PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, việc hỗ trợ cho các nước đang và chậm phát triển để phát triển kinh tế - xã hội trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Các quốc gia phát triển đã có những chính sách và biện pháp hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho các nước đang và chậm phát triển, trong đó có dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Dòng vốn ODA căn bản hướng tới mục tiêu phát triển chung, nâng cao mức sống của người dân thông qua các chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, giáo dục và đào tạo, hỗ trợ cải cách hướng tới kinh tế thị trường... do vậy nó là một nguồn lực quan trọng giúp các quốc gia từng bước đi lên bắt kịp với sự phát triển của toàn thế giới. Đối với Việt Nam, càng không thể phủ nhận những tác động to lớn mà dòng vốn ODA mang lại. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia, Việt Nam đã và đang mở rộng đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế, một trong những mục tiêu chính trong chiến lược này chính là thu hút dòng vốn ODA cho phát triển kinh tế. Được đánh giá là một trong những nước thu hút và sử dụng dòng vốn ODA hiệu quả nhất, kể từ khi bắt đầu thu hút cho đến nay, Việt Nam đã đạt được số vốn cam kết cho vay lên đến hơn 70 tỷ USD trong đó đã ký kết hiệp định chính thức hơn 58 tỷ USD. Đây quả là một con số ấn tượng, chứng tỏ khả năng cũng như triển vọng phát triển của Việt Nam trong thu hút dòng vốn này. Cho đến nay, nguồn vốn ODA vẫn tiếp tục được ưu tiên sử dụng nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó, các ngành giao thông vận tải, năng lượng và công nghiệp, môi trường và phát triển đô thị chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70%), nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ... chiếm tỷ lệ khiêm tốn với hơn 20%. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, theo chiến lược phát triển của Việt Nam, hạ tầng giao thông được xác định là một trong ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải nói riêng còn nhiều yếu kém là “điểm nghẽn của sự phát triển, cần được khơi thông và tạo dựng nền tảng phát triển bền vững”. Đứng trước tình hình đó, trong bối cảnh Ngân sách còn nhiều hạn hẹp dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức được ưu tiên sử dụng do so với các nguồn vốn khác, vốn ODA đặc biệt có nhiều ưu thế. Trong thời gian gần đây, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 70% tổng giá trị các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải. Vốn ODA được cấp cho lĩnh vực giao thông vận tải chiếm tỉ lệ hơn 30%, trong khi ODA cho y tế - xã hội chỉ chiếm 4,54% và cho giáo dục, đào tạo là 3,84%. Theo Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, một số mục tiêu cụ thể đã được đặt ra gồm: Đến năm 2020 có trên 2.000 km đường bộ cao tốc; hoàn thành hơn 600 km đường Hồ Chí Minh; tốc độ bình quân chạy tàu tuyến Bắc - Nam là 80 - 90 km/h đối với tàu khách và 50 - 60 km/h đối với tàu hàng; đưa tổng năng lực các cảng hàng không đạt khoảng 100 triệu hành khách/năm; tổng công suất các cảng biển đạt khoảng 800 triệu tấn/năm vào năm 2020;... Theo ước tính của Bộ Giao thông vận tải để đạt được mục tiêu đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 1,015 triệu tỷ đồng (khoảng 48 tỷ USD), trong đó, nhu cầu phân theo các lĩnh vực lần lượt là: đường bộ khoảng 651 nghìn tỷ đồng, đường sắt khoảng 119 nghìn tỷ đồng, hàng không khoảng 101 nghìn tỷ đồng, hàng hải 68 nghìn tỷ đồng và đường thủy nội địa hơn 33 nghìn tỷ đồng. Trong đó, khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng (14 tỷ USD) sẽ huy động từ nguồn ngoài ngân sách, đặc biệt là vốn đầu tư từ nước ngoài. Như vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã giảm khi Việt Nam bước vào ngưỡng quốc gia có mức thu nhập trung bình và trần nợ công bị khống chế. Tháng 07/2017, WB đã đưa một số nước ra khỏi danh sách được hưởng vốn vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển quốc tế thuộc WB, trong đó có Việt Nam. Không chỉ có khả năng bị cắt giảm vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức từ WB, quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ khác cũng đang có những điều chỉnh nhất định về chính sách theo hướng giảm dần vốn vay ưu đãi như thay đổi cơ cấu nguồn vốn và chính sách viện trợ, phương thức hợp tác phát triển... đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận mới trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn quan trọng này. Điều này đã đặt ra nhiều thách thức và áp lực không nhỏ trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong bối cảnh hiện nay và trong những năm tới (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng ngành giao thông vận tải, đặc biệt là nguồn vốn ODA, rất được Nhà nước ta quan tâm. Mặc dù đã thu hút được lượng ODA khá lớn nhưng cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông vận tải của Việt Nam, đặc biệt là giao thông đường bộ còn rất nhiều yếu kém, bất cập. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn ODA chưa thực sự đạt được như mong muốn trong khi cơ cấu vốn ODA thay đổi theo hướng giảm dần vốn ODA không hoàn lại và tăng dần vốn ODA vay ưu đãi; một số nhà tài trợ đã mở các kênh tài trợ mới để cung cấp ODA vốn vay kém ưu đãi hơn. Điều này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi lớn: Hiệu quả sử dụng vốn ODA của ngành giao thông vận tải ở Việt Nam thời gian qua? Thành tựu đạt được? Hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục? Các giải pháp đề ra để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải trong thời gian sắp tới? Việc tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài“Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam” với mong muốn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong thời gian sắp tới, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực giao thông vận tải. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả giới hạn nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ mang hình thái vật chất (tập trung vào hệ thống cầu, đường bộ), không nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ phi vật chất và các công trình như bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác. Về thời gian: Luận án nghiên cứu số liệu giai đoạn 2010 - 2018 Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam. 4.Câu hỏi nghiên cứu (i)Quan niệm như thế nào về hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ? (ii)Tiêu chí đánh giá hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là gì? (iii)Hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố chính nào? (iv)Mức độ tác động của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam? (v)Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam? 5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến luận án Hiệu quả sử dụng vốn ODA đã được nhiều tác giả nghiên cứu làm rõ trong các đề tài luận văn, luận án, tham luận hội thảo khoa học, bài báo trên các tạp chí kinh tế, báo cáo của nhóm tư vấn, diễn văn họp thường niên của các nhà tài trợ. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là: 5.1. Nghiên cứu nước ngoài 5.1.1 Nghiên cứu nguồn gốc và sự ra đời của ODA Khởi nguồn từ Tổ chức tiền thân của OECD nhằm quản lý nguồn viện trợ của Canada và USA trong khuôn khổ kế hoạch Marshall nhằm tái thiết lại châu Âu, ODA ra đời sau chiến tranh thế giới II (1943). Năm 1961, Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu được thay thế bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thuộc tổ chức OECD. Các Uỷ ban chuyên môn được thành lập nhằm điều phối toàn bộ hoạt động của OECD, trong đó có DAC là một trong những Uỷ ban có nhiệm vụ hỗ trợ và cân đối toàn bộ nguồn viện trợ do các nước thuộc OECD đóng góp tới các nước đang phát triển giúp các nước này phát triển kinh tế một cách vững chắc. Trong nghiên cứu của Fuhrer, H. (1996) cho thấy năm 1969, Tổ chức OECD đã đưa ra khái niệm về ODA lần đầu tiên như sau:“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển; Thành tố hỗ trợ chiếm một khoản xác định trong khoản tài trợ này. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại”. Trong các báo cáo của OECD vào các năm sau đó đã bổ sung, lượng hoá tỷ lệ phần trăm thành tố hỗ trợ là 20 - 30% tuỳ thuộc vào nhà tài trợ cũng như quốc gia nhận trợ. 5.1.2Nghiên cứu đánh giá tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế Nhiều tác giả đã nghiên cứu đánh giá tác động của vốn ODA tới tăng trưởng kinh tế và biện dẫn nhiều cách giải thích khác nhau tuy nhiên kết quả nghiên cứu nhìn chung còn có sự mâu thuẫn. Một số nghiên cứu từ lâu của các nhà phê bình về các chương trình viện trợ nước ngoài đã cho rằng nghèo đói phản ánh sự thất bại của chính phủ. Boone (1996) đã nghiên cứu hiệu quả của viện trợ dựa trên khung phân tích liên quan giữa hiệu quả viện trợ và chế độ chính trị và nhận thấy viện trợ không làm tăng đáng kể đầu tư, cũng không có lợi cho người nghèo thông qua các cải thiện về chỉ số phát triển con người, nhưng nó làm tăng quy mô của chính phủ. Trong nghiên cứu này, Boone, P. (1996) không tìm thấy mối quan hệ mang tính hệ thống nào giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng, đầu tư hoặc các chỉ số phát triển con người ở quốc gia tiếp nhận, và kết luận rằng viện trợ nước ngoài phần lớn không hiệu quả. Nhiều tác giả đã lập luận rằng nguồn vốn ODA đã và đang bị sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, là mầm mống tạo ra “hiểm họa tham nhũng”. Vốn ODA được đầu tư vào các dự án với chi phí lớn khổng lồ nhưng một phần không nhỏ lại rơi vào túi những người cung cấp dự án hoặc trở thành bệ đỡ vững chắc cho chế độ độc tài tham nhũng, khiến đất nước thì ngày càng bần cùng lạc hậu, trong khi các quan chức lại trở nên rất giàu có. Theo nghiên cứu của Lesink, R., Morrissey, O. (2000) đã chỉ ra các hạn chế của vốn ODA đối với các nước đang phát triển từ góc độ kinh tế vi mô đó là tính không ổn định và không chắc chắn từ nguồn vốn viện trợ bên ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách tài chính và đầu tư của các nước nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã chỉ rõ trách nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA và khẳng định rằng tác động của vốn ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực hiện nguồn vốn ODA của nước nhận viện trợ. Knack, S. (2000) nghiên cứu trên số liệu chéo mối quan hệ giữa viện trợ với chất lượng của thể chế gồm các biến: tham nhũng, quy định luật pháp, thủ tục hành chính đã kết luận rằng viện trợ làm xói mòn chất lượng của chính phủ, nghĩa là viện trợ tạo ra tham nhũng, quan liêu. Bhandari và cộng sự (2007) đã xem xét hiệu quả của viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva và Ba Lan. Mô hình này bao gồm lực lượng lao động, vốn cổ phần, viện trợ nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài, và được ước lượng bằng cách sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1993 đến 2002. Kết quả chỉ ra rằng sự gia tăng của nguồn vốn trong nước và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này. Viện trợ nước ngoài dường như không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào đến GDP thực tế. Trong nghiên cứu của Mallik, G. (2008) có thể thấy rằng sau hơn ba mươi lăm năm hỗ trợ phát triển, người dân ở các quốc gia nghèo nhất châu Phi vẫn đang sống trong nghèo đói, thu nhập bình quân thực tế trên đầu người kể từ năm 1965 có xu hướng giảm hoặc vẫn trì trệ mặc dù nhận được một lượng lớn viện trợ nước ngoài? Nghiên cứu xem xét hiệu quả của viện trợ nước ngoài cho tăng trưởng kinh tế ở sáu quốc gia châu Phi nghèo và nhận viện trợ cao nhất là Cộng hòa Trung Phi, Malawi, Mali, Niger, Sierra Leone và Togo. Sử dụng phân tích đồng liên kết, Mallik, G. (2008) đã nhận thấy rằng về dài hạn tồn tại mối quan hệ giữa GDP thực tế bình quân đầu người, viện trợ theo phần trăm GDP, đầu tư theo phần trăm GDP. Tuy nhiên, hiệu quả của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng là tiêu cực đối với hầu hết các quốc gia này. Nghiên cứu của Driffield, N., Jones, C. (2013) thực hiện đánh giá những đóng góp tương đối của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức và kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Dòng vốn nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và kiều hối (REM) đã tăng đáng kể so với 20 năm qua. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế chưa bao giờ xem xét tác động kết hợp của từng biến số trên tăng trưởng kinh tế. Đóng góp chính của nghiên cứu là tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng để giải thích cho tính nội sinh vốn có trong những mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối đều có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển. Ngược lại, mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng và dường như có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Không đồng thuận với quan điểm trên, phần đông các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn ODA tác động thuận chiều tới tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm này, các nước nghèo không thể tự mình tự mình tạo ra đủ lượng tiết kiệm cần thiết để tài trợ những dự án đầu tư trọng điểm nhằm khởi động tăng trưởng, thậm chí tổng tiết kiệm quá thấp không đủ bù đắp khấu hao chứ chưa nói đến dự trữ vốn cho tăng trưởng kinh tế. Viện trợ trong trường hợp này là thực sự cần thiết nhằm đẩy mạnh tăng trưởng thông qua tài trợ đầu tư mới đặc biệt là đầu tư vào hàng hóa công. Viện trợ được sử dụng để xây dựng đường sá, bến cảng, nhà máy phát điện, trường học và các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác giúp thúc đẩy quá trình tích lũy vốn, nếu đầu tư hiệu quả sự tích lũy vốn này sẽ tăng tỷ lệ phát triển. Nghiên cứu của Chenery, H.B and Strout, A.M (1966) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn ODA. Tác giả đã lập luận rằng việc hỗ trợ một lượng vốn cần thiết từ các quốc gia phát triển ở giai đoạn khởi đầu có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia yếu thế hơn. Nhờ đó các quốc gia đang phát triển sẽ có động lực để vượt qua khó khăn, từ đó thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia. Burnside, C. and D. Dollar (2000) về mặt lý thuyết chỉ ra tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng dễ dàng được chứng minh là mơ hồ. Ví dụ, trong bối cảnh của một mô hình tăng trưởng tân cổ điển tiêu chuẩn, bất kỳ hiệu ứng trạng thái ổn định nào sẽ không chỉ phụ thuộc vào số lượng và loại viện trợ, mà còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của quốc gia tiếp nhận. Nghiên cứu này đã sử dụng một cơ sở dữ liệu thực nghiệm trên 56 quốc gia bằng dữ liệu chéo về viện trợ nước ngoài để kiểm tra mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, chính sách kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy viện trợ nước ngoài có tác dụng tích cực nhưng chỉ trong các nền kinh tế được kết hợp với các chính sách tài khóa, tiền tệ và thương mại tốt, ít phát huy tác dụng khi có các chính sách này kém hiệu quả. Thể chế càng minh bạch thì vốn ODA càng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hansen & Tarp (2001) đã nhận thấy viện trợ là nhân tố rất quan trọng tác động tới mức tăng trưởng GDP bình quân. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong 20 năm đánh giá tác động của vốn ODA trên khía cạnh vĩ mô của nền kinh tế chứ chưa xét đến hiệu quả cho từng dự án. Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người, cho thấy rằng viện trợ trong tất cả khả năng làm tăng tốc độ tăng trưởng và kết quả này không có điều kiện đối với chính sách ‘tốt’. Karras, G. (2006) đã sử dụng dữ liệu của 71 nền kinh tế đang phát triển nhận viện trợ trên thế giới giai đoạn (1960 - 1997) để nghiên cứu mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài và tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Kết quả cho thấy tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế là tích cực, lâu dài và có ý nghĩa thống kê khá lớn: tăng viện trợ nước ngoài thêm 20$/người của quốc gia tiếp nhận dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người lên khoảng 0,16%. Tác giả kết luận vốn ODA có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và thực sự có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên giữa các nền kinh tế khác nhau thì mức độ tác động của vốn ODA đến tăng trưởng kinh tế có sự khác biệt. Đây được xem là một nghiên cứu tốt đánh giá ảnh hưởng của vốn ODA tới phát triển kinh tế được tiếp cận trên khía cạnh vĩ mô. Adams, S. and Atsu, F. (2014) đã xem xét tác động của viện trợ đối với tăng trưởng kinh tế ở Ghana trong giai đoạn 1970 - 2011. Sử dụng phương pháp đồng liên kết phân phối trễ tự hồi quy (ARDL); những phát hiện của nghiên cứu cho thấy vốn ODA có tác động tích cực trong ngắn hạn nhưng tiêu cực trong dài hạn tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhận viện trợ... Các biến số đầu tư và tiêu dùng của chính phủ có liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế, trong khi chính sách tài chính và thương mại không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Ghana. Tang, K. and Bundhoo, D. (2017) đã tìm hiểu tác động của viện trợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Phi cận Sahara. Mặc dù là nước nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất thế giới, khu vực này là nơi nghèo nhất với chỉ số HDI và GNI thấp nhất trên đầu người. Điều này đặt ra những hoài nghi về hiệu quả của viện trợ nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ giữa viện trợ nước ngoài, được xác định bởi vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tốc độ tăng trưởng kinh tế của mười quốc gia nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất ở châu Phi cận Sahara (Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, Kenya, Côte d''''''''Ivoire, Mozambique, Nigeria, Ghana, Uganda và Malawi) trong khoảng thời gian 23 năm từ 1990 đến 2012. Tác giả nhận thấy rằng viện trợ tự nó không có tác động đáng kể đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, viện trợ biến đổi tương tác với chỉ số chính sách đã được tìm thấy có ý nghĩa thống kê và tích cực, điều đó có nghĩa là viện trợ có xu hướng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong môi trường chính sách tốt. Hiệu quả viện trợ nước ngoài phụ thuộc vào điều kiện về kinh tế, môi trường chính trị và thể chế của quốc gia tiếp nhận, điều này có thể giải thích tại sao hiệu quả viện trợ không đáng kể ở khu vực châu Phi cận Sahara nơi thể chế chính trị bất ổn là vấn đề cốt lõi của khu vực. Do đó, các chính phủ, cơ quan tài trợ và các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc khía cạnh này khi thực hiện các hoạt động tài trợ viện trợ. Các tác giả ủng hộ quan điểm này cho rằng viện trợ phụ thuộc rất lớn và chất lượng của chính sách của nước nhận viện trợ. Vốn ODA có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng đối với những quốc gia có thể chế chính trị tốt. 5.1.3Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án ODA Nghiên cứu của Ika, L. A. (2009) đã nói rõ về sự không thống nhất trong quan điểm về sự thành công của dự án, tuy nhiên không thể đồng nhất hiệu suất thực hiện và hiệu quả của dự án. Bên cạnh các nhân tố chính đánh giá thành công của một dự án theo quan điểm cổ điển và có giá trị đến ngày nay là thời gian, chi phí và chất lượng còn có một số tiêu chí khác cũng được đưa vào để đánh giá như sự hài lòng của người sử dụng cuối cùng, lợi ích dành cho nhà đầu tư, lợi ích dành cho đối tác, mục tiêu chiến lược... Cũng theo tác giả, bên cạnh quá trình lập kế hoạch thì quá trình triển khai thực hiện đóng vai trò quan trọng đến thành công của dự án. Đánh giá viện trợ đóng một vai trò thiết yếu trong nỗ lực nâng cao chất lượng hợp tác phát triển. Ủy ban hỗ trợ phát triển của OECD đã trình bày bộ các nguyên tắc về những yêu cầu quan trọng nhất của quy trình đánh giá. Theo OECD (1991) đánh giá là một quá trình thẩm định càng có tính hệ thống và khách quan càng tốt nhằm xem xét quá trình thiết kế, thực hiện và kết quả của một dự án, chương trình, chính sách đang diễn ra hoặc đã hoàn thành. Mục đích là để xác định sự liên quan và mức độ hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững. Một tiêu chuẩn đánh giá nên cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, cho phép kết hợp các bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của cả quốc gia tiếp nhận và quốc gia viện trợ. Mục đích chính của việc đánh giá là nhằm cải thiện chính sách, chương trình và dự án viện trợ trong tương lai thông qua phản hồi từ những bài học kinh nghiệm; cung cấp một nền tảng về tính trách nhiệm, bao gồm cả trách nhiệm cung cấp thông tin cho công chúng. Thông qua việc đánh giá cả thất bại và thành công thì những thông tin có giá trị (những thông tin nhận được từ phản hồi có độ tin cậy cao) được tạo ra có thể cải thiện các chương trình và dự án viện trợ trong tương lai. Nguồn lực cho mục đích phát triển là hạn hẹp trong khi nhu cầu luôn nhiều hơn nguồn lực cho phép, các bên liên quan (các quốc gia tài trợ và quốc gia tiếp nhận) nên tiếp cận nhiều bài học kinh nghiệm nhất để có thể tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Thực hiện đánh giá thúc đẩy đối thoại và cải thiện sự hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình phát triển thông qua chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau ở tất cả các cấp độ. Theo nghiên cứu của Chianca, T. C. (2008), năm tiêu chí đánh giá từ Ủy ban hỗ trợ phát triển kinh tế Hợp tác và Phát triển là nền tảng vững chắc cho đánh giá hỗ trợ phát triển chính thức từ năm 1991. Đây là những tiêu chí nổi bật và được áp dụng rộng rãi nhất được sử dụng để đánh giá viện trợ bởi hầu hết các cơ quan tài trợ song phương và đa phương, cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế. Bài viết này cung cấp một cái nhìn rất quan trọng về năm tiêu chí của DAC và đề xuất các khuyến nghị bao gồm sửa đổi các định nghĩa, bổ sung các tiêu chí và thảo luận về mức độ quan trọng của các tiêu chí. Những thay đổi này có thể góp phần làm tăng chất lượng đánh giá cho mục đích (tái) tài trợ, thay đổi chương trình và các lựa chọn quyết định khác. Theo MOFA (2013), Bộ Ngoại giao Nhật Bản thực hiện chương trình đánh giá (đánh giá của bên thứ 3) hàng năm để tăng cường tính minh bạch và thể hiện trách nhiệm với công chúng, cũng như để cải thiện quản lý Hỗ trợ phát triển chính thức. Phiên bản đầu tiên của Hướng dẫn đánh giá ODA được biên soạn vào năm 2003, dựa trên các lý thuyết quốc gia và quốc tế trong đánh giá ODA. Phiên bản thứ 8 của hướng dẫn này được xuất bản sau 7 lần sửa đổi, kết hợp kinh nghiệm của Bộ trong việc đánh giá ODA và các thông lệ mới nhất. Phiên bản này đã được sửa đổi để cung cấp ví dụ về các đánh giá ODA gần đây và thúc đẩy hệ thống xếp hạng (phân loại hoặc chấm điểm) mà MOFA đã giới thiệu trong một thử nghiệm cơ sở vào các đánh giá từ quan điểm phát triển. Trong nghiên cứu của Surya Raj Acharya (2003) đối mặt với sức ép nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA và giải quyết những thách thức khó khăn trong xóa đói giảm nghèo trong thế giới đang phát triển, những tranh luận về chính sách ODA hiện nay vẫn đang ở ngã ba đường (có nhiều vướng mắc). Một trong những kết quả của những tranh luận này là ưu tiên thay đổi đầu tư lĩnh vực vận tải đường bộ từ sự thất bại trong quá khứ ngành giao thông vận tải và nhu cầu cấp thiết về việc thống nhất các mục tiêu giảm nghèo. Nghiên cứu này cơ bản dựa trên những mâu thuẫn (các ý kiến trái ngược nhau) như các khái niệm rà soát những thay đổi ưu tiên. Đầu tiên bàn luận về mối liên hệ giữa ngành giao thông và phát triển kinh tế - xã hội ở các nước đang phát triển và sau đó xây dựng cách cách thức làm thế nào để các dự án về giao thông vận tải đóng góp vào sự sự phát triển đa dạng và mục tiêu ODA. Nghiên cứu thực hiện chọn mẫu (cả định tính và định lượng) về vốn ODA trong vận tải và những tác động của nó, rút ra những vấn đề sâu sắc và xây dựng các chính sách có liên quan. Về các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, tác giả xuất phát từ những nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án như: Era Flyvbjerg (2003), Esfahani và Ramirez (2003), Haque và Kneller (2008), Dabla-Noris và cộng sự (2011), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng thể chế, mức độ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước... có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư. Baral (2005); Kouser và cộng sự, (2011) đã nhận định Năng lực tài chính chính là khả năng quản trị tài chính, tạo quỹ và dòng tài chính để đảm bảo công việc. Đảm bảo năng lực tài chính tốt là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Nhân tố năng lực của các bên tham gia vào hoạt động đầu tư phát triển (Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, Nhà thầu thi công ...) được đề cập đến trong các nghiên cứu của Robert S.pindyck và Daniel L.Rubinfeld (1995). Nếu năng lực, trình độ và kinh nghiệm của các đơn vị này tốt sẽ có tác động tích cực tới kết quả hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng vốn của dự án. 5.2 Các nghiên cứu trong nước 5.2.1Nghiên cứu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Bùi Văn Khánh (2010) trong nghiên cứu của mình đã đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về cơ chế huy động nguồn lực tài chính: Nguồn lực trong nước (nguồn vốn NSNN; nguồn tài chính doanh nghiệp; nguồn các tổ chức tài chính trung gian; nguồn từ các doanh nghiệp tư nhân; nguồn hộ gia đình…) và nguồn lực tài chính từ nước ngoài (gồm nguồn vốn FDI, ODA, NGO, nguồn vốn của các cá nhân người nước ngoài…), trong đó chủ yếu là nguồn NSNN đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, từ đó phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp để huy động vốn đầu tư cho phát triển giao thông đường bộ tại tỉnh Hoà Bình. Tuy nhiên luận án của tác giả tập trung chủ yếu vào các giải pháp huy động vốn cho phát triển giao thông đường bộ của tỉnh Hoà Bình không đề cập nhiều đến các giải pháp về quản lý sử dụng, hiệu quả của vốn đầu tư. Trần Minh Phương (2012) đã nghiên cứu sự tác động của kế cấu hạ tầng giao thông đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Tác giả đã nêu và phân tích thực trạng hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung bao gồm đường bộ, đường biển, đường thuỷ nội địa, đường sắt và đường hàng không; trên cơ sở đó tác giả đề xuất các nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2020 - 2030 như tăng cường, nâng cao chất lượng quy hoạch; thống nhất giữa quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông và các quy hoạch khác; phân cấp quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Ngân sách nhà nước, ưu tiên cân đối vốn để thực hiện cam kết với các nhà tài trợ... Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam, đề cập đến lĩnh vực giao thông của Việt Nam nói chung. Hệ thống giải pháp được thiết lập nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn và huy động vốn ngoài NSNN để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Nguyễn Quốc Huy (2014) trong nghiên cứu của mình đã hệ thống hóa, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của hạ tầng giao thông đường bộ, chi và quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ của Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ; từ đó rút ra 4 bài học cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tổng hợp, phân tích làm rõ thực trạng chi và quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc; từ đó rút ra các kết luận xác đáng về kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên. Đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một hệ thống 07 nhóm giải pháp với bốn nhóm điều kiện nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Cù Thanh Thủy (2018) trong nghiên cứu của mình đã sử dụng phương pháp hồi quy đa biến nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa xã hội và chủ đầu tư có tác động tích cực đến kết quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Một số nhân tố có tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam như nhà thầu, điều kiện tự nhiên và một số nhân tố khác. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số các giải pháp nhằm phát huy những nhân tố ảnh hưởng tích cực và hạn chế những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sử dụng ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 5.2.2Nghiên cứu đánh giá hiệu quả dự án và hiệu quả sử dụng vốn ODA Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Oanh (2002) đã phân tích vai trò và ảnh hưởng của vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang và chậm phát triển, thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam theo hai giai đoạn (1975 - 1990) và sau 1990 từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian đến 2010. Không thể phủ nhận những đóng góp cơ bản trong nghiên cứu của tác giả tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của luận án đó là: chưa đưa ra được mô hình và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp về những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA. Do chưa lượng hóa được mức độ tác động của các nhân tố nên nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở những nhận định đánh giá mang tính chủ quan của cá nhân tác giả. Tôn Thanh Tâm (2005) trong nghiên cứu của mình đã hệ thống hoá cơ sở lý luận chung về hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức trực tiếp là nguồn vốn ODA vay ưu đãi giai đoạn (1993 - 2003), đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA vay ưu đãi ở Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt luận án đã sử dụng các tiêu chí định lượng và định tính để chứng minh và làm sáng tỏ những thành công, hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đối với nguồn vốn ODA vay ưu đãi trong thời gian tới. Mặc dù đây là một nghiên cứu được đánh giá cao nhưng do cách tiếp cận theo phương pháp truyền thống mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý nên hơi nặng về đánh giá thực trạng và đưa ra đề xuất mà chưa thiết lập được mô hình và đặt ra các giả thuyết nghiên cứu phù hợp cũng như kiểm định các giả thuyết để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Nghiên cứu của Lê Ngọc Mỹ (2005) về quản lý nhà nước về vốn ODA tại Việt Nam đã trình bày tổng quan về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và quản lý nhà nước về vốn ODA, phân tích thực trạng thu hút và quản lý nhà nước về vốn ODA. Tác giả chủ yếu tập trung vào phương diện quản lý nhà nước của ODA và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên toàn bộ nghiên cứu cũng chưa đưa ra một mô hình nghiên cứu phù hợp với các lý thuyết cơ sở cũng như các giả thuyết nghiên cứu liên quan do đó việc đề xuất giải pháp cũng chưa thực sự khách quan. Về các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam, tác giả xuất phát từ nghiên cứu về các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án như Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng (2013), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng thể chế, mức độ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước... có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận đầu tư cũng như hiệu quả của các dự án đầu tư. Hà Thị Thu (2014) trong nghiên cứu về thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã làm rõ cơ sở lý luận của ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, phân tích thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn tại vùng duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá vào khâu thu hút và sử dụng vốn ODA mà chưa đi sâu vào đánh giá hiệu quả. Việc đánh giá chỉ mới tập trung ở thống kê mô tả, chưa đánh giá được những thang đo trong đánh giá đó có độ tin cậy không… Nguyễn Quyết (2014) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa vốn ODA và tăng trưởng kinh tế, thực tiễn tại Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích dựa vào kiểm định Granger, kiểm định đồng liên kết Johansen và mô hình VECM. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh rằng trong dài hạn cũng như trong ngắn hạn dòng viện trợ ODA có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Anh (2015) đã góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ODA, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA dựa trên nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng, xác định và phân tích một số nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA khu vực Tây Bắc, từ đó đánh giá những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách đưa ra quyết định đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng. Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm và cộng sự (2016) đã sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) trong nghiên cứu của mình để ước lượng tác động trong dài hạn và ngắn hạn của vốn ODA và FDI lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam với dữ liệu nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ngắn hạn vốn ODA có tác động âm lên tăng trưởng kinh tế và mang lại tác động dương trong dài hạn, không tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động của vốn FDI trong dài hạn lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cũng cho thấy khi vốn ODA tăng 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ là 0.4%. Hoàng Vũ Hiệp và cộng sự (2016) đã sử dụng cách tiếp cận định lượng với phương pháp đồng liên kết phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá tổng thể tác động dài hạn và ngắn hạn của vốn ODA, FDI và vốn đầu tư trong nước đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2015. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn ODA có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn trong khi vốn FDI và vốn đầu tư trong nước có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -o0o - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu này tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt ADB Nghĩa tiếng Anh Asian Development Bank BQL DAC EDCF FDI JICA GDP GDPBQ GTVT Nghĩa tiếng Việt Ngân hàng phát triển châu Á Ban quản lý Development Assistance Committee Economic Development Cooperation Fund Foreign Direct Investment The Japan International Cooperation Agency Gross Domestic Product Ủy ban hỗ trợ phát triển Quỹ hợp tác phát triển Hàn Quốc Vốn đầu tư trực tiếp nước Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Tổng sản phẩm quốc dân GDP bình qn đầu người Giao thơng vận tải IMF KHĐT International Bank for Ngân hàng tái thiết phát triển Reconstruction and Development International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Kế hoạch đầu tư MOFA Ministry of Foreign Affairs Bộ Ngoại giao Nhật Bản NGOs NSNN ODA Non-Governmental Organization Các tổ chức phi phủ Ngân sách nhà nước Hỗ trợ phát triển thức IBRD OECD PPP QH TPCP UBND WB Official Development Assistance Organization for Economic Tổ chức hợp tác kinh tế phát triển Cooperation and Development Public - Private Partner Đối tác cơng tư Quốc hội Trái phiếu phủ Ủy ban nhân dân World Bank Ngân hàng giới DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả biến sử dụng mơ hình hồi quy đánh giá tác động ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường lên GDP Việt Nam .66 Bảng 2.2: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường cán tham gia công tác quản lý dự án 71 Bảng 2.3: Thang đo khảo sát đánh giá hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường người dân thụ hưởng 72 Bảng 2.4: Quy ước khoảng đo giá trị trung bình mức đánh giá .76 Bảng 2.5: Thang đo khảo sát nhân tố tác động tới hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 78 Bảng 3.1: Hệ thống sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam năm 2017 81 Bảng 3.2: Danh sách nhà tài trợ vốn ODA giao thông đường Việt Nam .85 Bảng 3.3: Vốn ODA giải ngân lĩnh vực GTVT giai đoạn 2010 - 2018 88 Bảng 3.4 : Phân bổ vốn ODA GTVT theo lĩnh vực giai đoạn 2010 - 2018 89 Bảng 3.5: Thống kê mô tả liệu chung .93 Bảng 3.6: Kết kiểm định tính dừng cho biến 94 Bảng 3.7: Kết hồi quy lựa chọn mơ hình tối ưu 94 Bảng 3.8: Kết hồi quy mơ hình lựa chọn gồm biến độc lập FDI, ODA, VDT 95 Bảng 3.9: Kiểm tra hệ số VIF biến độc lập .95 Bảng 3.10: Kết kiểm tra tự tương quan nhiễu 95 Bảng 3.11: Kết hồi quy mơ hình sau xử lý khuyết tật .96 Bảng 3.12: Tính phù hợp dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 99 Bảng 3.13: Tính hiệu dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 101 Bảng 3.14: Tính hiệu suất dự án ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam .103 Bảng 3.15: Tính tác động dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 106 Bảng 3.16: Tính bền vững dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 108 Bảng 3.17: Phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường cán quản lý .110 Bảng 3.18: Phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường người thụ hưởng 111 Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá Tính đồng sách quản lý 112 Bảng 3.20: Tổng hợp đánh giá Năng lực tài 113 Bảng 3.21: Tổng hợp đánh giá Năng lực đội ngũ cán quản lý, điều hành 116 Bảng 3.22: Tổng hợp đánh giá Năng lực nhà thầu thi công 117 Bảng 3.23: Phân tích đánh giá độ tin cậy thang đo biến độc lập lần thứ 119 Bảng 3.24: Phân tích đánh giá lại độ tin cậy thang đo biến độc lập sau loại biến CS6 NT4 120 Bảng 3.25: Kết kiểm định KMO Barlett biến phụ thuộc 121 Bảng 3.26: Kết kiểm định KMO Barlett biến độc lập lần thứ 122 Bảng 3.27: Kết phân tích nhân tố khám phá lần thứ 123 Bảng 3.28: Kết kiểm định KMO Barlett biến độc lập lần thứ hai 124 Bảng 3.29: Kết phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai 124 Bảng 3.30: Kết phân tích hồi quy tương quan .125 Bảng 3.31: Kết phân tích hồi quy đa biến lần thứ 126 Bảng 3.32: Kết phân tích hồi quy đa biến lần thứ hai 127 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tình hình ký kết giải ngân ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 89 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn ODA giải ngân xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam theo số nhà tài trợ giai đoạn 2010 - 201890 Biểu đồ 3.3: Đặc điểm đối tượng khảo sát cán tham gia quản lý, điều hành dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 97 Biểu đồ 3.4: Đặc điểm đối tượng khảo sát người dân thụ hưởng dự án sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam .97 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ thể phân phối phần dư 129 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu tác động ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường tới GDP Việt Nam 66 Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu nhân tố tác động tới hiệu sử dụng vốn ODA xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 77 DANH MỤC HỘP Hộp 3.1: Ý kiến chuyên gia lực tài dự án ODA Việt Nam 115 Hộp 3.2: Ý kiến chuyên gia lực nhà thầu thi công dự án xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Việt Nam 119 10 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Cùng với phát triển kinh tế giới, việc hỗ trợ cho nước chậm phát triển để phát triển kinh tế - xã hội trở thành vấn đề mang tính tồn cầu Các quốc gia phát triển có sách biện pháp hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho nước chậm phát triển, có dịng vốn hỗ trợ phát triển thức (ODA) Dịng vốn ODA hướng tới mục tiêu phát triển chung, nâng cao mức sống người dân thông qua chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, y tế, dân số, giáo dục đào tạo, hỗ trợ cải cách hướng tới kinh tế thị trường nguồn lực quan trọng giúp quốc gia bước lên bắt kịp với phát triển toàn giới Đối với Việt Nam, phủ nhận tác động to lớn mà dòng vốn ODA mang lại Từ kinh nghiệm số quốc gia, Việt Nam mở rộng đa dạng hoá mối quan hệ kinh tế quốc tế, mục tiêu chiến lược thu hút dịng vốn ODA cho phát triển kinh tế Được đánh giá nước thu hút sử dụng dòng vốn ODA hiệu nhất, kể từ bắt đầu thu hút nay, Việt Nam đạt số vốn cam kết cho vay lên đến 70 tỷ USD ký kết hiệp định thức 58 tỷ USD Đây số ấn tượng, chứng tỏ khả triển vọng phát triển Việt Nam thu hút dòng vốn Cho đến nay, nguồn vốn ODA tiếp tục ưu tiên sử dụng nhằm hỗ trợ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; đó, ngành giao thơng vận tải, lượng công nghiệp, môi trường phát triển đô thị chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%), nông nghiệp, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 20% Trong xu hội nhập kinh tế quốc tế nay, để trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, theo chiến lược phát triển Việt Nam, hạ tầng giao thông xác định ba khâu đột phá, cần ưu tiên đầu tư phát triển trước bước với tốc độ nhanh, bền vững Tuy nhiên, sở hạ tầng nói chung sở hạ tầng ngành giao thơng vận tải nói riêng cịn nhiều yếu “điểm nghẽn phát triển, cần khơi thông tạo dựng tảng phát triển bền vững” Đứng trước tình hình đó, bối cảnh Ngân sách cịn nhiều hạn hẹp dịng vốn hỗ trợ phát triển thức ưu tiên sử dụng so với nguồn vốn khác, vốn ODA đặc biệt có nhiều ưu Trong thời gian gần đây, nguồn vốn ODA chiếm khoảng 70% tổng giá trị BV2CG 233 4.03 678 BV3CG 233 3.37 559 BV4CG 233 4.21 731 BV5CG 233 4.15 662 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation CS1 233 3.84 782 CS2 233 3.54 725 CS3 233 2.99 743 CS4 233 2.97 760 CS5 233 2.58 1.019 CS6 233 3.46 876 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation TC1 233 4.23 704 TC2 233 3.97 636 TC3 233 3.79 588 TC4 233 3.85 716 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation CB1 233 4.42 684 CB2 233 4.13 653 CB3 233 3.87 710 CB4 233 3.81 649 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N NT1 Minimum 233 Maximum Mean 3.43 Std Deviation 998 NT2 233 3.54 656 NT3 233 3.58 646 NT4 233 3.27 719 NT5 233 3.77 681 Valid N (listwise) 233 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO (EFA) Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 646 663 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted PH1CG 15.87 3.719 506 410 544 PH2CG 16.06 3.527 553 447 517 PH3CG 16.66 4.044 244 065 675 PH4CG 16.07 3.775 526 305 539 PH5CG 16.27 4.146 240 106 671 Loại PH3CG, PH5CG chạy lại ta được: Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 751 750 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted PH1CG 8.33 1.362 604 402 639 PH2CG 8.52 1.242 654 444 576 PH4CG 8.54 1.577 488 243 766 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 606 605 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted HQ1CG 9.65 2.298 641 453 334 HQ2CG 10.25 2.535 479 252 463 HQ3CG 10.52 3.457 142 203 685 HQ4CG 9.54 2.517 336 407 586 Loại HQ3CG ta Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 685 691 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted HQ1CG 6.85 1.706 641 417 419 HQ2CG 7.45 2.059 387 190 723 HQ4CG 6.74 1.571 497 333 606 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 606 633 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted HS1CG 13.99 5.401 234 390 609 HS2CG 14.28 4.943 445 397 522 HS3CG 15.21 4.074 305 270 612 HS4CG 14.94 4.578 387 173 538 HS5CG 14.61 4.497 521 298 475 Loại HS3CG chạy lại ta Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 612 624 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted HS1CG 10.94 2.665 387 342 546 HS2CG 11.24 2.578 501 375 471 HS4CG 11.89 2.493 327 160 602 HS5CG 11.57 2.617 379 165 552 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 702 695 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted TD1CG 8.11 1.794 359 130 782 TD2CG 7.60 1.112 623 437 468 TD3CG 7.82 1.266 606 424 495 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 822 813 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted BV1CG 15.76 4.045 713 629 758 BV2CG 16.07 4.073 697 563 762 BV3CG 16.73 5.407 278 168 867 BV4CG 15.89 3.820 730 653 751 BV5CG 15.95 4.187 671 561 771 Loại BV3CG chạy lại ta Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 867 867 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted BV1CG 12.39 3.135 757 618 814 BV2CG 12.70 3.325 655 499 854 BV4CG 12.52 2.949 766 652 810 BV5CG 12.58 3.297 695 561 839 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation CS1 233 3.84 782 CS2 233 3.54 725 CS3 233 2.99 743 CS4 233 2.97 760 CS5 233 2.58 1.019 CS6 233 3.46 876 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation TC1 233 4.23 704 TC2 233 3.97 636 TC3 233 3.79 588 TC4 233 3.85 716 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation CB1 233 4.42 684 CB2 233 4.13 653 CB3 233 3.87 710 CB4 233 3.81 649 Valid N (listwise) 233 Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation NT1 233 3.43 998 NT2 233 3.54 656 NT3 233 3.58 646 NT4 233 3.27 719 NT5 233 3.77 681 Valid N (listwise) 233 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 710 735 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted CS1 15.54 7.232 505 460 652 CS2 15.84 6.979 643 561 615 CS3 16.39 7.074 593 464 628 CS4 16.40 6.828 646 558 611 CS5 16.80 7.127 332 346 718 CS6 15.92 8.705 096 066 776 Loại CS6 chạy lại ta Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 776 793 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted CS1 12.08 6.248 472 454 759 CS2 12.38 5.953 629 558 711 CS3 12.93 5.904 623 464 712 CS4 12.94 5.613 699 558 686 CS5 13.34 5.699 404 336 803 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 790 792 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted TC1 11.61 2.445 625 454 726 TC2 11.88 2.592 644 466 717 TC3 12.05 2.873 551 325 762 TC4 11.99 2.478 587 367 747 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 729 730 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted CB1 11.81 2.481 493 302 683 CB2 12.09 2.370 605 390 618 CB3 12.36 2.395 507 284 676 CB4 12.42 2.597 475 235 693 Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 747 765 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted NT1 14.15 4.028 498 348 728 NT2 14.05 4.730 651 449 658 NT3 14.01 4.819 629 472 667 NT4 14.32 5.494 299 207 773 NT5 13.82 4.812 584 425 679 Loại NT4 chạy lại ta được: Reliability Statistics Cronbach's Alpha Cronbach's Alpha N of Items Based on Standardized Items 773 794 Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha Item Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted NT1 10.88 2.698 549 348 771 NT2 10.78 3.439 667 446 681 NT3 10.74 3.703 553 377 734 NT5 10.55 3.456 622 418 699 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .709 Approx Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity 1524.379 df 136 Sig .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Total % of Variance Rotation Sums of Squared Loadings Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 3.446 20.273 20.273 2.543 14.960 14.960 3.134 18.437 38.710 2.525 14.851 29.812 2.076 12.210 50.920 2.287 13.451 43.263 1.719 10.111 61.031 2.168 12.755 56.018 1.143 6.722 67.754 1.995 11.735 67.754 864 5.080 72.833 716 4.211 77.044 629 3.698 80.741 582 3.424 84.165 10 482 2.833 86.998 11 444 2.610 89.608 12 418 2.457 92.065 13 334 1.964 94.029 14 307 1.808 95.836 15 285 1.678 97.514 16 220 1.295 98.810 17 202 1.190 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotated Component Matrixa Component NT5 811 NT2 797 NT3 780 NT1 704 TC4 784 TC2 777 TC1 775 TC3 747 CB2 789 CB1 758 CB4 686 CB3 626 CS2 877 CS1 865 CS3 619 CS5 857 CS4 757 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations Loại CS4, CS5 KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Approx Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity 705 1201.004 df 105 Sig .000 Total Variance Explained Component Initial Eigenvalues Total % of Variance Rotation Sums of Squared Loadings Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 3.338 22.252 22.252 2.534 16.894 16.894 2.720 18.132 40.384 2.531 16.876 33.770 1.785 11.899 52.283 2.348 15.652 49.422 1.713 11.423 63.706 2.143 14.284 63.706 872 5.813 69.518 728 4.852 74.370 686 4.576 78.947 619 4.125 83.072 492 3.283 86.355 10 447 2.977 89.332 11 409 2.723 92.055 12 367 2.446 94.501 13 324 2.157 96.658 14 281 1.872 98.530 15 221 1.470 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotated Component Matrixa Component TC4 795 TC2 772 TC1 770 TC3 730 NT5 818 NT2 785 NT3 769 NT1 710 CB2 798 CB3 749 CB1 704 CB4 650 CS2 914 CS1 805 CS3 738 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Method Removed CB, CS, NT, TC b Enter a Dependent Variable: Hieuqua b All requested variables entered Model Summaryb Model R R Square 619 a Adjusted R Std Error of the Square Estimate 383 372 Durbin-Watson 29216 1.670 a Predictors: (Constant), CB, CS, NT, TC b Dependent Variable: Hieuqua ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square Regression 12.091 3.023 Residual 19.461 228 085 Total 31.552 232 F Sig .000b 35.412 a Dependent Variable: Hieuqua b Predictors: (Constant), CB, CS, NT, TC Coefficientsa Unstandardized Standardized t Coefficients Coefficients B Std Error Beta Model (Constant) 1.655 233 TC 139 NT 207 CB 267 CS -.028 a Dependent Variable: Hieuqua 039 034 040 032 196 329 362 -.048 Sig Collinearity Statistics Tolerance 7.108 000 3.583 6.052 6.585 -.892 000 000 000 374 908 916 895 948 VIF 1.101 1.092 1.117 1.055 Loại CS, chạy lại ta được: Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Method Removed CB, NT, TC b Enter a Dependent Variable: Hieuqua b All requested variables entered Model Summaryb Model R R Square 617a Adjusted R Std Error of the Square Estimate 381 373 Durbin-Watson 29203 1.662 a Predictors: (Constant), CB, NT, TC b Dependent Variable: Hieuqua ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Regression 12.023 4.008 Residual 19.529 229 085 Total 31.552 232 Sig 46.993 000b a Dependent Variable: Hieuqua b Predictors: (Constant), CB, NT, TC Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized t Sig Collinearity Statistics Coefficients B (Constant) Std Error 1.558 206 TC 135 039 NT 213 CB 264 a Dependent Variable: Hieuqua Beta Tolerance VIF 7.559 000 191 3.512 001 917 1.090 033 339 6.376 000 957 1.045 040 359 6.543 000 899 1.112 ... SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1 Một số vấn đề lý luận vốn hỗ trợ phát triển thức 1.1.1 Khái niệm vốn hỗ trợ. .. -o0o - HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH -... Cơ sở lý luận hiệu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển thức đầu tư xây dựng sở hạ tầng giao thông đường Chương 2: Phương pháp nghiên cứu 27 Chương 3: Thực trạng hiệu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển thức