Tình hình hoạt động tín dụng (cho vay) của Chi Nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 38 - 43)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng là hoạt động kinh doanh thương mại đặc biệt, trong đó hàng hóa kinh doanh là Tiền. Ngân hàng là

trung gian giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, người thừa vốn đến gửi tiết kiệm tại Ngân hàng để hưởng lãi suất, người thiếu vốn đến vay Ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Chênh lệch lãi suất cho vay – lãi suất huy động là cơ sở hình thành nên phần lớn lợi nhuận của Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn bán các sản phẩm dịch vụ khác như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dihj vụ ngân quỹ, két sắt.... Tuy nhiên theo thống kê cho thấy phần lớn lợi nhuận của Ngân hàng thương mại là nhờ nghiệp vụ tín dụng, chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy đã lấy hiệu quả an toàn là mục tiêu hàng đầu cho hoạt động tín dụng và Chi nhánh đã đạt được kết qua sau:

Bảng 2.4 : Bảng tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng trưởng 2006/2005 (%) tốc độ tăng trưởng 2007/2006 (%) I. Doanh số cho vay 567.896 444.111 580.235 78,2 130,7

Ngắn hạn 291.026 331.872 334.125 114 100,7

Trung – dài hạn 276.870 112.239 246.110 40,5 219,3 II. Doanh số thu nợ 383.570 430.710 567.372 112,3 131,7

Ngắn hạn 313.802 373.060 458.130 118,9 122,8

Trung - Dài hạn 69.768 57.650 109.242 82,6 189,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh năm 2007)

Doanh số cho vay: năm 2005 đạt 567.896 triệu đồng, năm 2006 đạt 444.111 triệu đồng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 78,2% do năm 2005 Chi nhánh đầu tư cho vay đồng tài trợ dự án xây dựng Nhà máy xi măng Sông Gianh - Quảng Bình. Đến 31/12/2007 doanh số cho vay đạt tới 580.235 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng so với 2006 là 130,7% . Như vậy nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương theo hướng CNH –

HĐH, chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp và các nghành trực tiếp sản xuất của cải vật chất cho Xã hội, hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực sản xuất như: Nhà máy chè Nghệ An, Nhà máy đường Sôgn Lam... Doanh số thu nợ ngày càng tăng: năm 2005 doanh số thu nợ đạt 383.570 triệu đồng, năm 2006 đạt 430.710 tăng so với 2005 112,3%, năm 2007 đạt 567.372 triệu đồng tốc độ tăng trưởng 131,7% so với 2006. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng, rút dư nợ tại những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, công nợ lớn, nợ phải thu phải trả cao để chuyển hướng cho vay những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để đảm bảo an toàn hiệu quả việc sử dụng vốn.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ về doanh số cho vay trong năm 2007

58%

42% Ngắn hạn

Trung- dài hạn

Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng doanh số cho vay trong ngắn hạn chiếm 58% , còn cho vay Trung - dài hạn chiếm 42% trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh. Điều đó chứng tỏ rằng hoạt động cho vay tại Chi nhánh trong ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn là trung – dài hạn (16%).

Bảng 2.5: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ cho vay 688.374 100 775.000 100 845.000 100 Quốc doanh 578.234 84 542.500 70 608.400 72 Ngoài quốc doanh 110.140 16 232.500 30 236.600 28

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh năm 2007)

Biểu đồ 2: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Dư nợ tín dụng tăng trưởng nhanh, cơ cấu tín dụng được thay đổi phù hợp với yêu cầu mới.

+ Khối lượng dư nợ cho vay lĩnh vực Kinh tế quốc doanh năm 2005 là 578.234 triệu đồng chiếm 84% tổng dư nợ, năm 2006 đạt 542.500 triệu đồng chiếm 70% tổng dư nợ.

Sinh viên: Đặng Thị Hiền – Lớp TCDN 46Q

578.234110.14 110.14 542.5 232.5 608.4 236.6 0 100 200 300 400 500 600 700 2005 2006 2007 Qu?c doanh Ngoài qu?c doanh

+ Năm 2006 dư nợ cho vay Quốc doanh giảm do thay đổi chiến lược đầu tư của Ngân hàng công thương Việt Nam - Từ đẩy mạnh cho vay với Tổng công ty 90,91 sang cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài sản đảm.

+ Đến 31/12/2007 dư nợ cho vay Quốc doanh đã tăng lên 608.400 triệu đồng chiếm 72% tổng dư nợ cho vay. Đối với khu vực kinh tế Ngoài quốc doanh, một mặt tập trung xử lý thu hồi nợ quá hạn cũ đồng thời vẫn duy trì đầu tư cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả như: Công ty TNHH An Châu, Doanh nghiệp gương kính Bảo Việt...Dư nợ ở khu vực này có tăng nhưng chưa cao, trong điều kiện kinh tế hiện nay tỷ trọng này sẽ có những thay đổi đáng kể khi các Doanh nghiệp Nhà nước đang trong tiến trình Cổ phần hóa.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng hoạt động hiệu quả và có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn của Ngân hàng và thực hiện các dự án đầu tư với số vốn lớn.

Bảng 2.6: Phân theo chất lượng tín dụng

(Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 688.374 775.000 845.000 Nợ đủ tiêu chuẩn 686.830 760.759 830.250 Nợ xấu - Nợ quá hạn - Nợ tồn đọng 1.544 831 713 14.241 13.520 721 14.750 13.630 1.120

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh năm 2007)

Ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ năm 2005 đến 2006 tăng nhanh: 1.544 triệu đồng trong năm 2005 tăng lên 14.241 triệu đồng vào cuối năm 2006. Còn từ 2006 đến 2007 nợ xấu phát sinh ở mức thấp tăng từ 14.241 triệu đồng lên 14.750 triệu đồng năm 2007. Nợ quá hạn vẫn còn tồn tại tính đến cuối năm 2007 dư nợ 13.630 triệu đồng, nợ tồn

đọng vào các năm vẫn còn phát sinh chưa thu được cuối năm 2007 có số dư nợ tồn đọng 1.120 triệu đồng. Qua việc phân loại nợ theo chất lượng tín dụng Chi nhánh cần có các biện pháp tích cực, nhanh chóng thu hồi nợ xấu, cơ cấu lại khách hàng, đôn đốc thu hồi các khoản nợ còn tồn đọng.

Từ những thực trạng về tình hình hoạt động tín dụng trên, chúng ta chưa thể đánh giá được chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Chúng ta cần phân tích và tổng hợp một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w