Mặc dù công việc được giao không nhiều nhưng tôi đã có cơ hội quan sát cách làm việc của các anh chị để phần nào hiểu rõ hơn môi trường làm việc, điều đó cũng giúp tôi cảm thấy tự tin hơ
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 10/03/2013
Người hướng dẫn : Chị Nguyễn Thị Kim Mai
Sinh viên thực hiện : Trần Thục Oanh
Tháng 1 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 2BÁO CÁO THỰC TẬP
NHẬN THỨC
Tên cơ quan thực tập : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Thời gian thực tập : Từ 07/01/2013 đến 10/03/2013
Người hướng dẫn : Chị Nguyễn Thị Kim Mai
Sinh viên thực hiện : Trần Thục Oanh
Tháng 1 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KHOA KINH TẾ THƯƠNG MẠI
Trang 3TRÍCH YẾU
Sau hơn hai năm ngồi trên giảng đường đại học chính sinh viên ít nhiều cũng đã
có được nền tảng cơ bản đối với chuyên ngành của mình và phần nào có được những kỹ năng cần thiết cho việc áp dụng những kiến thức tổng quát của mình vào thực tiễn, đây cũng là lúc sinh viên muốn tìm hiểu rõ hơn những gì mình sẽ làm trong tương lai cũng như môi trường làm việc thực tế Hiểu được mong muốn này, trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc thông qua kì “Thực tập nhận thức” Qua hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân Mặc dù công việc được giao không nhiều nhưng tôi đã có cơ hội quan sát cách làm việc của các anh chị để phần nào hiểu rõ hơn môi trường làm việc, điều đó cũng giúp tôi cảm thấy tự tin hơn về công việc trong tương lai của mình
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt đợt thực tập nhận thức này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của:
Trường Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện cho cá nhân tôi nói riêng và các sinh viên năm ba nói chung hội nhập và làm quen với môi trường làm việc
Chị Nguyễn Thị Kim Mai – trưởng Phòng Phục vụ khách hàng thuộc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) Chi nhánh Quận 3 - TP.HCM
và chị Phượng Quyên – nhân viên Kế toán – Giao dịch cùng tất cả các anh chị khác tại chi nhánh đã cho tôi cơ hội để thử sức mình, giúp đỡ tôi giải quyết khó khăn trong quá trình thực tập và cho tôi những lời khuyên hữu ích về những vấn đề có thể gặp trong tương lai
Cô Bùi Phương Uyên – giảng viên hướng dẫn thực tập
Chân thành cảm ơn
Trang 5MỤC LỤC
TRÍCH YẾU i
LỜI CÁM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DẪN NHẬP vi
I GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP 1
1 Giới thiệu chung 1
2 Dịch vụ 2
3 Vốn điều lệ 3
4 Tổ chức bộ máy quản lý 3
4.1 Sơ đồ tổ chức VPBank 3
4.2 Chi nhánh VPBank Quận 3 5
4.2.1 Sơ đồ tổ chức 5
4.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 5
5 Thành tựu đạt được trong những năm gần đây 6
II VỊ TRÍ THỰC TẬP 7
1 Bộ phận Dịch vụ khách hàng – VPBank Chi nhánh quận 3 7
2 Công việc thực tập 8
2.1 Công việc hành chính 8
2.1.1 Scan tài liệu 8
2.1.2 Nghe điện thoại 8
2.1.3 Đánh máy các văn bản, các mẫu giấy tờ 9
2.1.4 Lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu vào bìa còng 10
Trang 62.2 Công việc tự tìm hiểu 11
2.2.1 Quy trình nhập, xuất, bàn giao và bảo quản GTIQT 11
2.2.2 Quy trình giao nhận và bảo quản GTIQT 11
2.2.3 Tìm hiểu các biểu mẫu giao dịch chính tại ngân hàng: 13
III ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN 16
1 Kinh nghiệm cá nhân 16
2 Ưu, khuyết điểm 17
IV KẾT LUẬN 18
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN vi
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN vii
PHỤLỤC viii
TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
Trang 7QL GTIQT : Quản lý giấy tờ in quan trọng
QTK : Quỹ tiết kiệm
TMCP : Thương mại cổ phần
TCKT : Tài chính kế toán
Trang 8DẪN NHẬP
Trong xã hội hiện nay, khi nền kinh tế ngày một phát triển thì yêu cầu về nguồn nhân lực cũng ngày càng cao hơn, bên cạnh nắm vững lý thuyết nó còn đòi hỏi ta phải biết vận dụng linh hoạt chúng vào thực tế Do đó, hội nhập và làm quen với môi trường làm việc thực tế là một cơ hội tốt giúp cho sinh viên có được nền tảng thuận lợi khi định hướng công việc cho tương lai Trong khoảng thời gian thực tập và học hỏi kinh nghiệm
ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank, tôi đã đặt ra cho bản thân những mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: cố gắng áp dụng những lý thuyết vào thực tế để nắm vững hơn những
Trang 9I GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP
1 Giới thiệu chung
- Tên công ty: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
- Địa chỉ : 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- VPBank Chi nhánh Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ : 26A Phạm Ngọc Thạch – Phường 6 - Quận 3 – Tp Hồ Chí Minh
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng Khoán
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch Hiện tại VPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh,
Trang 10thành trên cả nước Với phương châm “Hoàn thiện trên từng bước tiến”, VPBank luôn không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân viên để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng
2 Dịch vụ
Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân
cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng
Kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác
Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam
Trang 11 Chương trình ưu đãi/ khuyến mại
3 Vốn điều lệ
Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng khi mới thành lập do cổ đông góp là 20 tỷ VND Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệtheo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Số vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31.12.2011 là 5.050 tỷ đồng (tại ngày 31.12.2010 là 4.000 tỷ đồng)
4 Tổ chức bộ máy quản lý
4.1 Sơ đồ tổ chức VPBank
Trang 12Đại hội đồng cổ đông
Các ủy ban, ban
Khối quản trị rủi ro
Khối ngân hàng bán buôn
Khối KHCN
& SME
Khối vận hành
Hội sở phía Nam
Khối công nghệ thông tin
Khối quản trị nguồn nhân lực
Phòng phát triển mạng lưới
Trung tâm truyền thông và quản lý thương hiệu
Trung tâm chiến lược và quản lý dự
án
Trung tâm pháp chế và
xứ lý nợ
Trang 134.2 Chi nhánh VPBank Quận 3
Giao dịch viên (Front Office – thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng):
mở tài khoản cá nhân, doanh nghiệp, hạch toán chuyển tiền cá nhân và doanh nghiệp, mở thẻ, sổ tiết kiệm, chi tiền kiều hối, chuyển lương thuế cá nhân, hoặc công ty qua tài khoản ngân hàng
Giao dịch viên (Quản lý nợ) (Back Office – tổng hợp nghiệp vụ của các giao dịch viên, không liên quan trực tiếp đến khách hàng): chấm chứng từ hằng ngày, nhắc nợ cho cán bộ Tín dụng để thu nợ vay của khách hàng, sắp xếp, tổng hợp hồ sơ, scan chữ ký giúp khách hàng có thể giao dịch ở các chi nhánh khác, quản lý thẻ cho khách hang
Kế toán
Tín dụng cá nhân
Tín dụng doanh nghiệp
Bộ phận tín dụng
Trang 14 Bộ phận kế toán : hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí hoạt động tại chi nhánh, phụ trách báo cáo thuế, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của chi nhánh …
Bộ phận hành chính: chịu trách nhiệm về các chi phí hành chính, sắp xếp các nhân
2009
Thương hiệu chứng khoán uy tín Đại lý xuất sắc nhất Viêt Nam về hiệu quả mạng lưới năm 2009 – Best in Productivity do Western Union trao tặng
Trang 15Top 100 sản phẩm, dịch vụ Việt Nam được tin dùng Thương hiệu mạnh Việt Nam
Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam
2012
Giải thưởng Thương hiệu quốc gia Giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn
Giải tăng trưởng outbound, giải tăng trưởng số lượng điểm giao dịch cao nhất, giải thưởng điểm kích hoạt giao dịch cao nhất của dịch vụ Western Union
Giải về tỷ lệ điện chuẩn thanh toán quốc tế do Well Fargos trao tặng
II VỊ TRÍ THỰC TẬP
1 Bộ phận Dịch vụ khách hàng – VPBank Chi nhánh quận 3
Bộ phận Dịch vụ khách hàng bao gồm giao dịch kho quỹ và kế toán.Tôi được phân công thực tập tại phòng kế toán
Bộ phận Kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của một chi nhánh Kế toán phải chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mọi hoạt động liên quan đến tài chính kế toán
- Hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí tại chi nhánh
- Phụ trách báo cáo thuế, theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định của công
ty
Trang 162 Công việc thực tập
2.1 Công việc hành chính
2.1.1 Scan tài liệu
Tại mỗi doanh nghiệp, các tài liệu và các văn bản đa số thường được lưu trữ ở dạng giấy tờ viết tay Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn thấp thỏm lo sợ chúng sẽ bị mục nát theo thời gian, cũng như mất nhiều thời gian kiểm tra và bảo quản Do đó, phương án tốt nhất giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu những rủi ro trên đó là sử dụng máy scan để biến những văn bản, tài liệu trên giấy thành những file lưu vào máy vi tính cho gọn và dễ tìm Đây là công việc tôi thường xuyên được các anh chị giao cho Các giấy tờ tôi thường scan đó làtờ trình thẩm định tài sản, giấy chứng minh nhân dân của khách hàng, các chứng từ bảo lãnh, giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, giấy đề nghị tạm ứng …
Cách thực hiện
- Mở phần mềm scan
- Đặt tài liệu hoặc chứng từ muốn scan vào đúng vị trí Sau khi đặt tên và chọn đúng ổ đĩa để lưu thì ấn Start
- Sau khi đã scan hết tài liệu hoặc chứng từ thì ấn Next step để lưu lại
Nhận xét: scan tài liệu hoặc chứng từ là một công việc đơn giản nhưng đòi hỏi ta phải cấn thận, phải gỡ kim kẹp trước khi thực hiện scan để tránh trường hợp scan thiếu hoặc bị kẹt giấy Công việc này cũng phần nào giúp tôi biết được các nội dung trong các giấy tờ cần scan và luyện tập tính cẩn thận trong công việc
2.1.2 Nghe điện thoại
Hàng ngày tôi phải tiếp nhận rất nhiều cuộc điện thoại từ khách hàng cũng như từ các nhân viên trong nội bộ ngân hàng Đây là công việc tuy đơn giản nhưng đòi hỏi tôi phải chú ý lắng nghe để xem đối tượng mà khách hàng muốn gặp là ai để
có thể chuyển máy đến một cách nhanh chóng và chính xác Qua công việc này.tôi cũng đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân như không nên nói quá nhanh cũng như quá chậm để người nghe có thể tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng
Trang 172.1.3 Đánh máy các văn bản, các mẫu giấy tờ
Việc đánh máy các văn bản, các mẫu giấy tờ là công việc khá quen thuộc và cần thiết ở mỗi doanh nghiệp Do đó, tôi thường xuyên được các anh chị giao cho công việc này Các mẫu giấy tờ tôi thường được giao đó là Phiếu đề nghị tạm ứng, Giấy
đề nghị thanh toán tiền tạm ứng, Cam kết trả nợ, Đề nghị cấp hạn mức thấu chi và
kế hoạch trả nợ, bảng hệ thống tài khoản… Dưới đây là mẫu giấy đề nghị tạm ứng
và hoàn tạm ứng mà tôi thường xuyên được giao
MẪU SỐ: 01 – TCKT NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Số tiền: đ
Bằng chữ :
Lý do tạm ứng : Tôi xin cam kết sử dụng số tiền trên đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn
số tiền đã tạm ứng trên Nếu vi phạm, đề nghị Phòng Kế toán trừ lương và các khoản thu nhập của tôi để hoàn ứng
DUYỆT TẠM ỨNG
Số tiền NGƯỜI ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG TRƯỞNG PHÒNG GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trang 18MẪU SỐ 02 – TCKT NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
Chi nhánh: Quận 3
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG
Tp.HCM, Ngày … tháng … năm …
Số :
Tên người đề nghị:
Đơn vị :
Số tiền hoàn tạm ứng :
(Bằng chữ : )
DUYỆT THANH TOÁN
Số tiền: đồng NGƯỜI ĐỀ NGHỊ TRƯỞNG PHÒNG GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nhận xét: Qua công việc này đã phần nào giúp tôi ôn lại cách chỉnh sửa văn bản
mà tôi đã được học trong môn tin học văn phòng Bên cạnh đó, tôi còn có cơ hội được tìm hiểu nội dung của các mẫu giấy tờ, văn bản trên
2.1.4 Lưu trữ chứng từ, hồ sơ, tài liệu vào bìa còng
Đây là công việc khá quan trọng và cần thiết tại ngân hàng Những hồ sơ, chứng từ thường được lưu trữ một cách khoa học để thuận tiện cho việc tìm kiếm Đối với
hồ sơ khách hàng sẽ được lưu theo thứ tự chữ cái a, b, c ; còn đối với những chứng
từ sẽ được lưu trữ theo ngày, tháng, năm Những công cụ tôi sử dụng trong việc lưu trữ chứng từ bao gồm : kéo, băng keo, thước, bút chì, dụng cụ bấm lỗ
Cách thực hiện
- Chọn bìa hồ sơ phù hợp với loại chứng từ cần lưu
Trang 19- Xác định xem khổ giấy cần đóng là giấy nào? Kích thước bao nhiêu rồi đó điều chỉnh thước cho đúng với khổ giấy đó Sau đó, để giấy vào vị trí cần đóng rồi dùng tay ấn mạnh xuống
Nhận xét: việc lưu chứng từ, hồ sơ không khó nhưng đòi hỏi tôi cần phải cẩn thận
và tỉ mỉ mới có thể bấm đúng vị trí cần bấm và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự đã được quy định
2.2 Công việc tự tìm hiểu
2.2.1 Quy trình nhập, xuất, bàn giao và bảo quản GTIQT
Giấy tờ in quan trọng: là một loại giấy tờ in đặc biệt được VPBank in theo mẫu thống nhất có số seri bao gồm : Séc, thẻ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi …
Các trường hợp nhập kho GTIQT
- Giấy tờ in quan trọng nhận giao từ nhà in
- Giấy tờ in quan trọng do Hội sở cấp theo tờ trình được phê duyệt
- Giấy tờ in quan trọng xuất dùng không hết hoặc nhượng bán không hết nhập lại kho
- Giấy tờ in quan trọng phát hiện thừa khi kiểm kê
Các trường hợp xuất kho GTIQT
- Xuất dùng trong nội bộ ngân hàng
- Xuất giao cho cán bộ ngân hàng để sử dụng và nhượng bán cho khách hàng
- Xuất đề cấp cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch và Sở giao dịch của VPBank
- Xuất giấy tờ in quan trọng bị thiếu hụt khi kiểm kê đã được duyệt biên bản xử lý
2.2.2 Quy trình giao nhận và bảo quản GTIQT
Sơ đồ thể hiện các bước thực hiện giao nhận và bảo quản QTIQT
Trang 20Quy trình giao nhận và bảo quản GTIQT từ Hội sở tới CN/SGD
Yêu cầu cung cấp Lập phiếu xuất kho Xuất kho Nhập kho
A Chi nhánh, SGD yêu cầu cung cấp GTIQT:
- Khi có nhu cầu về GTIQT Thủ kho tiền tại SGD, CN lập giấy để nghị xuất GTIQT ( mẫu số 01-GTIQT) trình Trưởng phòng KTGD xem xét trước khi trình Giám đốc CN/SGD ký duyệt và chuyển về phòng TCKT
- PGD, QTK khi có nhu cầu GTIQT gửi Giấy đề nghị xuất GTIQT (Mẫu số GTIQT về Kế toán quản lý GTIQT) về CN quản lý trực tiếp để tổng hợp, không gửi trực tiếp vào phòng TCKT
01-B Phòng TCKT lập phiếu xuất kho : Căn cứ Giấy đề nghị xuất GTIQT của các đơn
vị, kế toán lập phiếu xuất kho giấy tờ in quan trọng (Mẫu só 04-GTIQT) , trình trưởng phòng TCKT phê duyệt và chuyển phiếu xuất kho cho bộ phận quản lý GTIQT
C Bộ phận QLGTIQT xuất kho GTIQT
- Căn cứ trên phiếu xuất kho của phòng TCKT, bộ phận QLGTIQT thực hiện xuất kho GTIQT theo đúng phiếu xuất
A Yêu cầu cung
C Xuất kho theo phiếu xuất của TCKT
D Nhập kho theo phiếu xuất của TCKT