Tổng hợp đánh giá về Năng lực nhà thầu thi công

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS

Các nhận định nằm dao động từ mức 3,43 đến 3,77. Nhận định đạt mức điểm đánh giá cao nhất là NT5 với 3,77. Nhận định NT1 có mức điểm đánh giá thấp nhất đạt 3,43. Điều này cũng thể hiện một thực tế là các nhà thầu trong nước rất hạn chế về năng lực tài chính và kinh nghiệm thi công so với các nhà thầu nước ngoài. Để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, trong hồ sơ mời sơ tuyển một số dự án, Bộ Giao thông Vận tải sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100. Cụ thể, năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm (tương ứng với 60 điểm); năng lực về kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 30% tổng số điểm (30 điểm) và phương pháp triển khai dự án của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 10% tổng số điểm (10 điểm). Tuy nhiên rất vắng bóng các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn trong nước. Ở bước sơ tuyển đối với 1 số dự án, yêu cầu vốn chủ sở

Biến mã hóa Nhận định khảo sát TB Độ lệch

chuẩn

NT1

Năng lực của đơn vị thi công trong nước đã đáp ứng được yêu cầu của các dự án ODA trong giao thông đường bộ ở Việt Nam?

3,43 0,998

NT2

Việc nhà thầu nước ngoài thuê các nhà thầu phụ trong nước đã đảm bảo theo các điều kiện quy định tại hợp đồng các dự án?

3,54 0,656

NT3

Khi triển khai dự án, nhà thầu đã sử dụng các nhân sự có đủ năng lực, kinh nghiệm và được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư chấp thuận để thi công với sự quản lý giám sát chặt chẽ về mặt tiến độ, chất lượng cũng như an toàn trong quá trình thi công?

3,58 0,646

NT5

Trong quá trình thi công, Nhà thầu đã tuân thủ theo đúng yêu cầu của dự án, Tiêu chuẩn kỹ thuật, Bản vẽ thi công, Biện pháp thi công được duyệt, không có sự cố lớn nào xảy ra; tất cả các khiếm khuyết nhỏ đều được Nhà thầu sửa chữa, khắc phục đảm bảo chất lượng, được Tư vấn chấp thuận; Hồ sơ chất lượng được thể hiện rõ trong Hồ sơ hoàn công.

hữu của nhà đầu tư tối thiểu bằng 20% tổng mức đầu tư dự án. Mức này cao hơn quy định của Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định 63 quy định 15%). Nhà đầu tư phải chứng minh có toàn bộ vốn này tại thời điểm chấm thầu mà không được xét đến lộ trình tăng vốn. Với quy định này các doanh nghiệp trong nước rất khó đạt được, để đáp ứng cần phải liên danh nhiều doanh nghiệp trong nước với nhau, gây bất lợi cho việc quản lý dự án sau này. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng trong nước hiện nay còn yêu cầu các nhà đầu tư phải đóng thêm 10% thuế giá trị gia tăng mới giải ngân, nghĩa là nhà đầu tư phải góp vốn đến 30% tổng mức đầu tư ngay từ đầu. Trong bối cảnh hiện nay, gần như không có doanh nghiệp giao thông nào đáp ứng được. Nhà đầu tư trong nước chỉ có thể tham gia dự án khi liên danh, liên kết lại với nhau. Trong hồ sơ mời sơ tuyển quy định nhà đầu tư phải từng tham gia dự án có tổng mức đầu tư bằng 50% tổng mức dự án đang xét, buộc doanh nghiệp phải từng tham gia các dự án có tổng mức đầu tư từ 4.000 - 5.000 tỷ đồng. Trên thực tế, hiếm khi nhà đầu tư trong nước tham gia dự án lớn như vậy. Với yêu cầu sơ tuyển nhà đầu tư của Bộ Giao thông Vận tải nếu không được điều chỉnh cho phù hợp thì hầu hết các nhà đầu tư trong nước sẽ bị loại ngay từ vòng sơ tuyển.

Nhiều nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đăng ký tham gia đấu thầu các dự án ODA trong giao thông đường bộ nên việc lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm là ưu tiên hàng đầu, bảo đảm giám sát chặt chẽ tính minh bạch để có kết quả tốt nhất. Bộ Giao thông vận tải cũng đã có chỉ đạo các chủ đầu tư, ban quản lý dự án lựa chọn những gói thầu phù hợp, kể cả gói thầu xây lắp để tổ chức đầu thầu qua mạng, đảm bảo tỷ lệ gói thầu đấu thầu qua mạng trên 50%. Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu mời các lực lượng thanh tra, kiểm toán hỗ trợ dự án ngay từ đầu nhằm giám sát, đảm bảo dự án tuân thủ đúng quy định. Công tác lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo đúng quy định pháp luật, trên nguyên tắc ưu tiên nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, uy tín; khuyến khích các nhà đầu tư trong nước liên danh, liên kết với nhau, với các nhà đầu tư quốc tế đủ năng lực để triển khai các dự án.

Hộp 3.2: Ý kiến của chuyên gia về năng lực nhà thầu thi công các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam

“Theo Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Mai Tuấn Anh, hiện nay, với các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản nói chung và các dự án do VEC làm Chủ đầu tư nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể tham gia khi doanh nghiệp đáp ứng được năng lực về tài chính, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án.

Tại các dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc của VEC, điển hình như Dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm các Nhà thầu thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, các Nhà thầu tư nhân) đã tham gia thực hiện 05/08 gói thầu xây lắp phần vốn JICA. Ở Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đối với hợp phần JICA tài trợ, các doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm các Nhà thầu thuộc Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, các Nhà thầu tư nhân) tham gia thi công 07/08 gói thầu xây lắp; gói còn lại do liên danh nhà thầu Việt Nam và Tây Ban Nha thực hiện. Hay như Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đối với 03 gói thầu sử dụng phần vốn STEP của JICA, các doanh nghiệp Việt Nam (gồm các Nhà thầu thuộc Bộ GTVT và Bộ Xây dựng) đều góp mặt cùng với các Nhà thầu Nhật Bản trong các liên danh trúng thầu. Tại các dự án nói trên, việc lựa chọn nhà thầu thi công đều được thực hiện chặt chẽ thông qua thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Như vậy, sự có mặt của các doanh nghiệp Việt Nam vào các dự án sử dụng vốn ODA Nhật Bản là ngày càng nhiều và tích cực.

Đối với các dự án mà Nhà thầu Việt Nam tham gia trong liên danh với Nhà thầu quốc tế, đặc biệt là tại các gói thầu có yêu cầu công nghệ đặc biệt, tiên tiến, các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận được sự chuyển giao công nghệ tích cực, qua đó các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao được năng lực về công nghệ và quản lý thi công.

Trước đây, do bị hạn chế về năng lực tài chính và kinh nghiệm để tham gia đấu thầu, các doanh nghiệp Việt Nam thường tham gia thầu phụ cho các doanh nghiệp quốc tế. Nhưng nay, sau nhiều năm tham gia các dự án ODA, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có đủ năng lực để tham gia các gói thầu lớn thực hiện theo thủ tục đấu thầu cạnh tranh quốc tế và đã trúng thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc trong liên danh với các nhà thầu quốc tế. Việc tham gia các dự án ODA của các doanh nghiệp Việt Nam không gặp bất kỳ trở ngại nào miễn là doanh nghiệp đáp ứng được năng lực về tài chính, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án”.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử bộ GTVT

3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cronbach's Alpha = 0,71 CS1 0,505 0,652 CS2 0,643 0,615 CS3 0,593 0,628 CS4 0,646 0,611 CS5 0,332 0,718 CS6 0,096 0,776 Cronbach's Alpha = 0,790 TC1 0,625 0,726 TC2 0,644 0,717 TC3 0,551 0,762 TC4 0,587 0,747 Cronbach's Alpha = 0,729 CB1 0,493 0,683 CB2 0,605 0,618 CB3 0,507 0,676 CB4 0,475 0,693 Cronbach's Alpha = 0,747 NT1 0,498 0,728 NT2 0,651 0,658 NT3 0,629 0,667 NT4 0,299 0,773 NT5 0,584 0,679

Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’alpha của thang đo “Tính đồng bộ của chính sách quản lý” gồm 6 biến quan sát có biến quan sát CS6 có giá trị hệ số tương quan biến tổng =0,096<0,3 nên loại CS6, hệ số Cronbach’alpha của thang đo “Năng lực nhà thầu thi công” gồm 5 biến quan sát có biến quan sát NT4 có giá trị hệ số tương quan biến tổng =0,299 <0,3 nên loại NT4.

Sau khi loại hai biến quan sát CS6 và NT4, tác giả tiến hành phân tích đánh giá lại độ tin cậy của thang đo cho thấy 17 biến quan sát còn lại đều có đủ độ tin cậy và tính gắn kết để có thể tạo thành 4 biến độc lập do đều có hệ số tương quan biến tổng >0,3 và hệ số Cronbach’alpha >0,6.

Bảng 3.24: Phân tích đánh giá lại độ tin cậy của thang đo biến độc lập sau khi loại biến CS6 và NT4

Cronbach's Alpha = 0,776 CS1 0,472 0,759 CS2 0,629 0,711 CS3 0,623 0,712 CS4 0,699 0,686 CS5 0,404 0,803 Cronbach's Alpha = 0,790 TC1 0,625 0,726 TC2 0,644 0,717 TC3 0,551 0,762 TC4 0,587 0,747 Cronbach's Alpha = 0.729 CB1 0,493 0,683 CB2 0,605 0,618 CB3 0,507 0,676 CB4 0,475 0,693 Cronbach's Alpha = 0,773 NT1 0,549 0,771 NT2 0,667 0,681 NT3 0,553 0,734 NT5 0,622 0,699

Nguồn: Kết quả dữ liệu khảo sát từ phần mềm SPSS

3.3.3 Phân tích EFA

Kết quả kiểm tra hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc (PHCG, HQCG, HSCG, TDCG, BVCG) cho thấy hệ số KMO=0,637>0,5, giá trị sig=0,000<0,05 do đó kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê. Giá trị tổng phương sai trích =61,315%>50% cho thấy các nhân tố được phân tích từ phép phân tích có thể biểu diễn được 61,315% độ biến thiên của các quan sát.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w