là tài khoảnlớn nhất trong khoản mục tín dụng, cho vay thường được định lượng theohai chỉ tiêu: Doanh số cho vay trong kỳ và dư nợ cuối kỳ Dư nợ cuối kỳlà số tiền mà Ngân hàng hiện đang còn cho vay vào thời điểm cuối kỳ.+ Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộkhách hàng của mình, mặc dù không phải xuất tiền ra song ngân hàng đãcho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi Bảo lãnh được ghivào tài khoản ngoại bảng đó là giá trị Ngân hàng cam kết trả thay chokhách hàng của mình.

+ Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản cho khách hnàg thuêtheo thoả thuận nhất định Sau thời gian nhất định khách hàng phải trả cảgốc và lãi cho ngân hàng

- Căn cứ khác:

+ Theo nghành kinh tế: (tín dụng công nghiệp, nông nghiệp )+ Theo đối tượng tín dụng: (tài sản lưu động, tài sản cố định)+ Theo mục đích: (sản xuất, tiêu dùng )

Cách phân laọi này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong cấptín dụng của ngân hàng Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộngphạm vi tài trợ song vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có

Trang 8

lợi thế Cách phân laọi trên cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và sinh lợigắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạnmức và chính sách mở rộng phù hợp.

1.1.2 Vai trò của tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động củangân hàng mà còn đóng vai trò dẫn vốn trong nền kinh tế Ngân hàng là doanhnghiệp kinh doanh tiền tệ có kinh nghiệm trong việc nắm bắt thị trường và thẩmđịnh dự án đầu tư Do vậy, ngân hàng tài trợ vốn đầu tư cho các doanh nghiệpvừa đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp, ngân hàng phat huy hết khả năng vànăng lực của mình.

- Đối với ngân hàng: tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, phầnlớn nguồn vốn huy động được dùng để sử dụng vào hoạt động tín dụng Mặtkhác hoạt động tín dụng mang lại nguốn thu nhập chủ yếu cho NHTM, vì vậyhoạt động tín dụng có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển đối với ngânhàng Nó cũng là cơ sở quan trọng để NHTM phát triển các hoạt động khác như:hoạt động huy động vốn, mua bán các giấy tờ có giá, dịch vị thanh toán và cácdịch vụ khác…

- Đối với khách hàng: Trong nền kinh tế nhu cầu vốn đối với các doanhnghiệp là rất lớn Tín dụng ngân hàng có sự đáp ứng tối ưu về nhu cầu vốn cả vềđộ lớn và kịp thời cho hoạt động kinh doanh Để cạnh tranh tốt trong thươngtrường hiện nay các doanh nghiệp cần có sự nhạy bén nắm bắt thị trường để đưara mục tiêu sản xuất cái gì cho ai, ai là đối tượng khách hàng của họ vốn bây giờtrở thành vấn đề sống còn đói với doanh nghiệp và tín dụng ngân hàng trở thànhmột lực đẩy cần thiết cho các doanh nghiệp.

- Đối với nền kinh tế: hoạt động tín dụng tạo ra thu nhập chủ yếu chongân hàng, tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước.

Tín dụng ngân hàng là côgn cụ để Nhà nước điều tiết khối lượng tiền tệ tronglưu thông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế ngân hàng là chủ thể củacugn tiền tệ đó là chức năng tạo tiền của ngân hàng.

Trang 9

1.1.2.1 Tín dụng ngân hàng góp phần mở rộng sản xuất và đầu tư pháttriển

Không một Doanh nghiệp nào không vay vốn Ngân hàng nếu Doanhnghiệp đó muốn tồn tại vững chắc trên thương trường Trong quá trình hoạtđộng, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính chocác hoạt động sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo đủ vốn cho các dự ánmở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của Doanh nghiệp Hơn nữa trong nền kinh tế thịtrường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay các Doanh nghiệp cần phải mởrộng sản xuất, đổi mới công nghệ làm cho năng lực sản xuất kinh doanh tăng lênsản phẩm sản xuất ra đa dạng về mẫu mã chủng loại phong phú về chất lượngphù hợp với sự phát triển xã hội Để làm được điều đó Doanh nghiệp cần đếnvốn tín dụng của Ngân hàng.

Khi dự án thành công sẽ tạo nên khôgn gian đầu tư rộng lớn, có sức hấpdẫn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho người laođộng, thúc đẩy sản xuất phát triển, làm tăng thu nhập của doanh nghiệp, tăngnguồn thu ngân sách thông qua thuế làm sôi động khả năng cạnh tranh cùgn pháttriển trong nền kinh tế thị trường Bản thân ngân hàng có điều kiện phát triển mởrộng thị trường vốn.

1.1.2.2 Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tích tụ tập trung vốn nhàn rỗi trongxã hội

Ngân hàng là “cầu nối” giữa người có vốn dư thừa và người cần vốnthông qua viêc huy động các khoản vốn nhàn rỗi trong xã hôi hình thành nênquỹ cho vay rồi đem cho vay trong nền kinh tế Chính nhờ có hoạt động tín dụngmà các chủ thể thặng dư vốn có cơ hội tiết kiệm khoản vốn của mình đồng thờicòn tạo thu nhập từ thu lãi.

Thông qua hoạt động tín dụng, Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu về vốn chonền kinh tế, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế từ nơi thừa đến nơi thiếu.

NHTM tập trung một số lớn nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để hìnhthành quỹ cho vay hay nguồn vốn tín dụng Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi,

Trang 10

nhàn rỗi có kỳ hạn hay lâu dài được tập trung vào ngân hàng bằng cơ chế lãisuất khac nhau Đây là quá trình phân phối lại vốn tiền tệ theo các nguyên tắc tíndụng và các quy định của pháp luật về tín dụng hiện hành.

1.1.2.3 Tín dụng thúc đẩy mở rộng xuất nhập khẩu và quan hệ đối ngoại

Hiện nay nền kinh tế mở cửa, nền kinh tế nước ta cũng hòa nhập cùng vớisự phát triển kinh tế của khu vực và trên thế giới Tín dụng ngân hàng là cầu nốinền kinh tế giữa các quốc gia qua việc hỗ trợ cho vay đầu tư của các nước pháttriển vào các nước đang phát triển.

Mặt khác, nhờ có tín dụng mà các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nhập khẩumáy móc và dây chuyền công nghệ nước ngoài làm cho năng lực sản xuất tănglên, sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp có thể cạnh tranh trên thị trường quốctế thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

1.1.2.4 Tín dụng đảm bảo kinh tế phat triển theo chiều sâu, thúc đẩy sựchuyển dịch kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Nền kinh tế càng phát triển, hàng hoá được sản xuất càng nhiều thì nhucầu của con người không ngừng nâng cao Một doanh nghiệp muốn phát triểnphải tìm mọi khả năng thoả mãn những nhu cầu đó Cũng có nghĩa Doanhnghiệp phải khôgn ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm và muốn vậydoanh nghiệp phải có vốn Nguồn vốn ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn tạm thờitrong doanh nghiệp, vốn trung dài hạn giúp doanh nghiệp mua sắm dây chuyềnsản xuất hiện đại, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng…Công nghiệp hoá không chỉđơn giản là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong nền kinh tếmà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới cơ bản về côngnghệ tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bền của toàn bộnền kinh tế quốc dân Nội dung giai đoạn đầu của tiến trình CNH – HĐH là tậptrung vốn đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nângcao trình độ công nghệ, máy móc chuyển dịch nền kinh tế, phát triển sản xuấttrong nước theo cả chiều rộng và chiều sâu Như vậy trong điều kiện kinh tế như

Trang 11

hiện nay cũng như thời gian tới tín dụng của NHTM vẫn đóng vai trò quyết địnhtrong giai đoạn đầu thực hiện CNH – HĐH.

1.2 Chất lượng tín dụng.

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là vấn đề mà tất cả các ngân hàng phải quan tâm, cácrủi ro tín dụng nếu xẩy ra thì sẽ tác động xấu đến uy tín của ngân hàng và nguycơ đó sẽ hoạt động kém hiểu quả trong tương lai là đương nhiên, thậm chí đedoạ sự tồn tại của NHTM và cả hệ thống ngân hàng nếu rủi ro đó bản thân ngânhàng không thể xử lý được

Chất lượng tín dụng trước tiên là sự an toàn và hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng, phải được thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận gia tăng, dưnợ ngày càng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo đúng quy định và hợp lý Chấtlượng tín dụng thể hiện khả năng thu hồi đầy đủ đúng hạn cả vốn gốc và lãi theodự định, hiệu quả và khả năng thu hồi nợ càng lớn thì chất lượng tín dụng càngcao.

Chất lượng tín dụng còn là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng, lãisuất hợp lý, thủ tục đơn giản thu hút được khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúngnguyên tắc và quy định của tín dụng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngânhàng.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

Đối với mỗi Ngân hàng thương mại hoạt động tín dụng đóng vai trò quantrọng trong hoạt động kinh doanh của mình Nó mang lại thu nhập phần lớn chocác Ngân hàng, ngoài ra nó thúc đẩy mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh,tăng quy mô nguồn vốn huy động Chính vì vậy mà chất lượng tín dụng rất đượccác Ngân hàng quan tâm, không có một chỉ tiêu tổng hợp nào có thể phản ánhnó một cách chính xác mà các Ngân hàng thường phân tích tổng hợp tất cả cácchỉ tiêu để từ đó đưa ra kết luận về chất lượng tín dụng Sau đây là một số chỉtiêu cơ bản hay được sử dụng:

Trang 12

1.2.2.1 Chỉ tiêu thu nhâp từ hoạt động tín dụng

Theo thống kê thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng 90% trongtổng thu nhập của các Ngân hàng Chỉ tiêu này sẽ chỉ ra rằng trong tổng thunhập thì thu nhập từ hoạt động tín dụng đóng góp bao nhiêu và chất lượng hoạtđộng tín dụng ngân hàng không thể nói là cao nếu lợi nhuận do hoạt động nàymang lại thấp Khi tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhậpcao và tăng trưởng qua từng năm thì có thể nói hoạt động tín dụng dần đượcnâng cao Song chỉ có chỉ tiêu này chúng ta chưa thể đánh giá được chất lượngtín dụng của Ngân hàng là tốt hay xấu mà phải kết hợp với các chỉ tiêu khác.

1.2.2.2 Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn

Khi quyết định tài trợ vốn cho khách hàng, Ngân hàng luôn quan tâm tớikhả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng Đến hạn trả nợ nếu người vay khôngtrả được và không được gia hạn thì khoản vay này sẽ chuyển sang nợ quá hạn,Ngân hàng sẽ gạp khó khăn trong việc phân phối luồng vốn vào ra Ngân hàngphải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán cho hoạt động huy động vốn.

Chúng ta có thể đánh giá nợ quá hạn như sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn ≤ 3% có thể nói mức độ an toàn của Ngân hàng tươngđối cao

- Tỷ lệ nợ quá hạn 3 – 5% được coi là bình thường

- Tỷ lệ nợ quá hạn ≥ 5% hoạt đọng Ngân hàng chứa nhiều rủi ro, đặc biệt tỷlệ ≥ 7% châtd lượng tín dụng Ngân hàng được đánh giá là yếu kém.

Trang 13

Để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng có thể kết hợp chỉ tiêu Nợkhó đòi / Nợ quá hạn

Dư nợ khó đòiTỷ lệ nợ quá hạn không =

Có khả năng thu hồi Dư nợ quá hạn

Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là những khoản nợ mà người vay hầunhư không thể trả được cho Ngân hàng, nguyên nhân là do khách hàng vay vốnvề kinh doanh nhưng bị thua lỗ dẫn đến phá sản và không có khả năng hoàntrảcho ngân hàng hoặc cũgn có trường hợp khách hàng lừa đảo.

1.2.2.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho biết Ngân hàng thu hồi nợ của kháchhàng nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luânchuyển nhanh tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh và lưu thônghàng hoá Hệ số này càng tăng thì phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng tốt,chất lượng tín dụng cao tuy nhiên cũng cần xét yếu tố quan trọng là tổng dư nợ,khi tổng dư nợ thấp sẽ làm vòng quay vốn tín dụng lớn nhưng không phản ánhchất lượng tín dụng của khoản tín dụng cao vì thực tế đã thể hiện khả năng chovay kém của Ngân hàng.

Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng =

Tổng dư nợ

Ngoài ra các chỉ tiêu về mặt định tính được coi là tót khi khả năng đáp ứng kịpthời và đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp lý của khách hàng Để thực hiện được điềunày ngân hàng cần có hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, đội ngũ cán bộ tíndụng nhanh nhẹn, đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng chính xác CÁN bộ

Trang 14

tín dụng cần phải tuân thủ một số nguyên tắc tín dụng để nhìn nhận khách hàngmột cách đầy đủ và khái quát nhất từ đó có thể quyết định cho khách hàng vaybao nhiêu, thời gian bao lâu Mặc dù đánh giá chất lượng quản lý của một kháchhàng là rất khó nhưng lại rất quan trọng, bên cạnh đó để thành công trong hoạtđộng tín dụng thì uy tín của ngân hàng cũng là yếu tố quan trọng Để đánh giáchính xác chất lượng tín dụng chúng ta cần phân tích kết hợp các chỉ tiêu trên.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng1.2.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng

Nhân tố thuộc về Ngân hàng là các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng, bao gồm các nhân tố sau:

- Chính sách tín dụng của Ngân hàng

Mỗi Ngân hàng sẽ lập ra chính sách tín dụng riêng cho từng thời kỳ, nó trởthành hưỡng dẫn chung cho cán bộ tín dụng trong Ngân hàng tạo sự thống nhấtchung cho hoạt động tín dụng Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quymô, tính chất của các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụngcủa Ngân hàng, nó phụ thuộc váo mục tiêu của bản thân Ngân hàng cũng nhưchính sách của Chính phủ và các cơ quan quản lý Như vậy chính sách tín dụngbao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến tín dụng, một chính sách tín dụng đúngđắn linh hoạt phù hợp với từng thời kỳ sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụngcủa Ngân hàng.

-Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Khi đi vào hoạt động kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp hay Ngân hàng nàocũng phải lập ra chiến lược kinh doanh của mình nhằm hướng đến mục tiêu antoàn, hiệu quả và phát triển Đưa ra được chiến lược kinh doanh đúng đắn hiệuquả giúp cho Ngân hàng có hướng đi đúng thich ứng một cách nhanh nhấtnhững biến đổi trong môi trường kinh doanh Ngược lại nếu chiến lược kinhdoanh không hiệu quả nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung cũng như hoạtđộng tín dụng của Ngân hàng.

- Công tác thu thập, xử lý thông tin của Ngân hàng.

Trang 15

Công tác thu thập, xử lý thông tin được coi là bước quan trọng quyết định chấtlượng của phân tích tín dụng Ngân hàng trước khi cấp tín dụng phải tiến hànhthu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm năng lực sử dụngvốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân quỹ, quyền sở hữucác tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người vay Nhữngthông tin thu thập được chính xác có độ tin cậy cao sẽ giúp cho hoạt động tíndụng giảm bớt rủi ro từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Hiệu quả công tác thẩm định dự án

Để đi đến quyết định cho vay cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tich, thẩmđịnh dự án mà khách hàng mang đến để xin vay, phân tích tình hình tài chính,dòng tiền của dự án khả năng thu lợi nhuận của dự án Thẩm định xem xét mộtcách toàn diện các mặt của dự án từ đó quyết định khách hàng có đủ điều kiệnđược vay vốn hay không Thực hiện tốt công tác này giúp Ngân hàng loại bỏđược các dự án không khả thi, giảm rủi ro cho hoạt động tín dụng của Ngânhàng Vì công tác này quan trọng và đi đến quyết định cấp vốn nên đòi hỏinhững nhân viên thẩm định có trình độ chuyên môn cao.

- Trình độ cán bộ tín dụng.

Tất cả những nhân tố nêu lên ở trên được thực hiện tốt phụ thuộc vào trình độcủa cán bộ tín dụng, trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò quan trọng trong toànbộ các bước của hoạt động tín dụng Nếu đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ sẽđưa ra chính sách hợp lý, phương hướng phát triển phù hợp từ đó giúp ngânhàng có nhũng khoản tài trợ với chất lượng cao.

1.2.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng.

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của Ngân hàng để tiến hành cáchoạt động sản xuất kinh doanh, việc ngân hàng có thu hồi được khoản cho vayhay không phụ thuộc vào khách hàng, vì vậy nhân tố khách hàng ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng Khi đến Ngân hàng xin vay vốn khách hàng phải đáp ứngcác điều kiện tín dụng của ngân hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện đó thểhiện ở những mặt sau:

Trang 16

- Năng lực quản lý của khách hàng

Bất kỳ một Doanh nghiệp nào cũng có bộ máy quản lý mọi hoạt động củaDoanh nghiệp Bộ máy quản lý của doanh nghiệp thực hiện quản lý kinhdoanh chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quảmang lai lợi nhuận cao, tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng

Năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện qua nguồn vốn tự có và tỷtrọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn Nó còn được thể hiện ở khả năngthanh toán của khách hàng, khi khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh sẽđảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng Như vậy năng lực tái chính củakhách hàng càng lớn sẽ góp phần nâng cao chất lượng tài chính cho Ngânhàng.

- Tính khả thi dự án của khách hàng

Khi cấp tín dụng ngân hàng luôn phải xem xét tính khả thi của dự án màkhách hàng vay vốn đầu tư vào đó Dự án đó phải được xây dựng đúng quytrình, tính toán chính xác lôgic, mang lại tính khả thi cao ngược lại khi dự ánkhông có tính khả thi ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng sẽkhông cấp vốn.

Ngoài ra, yếu tố chủ quan của khách hàng cũng ảnh hưởng tới chất lượng tíndụng đó là vấn đề rủi ro đạo đức, khi khách hàng sử dụng vốn không đúngmục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán hay khách hàng cố tình không trảcho Ngân hàng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

1.2.3.3 Nhân tố về môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế coa ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh củaNgân hàng Khi môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh các chủ thể tham giatrong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn thúc đẩy mở rộng hoạt động kinhdoanh, nhu cầu về vốn lớn làm tăng quy mô dư nợ cho Ngân hàng và hoạt độngcó hiệu quả khả năng thanh toán cho Ngân hàng cao hơn, chất lượng tín dụngđược nâng cao Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển sẽ có những biến động bất

Trang 17

ngờ về lãi suất, lạm phát vì vậy Ngân hàng phải có khả năng dự báo và thíchứng nhanh khi có biến động xảy ra.

1.2.3.4 Nhân tố môi trường pháp lý

Bất kỳ một tổ chức nào tham gia hoạt động trong nền kinh tế cũng phảituân thủ các quy định của Nhà nước Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộthống nhất giúp cho các chủ thể kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng hoạtđộng dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh Nhà nước đưa ra chínhsách vĩ mô nhằm ổn định tình hình chính trị - xã hội từ đó các tổ chức kinh tếyên tâm mở rộng đầu tư sản xuất các Ngân hàng mạnh dạn đầu tư vào các dự ánnhằm thu được lơi nhuận cao.

Ngoài những quy định của Nhà nước thì các chính sách quy định củaNgân hàng Nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng và ảnhhưởng tới chất lượng tín dụng.

Trang 18

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNHNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY

2.1 Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng C ông thương Bến Thủy

2.1.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy

Chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) Bến Thuỷ từ một phòng giaodịch trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An, được nâng cấptrực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1995, theo quyếtđịnh số 439/ NHCT – TCCB ngày 17/12/1994 Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ cótrụ sở tại 229 Lê Duẩn – Thành Phố Vinh - Nghệ An

Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại ra đời trong trong bối cảnh nềnkinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trườngcó sự quản lý của nhà nước, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, địabàn hẹp, mức độ cạnh tranh ngày càng cao Tuy vậy nhờ sự nỗ lực phấn đấu đểtrưởng thành đến nay NHCT Bến Thuỷ đã xác lập vững chắc thị trường kinhdoanh, áp dụng chính sách khách hàng linh hoạt đảm bảo giữ vững được kháchhàng truyền thống và nâng cao chất lượng các sản phẩm Ngân hàng truyềnthống như: tiền gửi, tiền vay, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, thu chi hộ, bảolãnh… Đến nay số khách hàng đặt quan hệ giao dịch ngày một đông thể hiệnđược uy tín và vị thế của Chi nhánh một cách rõ rệt Góp phần vào sự phát triểncủa Ngân hàng Công thương Việt Nam, ngành Ngân hàng và công cuộc pháttriển kinh tế Nghệ An và cả nước theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, theo đó chức năng chủ yếu và quan trọng của Chinhánh Ngân hàng Công thương là huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và cácthành phần kinh tế để cho vay và thực hiện các dịch vụ của Ngân hàng.Cùng vớichức năng đó Chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ:

Trang 19

 Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp dân cưtrên địa bàn qua các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tài khoản vãng lai…

 Đầu tư và cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay tài trợ uỷ thác, bảolãnh…đối với doanh nghiệp và dân cư.

 Tư vấn về lĩnh vực tài chính tiền tệ. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.

Trang 20

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý

Giám đốc

P KH cá

nhân P KH Doanh nghiệp

P Kế toán

P Ngân quỹ

BP HĐ

Vốn B.Phận.T hợp B.Phận TD

BP.Tiền lương

Số 01 Số 02QTK Số 05QTK QTKSố 06 QTKSố 07 BP Tíndụng QTKSố 16 BP Kế toán

Trang 21

Bộ máy tổ chức hoạt động của đơn vị được tổ chức thành Ban Giámđốc và 8 phòng ban chức năng.

Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 phó Giám đốc giúp việc Giámđốc.

 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các kháchhàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩmquyền quyết định theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 22

 Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tíndụng khác;

 Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và cáchình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàngCông thương Việt Nam;

 Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấulại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;

 Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ,kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký

 Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảotheo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quảnlý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của Chi nhánhvà Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tàichính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

 Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quytrình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốcchi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.

 Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy trình hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

2.3.1.2 Phòng khách hàng cá nhân

Chức năng

Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch vớikhách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiệncác nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 23

với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương ViệtNam, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụngân hàng cho các khách hàng cá nhân.

Nhiệm vụ

 Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cánhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thươngViệt Nam

 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho kháchhàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam: Tíndụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ,dịch vụ ngân hàng điện tử , làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của Ngânhàng Công thương Việt Nam đến các khách hàng cá nhân, nghiên cưú đưa racác đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩmdịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.

 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các kháchhàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩmquyền quyết định theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:

 Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tíndụng khác;

 Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và cáchình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của Ngân hàngCông thương Việt Nam;

 Đưa ra các đề xuất chấp thuận/ từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấulại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;

 Kiểm tra giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng.Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ,kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 24

 Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc Tìm biện pháp thu hồikhoản cho vay này.

 Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảotheo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng quảnlý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh vàNgân hàng Công thương Việt Nam.

 Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tàichính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹtiết kiệm, điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngânhàng cho các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch; kiểm tra giám sát các hoạt độngcủa Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của Điểmgiao dịch, Quỹ tiết kiệm.

 Thực hiện Nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểmkhác theo hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quytrình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giámđốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên giải quyết.

 Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy trình hiện hành. Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 25

2.1.3.3 Phòng kế toán

Chức năng

Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với kháchhàng; các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chitiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đếnnghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch Quản lý và chịu tráchnhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từnggiao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng Công thươngViệt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sảnphẩm của Ngân hàng.

Nhiệm vụ

 Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịchtrên máy: Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; nhận các dữliệu/ tham số mới nhất từ Ngân hàng Công thương Việt Nam; thiết lập thôngsố đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện giao dịch.

 Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: Mở, đóng các tài khoản ( ngoại tệ và VND); Thực hiện các giao dịch gửi/ rút tiền từ tài khoản;

 Bán séc, ấn chỉ thường cho khách hàng theo quy định;

 Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ tiền mặt, thanh toán vàchuyển tiền VND; chuyển tiền ngoại tệ;

 Thực hiện các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc du lịch,séc bảo chi, séc chuyển khoản, nhờ thu phi thương mại ;

 Thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, thu lãi, xoá nợ ;

 Thực hiện nghiệp vụ thấu chi ( theo hạn mức được cấp), chiết khấuchứng từ có giá theo quy định;

 Kiểm tra tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các dịch vụngân hàng, kiểm tra tính lãi ( lãi cho vay, lãi huy động);

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 26

 Cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác ( bảo quản giấy tờ có giá, chothuê tủ két );

 Hạch toán các khoản mua, bán ngoại tệ bằng chuyển khoản trên cơsở các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước,Ngân hàng Công thương Việt Nam, do bộ phận kinh doanh ngoại tệ chuyểnsang ( có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền).

 Thực hiện kiểm soát sau:

 Kiểm soát tất cả các bút toán tạo mới và các bút toán điều chỉnh( bao gồm các bút toán tạo tự động trong các module nghiệp vụ thuộc hệthống INCAS và tạo tay trực tiếp trong BDS của GL);

 Thực hiện việc tra soát tài khoản điều chuyển vốn ( ngoại tệ vàVND) với trụ sở chính; tra soát với Ngân hàng ngoài hệ thống điện chuyểntiền giao dịch của doanh nghiệp và cá nhân;

 Kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán;

 Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầytheo thẩm quyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê các giao dịchtrong ngày, đối chiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giaodịch viên theo quy định;

 Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điệntử, thanh toán liên ngân hàng.

 Quản lý thông tin:

 Duy trì, quản lý hồ sơ thông tin khách hàng;

 Quản lý mẫu dấu chữ ký của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Quản lý séc và giấy tờ có giá, các ấn chỉ quan trọng, các chứng từgốc của các Giao dịch viên và toàn chi nhánh.

 Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày ( Quỹ tiền mặt của các Giao dịchviên); thực hiện việc kiểm soát, đối chiuế tiền mặt hàng ngày với Phòng Tiền

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 27

tệ kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Côngthương Việt Nam.

 Lưu giữ chứng từ của các bộ phận nghiệp vụ, số liệu theo quy địnhhiện hành của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Thực hiện quản lý các giao dịch nội bộ, chi trả lương và các khoảnthu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng.

 Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết địnhmức trích lập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của Ngân hàng Côngthương Việt Nam.

 Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, côngcụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của chi nhánh Phối kết hợp với PhòngTổ chức hành chính lập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định, xâydựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chi nhánh.

 Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành.

 Lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chitiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh trình Giám đốc chinhánh quyết định.

 Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kếhoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định củaNhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam phù hợp với mục tiêu pháttriển kinh doanh của Chi nhánh.

 Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoảnnộp ngân sách khác theo quy định; là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế,tài chính.

 Làm báo cáo đinh kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Ngân hàngNhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam.

 Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng.

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 28

 Làm công tác khác do Giám đốc giao.

2.1.3.4 Phòng ngân quỹ:

Có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt, ứng và thu tiềncho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiềnmặt cho các doanh nghiệp có khoản thu chi tiền mặt lớn.

2.1.3.5 Tổ quản lý rủi ro:

Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh,quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ cácgiới hạn tín dụng cho khách hàng Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng,dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng Thực hiện chức năng giám sát, quảnlý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT ViệtNam.

Chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (baogồm nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); tài sản đảm bảo nợvay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiềnvay Theo dõi, thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

2.1.3.6 Phòng tổ chức hành chính:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chinhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của NHCTViệt Nam Thực hiện công tác quản trị văn phòng phục vụ hoạt động kinhdoanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh toàn Chi nhánh.

2.1.3.7 Tổ kinh doanh xuất nhập khẩu:

- Thực hiện nhiệm vụ về thanh toán xuất nhập khẩu

- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi) thanh toánquốc tế trực tiếp theo quy định.

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đếnthanh toán quốc tế.

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 29

- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản kháchhàng nước ngoài.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tintheo quy định.

- Làm dịch vụ tin học.

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tạiChi nhánh Bảo trì, sửa chữa máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệthống mạng, máy tính của Chi nhánh.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao.

2.1.4 Sản phẩm của Chi nhánh

 Cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng đồng việt nam và ngoại tệ: chovay thông thường, cho vay tài trợ theo dự án, cho vay đồng tài trợ, chiết khấucác giấy tờ, chứng từ có giá…

 Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

 Gửi tiết kiệm tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương là một trongnhững phương thức đầu tư hiệu quả của bạn Do có thời gian hoạt động lâunăm, giao dịch tận tình nên Chi nhánh đã trở thành một địa chỉ quen thuộcđối với dân cư

 Giao dịch qua tài khoản thể hiện sự văn minh, thuận tiện và giảmthiểu rủi ro của việc thanh toán bằng tiền mặt Tài khoản tiền gửi thanh toán

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Trang 30

tại Chi nhánh là tiền đề cho bạn sử dụng nhiều hình thức sản phẩm dịch vụngân hàng hiện đại khác.

Dịch vụ trả lương qua tài khoản tại Chi nhánh giúp doanh nghiệp giànhmọi nguồn lực tốt nhất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Thànhcông của doanh nghiệp là sự tự hào của Chi nhánh.

 Dịch vụ đổi tiền: Cung cấp cho các hộ kinh doanh cá thể, cá nhândịch vụ đổi tiền nhanh chóng, thuận lợi

 Kiều hối: đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng đang sinh sống vàlàm việc tại nước ngoài, có nhu cầu chuyển tiền về nước cho người thân,“chọn Chi nhánh Ngân hangCông thương Bến Thuỷ vì sự an toàn và tínhhiệu quả cao của dịch vụ kiều hối mà ngân hàng sẽ đem lại cho bạn”.

 Bảo lãnh bằng đồng việt nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khácnhau cho các cá nhân trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêudùng … với uy tín hàng đầu và chất lượng nổi trội.

Các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh không ngừng đa dạng hoá theochiều hướng hoàn thiện và phát huy dịch vụ truyền thống kết hợp với các dịchvụ hiện đại mang lại cho khách hàng không những hiệu quả cao về tài chínhmà còn cả sự yên tâm tuyệt đối.

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

Ngày đăng: 28/11/2012, 13:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHCT Bến - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
Bảng 2.1 Bảng kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHCT Bến (Trang 33)
Bảng 2.2: Bảng kết quả dư nợ cho vay tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ (Đơn vị:triệu đồng) - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
Bảng 2.2 Bảng kết quả dư nợ cho vay tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ (Đơn vị:triệu đồng) (Trang 35)
Trong mấy năm qua Chi nhánh liên tục có lãi, thể hiện qua bảng sau: - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
rong mấy năm qua Chi nhánh liên tục có lãi, thể hiện qua bảng sau: (Trang 38)
Bảng 2.4 : Bảng tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
Bảng 2.4 Bảng tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh (Trang 39)
Bảng 2.6: Phân theo chất lượng tín dụng - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
Bảng 2.6 Phân theo chất lượng tín dụng (Trang 42)
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Bến Thủy - Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Bến Thủy (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w