1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng

27 567 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 392 KB

Nội dung

Các NHTM nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặcchi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu của ngânhàng mẹ 10 tỷ USD vào cuố

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Theo nhiều chuyên gia kinh tế thế giới, Việt Nam là nước có chính sách cải cách kinh

tế khá thành công trong những năm qua Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàncầu hóa, Việt Nam đã tham gia kí kết Hiệp định thương mại, dịch vụ của khu vựcASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt –Mỹ, khoảng trên 80 Hiệp định songphương và đa phương khác và đặc biệt đã chính thức trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới WTO Quá trình mở cửa hội nhập tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hộiphát triển, nhưng đồng thời cũng đưa đến nhiều khó khăn, thách thức

Trong xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập sâurộng vào nền kinh tế toàn cầu ở tất cả mọi ngành, mọi lĩnh vực và trong đó có ngành ngânhàng Việt Nam

Nhằm phân tích rõ những cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chứctín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng, bài thảo luận nghiên cứu 3 phần gồm:

Phần 1: Tình hình hệ thống NHTM VN sau khi hội nhập

Phần 2: Phân tích những cơ hội và thách thức

Phần 3: Các chiến lược của NHTM khi hội nhập

Do kiến thức còn hạn chế, bài thảo luận sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy vàcác bạn đóng góp để bài làm hoàn thiện hơn

Phần 1 Tình hình hệ thống NHTM VN sau quá trình hội nhập

Trang 2

Việt Nam được chính thức chấp thuận gia nhập WTO vào ngày 07/11/2006 và có tưcách thành viên đầy đủ thứ 150 của tổ chức này kể từ ngày 11/01/2007 Trước đó, nước

ta đã trải qua 12 năm đàm phán gia nhập và thực hiện cải cách kinh tế, hoàn thiện hệthống pháp luật nội địa theo hướng phù hợp với các chính sách minh bạch, tự do hóa củaWTO Về mặt thể chế chính sách, Việt Nam cũng cam kết thực hiện các bước đổi mớitrước và sau khi gia nhập WTO Về tài khóa, ta tiếp tục giảm bội chi ngân sách, thực hiệncải cách thuế theo hướng hiện đại NHNN Việt Nam từng bước hoàn thiện chức năngngân hàng trung ương thực thụ Đối với hệ thống ngân hàng, các NHTM quốc doanhtừng bước cổ phần hóa (2010), nâng cao năng lực tài chính, tăng cường quản trị rủi ro,cải thiện hiệu quả hoạt động Về ngoại hối, Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ đốivới các vấn đề về ngoại hối theo các quy định của Hiệp định WTO, các tuyên bố và quyếtđịnh liên quan của WTO có liên quan tới IMF như gỡ bỏ những biện pháp kiểm soát đốivới giao dịch vãng lai, bỏ kết hối ngoại tệ Chúng ta cam kết các biện pháp quản lý ngoạihối chỉ được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ do Chính phủ quyết định, nhằmduy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của IMF và Tài liệu củaIMF số 144 (52/51) ngày 14/08/1952 Việt Nam cũng nới lỏng các giao dịch chuyển vốncủa các nhà đầu tư nước ngoài và việc vay nước ngoài của các tổ chức cư trú

Các NHTM nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặcchi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện về tổng mức tài sản tối thiểu của ngânhàng mẹ (10 tỷ USD vào cuối năm tài chính gần nhất) Từ ngày 01/01/2011, chi nhánhcủa ngân hàng nước ngoài được phép nhận tiền gửi Việt Nam đồng ở mức tương tự cácngân hàng trong nước nhưng không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sởcủa chi nhánh Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của các NHTM cổ phần hay cácngân hàng quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hóa, tuy nhiên tổng số cổ phần dophía nước ngoài sở hữu không quá 30% vốn điều lệ của các NHTM trong nước

Sau 5 năm hệ thống NHTM VN có những thay đổi rõ rệt

Trang 3

Hệ thống TCTD và hội nhập WTO

Nhận thức trước viễn cảnh các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam với ưu thế vượttrội về công nghệ, tài chính, mạng lưới, và thương hiệu, việc gia nhập WTO là hồichuông cho các ngân hàng nội địa chủ động tiếp cận các phương thức quản trị mới trênthế giới Các ngân hàng cũng tích cực và chủ động xây dựng tầm nhìn, tìm giải pháp thựchiện tham vọng phát triển của mình Thời kỳ ngay trước và sau khi gia nhập WTO, cáchoạt động tài chính, ngân hàng đã bùng nổ nhằm đón đầu cơ hội phát triển Các NHTMhầu hết đã được cấp phép và đi vào hoạt động từ trước 2007 Hình 1 cho thấy hệ thốngcác TCTD có mức gia tăng mạnh cả về tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trong 3 năm đầugia nhập WTO, sau đó mức tăng giảm dần các năm sau Vốn chủ sở hữu tiếp tục có mứctăng trưởng trở lại trong năm 2012, tuy nhiên các TCTD dần thu hẹp hoạt động qua mứctăng trưởng tổng tài sản chậm dần

Hình 1 Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD

Nguồn: UBGSTCQG

Các ngân hàng tích cực cạnh tranh thị phần tín dụng và huy động, dùng đó làm cơ sở

để đàm phán giá với các nhà đầu tư chiến lược, thường là các ngân hàng quốc tế hoạtđộng đa năng trên phạm vị quốc tế và toàn cầu Cũng trong 3 năm sau khi gia nhập WTO,tăng trưởng tín dụng ngoạn mục với tỉ lệ rất cao trong khi đó huy động cũng tăng nhưng

Trang 4

nhịp độ chưa kịp với tăng trưởng tín dụng (Hình 2) Trong hai năm trở lại đây, tốc độtăng trưởng tín dụng giảm dần, biểu hiện kinh tế tăng chậm lại, huy động tăng cao dokênh gửi ngân hàng có lời và an toàn hơn.

Hình 2 Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD

Nguồn: UBGSTCQG

Gia nhập WTO là cú hích khởi đầu cho sự vươn lên mạnh mẽ của khối NHTM cổphần Các NHTM cổ phần đã có bước phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh gay gắt với cácNHTM Nhà nước và các ngân hàng nước ngoài cả về huy động lẫn cho vay Khối NHTMNhà nước vẫn giữ vị trí chi phối, song thị phần trong cả tổng tín dụng và tổng huy độngcủa khối NHTM Nhà nước giảm liên tục Lần đầu tiên NHTM cổ phần đã vượt khốiNHTM Nhà nước về tổng tài sản vào năm 2010 Sự trỗi dậy của khối NHTM cổ phầntrước áp lực cạnh tranh và vận hội mới là những minh chứng tích cực cho phát triển hệthống ngân hàng sau khi gia nhập WTO

Bảng 1: Thị phần tài sản, tín dụng, và huy động của các khối NHTM

Nguồn: UBGSTCQG

Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tại Việt Nam

Sự hiện diện của các NHTM nước ngoài không chỉ làm tăng cạnh tranh và năng lựcquản trị của hệ thống ngân hàng, mà còn giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính

Trang 5

Tuy nhiên, trái với lo ngại của các ngân hàng trong nước, hoạt động của khối ngân hàngnước ngoài và NHLD không có nhiều đột biến Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy độngcủa nhóm NHLD, ngân hàng nước ngoài không cao nhưng chắc chắn, ổn định hơn Thậmchí, trái ngược với các NHTM trong nước, nhóm NHLD, ngân hàng nước ngoài duy trìmức tăng trưởng thấp hơn các NHTM trong nước, dẫn tới thị phần tương đối của nhómnày bị giảm trong giai đoạn 2007 – 2010 Gần đây, với tốc độ tín dụng và huy động đượcduy trì, các NHLD, ngân hàng nước ngoài gia tăng đáng kể thị phần về vốn chủ sở hữu đểchuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động trong thời gian tới Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu của khốinày lại rất thấp, cho thấy năng lực quản trị rủi ro, cũng như khả năng lựa chọn các dự ánhiệu quả để tài trợ tín dụng.

Hình 3 Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài

Độ sâu tài chính của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể dưới tác động của cácdòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như sự tham gia sâu rộng hơn của các NHTM nướcngoài Các ngân hàng nước ngoài cũng chuẩn bị từ sớm và tăng cường sự hiện diện tạiViệt Nam thông qua hàng loạt thương vụ đầu tư vào các ngân hàng trong nước Giá trịtừng thương vụ khá đa dạng, đầu tư thường kèm theo những hỗ trợ kỹ thuật từ ngân hàngnước ngoài để tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro Tính đếntháng 12/2012, theo thống kê sơ bộ, đã có 23 thương vụ được hoàn tất với tổng giá trị lêntới 2,2 tỉ USD từ ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực châu Âu, Châu Á, Canada.Tuy nhiên, các thương vụ lớn nhất thường từ các ngân hàng Nhật Bản

Rủi ro vĩ mô tác động hệ thống tài chính ngân hàng

Trang 6

Việc gia nhập WTO đã khiến niềm tin và tâm lý hưng phấn gia tăng, khai thông dòngchảy thương mại, mở rộng dòng chảy vốn và đầu tư, khiến cho những mất cân đối có tínhcấu trúc của nền kinh tế Việt Nam bộc lộ rõ và xấu đi, tác động không nhỏ đến hệ thốngngân hàng Tăng trưởng GDP tiếp tục giảm qua các năm, trong khi khoảng cách giữa tiếtkiệm và đầu tư nới rộng trong giai đoạn 2006 – 2009, và giảm dần các năm còn lại nhưngvẫn còn khoảng cách khá lớn Ngân sách tiếp tục thâm hụt, nhất là các năm gần đây dophải tăng chi tiêu để kích thích tổng cầu Cán cân vãng lai liên tục thâm hụt lớn, và chỉgiảm đi khi các chính sách thắt chặt được đưa ra; thâm hụt được bù đắp bởi dòng vốnFDI dồi dào chảy vào nền kinh tế trong nước Lạm phát tăng cao và biến động mạnh gâykhông ít khó khăn cho phát triển kinh tế.

Bảng 2 Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu

Cán cân vãng lai

(triệu USD) (164) (6,953) (10,823) (6,608) (4,287) 236 (2,300)Cán cân vãng lai (%

FDI ròng (triệu USD) 2,315 6,516 9,279 6,900 7,100 7,430 7,600

Nguồn: Fitchratings và GSO

Tâm lý hưng phấn và những đánh giá tích cực về triển vọng nền kinh tế của nhà đầu

tư nước ngoài và trong nước đã khiến tổng cầu qua tín dụng, đầu tư và tiêu dùng tăngmạnh, kéo theo đó là áp lực tăng giá tài sản tài chính và bất động sản Trước khi vàoWTO, giá tài sản ở Việt Nam đã tăng vọt và tiếp tục tăng mạnh sau khi gia nhập WTO.Không hiếm công ty niêm yết trên sàn có giá cổ phiếu gấp mấy chục lần mệnh giá như

Trang 7

FPT (665.000 đồng), SJS (728.000 đồng), ACB (292.000 đồng) Sự hưng phấn và lạcquan khiến cảm giác thành công có thể đạt được dễ dàng; thị trường chứng khoản tănggiá, một lượng tiền lợi nhuận từ thị trường chứng khoán được chuyển sang thị trường bấtđộng sản Giá cả nhà và đất tăng mạnh, cảm giác giàu có và thịnh vượng ngày một lantruyền Ngân hàng tiếp tục cho vay ra với tài sản đảm bảo có giá trị rất lớn và cảm giác antoàn với tài sản đảm bảo này.

Tuy nhiên, sự hào hứng và những mất cân đối nội tại của nền kinh tế, sự chạy đua vớitâm lý đám đông vào những lĩnh vực rủi ro cao đã không giữ được lâu Trước tiên, thịtrường chứng khoán sau khi đạt đỉnh 1.170 điểm vào đầu năm 2007 do kỳ vọng tăngtrưởng kinh tế, niềm tin vào cải cách và mở cửa thị trường, gia tăng thanh khoản cho cácdòng vốn gián tiếp, và quá trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam Sau đó, TTCK nhanhchóng lao dốc từ tháng 10/2007, xuống đáy còn 235 điểm vào tháng 2/2009 Trước áp lựckhủng hoảng tài chính thế giới, gói kích cầu của Chính phủ lên đến trên 8 tỉ USD vàonăm 2009 được đưa ra để giảm thiểu tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới và hỗ trợtăng trưởng kinh tế Đáng tiếc, một bộ phận các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn chưanhận ra các rủi to lớn ở phía trước và tiếp tục đầu tư vào địa ốc, vào các các ngân hàngthương mại, đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên quan, góp vốn ngânhàng… Sau một thời gian phục hồi ngắn đến cuối 2009, TTCK quay trở lại xu hướng sụtgiảm trong 2 năm 2010-2011 Chỉ số VN-Index chỉ còn 485 điểm vào cuối năm 2010, và

352 điểm vào cuối năm 2011

Khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế trên những thị trường trọngđiểm của Việt Nam (Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản…) đã khiến tình hình chuyển biến nhanh,

sự suy thoái ngày một rõ nét Hậu quả là lạm phát tăng liên tục, đạt đỉnh 28,3% vào tháng8/2008; nợ xấu dâng cao tại các TCTD, lên tới 10% Các tập đoàn kinh tế nhà nước lớnnhư Vinashin, Vinalines lâm vào khó khăn, thị trường địa ốc đóng băng, thị trường chứngkhoán lao dốc và chậm phục hồi, hàng loạt doanh nghiệp tư nhân phá sản, ngưng hoạtđộng Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chất lượng tăng trưởng kinh tế giai

đoạn năm năm sau WTO giảm sút hơn nhiều so với năm năm trước WTO và “dường như

Trang 8

gia nhập WTO chưa mang lại lợi ích đáng kể đối với tăng trưởng xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp nước ta chưa tận dụng được đáng kể cơ hội mới từ các nền kinh tế thành viên WTO”.

Quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sau khi gia nhập WTO tất yếu khiến rủi ro tàichính tăng Tín dụng toàn hệ thống đã tăng nhanh và liên tục so với giai đoạn trước vàsau 2007, tốc độ huy động tiền gửi không theo kịp đã khiến cho hệ thống TCTD có nguy

cơ rủi ro thanh khoản Rủi ro lãi suất do sai lệch cơ cấu thời hạn và rủi ro ngoại hối do sailệch cơ cấu đồng tiền lớn Nợ xấu sau thời gian tích tụ đã trở nên nghiêm trọng hơn và lànguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn thanh khoản trên thị trường tài chính ngân hàng.Trái với kỳ vọng về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc nâng cao trình độquản trị rủi ro và chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng do những tác động tiêu cựckhác trong bối cảnh hiện nay lớn hơn

Đến năm 2011, áp lực tái cơ cấu hệ thống NHTM đến mức cần thiết phải xử lý vàChính phủ đã ban hành Đề án Tái cơ cấu thị trường tài chính, tập trung tái cơ cấu hệthống TCTD Đến cuối năm 2011, NHNN đã lần đầu tiên cho phép sáp nhập TMCP SàiGòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa, khởi đầu của quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM Sau đó,một loạt các ngân hàng nhỏ hoạt động yếu kém đã được tiến hành tái cơ cấu, tự cơ cấu,hoặc bị mua lại bởi các ngân hàng lớn hơn Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC)từng bước ra đời và đi vào hoạt động với mục tiêu đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giảiphóng tín dụng, góp phần khơi thông dòng vốn và thúc đẩy phát triển kinh tế

WTO mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nâng cao tổng giá trị xuất - nhập khẩu,khơi rộng dòng vốn FDI và dòng vốn gián tiếp vào thị trường Việt nam Đời sống ngườidân được cải thiện với hàng hóa nhiều chủng loại đa dạng và giá cả phải chăng hơn.Tuy nhiên, gia nhập WTO luôn bao hàm cơ hội và thách thức Nếu quốc gia và doanhnghiệp chủ động hội nhập, chuẩn bị kỹ càng, xác định rõ lợi thế và điểm yếu để xác địnhchiến lược hội nhập phù hợp, quá trình phát triển sẽ được đẩy nhanh theo hướng bềnvững, nhưng nếu chuẩn bị thiếu chủ động và kỹ lượng, phát triển nóng vội thiếu tính lâu

Trang 9

dài và bền vững, những bất cập sẽ bộc lộ nhanh hơn, quá trình suy thoái sẽ diễn ra mauchóng hơn.

WTO là môi trường để các mất cân đối kinh tế đối ngoại và kinh tế trong nước thểhiện rõ, đặc biệt làm lộ rõ mất cân đối cơ cấu nền kinh tế, khoét sâu những bất cập trongnền kinh tế đã và đang gây bất ổn các cán cân quốc nội và cán cân kinh tế đối ngoại

Theo báo cáo “Đánh giá tổng thể tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau năm năm gia nhập WTO” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn

2007 - 2011, năm năm sau khi gia nhập WTO thua sút giai đoạn 2002 - 2006 về nhiềumặt Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao từ giữa năm 1999 đến trước khi gia nhậpWTO dựa vào mở rộng đầu tư với hiệu quả không cao ở mức độ nhất định đã tạo sức éplên ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn sau đó

Điều không kém phần quan trọng là việc thiếu kinh nghiệm và năng lực hấp thu, trunghòa hóa dòng vốn FDI tăng đột biến trong năm 2007; sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữachính sách tài khóa và tiền tệ để xử lý các bất ổn kinh tế vĩ mô giai đoạn 2008 - 2010 làmgiảm tác dụng của từng chính sách; các biện pháp chính sách thường bị chậm; chính sách

vĩ mô thiếu lộ trình nhất quán và kiên định trong trung và dài hạn, thể hiện ở việc một sốchính sách thay đổi khá đột ngột: thắt chặt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ khixuất hiện áp lực lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô; ngay khi lạm phát hạ nhiệt thì quay trở lạinới lỏng chính sách để chống nguy cơ suy giảm kinh Điều này khiến các chính sách vừathực thi không kịp phát huy tác dụng, gây ảnh hưởng nhất định đến lạm phát và tăngtrưởng

Trong khi khu vực trong nước đang phải tập trung giải quyết hậu quả của quá trìnhtăng trưởng nóng, thì khối đầu tư nước ngoài tiếp tục tận dụng được cơ hội WTO để pháttriển nhanh Những cam kết của Việt Nam như mở cửa thị trường, dịch vụ hậu cần(logistics), bán lẻ… đã được nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt Xuất khẩu của doanh nghiệpFDI ngày càng tăng trong khi trong nước có dấu hiệu chững lại Một số nhà đầu tư nướcngoài dừng sản xuất tại Việt Nam cho thị trường Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế trướcđây và chuyển sang nhập khẩu do chênh lệch thuế không còn cao như trước Ngược lại,

Trang 10

một số doanh nghiệp FDI khác chọn Việt Nam làm cơ sở sản xuất cho chuỗi giá trị vàtiêu thụ toàn cầu của họ do lợi thế nhân công rẻ, được ưu đãi từ các chính sách khuyếnkhích đầu tư…

Trong bối cảnh chung đó, thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng đã chịu nhiều tácđộng tiêu cực Có thể nói hệ thống ngân hàng vừa chịu tác động, vừa là nguyên nhân gópphần vào những khó khăn bất ổn hiện nay Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, mộtcấu trúc kinh tế bền vững sẽ là môi trường tối ưu để hệ thống ngân hàng tài chính pháttriển lành mạnh, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển đất nước

Hội nhập WTO với rủi ro và thách thức lớn hơn nhưng công tác quản lý, giám sátngân hàng chưa bắt nhịp kịp với những vận động nhanh chóng của thị trường và chưathực sự là chốt chặn an toàn đối với những rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính ngânhàng Quy chế an toàn còn nhiều lỏng lẻo, bỏ ngỏ nhiều rủi ro như đầu tư chéo, sở hữuchéo, rủi ro đầu tư tập trung… Điều kiện cấp phép dễ dàng và định hướng phát triển hệthống tài chính chưa phù hợp đã mở đường cho các TCTD phát triển mạng lưới nhanhchóng, đồng loạt chuyển đổi hoạt động, thành lập mới ồ ạt CTCK, quản lý quỹ

Mô hình và kiến trúc giám sát cẩn trọng vĩ mô và cẩn trọng vi mô của Việt Nam chưathay đổi bắt nhịp kịp với những biến động kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính Giám sáttài chính Việt Nam hiện nay được thực hiện phân tán theo chuyên ngành Tuy nhiên,thiếu sự phối hợp chặt chẽ và không có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diệncủa thị trường tài chính, không kịp thời theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền, của cáchoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm Các cơ quan giámsát chuyên ngành tập trung vào giám sát vi mô từng định chế tài chính trong thẩm quyềngiám sát mà chưa quan tâm đúng mức đến giám sát rủi ro hệ thống, và rủi ro của các địnhchế tài chính lớn có ảnh hưởng hệ thống Ngoài ra, quyền hạn của các cơ quan giám sátcòn nhiều hạn chế, nhất là thẩm quyền tiếp cận thông tin và chế tài xử lý vi phạm và giámsát an toàn còn yếu và thiếu Giám sát cẩn trọng vĩ mô thị trường tài chính chưa đượcquan tâm đúng mức Hiện tượng thị trường tín dụng tăng trưởng nóng trong một thời gian

Trang 11

dài, tất yếu sẽ gây ra những mất cân đối về thanh khoản và tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu đãkhông được quan tâm, xử lý từ sớm thông qua các công cụ và chính sách cẩn trọng vĩ mô.

Hạ tầng tài chính còn nhiều bất cập và tư duy chiến lược phát triển hệ thống chưa hợp lý,phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng trong khi thị trường vốn còn hết sức nhỏ hẹp,chậm phát triển với mức vốn hóa thị trường chỉ chiếm 21,3% GDP (2011) và 30,4% GDP(30/06/2012), thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực

Trong thời gian tới đây, nền kinh tế và hệ thống tài chính đang từng bước giải quyếtkhó khăn và hậu quả để lại nên chặng đường còn rất chông gai, càng đòi hỏi toàn bộ nềnkinh tế nỗ lực hết mình, tính toán cẩn trọng trong chiến lược hoạt động

Phần 2 Phân tích cơ hội và thách thức bằng mô hình SWOT

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của thời đại, là điều kiện cần thiết để mỗiquốc gia đi vào quỹ đạo chung của thế giới Là cơ hội các nước tận dụng được dòng vốnkhổng lồ với công nghệ tiên tiến Đẩy mạnh hội nhập lĩnh vực ngân hàng Việt Nam sẽthu được rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó là những rủi ro tiềm ẩn

2.1 Cơ hội

- Gia tăng các luồng vốn đầu tư: Quá trình hội nhập WTO sẽ làm gia tăng vốn đầu

tư vào Việt Nam và tăng lợi tức cho các nước đang thừa vốn Quá trình này sẽ giúp làmgiảm lợi tức bù đắp rủi ro mà các nhà đầu tư đòi hỏi trong bối cảnh VN bắt đầu tham giatrong thị trường tài chính quốc tế Tạo cơ hội cho các NHTM trong nước tiếp cận vốn

Trang 12

quốc tế dễ dàng hơn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý vàhoạt động ngân hàng khi các ngân hàng trong nước lựa chọn các ngân hàng nước ngoàidanh tiếng làm đối tác chiến lược Vì một trong các các cam kết của Việt Nam khi gianhập WTO của Việt Nam là cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổphần của các ngân hàng trong nước

Do vậy năng lực tài chính trong những năm qua của các NHTM được nâng lên: Cơcấu và giá trị vốn điều lệ của hệ thống NHTM đã tăng lên đáng kể Hầu hết các ngânhàng đều đạt được mức vốn pháp định là 3000 tỷ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.Trong đó, một số ngân hàng còn có số vốn điều lệ khá cao như: VietinBank, Agribank,Vietcombank, Bidv, Techcombank,… Giá trị tổng tài sản của các NHTM cũng tăngmạnh, trong giai đoạn từ năm 2007- 2010, quy mô tài sản của các NHTM đã tăng gấpđôi, từ 1.069 nghìn tỷ lên 2.690 nghìn tỷ đồng và đạt khoảng 3600 nghìn tỷ đồng vàocuối năm 2012

Về hiệu quả hoạt động: khả năng sinh lời của các NHTM, thể hiện qua chỉ tiêu ROA,ROE đều được cải thiện, đa phần ROE trên 10% và ROA trên 1% Tính đến tháng3/2013, đã có 11 ngân hàng thực hiện chào bán thành công cổ phần cho đối tác nướcngoài đều là các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó có 2 NHTM Nhànước lớn Việc tăng vốn điều lệ góp phần củng cố năng lực tài chính, đầu tư đổi mới côngnghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước

Mặt khác, sau khi bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài các NHTM cóthể tận dụng ưu thế của họ về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý Mặt khác việc gianhập WTO với những cam kết tự do hoá về mặt tài chính cũng tạo động lực cho cácNHTM Việt Nam thực hiện cải tổ toàn diện về mặt tổ chức, năng lực tài chính, khả năngquản trị và ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và cải thiện tínhminh bạch trong hoạt động

Ngoài ra, hội nhập kinh tế còn giúp khơi thông các kênh dẫn vốn giữa thị trường trongnước với thị trường quốc tế, góp phần khai thác các nguồn vốn tiềm năng trong nước.Trong hội nhập việc áp dụng các loại hình dịch vụ tài chính ngân hàng phong phú và hiện

Trang 13

đại sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam Nhờ khảnăng phân tán rủi ro tăng mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn đầu tư hơn,góp phần thúc đẩy tăng trưởng Nhờ các luồng vốn gia tăng nên tính thanh khoản trongthị trường tài chính ngân hàng cũng gia tăng, nhờ đó giảm lợi tức bù đắp rủi ro và giảmchi phí thu hút vốn cho đầu tư.

- Chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý đổi mới trang thiết bị: Kinh nghiệmquốc tế cho thấy, các nền kinh tế hội nhập tài chính quốc tế thường thu hút được cácluồng vốn FĐI khá lớn, đi kèm với các dòng vốn này là công nghệ , và trình độ quản lýtheo thông lệ quốc tế Ngoài ra chúng ta còn có khả năng” đi tắt đón đầu” do thừa kếđược những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới Các tác động lan truyềnnày giúp tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư thúc đẩy tăng trưởng

- Tạo ra động lực đổi mới và cải cách NHTM: Sự tham gia của các ngân hàng nướcngoài thúc đẩy quá trình tham gia vào thị trường tài chính quốc tế của NHTM Hơn nữa,ngân hàng nước ngoài đem vào các công cụ kỹ thuật tài chính mới thúc đẩy cải tiến côngnghệ

Hội nhập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gây gắt và không kém phần khốc liệt giữa các ngânhàng trong nước và ngân hàng ngoài nước Được cạnh tranh bình đẳng để phát triển cũng

là một cơ hội Do vậy, muốn cạnh tranh để tồn tại và phát triển các ngân hàng trong nướckhông thể nào khác phải nổ lực kiện toàn công tác quản lý ngân hàng nhằm đặt hiệu quảcao, giảm bớt rủi ro và tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng Đổi mới sẽ giúp nângcao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí và hiện đại hóa trang thiết bị để các nhà cung cấpdịch vụ ngân hàng trong nước có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài

- Thúc đẩy thị trường toàn cầu: Hội nhập WTO không chỉ khơi thông các kênhchuyển vốn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần khai thác cácnguồn vốn tiềm năng trong nước mà còn có điều kiện thuận lợi hơn khi mở rộng kinhdoanh ở thị trường tiền tệ nước ngoài, thu hút khách nước ngoài sử dụng dịch vụ ngânhàng VN và mở rộng đầu tư tín dụng với tất cả các thành phần kinh tế Tạo môi trườngkinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các NHTM nước ngoài

Ngày đăng: 24/02/2014, 22:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD (Trang 3)
Hình 1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 1. Tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của hệ thống TCTD (Trang 3)
Hình 2. Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 2. Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD (Trang 4)
nhịp độ chưa kịp với tăng trưởng tín dụng (Hình 2). Trong hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần, biểu hiện kinh tế tăng chậm lại, huy động tăng cao do kênh gửi ngân hàng có lời và an tồn hơn. - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
nh ịp độ chưa kịp với tăng trưởng tín dụng (Hình 2). Trong hai năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm dần, biểu hiện kinh tế tăng chậm lại, huy động tăng cao do kênh gửi ngân hàng có lời và an tồn hơn (Trang 4)
Hình 2. Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 2. Tăng trưởng tín dụng và huy động của hệ thống TCTD (Trang 4)
Bảng 1: Thị phần tài sản, tín dụng, và huy động của các khối NHTM - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 1 Thị phần tài sản, tín dụng, và huy động của các khối NHTM (Trang 4)
Hình 3. Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 3. Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài (Trang 5)
Hình 3. Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Hình 3. Thị phần của NHLD & ngân hàng nước ngoài (Trang 5)
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu (Trang 6)
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu (Trang 6)
Bảng 3: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) (Trang 21)
Bảng 3: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 3 Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) (Trang 21)
Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tơ'mơi trường bên ngồi (EFE) - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 2 Ma trận đánh giá các yếu tơ'mơi trường bên ngồi (EFE) (Trang 22)
Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tô'môi trường bên ngoài (EFE) - cơ hội và thách thức khi hội nhập quốc tế của các tổ chức tín dụng và ngân hàng
Bảng 2 Ma trận đánh giá các yếu tô'môi trường bên ngoài (EFE) (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w