Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iii TRÍCH YẾU Việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng song để chuẩn bị cho việc nhận biết và hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp
Trang 1KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: VPBank Consumer Finance
Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013
Người hướng dẫn: Chị Văn Thụy Tuyền An
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Nam
Sinh viên thực tập: Đỗ Ngọc Minh
MSSV: 104503
Lớp: KN101
Tháng 03 năm 2013
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập: VPBank Consumer Finance
Thời gian thực tập: 7/1/2013 – 10/3/2013
Người hướng dẫn: Chị Văn Thụy Tuyền An
Giảng viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Thanh Nam
Sinh viên thực tập: Đỗ Ngọc Minh
MSSV: 104503
Lớp: KN101
Tháng 03 năm 2013
Trang 3Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang i
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm ……
Họ tên và chữ ký người hướng dẫn
Trang 4Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang ii
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm ……
Họ tên và chữ ký giảng viên
Trang 5Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iii
TRÍCH YẾU
Việc làm đối với sinh viên sau khi ra trường là rất quan trọng song để chuẩn
bị cho việc nhận biết và hòa nhập vào môi trường doanh nghiệp lại là mối quan tâm hàng đầu đối với nhiều sinh viên, vì thế việc thực tập nhận thức mà Trường Đại Học Hoa Sen tổ chức là bước đầu trang bị giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp để không còn bỡ ngỡ để sau này khi tốt nghiệp, bước chân vào đời sẽ tự tin hơn do mình đã có một hành trang vững chắc Tham gia
kì thực tập nhận thức này, tôi mong muốn được có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp
để có thể vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế, tìm ra những điều tôi còn thiếu để tiếp tục bổ sung nó cho thật tốt, đúc kết thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị một nền tảng vững chắc trước khi tôi tốt nghiệp ra trường và bắt đầu đi làm thực sự Ngoài việc trực tiếp tích lũy kinh nghiệm từ việc làm tại doanh nghiệp, tôi còn tham khảo thêm sách báo, internet và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp và quản lý Qua quá trình thực tập tại đây, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, rèn luyện cho bản thân sự tự tin cũng như sẵn sàng hội nhập với môi trường làm việc tại doanh nghiệp sau này
Trang 6Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang iv
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thanh Nam đã tận tình hướng dẫn tôi từ những ngày chuẩn bị cho kỳ thực tập này và trả lời kịp thời nhanh chóng những thắc mắc, hướng dẫn cho tôi những khó khăn trong quá trình thực tập, thông qua đó tôi có thể hoàn thiện báo cáo của mình một cách hiệu quả hơn
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Văn Thụy Tuyền An, người trực tiếp hướng dẫn tôi bước đi từng bước trong công việc, từ những công việc nhỏ nhất cho đến công việc lớn nhất mà tôi đã thực hiện
Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn toàn thể nhân viên phòng Nhân sự nói chung và ban Tuyển dụng nói riêng đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành công việc trong suốt thời gian thực tập vừa qua
Trang 7Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang v
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY THỰC TẬP i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
TRÍCH YẾU iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vii
NHẬP ĐỀ 1
NỘI DUNG 2
1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2 Sản phẩm, dịch vụ chính 3
1.3 Sứ mệnh 3
1.4 Giá trị cốt lõi 4
1.5 Mạng lưới hoạt động 5
1.6 Công nghệ 5
1.7 Nhân sự 6
2 Giới thiệu chung về VPBank Consumer Finance (Khối Tín Dụng Tiêu Dùng của Ngân Hàng VPBank) 6
2.1 Quá trình hình thành và phát triển 6
2.2 Vai trò của khối 8
2.3 Cơ cấu tổ chức 9
2.4 Sản phẩm kinh doanh và đặc điểm sản phẩm 9
Trang 8Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vi
2.5 Lợi ích chung sản phẩm VPBCF 10
3 Giới thiệu bộ phận thực tập 10
4 Công việc thực tập 11
4.1 Nhập dữ liệu 11
4.2 Sắp xếp lịch và gọi điện thoại mời ứng viên tham gia phỏng vấn 14
4.3 Sắp xếp, phân loại hồ sơ lưu kho 16
4.4 Kiểm tra thông tin tín dụng (CIC) của khách hàng 19
4.5 Cắt, dán giấy 24
4.6 Tìm kiếm ứng viên trên mạng 25
4.7 Các công việc khác 29
5 Nhận xét chung về quá trình thực tập 32
5.1 Thuận lợi và khó khăn của bản thân 32
5.2 Kiến nghị 33
5.3 Kinh nghiệm đúc kết sau quá trình thực tập 33
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO viii
PHỤ LỤC ix
Trang 9Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 - Hội sở VPBank 2
Hình 2 - Logo của khối Tín Dụng Tín Dụng VPBank 7
Hình 3 - Trụ sở VPBCF – Ree Tower 7
Hình 4 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Consumer Finance 9
Hình 5 - Bàn làm việc và hồ sơ 11
Hình 6 - Quá trình nhập liệu từ file excel 12
Hình 7 - Thùng giấy để chứa hồ sơ 13
Hình 8 - Danh sách cuộc gọi mời tham gia phỏng vấn 15
Hình 9 - Hồ sơ tuyển dụng 17
Hình 10 - Quá trình sắp xếp hồ sơ ứng viên để lưu kho 18
Hình 11 - Trang chủ www.cib.vn 19
Hình 12 - Quá trình tìm kiếm mã CIC 20
Hình 13 - Không tìm thấy mã CIC 20
Hình 14 - Cách vào mục “Cảnh báo KH tức thời” 21
Hình 15 - Kiểm tra thông tin nợ vay của KH 22
Hình 16 - Lưu thông tin đã tìm kiếm 23
Hình 17 - Bao phong bì 24
Hình 18 - Những mảnh nhỏ tên ứng viên 24
Hình 19 - Quá trình hoàn thành 1 bao phong bì 25
Hình 20 - Tìm kiếm ứng viên trên mạng dành cho nhà tuyển dụng 26
Hình 21 - Cách chọn lọc thông tin ứng viên 27
Hình 22 - Tìm kiếm thông tin của ứng viên 27
Hình 23 - Danh sách ứng viên đã tìm kiếm 28
Hình 24 - Máy photocopy của công ty 29
Hình 25 - Cách dán “Sign here” 30
Hình 26 - Phòng làm việc sau khi được trang trí 31
Trang 10Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 1
NHẬP ĐỀ
Bài báo cáo này là một sự tường thuật lại quá trình thực tập nhận thức của tôi tại Bộ phận Tuyển Dụng (HR) – Công ty VPBank Consumer Finance từ ngày 7/1/2013 đến 10/3/2013 bằng cách trình bày lại các công việc mà bản thân đã thực hiện trong suốt thời gian làm việc tại đây
Với kỳ thực tập này tôi đã tự đặt ra cho mình một số mục tiêu sau:
Hội nhập vào môi trường thực tế của doanh nghiệp, học hỏi và nắm bắt được hoạt động của phòng kinh doanh
Tạo được các mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, rèn luyện và thực hành các kỹ năng mềm: giao tiếp, đàm phán, giải quyết xung đột…
Vận dụng những kiến thức đã học vào công việc thực tế tại doanh nghiệp và hoàn thành công việc được giao
Hoàn thành bài báo cáo thực tập theo tiêu chuẩn ISO 5966
Trang 11Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 2
doanh Việt Nam (VPBANK) được
thành lập theo Giấy phép hoạt động
số 0042/NH-GP của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời
gian hoạt động 99 năm
Vốn điều lệ ban đầu khi mới
thành lập là 20 tỷ đồng Sau đó, do
nhu cầu phát triển, theo thời gian
VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều
lệ Vốn điều lệ hiện nay của VPBank
Trang 12Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 3
Chiếc lược phát triển:
Đến năm 2017 trở thành một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam;
Trở thành một trong 3 Ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam
Công ty trực thuộc
Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)
Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)
Cổ đông chiến lược: OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation
Tập đoàn dịch vụ tài chính ngân hàng có lịch sử hoạt động hơn 100 năm tuổi;
Là một trong những định chế tài chính lớn nhất Singapore và trong khu vực;
Tổng tài sản lên đến 183 tỷ USD
Với hơn 500 chi nhánh, văn phòng đại diện tại 15 quốc gia, vùng lãnh thổ
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần VPBank: 14,88%
1.2 Sản phẩm, dịch vụ chính
Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng
Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại
tệ
Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng
Kinh doanh ngoại tệ
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
1.3 Sứ mệnh
Đối với khách hàng: lợi ích của khách hàng là trên hết;
Đối với nhân viên: xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, quan tâm đến lợi ích của người lao động
Đối với cổ đông: chú trọng đến lợi ích của cổ đông;
Đối với cộng đồng: đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng
Trang 13Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 4
Không hài lòng với hiện tại, luôn đặt ra các mục tiêu thách thức
Mọi mục tiêu không thể đều có thể đạt được với một lộ trình thực hiện cụ thể
Chủ động áp dụng các sáng kiến để xây dựng nền tảng cho tăng trưởng bền vững trong tương lai
c Hiệu quả
Coi trong cả kết quả lẫn cách thức hành vi tạo ra kết quả
Liên tục cải thiện quy trình, tối ưu hóa nguồn lực và giảm thiếu lãng phí
Tôn vinh mọi sáng tạo nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ ưu việt với chất lượng vượt trội và chi phí thấp hơn
d Phát triển con người
Phát triển con người vì sự thịnh vượng lâu dài của VPB
VPB là điểm đến của những nhân tài tiềm năng và điểm dừng chân của những nhân tài có tham vọng
Trang 14Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 5
Xây dựng lộ trình phát triển và thăng tiến sự nghiệp phù hợp cho mỗi cá nhân để đạt được đỉnh cao tiềm năng và sự nghiệp mơ ước là trách nhiệm của các cấp quản lý
e Tin cậy
Tạo dựng sự tin cậy với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác
Xây dựng sự tin cậy dựa trên nguyên tắc các bên đều có lợi
Trung thực và khách quan trong mọi hoạt động
f Tạo sự khác biệt
Là doanh nghiệp kiểu mẫu vì một Việt Nam thịnh vượng
Là đối tác được tin dùng, là nhà tuyển mộ được coi trọng
Chia sẻ thành công với mọi thành viên trong tổ chức và cộng đồng
Trang 15Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 6
Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
2 Giới thiệu chung về VPBank Consumer Finance (Khối Tín Dụng Tiêu Dùng của Ngân Hàng VPBank)
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Thành lập: 2/11/2010
Trụ sở chính: Tòa nhà REE - Số 9 Đoàn Văn Bơ, Phường 12, Quận 4, TPHCM
Sản phẩm kinh doanh: cho vay tín chấp tiêu dùng cá nhân và gia đình
Điểm bán hàng: tổ chức tại các cửa hàng bán sản phẩm tiêu dùng trên cả nước
Số lượng nhân viên: hơn 1.700 nhân viên
Mạng lưới hoạt động: cung cấp dịch vụ thành công cho hơn 2.000 đại lý trên toàn quốc
Trang 16Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 7
Hình 2 - Logo của khối Tín Dụng Tín Dụng VPBank
(nguồn: www.google.com.vn)
Hình 3 - Trụ sở VPBCF – Ree Tower (nguồn : www.google.com.vn)
Trang 17Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 8
2.2 Vai trò của khối
VPBCF (VPBank Consumer Finance) ra đời nhằm:
Hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động tín dụng cá nhân
Góp phần tăng trưởng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng;
Tạo việc làm cho đội ngũ nguồn nhân lực và tính tiện lợi cho khách hàng của ngân hàng;
Góp phần gia tăng tốc độ lưu chuyển tiền tệ trong hệ thống tài chính ngân hàng
Gia tăng lợi ích và hiệu quả sử dụng vốn;
Triển khai chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động
Mở rộng thị trường
Tăng trưởng khách hàng
Nâng cao vị thế của VPBank;
Góp phần thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động cho vay bán lẻ tại Việt Nam
Trang 18Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 9
2.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 4 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức VPBank Consumer Finance
(Nguồn: www.vpb.com.vn)
2.4 Sản phẩm kinh doanh và đặc điểm sản phẩm
2.4.1 Vay tín chấp xe máy trả góp (TW Auto Loan)
Tuổi trung bình từ : 20 - 55 tuổi
Điện thoại nhà, công ty, di động
Kinh nghiệm làm việc
Thủ tục đăng kí : CMND & Hộ Khẩu ( Bản chính để đối chứng )
Trang 19Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 10
2.4.2 Vay tín chấp tiêu dùng cá nhân (Personal Loan)
Tuổi trung bình từ : 21 - 65 tuổi
Điện thoại cố định tại nhà nhà & công ty, di động
Kinh nghiệm làm việc
Thủ tục đăng kí : CMND & Hộ Khẩu (Bản chính để đối chứng); Giấy chứng nhận làm việc và các yêu cầu khác (tùy theo từng sản phẩm cho vay tiền mặt khác nhau)
2.5 Lợi ích chung sản phẩm VPBCF
Thủ tục đơn giản
Giải quyết nhanh
Phương thức thanh toán linh hoạt
Phòng Tuyển dụng (HR) của Khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank
Đứng đầu phòng Nhân sự là giám đốc nhân sự : bà Phan Diệu Hà
Phòng Nhân sự có ba bộ phận : Tuyển dụng, Lương thưởng và phúc lợi, Đào tạo
Bộ phận Lương thưởng và phúc lợi, Đào tạo gồm có trưởng phòng – bà Nguyễn Việt Kim Giang, trưởng nhóm và nhân viên của bộ phận
Bộ phận Tuyển dụng gồm có : trưởng phòng – bà Văn Thụy Tuyền An, trưởng nhóm – bà Nguyễn Thị Thanh Loan, và nhân viên
Trang 20Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 11
4.1.1 Quy trình công việc
Bước 1 Nhận hồ sơ thông tin ứng viên đã tuyển dụng từ người hướng dẫn và
file excel
Hình 5 - Bàn làm việc và hồ sơ (Nguồn : tự chụp)
Bước 2 Khởi động máy vi tính, mở file excel
Bước 3 Nhập tất cả thông tin ứng viên vào file excel theo từng mục trong hồ
sơ ứng viên (gồm có : họ và tên, vị trí dự tuyển, địa điểm làm việc, giới tính, dân tộc, ngày sinh, nơi sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ
Trang 21Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 12
tạm trú, điện thoại cố định, điện thoại di động, địa chỉ email, trình độ, chuyên ngành, kinh nghiệm làm việc 1, kinh nghiệm làm việc 2, kinh nghiệm làm việc 3, ghi chú)
Hình 6 - Quá trình nhập liệu từ file excel (Nguồn: tự chụp)
Bước 4 Sau khi nhập hết hồ sơ thông tin ứng viên đã tuyển dụng Lưu lại
file excel Gửi file excel này qua email cho người hướng dẫn Xếp gọn hồ sơ này vào thùng giấy, đem lưu kho
Trang 22Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 13
Hình 7 - Thùng giấy để chứa hồ sơ (Nguồn: tự chụp)
4.1.2 Kết quả
Tôi đã nhập xong phần hồ sơ mà người hướng dẫn giao cho trong một ngày
Ý thức được tầm quan trọng của công việc nhập dữ liệu thông tin của các ứng viên đã nộp hồ sơ tuyển dụng vào file excel để tạo nguồn ứng viên cho khối Tín Dụng Tiêu Dùng VPBank, tôi rất cẩn thận trong việc nhập số điện thoại, họ tên, địa chỉ, cũng như là những lời nhận xét của người phỏng vấn,…
Tôi đã hoàn thiện thêm kĩ năng excel, biết thêm được một số phím tắt, cũng như có thể đánh máy nhanh hơn
4.1.3 Ghi chú
Trong quá trình nhập dữ liệu, sẽ được học hỏi thêm một số kinh nghiệm có thể giúp ích cho việc ghi phiếu “Thông tin ứng viên” khi xin việc làm trong tương
Trang 23Báo Cáo Thực Tập Nhận Thức Trang 14
lai Biết cách ghi phiếu “Thông tin ứng viên” đầy đủ, ngắn gọn mà súc tích Hiểu thêm một số nhận xét của nhà tuyển dụng khi tuyển chọn nhân viên (Ví dụ: ứng viên ít kinh nghiệm,cách ăn mặc, thái độ, tác phong, cách giao tiếp khi phỏng vấn đều được người phỏng vấn ghi lại kĩ càng để về xem xét ứng viên đó có thích hợp với công việc không hoặc sẽ được gợi ý chuyển qua làm công việc khác Trước khi phỏng vấn, tùy từng công việc mà ứng viên sẽ làm một bài kiểm tra tiếng Anh, tin học ngắn gọn)
Ngoài ra, khi nhập dữ liệu, tôi còn hoàn thiện thêm kỹ năng tin học, biết thêm một số phím tắt, cách trình bày một bảng thông tin ứng viên (gồm có số thứ
tự, họ tên, vị trí ứng tuyển, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp chứng minh nhân dân, nơi cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú, điện thoại cố định, điện thoại di động, trình độ học vấn, chuyên ngành, địa chỉ email, kinh nghiệm làm việc 1, 2, 3, ghi chú thêm)
4.2 Sắp xếp lịch và gọi điện thoại mời ứng viên tham gia phỏng vấn
Trong thời gian thực tập thì gọi điện thoại cũng là công việc chính của tôi sẽ thực hiện xuyên suốt thời gian này, mặc dù công việc này được thực hiện ít hơn việc nhập dữ liệu Trong môi trường doanh nghiệp, việc trả lời điện thoại không còn đơn giản như tôi từng nghĩ Nó thể hiện tính chuyên nghiệp và phong cách làm việc của cả công ty
Để thực hiện công việc này, lúc đầu tôi quan sát và lắng nghe cách người hướng dẫn gọi điện thoại thông báo cho ứng viên tham gia phỏng vấn Sau đó ghi nhớ những lời căn dặn của người hướng dẫn, và thực hiện công việc này
4.2.1 Quy trình thực hiện
Bước 1 Sắp xếp lịch phỏng vấn
Trước khi gọi điện mời ứng viên tham gia phỏng vấn, tôi phải sắp xếp lịch phỏng vấn của họ Mỗi ứng viên sẽ được phỏng vấn trong khoảng 15 phút, nên phải linh hoạt sắp xếp để gọi ứng viên đến phỏng vấn từ 9h sáng đến 11h30 sáng, và từ