Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 32 - 36)

Thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã tổ chức huy động vốn có hiệu quả khơi dậy tiềm năng vốn trong dân cư, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn Tỉnh Nghệ An kinh doanh có hiệu quả, từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển . Ngoài ra Chi nhánh còn mở rộng thêm các hình thức huy động tiền gửi và đầu tư khác nhau trong từng thời kỳ. Do đó Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ đã đạt được một số kết quả sau:

Bảng 2.1: Bảng kết quả huy động vốn của Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ (đv: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng Tăng/ Giảm Tỷ lệ % TG Tổng nguồn vốn huy động 567.000 100 629.370 100 62.370 11 Tiền gửi DN 101.000 18 119.580 19 18.580 18,4 Tiền gửi tiết kiệm 383.000 68 437.412 69,5 54.412 14,2 Phát hành kỳ phiếu 83.000 15 72.378 11,5 -10.622 -12,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh năm 2007)

Qua bảng kết qủa huy động vốn ta thấy Nguồn vốn Chi nhánh huy động được ngày càng tăng. Đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động đạt 629.370 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 62.370 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng 11%. Chứng tỏ Chi nhánh đã và đang tích cực phát huy huy động nguồn vốn tiềm năng trên địa bàn Tỉnh Nghệ an. Trong đó:

+ Nguồn tiền gửi của các Doanh nghiệp 119.580 triệu đồng chiếm 19% trong tổng nguồn vốn, tăng 18,4% so với năm 2006

+ Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư 437.412 triệu đồng chiếm 69,5%, tăng 14,2% so với năm 2006.

+ Nguồn huy động từ phát hành trái phiếu 72.378 triệu đồng chiếm 11,5% trong tổng nguồn vốn.

Như vậy, Nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (69,5%), nguồn tiền gửi của các Doanh nghiệp có tăng

so với năm 2006 là 18,4% nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp (19%), nguồn huy động từ phát hành trái phiếu ngày càng giảm, giảm 12,8%.

Kết quả huy động vốn đạt được trong hai năm qua là sự nỗ lực phấn đấu của Chi nhánh, bằng việc phát huy ưu thế và triển khai nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hấp dẫn như: huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi…Giữ vững và duy trì quan hệ giao dịch với nhiều doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn có hoạt động thanh toán thường xuyên như Công ty Hợp tác Kinh tế Bộ Quốc phòng, Điện lực Nghệ An...Ngoài ra, Chi nhánh còn đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, đổi mới phong cách giao dịch vv…góp phần thu hút nhiều nguồn tiền gửi của các tổ chứ kinh tế xã hội và cá nhân khác trên địa bàn. Vì vậy, Chi nhánh đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao và tăng so với năm 2006

.2.2.3. Hoạt động cho vay nền kinh tế:

Về hoạt động cho vay nền kinh tế, Chi nhánh đã tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu, hiệu quả tín dụng đối với các ngành, thành phần kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại khách hàng, đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp có tài sản đảm bảo.

Bảng 2.2: Bảng kết quả dư nợ cho vay tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ (Đơn vị:triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2007/2006 Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tăng/ Giảm Tỷ lệ % TG Tổng dư nợ cho vay 775.000 100 845.000 100 70.000 9 VNĐ 453.000 58 515.000 61 62.000 13,69 Ngoại tệ 322.000 42 330.000 39 8.000 2,5 Cho vay ngắn hạn 215.666 27,83 187.654 22,2 -28.012 -13 Cho vay trung dài

hạn 559.334 72,17 657.346 77,8 98.012 17,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh 2007)

Qua bảng trên ta thấy đến 31/12/2007 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 845.000 triệu đồng, tăng trưởng 9% so với năm 2006. Trong đó:

+ Dư nợ cho vay bằng VNĐ 515.000 triệu đồng chiếm 61% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 330.000 triệu chiếm 39% tổng dư nợ. Chi nhánh chủ yếu cho vay bằng VNĐ chiếm 61%, cho vay bằng ngoại tệ còn thấp chiếm 39%.

+ Về cơ cấu kỳ hạn, cho vay ngắn hạn 187.654 triệu đồng chiếm 22,22% tổng dư nợ, giảm 13% so với năm 2006. Cho vay dài hạn 657.346 triệu đồng chiếm 77,8% tổng dư nợ, tăng 17,5% so với năm 2006. Như vậy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần còn cho vay trung dài hạn tăng. Chứng tỏ Chi nhánh đang đầu tư vào tài sản cố định, vào đầu tư xây dựng cơ bản mà đầu tư vào kỳ hạn này mang lại rủi ro nhiều hơn cho Chi nhánh.

- Về chất lượng tín dụng: Trong thời gian qua, Chi nhánh đã tích cực nâng cao năng lực thẩm định tài chính của khách hàng, khai thác các kênh thông tin để nắm rõ thị trường, tăng cường các biện pháp quản trị và kiểm soát rủi ro, bước đầu đã thực hiện việc xác định giới hạn tín dụng theo nhóm khách hàng ngành hàng để đánh giá tổng thể rủi ro tín dụng nhờ đó giảm thiểu được những yếu tố rủi ro trong công tác tín dụng.

- Về công tác xử lý, thu hồi nợ tồn đọng: Trong thời gian qua Chi nhánh đã tập trung thu hồi được một số khoản nợ lớn như 3 tỷ đồng của Công ty dầu Thực vật Nghệ An, 3,8 tỷ đồng của Công ty xây dựng cầu 75.

- Về công tác quản lý rủi ro: Từ tháng 4/2006 Tổ quản lý rủi ro được thành lập theo mô hình mới với chức năng quản lý, giám sát các khoản nợ có vấn đề…góp phần quản lý hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Bến Thủy (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w