Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), điều đó đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam những thời cơ và thách thức th
Trang 1LỜI CAM KẾT
Tên tôi là : Lê Hoàng Lâm
Sinh viên lớp : QTKD Thương mại 46B
Khoa : Thương mại
Trường : Đại học Kinh tế quốc dân
Tôi xin cam kết chuyên đề này do chính tôi thực hiện trên cơ sở nghiêncứu các tài liệu trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùngvà tham khảo một số tài liệu liên quan khác.
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
chơng i: Những vấn đề cơ bản về hoạt động phát triểnthịtrờng xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê,cao su 3
1 Xuất khẩu và vai trò của phát triển thị trờng xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu cao su, cà phê 3
1.1/ Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hoá 3
1.2 Các vấn đề về mặt hàng cao su và cà phê xuất khẩu 7
1.3 Vai trò của hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu cao su, cà phê 8
2 Nội dung hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu ở các doanh nghiệp xuất khẩu caosu và cà phê 11
2.1 Nghiên cứu thị trờng xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu và khả năng phát triểnthị trờng của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê 11
2.2 Xác định phơng hớng phát triển thị trờng xuất khẩu và xác định thị trờng cầnphát triển 13
2.3 Xây dựng các chiến lợc và kế hoạch phát triển thị trờng xuất khẩu 16
2.4 Tổ chức các nghiệp vụ phát triển thị trờng xuất khẩu 17
2.5 Đánh giá hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu 20
3 Các nhân tố ảnh hởng đến hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu cà phê, cao su 20
3.1 Nhóm yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp 20
3.2 Nhóm các yếu tố vĩ mô 21
3.3 Nhóm các yếu tố thuộc về thị trờng xuất khẩu của doanh nghiệp 23
4 Kinh nghiệm về hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu của một số doanh nghiệp vàbài học cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê 24
4.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trên thế giới 25
4.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê 27
Chơng ii: Thực trạng hoạt động phát triển thị trờngxuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của công ty cổ phầnthiết bị phụ tùng 30
1 Khái quát về công ty cổ phần thiết bị phụ tùng 30
1.1 Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Công ty 30
Trang 31.2 Cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty 32
1.3 Qui mô kinh doanh của Công ty Machinco 34
1.4 Thị trờng kinh doanh của Công ty Machinco 35
2 Thực trạng hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu các mặt hàng cao su và cà phêcủa công ty machinco 40
2.1 Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty và vai trò của xuất khẩu cao su, cà phêđối với sự phát triển của Công ty 40
2.2 Thực trạng hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu cà phê và cao su của Côngty Machinco 45
2.3 Kết quả kinh doanh của Công ty 51
3 Đánh giá hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu các mặt hàng cao su và cà phê củacông ty machinco 54
4 Định hớng hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu cao su và cà phê của công tytrong thời gian tới 57
Chơng iii: Các giải pháp Đẩy mạnh hoạt động phát triển thịtrờng xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của công tymachinco 58
1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trờng xuất khẩu cao su, cà phê 58
2 Sử dụng các phơng pháp, mô hình kinh tế để phân tích thị trờng xuất khẩu cao su, càphê 60
3 Hoàn thiện công tác nghiên cứu nguồn hàng cao su và cà phê 61
4 Nâng cao chất lợng hàng cao su và cà phê xuất khẩu 62
6 Nâng cao chất lợng các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trờng xuất khẩu 64
7 Tổ chức hoạt động marketing và xúc tiến thơng mại 65
8 Hoàn thiện bộ máy trong tổ chức hoạt động xuất khẩu, nâng cao trình độ nhân viênphát triển thị trờng 66
9 Củng cố mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tích cực tìm kiếm các bạn hàngmới 67
10 Tăng cờng đầu t và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn phát triển thị trờng xuất khẩu.6811 Giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động phát triển thị trờng xuất khẩu 69
kết luận 70
tài liệu tham khảo 71
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Machinco 33Sơ đồ 2 : Tốc độ tăng trởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2003 – 2007 42Sơ đồ 3 : Thị trờng xuất khẩu cao su năm 2004 của Công ty Machinco
Bảng 1 : Tổng số nhân viên của Machinco 34Bảng 2 : Kim ngạch xuất khẩu Công ty Machinco giai đoạn 2003 – 2007 .41Bảng 3 :Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su giai đoạn 2004-2007 43Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cà phê giai đoạn 2004-2007 45Bảng 5 : Chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trờng của Công ty tại Trung
Quốc và Nga đối với hai mặt hàng cà phê và cao su 46
Bảng 6 : Sự phát triển theo chiều rộng thị trờng xuát khẩu Trung Quốc của
Công ty Machinco 48
Bảng 7 : Cơ cấu thị trờng xuất khẩu của Công ty Machinco 49Bảng 8 : Tỷ lệ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu cao su và cà phê trong tổng
doanh thu hàng năm của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 52
Bảng 9 : Tỷ trọng kim ngạch mặt hàng cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Công ty Machinco giai đoạn 2004 - 2007 53
Bảng 10 : Tỷ trọng kim ngạch mặt hàng cà phê trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của Công ty Machinco giai đoạn 2004 – 2007 53
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã là thành viên chính thức của Tổchức thương mại thế giới ( WTO ), điều đó đã và đang đặt ra cho các doanhnghiệp của Việt Nam những thời cơ và thách thức thực sự Ra nhập WTO làra nhập sân chới lớn - sân chơi toàn cầu Một mặt chúng ta phải mở cửa thịtrường cho các doanh nghiệp nước ngoài vào kinh doanh, mặt khác các doanhnghiệp của chúng ta phải vươn mình ra tầm thế giới Vào WTO làm cho nhucầu xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp ra thị trường thế giới là rất lớnđặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của nước ta Tuy nhiên mộtđiều dễ dàng nhận ra đó là sự thua kém của các doanh nghiệp Việt Nam trênrất nhiều phương diện so với các doanh nghiệp nước ngoài như tiềm lực kinhtế, khả năng quản trị doanh nghiệp, trình độ nhân lực, kinh nghiệm về thươngmại quốc tế Vì vậy, trong quá trình xuất khẩu hàng hoá các doanh nghiệpcủa Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt từ các doanh nghiệp cùng lĩnh vực.Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp của chúng takhông còn cách nào khác là phải tự tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình đi đôi với hoàn thiện các hoạt động kinh doanh cơ bản trong đó cóhoạt động phát triển thị trường.
Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng là một doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có tham gia các hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hoá Do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan,hiện nay ở Công ty hoạt động xuất khẩu vẫn chưa thực sự hiệu quả vàtương xứng với hoạt động nhập khẩu Giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉchiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm củaCông ty Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu tập trungở một số thị trường lâu năm, truyền thống và ít có sự đổi mới Xác định vaitrò quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển nhanh chóng
Trang 6hiện nay của Công ty, một trong những vấn đề cấp bách được đề ra đó làphải tăng cường hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu trong thời giantới Vì vậy đề tài được em lựa chọn để thực hiện chuyên đề thực tập của
mình đó là : “Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng caosu và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng “.
Nội dung của chuyên đề bao gồm các chương cơ bản sau đây : Chương Ilà những vấn đề cơ bản về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của cácdoanh nghiệp thương mại Chương II đề cập đến thực trạng hoạt động pháttriển thị trường xuất khẩu nói chung và hoạt động phát triển thị trường của haimặt hàng cao su và cà phê hiện nay ở Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng.Chương III là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng cao su và cà phê của Công ty.Trong quá trình thực hiện chuyên đề do các yếu tố khách quan cũng nhưchủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu xót mong được lượng thứ Emxin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị XuânHương và các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng đã nhiệttình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Ngày tháng 04 năm 2008
Sinh viên
Lê Hoàng Lâm
Trang 7CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ, CAO SU
1 XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CAO SU, CÀ PHÊ.
1.1/ Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hoá
1.1.1/ Hoạt động xuất khẩu hàng hoá
Ngay từ xa xưa, nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hoá giữa các quốc giađã hình thành Do nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hoá mà quốc gia này khôngthể sản xuất mà quốc gia khác có thể sản xuất, đồng thời lợi nhuận cao dohoạt động buôn bán với quốc gia khác đem lại đã thúc đẩy hoạt động trao đổihàng hoá giữa các quốc gia phát triển mạnh mẽ Ngày nay, hoạt động trao đổibuôn bán hàng hoá giữa các quốc gia đã phát triển lên mức độ cao hơn vàphức tạp hơn nhiều Hoạt động trao đổi buôn bán đó phát triển và trở thànhcác hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa các quốc gia góp phần hìnhthành nên hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế Đối với các doanhnghiệp hiện nay, lợi ích to lớn khi tham ra hoạt động thương mại quốc tế làđiều không thể phủ nhận và ngày càng nhiều doanh nghiệp tham ra vào vàoquá trình xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động hình thànhmang tính tự nhiên và tất yếu trong sự phát triển của hoạt động kinh tế của xãhội loài người Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là quá trình một chủ thể kinh tếcủa quốc gia này bán hàng hoá để nhận một giá trị tiền tệ cụ thể hoặc trao đổihàng hoá với chủ thể kinh tế ở quốc gia khác thông qua các phương pháp thanh
Trang 8toán, vận tải quốc tế và phù hợp với qui định của luật pháp các bên liên quan.Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động có sự tham ra của các doanhnghiệp ở các quốc gia khác nhau Do giữa các quốc gia khác nhau sẽ có cácqui định về luật pháp khác nhau về hoạt động buôn bán quốc tế nên hoạt độngxuất khẩu là một hoạt động phức tạp và để hoàn thành hoạt động đó phải trảiqua các bước khác nhau Để tiến hành xuất khẩu hàng hoá, các doanh nghiệpphải thực hiện các bước cụ thể như sau :
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu : Đây là một bước khởi đầu rất quan
trọng và quyết định rất lớn đến kết quả toàn bộ hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp Việc nghiên cứu thị trường được thực hiện một cách cẩn thận,kỹ lưỡng và chính xác giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được thị trường xuấtkhẩu phù hợp với năng lực của mình, đáp ứng được nhu cầu của đối tác vàđem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩutập trung vào các nội dung : Các điều kiện vĩ mô của thị trường đó như tìnhhình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, thương mại,…Nhu cầu về các loạihàng hoá, hiệu quả kinh tế ( lợi nhuận ) khi xuất khẩu vào thị trường đó.
Lựa chọn đối tác và thực hiện quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợpđồng : Lựa chọn đối tác công việc quan trọng, chọn được đối tác phù hợp
giúp cho quá trình xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đem lại hiệuquả cao trong kinh doanh Để chọn được đối tác phù hợp, các doanh nghiệpphải thực hiện quá trình giao dịch, đàm phán về các nội dung liên quan đếnquá trình xuất khẩu và đi đến ký kết hợp đồng.
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu : Doanh nghiệp triển khai các hoạt động
liên quan đến quá trình xuất khẩu phù hợp với hợp đồng đã ký kết như chuẩnbị hàng hoá, xin giấy phép xuất khẩu, giao hàng, mua bảo hiểm,…
Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu : Sau khi hoàn thành các hợp
đồng xuất khẩu, doanh nghiệp tổ chức đánh giá kết quả của hoạt động đó cóđem lại hiệu quả, lợi ích như mong muốn hay không Các hoạt động cần phải
Trang 9hoàn thiện trong các hợp đồng tiếp theo hoặc có nên tiếp tục quá trình buônbán với đối tác nữa hay không.
1.1.2/ Mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng xuất khẩu là các loại hàng hoá được xuất khẩu từ quốc gia,vùng lãnh thổ này sang quốc gia hay vùng lãnh thổ khác thông qua các hoạtđộng ngoại thương hoặc xuất khẩu tại chỗ và góp phần đem lại giá trị cho cácdoanh nghiệp, quốc gia xuất khẩu hàng hoá đó.
Khi hoạt động thương mại quốc tế phát triển ngày càng sâu sắc, nhu cầuvề hàng hoá của người dân các quốc gia khác nhau ngày càng phong phú, đadạng dẫn tới số lượng và chủng loại các mặt hàng tham gia vào hoạt độngxuất khẩu cũng trở nên phong phú, đa dạng Ngày nay trên thế giới, các loạihàng hoá xuất khẩu có thể chỉ là các vật dụng bé nhỏ với giá trị thấp cho đếnnhững mặt hàng có giá trị cao Có thể nói, với các quốc gia phát triển nềnkinh theo hướng lấy xuất khẩu hàng hoá làm nền tảng thì yếu tố mặt hàngxuất khẩu đóng vai trò quyết định đến vị thế của quốc gia đó trên thị trườngxuất khẩu hàng hoá quốc tế.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chúng ta xác định chiến lược pháttriển kinh tế là tăng trưởng bằng con đường xuất khẩu hàng hoá Trong nhiềunăm trở lại đây, nước ta đã đạt được những thành tựu rất to lớn trên lĩnh vựcxuất khẩu hàng hoá và trở thành một nước xuất khẩu lớn trên thế giới đặc biệtlà các loại hàng hoá nông sản và hàng tiêu dùng Các mặt hàng xuất khẩu củanước ta khá phong phú và đa dạng, có mặt ở hầu hết các thị trường trên thếgiới Với kim nghạch xuất khẩu hàng năm tăng trưởng nhanh chóng đã gópphần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Đối với cao su và cà phê, đây được xem là hai mặt hàng xuất khẩu có thếmạnh của Việt Nam trên thị trường thế giới, hàng năm đem lại kim ngạchxuất khẩu lớn cho nước ta
1.1.3/ Thị trường xuất khẩu
Trang 10Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp được hiểu là các quốc gia, vùnglãnh thổ hay khu vực địa lý mà các doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu cáchàng hoá của mình vào thị trường đó.
Ngày nay, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã trởnên đa dạng và có mặt ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới Theo thống kêcủa Bộ Thương mại trước đây, nay là Bộ Công thương thì nước ta hiện nay cómối quan hệ thương mại với tất cả các thị trường lớn trên thế giới như thịtrường EU, Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương,…với gần 170 quốc gia vàvùng lãnh thổ.
1.1.4/ Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quantrọng đối với các doanh nghiệp thương mại Ngày nay, phát triển thị trườngvừa là mục tiêu, vừa là phương thức quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tạivà phát triển Trước hết, để hiểu được khái niệm về phát triển thị trường xuấtta cần phải hiểu được thế nào là hoạt động phát triển thị trường của doanhnghiệp Theo Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1 của KhoaThương mại trường Đại học Kinh tế quốc dân thì : “ Phát triển thị trường làtổng hợp các cách thức và biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượngsản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng qui mô kinh doanh, tăng thêmlợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường ”.
Dựa trên khái niệm cơ bản đó, ta có thể đưa ra khái niệm về hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu như sau : “ Phát triển thị trường xuất khẩu làmột bộ phận của hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp thương mạimà ở đó, các cách thức và biện pháp của doanh nghiệp đưa ra nhằm hướng tớithị trường và khách hàng nước ngoài Các cách thức và biện pháp đó nhằmmục đích mở rộng thị trường, thu được lợi nhuận tối đa và nâng cao uy tín củadoanh nghiệp ở thị trường ngoài nước”.
Trang 111.2 Các vấn đề về mặt hàng cao su và cà phê xuất khẩu
1.2.1/ Mặt hàng cao su xuất khẩu
Trong các tài liệu khoa học hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau vềcao su, theo Từ điển bách khoa toàn thư mở ( Wikipedia ) thì : “ Cao su làmột loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đànhồi lớn “ Hiện nay có hai loại cao su chủ yếu là cao su tự nhiên và cao sutổng hợp Cao su tổng hợp là cao su được con người chế tạo trên cơ sở kếthợp giữa cao su tự nhiên và các hợp chất hoá học khác Cao su được sử dụngchủ yếu vào việc sản xuất các loại mặt hàng như xăm, lốp xe và một số mặthàng khác Hiện nay, mặt hàng cao xu xuất khẩu của nước ta chủ yếu là caosu tổng hợp và được sản xuất tập trung ở một số khu vực kinh tế như NamTrung Bộ và Nam Bộ.
Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam hiện nay bao gồm gần 40quốc gia và cùng lãnh thổ trong đó thị trường lớn nhất là thị trường TrungQuốc chiếm trên dưới 60% khối lượng cao su xuất khẩu hàng năm Ngoài racòn một số thị trường xuất khẩu cao su lớn khác là Nga, Nhật, Mêhicô,…Đặcđiểm của các thị trường này là nhu cầu nhập khẩu cao su lớn và tăng nhanhqua từng năm do nhu cầu sản xuất trong nước phát triển nhanh chóng
1.2.1/ Mặt hàng cà phê xuất khẩu
Mặt hàng cà phê xuất khẩu của nước ta là các loại hạt hoặc bột cà phêđược chế biến và sản xuất trong nước Hiện nay ở nước ta cà phê xuất khẩuchủ yếu dưới dạng hạt với hai loại chủ yếu là cà phê robusta và cà phêArabica Cà phê xuất khẩu dưới dạng chế biến thành bột chiếm khối lượngkhông nhiều chủ yếu do các công ty liên doanh nước ngoài sản xuất và xuấtkhẩu Cà phê xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực TâyNguyên, chiếm tới 80% khối lượng xuất khẩu cà phê hàng năm của cả nước.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu có vai trò quan trọng ở nước ta, hàng nămkim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt trên 1 tỷ USD và tăng nhanh qua các
Trang 12năm, góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước xuất khẩu cà phê lớn thứ haitrên thế giới Nhu cầu về cà phê trên thế giới hiện nay là rất lớn do nhu cầutiêu thụ ngày một tăng Hiện nay cà phê của Việt Nam được xuất khẩu đếnhơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó một số thị trường xuất khẩu quantrọng đó là Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga, Nhật, Hàn Quốc,…
1.3 Vai trò của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su, cà phê
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu hàng hoá được xem là thước đo quantrọng để đánh giá tiềm lực kinh tế của một quốc gia nào đó Trong xu hướnghội nhập hiện nay, các quốc gia dựa trên các thế mạnh của mình để xuất khẩucác loại hàng hoá mà thị trường quốc tế có nhu cầu Đặc biệt đối với các quốcgia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt độngcơ bản và có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của toànbộ nền kinh tế Với ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu như vậy kéo theo vai tròcủa hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cũng ngày càng trở nên quantrọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và với các doanh nghiệp xuấtkhẩu nói riêng.
Các mặt hàng cao su và cà phê là những mặt hàng xuất khẩu có vị trí rấtquan trọng trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá của nước ta giai đoạn hiệnnay Hàng năm kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này đem lại giá trị lớn chodoanh nghiệp và cả nền kinh tế Do hoạt động xuất khẩu cao su và cà phê cóvai trò quan trọng như vậy nên hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu chohai mặt hàng này có vai trò to lớn trên cả góc độ nền kinh tế quốc dân và gócđộ từng doanh nghiệp.
1.3.1/ Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân
Ngày nay, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu không chỉ bó hẹptrong phạm vi kinh doanh xuất khẩu của từng doanh nghiệp mà đã trở thànhhoạt động chung của toàn nền kinh tế Đối với Việt Nam , xét dưới góc độ
Trang 13nền kinh tế quốc dân, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu có vai tròsống còn cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững Hiện nay, hoạtđộng phát triển thị trường xuất khẩu cho tất cả các mặt hàng xuất khẩu nóichung và cho hai mặt hàng cao su, cà phê nói riêng được thực hiện chủ yếubởi Chính phủ và các bộ ngành trung ương Các hoạt động đó chủ yếu là cáchoạt động mang tầm vĩ mô như thiết lập các mối quan hệ chính trị, thành lậpcác cơ quan xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường Vai trò của hoạtđộng phát triển thị trường đối với nền kinh tế quốc dân được thể hiện dưới cácgóc độ sau đây :
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia phát triển kinh tế theo chiến lược tăng
trưởng nhờ xuất khẩu, chính vì vậy hoạt động xuất khẩu có vai trò sống cònđối với nền kinh tế Để hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi và tăng trưởngnhanh chóng thì hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu phải đi trước mộtbước Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê tạo điềukiện đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này, đem lại kimngạch xuất khẩu lớn đóng góp vào sự tăng trưởng GDP.
Thứ hai, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê tạo
ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa trong nước qua đó gópphần thay đổi cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo điều kiệncho các ngành cùng phát triển.
Thứ ba, Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê được
thực hiện tốt giúp cho mối quan hệ thương mại giữa nền kinh tế trong nướcvới các nền kinh tế khác trên thế giới được liên kết chặt chẽ, tạo ra mối quanhệ thương mại đa dạng góp phần cho hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi vàkhông bị gián đoạn khi gặp khó khăn ở một thị trường nào đó.
Thứ tư, Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê trong
đó có hoạt động tìm kiếm và nghiên cứu thị trường giúp cho chúng ta xácđịnh được nên xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu gì và mặt hàng nào có thế
Trang 14mạnh trên từng thị trường đồng thời đánh giá được tiềm năng và sự phát triểncủa thị trường đó trong tương lai.
1.3.2/ Vai trò đối với các doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp thương mại tham gia xuất khẩu hàng hoá hiệnnay, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quantrọng nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá Vai trò của hoạtđộng phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê đối với các doanhnghiệp xuất khẩu các mặt hàng này có thể nhận thấy qua các đặc điểm dướiđây :
Thứ nhất, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê
giúp doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần tăng doanhthu, ổn định và tối đa hoá lợi nhuận trong kinh doanh Bên cạnh đó, phát triểnthị trường xuất khẩu làm cho qui mô kinh doanh của doanh nghiệp ngày cànglớn hơn, giúp doanh nghiệp thực hiện giảm chi phí theo qui mô và tìm kiếmđược các nguồn lực, lợi thế từ nước ngoài.
Thứ hai, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê giúp
các doanh nghiệp nắm bắt được các thị trường xuất khẩu hiện có và tìm kiếmcác thị trường mới góp phần tận dụng tối đa các năng lực sản xuất doanhnghiệp đã đầu tư, tăng hiệu quả kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bánra khắp toàn cầu Bên cạnh đó, phát triển thị trường xuất khẩu giúp cho doanhnghiệp xác định được thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng và các mặthàng xuất khẩu quan trọng của mình.
Thứ ba, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê sẽ
giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng này, từ đótăng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu thu được là điều kiện quantrọng để tái đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, nâng cao thu nhập chongười lao động trong các doanh nghiệp.
Trang 15Thứ tư, trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê
bắt buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanhnghiệp khác cùng xuất khẩu các mặt hàng này có tiềm lực kinh tế lớn hơn.Điều đó buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ranhững phương thức kinh doanh có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.Ngoài ra, khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp sẽ có thêm mộtsố chiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh nghiệp kinhdoanh nội địa không có được.
Thứ năm, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cao su và cà phê tạo
điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng giao lưu, quan hệ với các đối tác nướcngoài, giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm về các hoạtđộng kinh doanh cơ bản như marketing, quản trị nhân sự, chiến lược kinhdoanh,…Đây là vai trò quan trọng làm tiền đề nâng tầm các doanh nghiệp củanước ta và rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các đối tác nước ngoài.
2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU Ở CÁCDOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CAO SU VÀ CÀ PHÊ
Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là một hoạt động tương đốiphức tạp nằm trong tổng thể của hoạt động xuất khẩu nói chung của doanhnghiệp thương mại Nội dung của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu ởcác doanh nghiệp xuất khẩu cao su và cà phê bao gồm các hoạt động cơ bảnsau đây :
2.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nguồn hàng xuất khẩu và khảnăng phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Đây được xem là các hoạt động đầu tiên làm nền tảng cho hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu ở các doanh nghiệp Để tạo bước đầu thuận lợicho hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu, các hoạt động trên cần đượcdoanh nghiệp thực hiện cẩn thận, chính xác và mang tính thống nhất, đồng bộ.
Trang 162.1.1/ Nghiên cứu thị trường xuất khẩu cao su và cà phê
Trước khi thực hiện việc phát triển thị trường xuất khẩu ở một khu vựcthị trường nhất định thì công tác nghiên cứu thị trường phải được triển khaiđầu tiên và luôn đi trước một bước Nghiên cứu thị trường xuất khẩu nếu thựchiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc lựa chọn thị trường, mặthàng và lĩnh vực kinh doanh Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu,công tác nghiên cứu thị trường càng đóng vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp Hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp xuấtkhẩu cao su và cà phê thể hiện dưới các góc độ sau đây :
Tổ chức nghiên cứu trên nhiều thị trường xuất khẩu khác nhau : Đây là
hoạt động quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết thị trường nào là thịtrường có triển vọng nhất đối với các sản phẩm cao su và cà phê của doanhnghiệp Từ đó lựa chọn thị trường có tiềm năng nhất để đẩy mạnh hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu dung lượng thị trường : Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu
tổng cung và tổng cầu về cao su và cà phê mà doanh nghiệp xuất khẩu vàocác thị trường đó Bao gồm các nghiên cứu về các nguồn hàng xuất khẩu vàothị trường đó từ các doanh nghiệp của các nước khác ( khối lượng, chủng loại,giá cả,…); về nghiên cứu về thu nhập, thị hiếu, khối lượng tiêu dùng củakhách hàng trên thị trường đó;…
Nghiên cứu giá cả trên thị trường : Doanh nghiệp phải nghiên cứu giá
bán của cao su và cà phê mà mình xuất khẩu trên thị trường đó để có thể đưara các quyết định về giá, về khối lượng, chủng loại hàng hoá cần xuất khẩumột cách hợp lý nhất, đáp ứng được các qui định của nước sở tại.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh : Đây là hoạt động rất quan trọng mà
doanh nghiệp phải chú ý thực hiện khi xuất khẩu hàng hoá vào một thị trườngnào đó do tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu với hai mặt hàng cao su vàcà phê là vô cùng gay gắt Doanh nghiệp cần nắm bắt được đối thủ cạnh tranh
Trang 17là ai, số lượng các đối thủ và điểm mạnh yếu của họ.
2.1.2/ Nghiên cứu nguồn hàng cao su và cà phê xuất khẩu
Việc doanh nghiệp quyết định xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó phụthuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất hoặc có sử bảođảm chắc chắn về nguồn cung hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu Đối với cácdoanh nghiệp xuất khẩu cao su và cà phê thì nghiên cứu nguồn hàng xuấtkhẩu doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như nên mua hàng ở đâu, đối táccung ứng là ai, chất lượng hàng xuất khẩu cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì,phương pháp bảo quản và vận chuyển,….
2.1.3/ Nghiên cứu khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp
Thực chất của việc nghiên cứu khả năng phát triển thị trường của doanhnghiệp là xem xét tiềm lực của doanh nghiệp có khả năng thâm nhập, củng cốvị trí và phát triển ở thị trường xuất khẩu hay không Việc nghiên cứu khảnăng phát triển thị trường của doanh nghiệp là đánh giá khả năng về vốn, vềcon người, về các biện pháp để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững ởthị trường đó.
2.2 Xác định phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu và xác địnhthị trường cần phát triển
2.2.1/ Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu
Việc phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại có thểxem xét theo ba phương diện cơ bản đó là phát triển thị trường xuất khẩu theochiều rộng, phát triển theo chiều sâu và phát triển kết hợp cả chiều rộng lẫnchiều sâu.
a) Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng
Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng là hình thức phát triển thịtrường tiêu thụ hàng hoá về mặt số lượng tức là tăng số lượng sản phẩm bánra, tăng qui mô sản xuất và tăng số lượng khách hàng Đồng thời phát triển
Trang 18theo chiều rộng cũng đồng nghĩa với mở rộng thị trường của doanh nghiệptheo phạm vi địa lý Việc phát triển qui mô tổng thể thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp có thể được phát triển từ qui mô thị trường hiện tại hoặc pháttriển thông qua hoạt động tìm kiếm các thị trường mới
Phát triển từ thị trường hiện tại : Với thị trường hiện có của mình,
doanh nghiệp sử dụng các biện pháp kinh doanh hiệu quả để ra tăng qui môsản xuất và kinh doanh ở ngay chính thị trường đó.
Phát triển thị trường mới : Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá mạnh
mẽ đã làm xuất hiện các thị trường mới nổi và có tiềm năng rất lớn cho cácdoanh nghiệp làm ăn kinh doanh Việc phát triển thị trường theo chiều rộngthông qua tìm kiếm các thị trường mới trở thành hoạt động tương đối quantrọng đối với các công ty xuất khẩu hàng hoá hiện nay Hoạt động phát triểnthị trường mới được các công ty thực hiện thông qua các biện pháp như tìmkiếm các thị trường mới, nghiên cứu tính hiệu quả khi đầu tư, thiết lập mạnglưới kinh doanh, cung cấp hàng hoá đến thị trường đó,…
b) Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu
Phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu là hình thức phát triển dựatrên việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của thị trường mà doanh nghiệphiện có ở nước ngoài Chất lượng và hiệu quả của thị trường xuất khẩu đốivới doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cụ thể như : tốc độtăng doanh thu, lợi nhuân, tỷ xuất lợi nhuận; tốc độ tiêu thụ các mặt hàng; sựthoả mãn của khách hàng, uy tín của doanh nghiệp;…Để phát triển thị trườngxuất khẩu theo hướng này, các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý nâng caochất lượng các mặt hàng, hoàn thiện hệ thống phân phối và phát triển các dịchvụ phụ vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng
Để thực hiện phát triển thị trường xuất theo chiều sâu, hiện nay cácdoanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp sau:
Trang 19Thâm nhập sâu vào thị trường hiện có : Đây là biện pháp được hầu hết
các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay sử dụng để phát triển thị trường Nếudoanh nghiệp nhận thấy thị trường hiện tại vẫn còn tiềm năng rất lớn màchưa có thể khai thác hết được, khi đó doanh nghiệp nên chủ động thựchiện các biện pháp và chiến lược kinh doanh có hiệu quả để tăng mức tiêuthụ sản phẩm, tăng số lượng khách hàng từ đó nâng cao lợi nhuận từ chínhthị trường đó.
Cải tiến và hoàn thiện các sản phẩm hàng hoá : Đối với các thị trường
xuất khẩu đã ở mức độ gần bão hoà và có nhiều đối thủ cạnh tranh, để có thểphát triển thị trường của minh các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện việc cảitiến các sản phẩm để phù hợp với các nhu cầu thay đổi thường xuyên củakhách hàng Việc hoàn thiện sản phẩm giúp cho doanh nghiệp có thể tăngmức tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận tạo điều kiện thuận lợi đểdoanh nghiệp đứng vững trên thị trường, tồn tại trong cạnh tranh gay gắt.
c) Phát triển thị trường xuất khẩu kết hợp cả chiều rộng và chiều sâuĐây là phương hướng phát triển thị trường dựa trên sự kết hợp hài hoàgiữa hai phương hướng phát triển nêu trên Khi các doanh nghiệp xuất khẩuđã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đồng thời doanh nghiệpcó đủ các tiềm lực cần thiết như vốn, con người, năng lực quản lý,…thì việcáp dụng hướng phát triển thị trường theo phương pháp kết hợp sẽ giúp doanhnghiệp vừa có thể mở rộng qui mô kinh doanh và thu được hiệu quả cao từ tấtcả các thị trường ( kể cả thị trường hiện tại và các thị trường mới ).
2.2.2/ Xác định thị trường cần phát triển
Sau khi thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường và đánh giá khả năngphát triển trên các thị trường, doanh nghiệp cần xác định thị trường phù hợpnhất đối với mình Doanh nghiệp cần chỉ ra thị trường tiềm năng nhất, thịtrường cần duy trì hay thị trường không nên tham ra Thị trường cần phát triển
Trang 20là thị trường dễ thâm nhập, có tiềm năng lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp nhanh chóng và ít đối thủ cạnh tranh Bên cạnh đó thị trường đóphải phù hợp với các phương hướng và chiến lược phát triển thị trường củadoanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai.
2.3 Xây dựng các chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu
Ngày nay, hoạt động xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đượcxem là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất đối với cácdoanh nghiệp Xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm định hướng cho sự pháttriển trong dài hạn và lập kế hoạch kinh doanh để thực hiện trong từng giaiđoạn cụ thể Đối với hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu, hoạt động xâydựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh càng đóng vai trò then chốt quyếtđịnh tới kết quả của hoạt dộng đó.
2.3.1/ Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu
Đây là hoạt động phức tạp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầutư lớn về nguồn lực và thực hiện trong thời gian tương đối dài Hoạt độngxây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu bao gồm các nội dungchính sau :
Xác định mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp :
Doanh nghiệp cần xác định xem mục tiêu mà mình theo đuổi khi phát triển thịtrường xuất khẩu là mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, mục tiêu tối đa hoá lợinhuận hay mục tiêu cạnh tranh với các đối thủ khác,…Bên cạnh đó, doanhnghiệp cũng cần xác định các mục tiêu trước mắt cũng như mục tiêu lâu dàitrên từng thị trường xuất khẩu.
Phân tích các yếu tố của thị trường xuất khẩu : Để có thể xây dựng
được chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp phải thực hiện việc phân tích cácyếu tố của thị trường xuất khẩu Chỉ khi nắm được các yếu tố cơ bản của thịtrường doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược đúng đắn và phù hợp
Trang 21nhất Các yếu tố cuả thị trường xuất khẩu khi xây dựng chiến lược doanhnghiệp cần chú trọng đó là luật pháp, kinh tế, văn hoá xã hội, nhu cầu thịtrường về hàng hoá,…
Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp : Để xây dựng được
chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, ngoài việc nắm được các yếu tốcủa thị trường xuất khẩu doanh nghiệp còn phải biết được đâu là điểm mạnh,điểm yếu của mình khi tham gia thị trường đó Để biết được điểm mạnh yếucủa mình, doanh nghiệp cần phân tích về sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh, vềcon người, hoạt động tài chính kế toán, hệ thống thông tin,…
Xây dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu tổng quát : Việc
xây dựng và lựa chọn chiến lược tổng quát cho hoạt động phát triển thị trườngxuất khẩu phải phù hợp với các yếu tố của thị trường xuất khẩu và các yếu tốnội tại ( điểm mạnh và điểm yếu ) của doanh nghiệp Chiến lược này phảimang tính cơ bản, bao quát và tính khả thi cao Các chiến lược phát triển thịtrường xuất khẩu có thể là các chiến lược xâm nhập thị trường, chiến lượcbành trướng hoặc chiến lược cạnh tranh,…
2.3.2/ Xây dựng kế hoạch phát triển thị trường xuất khẩu
Để phát triển thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp phải xây dựng kếhoạch cho từng giai đoạn cụ thể Các kế hoạch này được xây dựng thườngxuyên, cụ thể và phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu củatoàn doanh nghiệp Các kế hoạch để phát triển thị trường xuất khẩu bao gồmmột số các kế hoạch như kế hoạch về vốn đầu tư kinh doanh vào thị trường,kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, kế hoạch dịch vụ khách hàng, kế hoạchmarketing,…
2.4 Tổ chức các nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu
Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là tổng hợp của nhiều hoạtđộng nghiệp vụ riêng rẽ Để hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu có thể
Trang 22đem lại hiệu quả, doanh nghiệp cần phối hợp và tổ chức tốt mối liên kết giữacác hoạt động này Các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩubao gồm một số các hoạt động cụ thể dưới đây :
2.4.1/ Tổ chức nghiên cứu các đặc trưng của thị trường xuất khẩu
Các đặc trưng cần nghiên cứu của thị trường xuất khẩu đâ được trình bầyở mục 2.1.1 chương này Các đặc trưng đó được phản ánh qua hoạt độngnghiên cứu thị trường Cách thức tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường ởmối doanh nghiệp có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chiến lược, kế hoạch và mụcđích kinh doanh của từng doanh nghiệp Để tổ chức hoạt động nghiên cứu thịtrường doanh nghiệp phải đầu tư các chi phí tài chính để thuê các tổ chứcnghiên cứu hoặc tổ chức tự nghiên cứu thị trường bằng nhân viên của mình.Hàng năm doanh nghiệp tiến hành các cuộc khảo sát, đánh giá đối với từngthị trường để nắm bắt các thông tin cần thiết Hoạt động nghiên cứu thị trườngxuất khẩu được thực hiện theo các bước : xác định thị trường nghiên cứu, lựachọn phương pháp nghiên cứu, tiến hành thu thập và xử lý số liệu về thịtrường, kết luận và lập báo cáo
2.4.2/Xác định các biện pháp phát triển và triển khai thị trường xuất khẩu
Thực hiện các hoạt động marketing và xúc tiến thương mại : Để phát
triển thị trường xuất khẩu, hoạt động marketing và xúc tiến thương mại ngàycàng đóng vai trò hết sức quan trọng Hoạt động marketing và xúc tiến thươngmại giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng, đáp ứng được các nhu cầuthay đổi thường xuyên và tạo dựng được niềm tin của khách hàng Tổ chứctốt hai hoạt động trên sẽ là cơ sở vững chắc để hoạt động phát triển thị trườngđạt được kết quả đã đề ra Tổ chức hoạt động marketing là thực hiện các biệnpháp về chất lượng, giá cả, thời gian, địa điẻm,…để phục vụ tốt nhất nhu cầucuả khách hàng từ đó tạo lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng Xúc tiến
Trang 23thương mại là việc tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biết củakhách hàng về doanh nghiệp, khác biệt hoá sản phẩm, tăng cường khả năngcạnh tranh và mở rộng thị trường Doanh nghiệp cần xác định nên thực hiệnviệc quảng cáo, khuyến mại, tham gia các hội chợ triễn lãm,…ở thời điểmnào, đối tượng khách hàng nhắm tới và hình thức tổ chức của các hoạt độngnày Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng hình ảnh của mình đối vớikhách hàng, tạo dựng thương hiệu uy tín đối với khách hàng.
Xây dựng giá bán cho từng mặt hàng trên từng thị trường cụ thể : Việc
xây dựng giá bán hợp lý cho từng mặt hàng giúp cho doanh nghiệp đáp ứngtốt nhất nhu cầu của khách hàng, đem lại hiệu quả cao trong xuất khẩu và tăngcường khả năng cạnh tranh Giá bán của doanh nghiệp phải linh hoạt, phù hợpvới giá bán chung của thị trường, tránh việc định giá hàng hoá quá thấp tronghoạt động xuất khẩu do dễ vấp phải việc kiện chống bán phá giá.
Tổ chức mạng lưới phân phối, vận chuyển và bảo quản hàng hoá : Đây
là nhóm các biện pháp phụ trợ nhưng có tác động rất lớn đến hoạt động pháttriển thị trường của doanh nghiệp Việc tổ chức mạng lưới phân phối rộngkhắp là tiền đề để phát triển thị trường có hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiềusâu Hoạt động vận chuyển và bảo quản hàng hoá giúp cung cấp hàng hoánhanh chóng, kịp thời và đảm bảo chất lượng, số lượng cho khách hàng, tạouy tín trong kinh doanh cho doanh nghiệp.
2.4.3/ Điều chỉnh các biện pháp phát triển thị trường
Trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển thị trường các biện phápcó thể phù hợp với từng giai đoạn nhất định Khi đã có thể thâm nhập thịtrường xuất khẩu, doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt các thông tin chính xáchơn về các thị trường đó Từ đó doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh các biệnpháp đã đưa ra trước đây khi chúng không phải là các biện pháp hiệu quảnhất Hơn nữa, khi thị trường xuất khẩu có những biến động bất ngờ doanh
Trang 24nghiệp cần chủ động trong việc điều chỉnh các biện pháp đó sao cho biệnpháp đó phù hợp nhất với mục đích phát triển thị trường của doanh nghiệp
2.5 Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
Đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là việc làm cần thiếtgiúp cho doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả do hoạt động này mang lại.Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên, liên tục giúp cho doanh nghiệpcó thể chủ động điều chỉnh và có các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữahiệu quả mà nó mang lại Để đánh giá hiệu quả của hoạt động phát triển thịtrường có một số chỉ tiêu được đưa ra đó là : mức độ chiếm lĩnh và mở rộngthị trường hiện có, số lượng các thị trường mới có tiềm năng, số luợng kháchhàng mới, số lượng hàng hoá được tiêu thụ và kim ngạch đạt được trong kỳkế hoạch, …
3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ, CAO SU
Giống như tất cả các hoạt động khác trong doanh nghiệp, hoạt động pháttriển thị trường xuất khẩu chịu tác động của rất nhiều yếu tố khách quan vàchủ quan, từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đến yếu tố vĩ mô của nềnkinh tế Đặc biệt hơn, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuấtkhẩu là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế nên hoạtđộng phát triển thị trường phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thị trường nước ngoài( thị trường nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp ) Do vậy, các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp xuất khẩu cao suvà cà phê bao gồm các nhóm yếu tố dưới đây :
3.1/ Nhóm yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp
Đây được xem là nhóm yếu tố có tác động quyết định đến hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Các yếu tố này quyết địnhdoanh nghiệp có thực hiện hoạt động phát triển thị trường hay không và nếu
Trang 25thực hiện kết quả đạt được sẽ như thế nào Nhóm yếu tố này bao gồm các yếutố cụ thể dưới đây :
Nguồn vốn và tiềm lực tài chính của doanh nghiệp : Đây là yếu tố quan
trọng hàng đầu tác động rất lớn đến việc phát triển thị trường của doanhnghiệp Chỉ khi doanh nghiệp có đủ tiềm lực về vốn và nguồn tài chính đủmạnh mới có thể thực hiện các hoạt động phát triển mở rộng thị trường, cảitiến sản phẩm và thâm nhập sâu thị trường hiện có.
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp : Đây là yếu tố phản ánh chung về đội
ngũ nhân lực của doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển thị trườngxuất khẩu Đội ngũ này bao gồm từ vị trí lãnh đạo cao nhất trong công ty chođến những nhân viên trực tiếp thực hiện hoạt động phát triển thị trường Nếunguồn nhân lực của doanh nghiệp có chất lượng, làm việc hiệu quả sẽ giúp hoạtđộng phát triển thị trường xuất khẩu trở nên thuận lợi và đem lại kết quả cao.
Sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu của sản phẩm : Sản phẩm xuất khẩu
là yếu tố cơ bản trong toàn bộ quá trình xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệpnói chung và của hoạt động phát triển thị trường nói riêng Sản phẩm xuấtkhẩu và thương hiệu của nó giúp doanh nghiệp tạo dựng nên vị thế trên thịtrường, giữ vững khách hàng truyền thống và thu hút được khách hàng mới.Một sản phẩm xuất khẩu có chất lượng tốt và uy tín là tiền đề cơ bản để pháttriển thị trường cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Hệ thống cơ sở vật chất, thông tin và mạng lưới kinh doanh : Đây là yếu
tố phụ trợ cho quá trình phát triển thị trường nhưng không thể không có nó.Một hệ thông cơ sở vật chất đồng bộ, hệ thống thông tin nhanh chóng vàchính xác cùng với mạng lưới kinh doanh rộng khắp là sức mạnh giúp doanhnghiệp nhanh chóng phát triển thị trường xuất khẩu của mình.
3.2/ Nhóm các yếu tố vĩ mô
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại, các yếu tố vĩ mô của
Trang 26nền kinh tế chỉ có tác động gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệpnhưng các tác động đó lại có ảnh hưởng rất lớn Đối với các doanh nghiệp khiphát triển thị trường xuất khẩu cần lưu ý đến các yếu tố vĩ mô sau đây :
Luật pháp và các chính sách của Chính phủ : Đây là các yếu tố mà tác
động của nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển thị trường của doanhnghiệp Các vấn đề về ngoại giao, chính sách ngoại thương; các chiến lượckế, hoạch phát triển thị trường nước ngoài; các qui định về cạnh tranh, về đầutư ra nước ngoài;…sẽ tác động đến hoạt động phát triển thị trường của doanhnghiệp Đối với doanh nghiệp xuất khẩu cao su và cà phê, do đây là các mặthàng xuất khẩu quan trọng nên luật pháp và chính sách của nước ta chủ yếutạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển thị trường Ví dụ cụ thể đốivới mặt hàng cà phê, để hoạt động phát triển thị trường có thể thực hiện hiệuquả thì chất lượng của mặt hàng này khi xuất khẩu là rất quan trọng Do vậyluật pháp nước ta qui định khi xuất khẩu cà phê nhân thì các doanh nghiệpphải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc là TCVN 4193 : 2005
Yếu tố của nền kinh tế : Các yếu tố của nền kinh tế như tốc độ tăng
trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tíndụng,…có tác động đến việc phát triển thị trường xuất khẩu hay không củadoanh nghiệp Nếu các yếu tố này thuận lợi sẽ là cơ sở quan trọng để cácdoanh nghiệp thực hiện phát triển thị trường xuất khẩu của mình.
Yếu tố quốc tế : Với xu hướng hội nhập sâu sắc và quá trình toàn cầu
hoá mạnh mẽ như hiện nay, các yếu tố quốc tế trở thành một bộ phận khôngthể tách rời khỏi hoạt động thương mại quốc tế Quá trình phát triển thịtrường xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động của các vấn đề như luậtpháp quốc tế, các tập quán buôn bán, các qui định của các tổ chức khu vực vàthế giới,…Vì vậy, khi tiến hành hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu cầnphải nghiên cứu các qui định của WTO, của các tổ chức khu vực Đối với mặthàng cà phê, doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện ICC 420 của Hội đồng
Trang 27cà phê quốc tế hoặc tiêu chuẩn ISO 6673.
3.3/ Nhóm các yếu tố thuộc về thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp
Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là các hoạt động chủ yếu diễn raở thị trường nước ngoài, chính vì vậy các yếu tố của thị trường xuất khẩu là cácyếu tố có tác động rất lớn đến hoạt động phát triển thị trường của doanhnghiệp Vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần xem xét khi quyết định có nênphát triển thị trường xuất khẩu hay không đó là các yếu tố nội tại của thị trườngđó, các tác động riêng rẽ và tổng hợp của chúng đến doanh nghiệp ở hiện tại vàtrong tương lai nếu doanh nghiệp quyết định đầu tư phát triển thị trường.
Để hoạt động xuất khẩu diễn ra thuận lợi và đem lại hiệu quả cao, điềuquan trọng là các doanh nghiệp phải hiểu biết về các đặc điểm cơ bản của thịtrường đó Quyết định xuất khẩu hàng hoá vào các thị trường chỉ được đưa rakhi doanh nghiệp đã nắm rõ các đặc điểm của thị trường đó và chúng phù hợpvới khả năng và mong muốn của doanh nghiệp đã đặt ra Khi nghiên cứu mộtthị trường xuất khẩu cao su và cà phê, các đặc điểm thường được các doanhnghiệp quan tâm đó là :
Điều kiện chính trị và môi trường luật pháp : Đây là một trong những
vấn đề của thị trường xuất khẩu mà các doanh nghiệp rất quan tâm khi tìmkiếm thị trường xuất khẩu Ngày nay, tình hình chính trị trên thế giới diễn rarất khó lường, biến động chính trị xảy ra sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư hoặchàng hoá của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, có thể dẫn tới bị mất mát toàn bộhàng hoá Vì vậy, khi lựa chọn thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp thườnglựa chọn những thị trường có môi trường chính trị ổn định Bên cạnh tìnhhình chính trị ổn định, các doanh nghiệp còn quan tâm đến môi trường luậtpháp của thị trường đó Họ quan tâm đến hệ thống pháp luật hoàn thiện haychưa, các chính sách phải hợp lý và minh bạch hay không,…Ví dụ đối vớimặt hàng cao su xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, họ yêu cầu phải được
Trang 28dán nhãn hàng hoá ghi đầy đủ các thông tin cụ thể về hàng hoá Đối với mặthàng cà phê xuất khẩu vào thị trường Mỹ, ngoài đòi hỏi doanh nghiệp phải cógiấy chứng nhận về quá trình chấp hành qui định hải quan và tờ khai về nơicung cấp cà phê, doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp thông tin nhằm bảođảm có thể tìm ra xuất xứ của từng lô hàng cà phê.
Tình hình nền kinh tế : Các yếu tố mà doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm
về đặc điểm của nền kinh tế nước nhập khẩu hàng hoá của họ đó là tốc độphát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hốiđoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, cơ cấu nền kinh tế,tiềm năng phát triển của nền kinh tế,…
Các yếu tố văn hoá, xã hội : Đây là nhóm yếu tố có tác động lớn đến nhu
cầu hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp Nếu hàng hoá phù hợp với các đặcđiểm văn hoá, xã hội của thị trường sẽ đẩy nhanh quá trình tiêu thụ Các đặcđiểm chú ý khi nghiên cứu về yếu tố này đó là : Các quan niệm về đạo đức xãhội, phong tục tập quán Qui mô dân số và xu hướng vận động của dân số.Tình hình việc làm, lao động,…
Nhu cầu của thị trường về hàng hoá xuất khẩu của Doanh nghiệp( Dung lượng thị trường của hàng hoá ): Nhu cầu này được đánh giá qua các
đặc điểm như tổng mức thương mại của hàng hoá đó, số lượng hàng hoá bánra, số lượng tiền mà các tầng lớp dân cư phải bỏ ra để mua hàng hoá đó trongmột khoảng thời gian nhất định,…
Các yếu tố về phương thức thanh toán, hình thức vận tải, cơ sở hạtầng : Đây là nhóm các yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm do chúng có ảnh
hưởng đến việc hoàn thành toàn bộ quá trình xuất khẩu Chúng góp phần choquá trình xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tránh các rủi ro và đem lạihiệu quả cao cho doanh nghiệp.
4 KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Trang 29CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆPXUẤT KHẨU CAO SU, CÀ PHÊ
4.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty, tập đoàn kinh tế đa quốc giahùng mạnh và các sản phẩm của họ có mặt khắp các thị trường toàn cầu Phầnlớn trong sự thành công của họ có sự đóng góp to lớn của hoạt động phát triểnthị trường đặc biệt là hoạt động phát triển thị trường cho các mặt hàng xuấtkhẩu Sở dĩ các công ty, tập đoàn đó có thể thành công trong kinh doanh, pháttriển lớn mạnh là do họ biết tận dụng được các cơ hội kinh doanh từ hoạtđộng phát triển thị trường Một số các doanh nghiệp trên thế giới thành côngtrong phát triển thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực của mình cóthể kể đến như : Mc Donald’s, Coca Cola, Toyota, Nokia,…
Kinh nghiệm phát triển thị trường của Mc Donald’s : Công ty Mc
Donald’s là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn nhanh củaMỹ Công ty được thành lập năm 1955 và trong vòng 30 năm đầu công ty đãnhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa với 10000 nhà hàng trên khắp nướcMỹ Tuy nhiên trong những năm tiếp theo, với sự cạnh tranh gay gắt của cácđối thủ và thị trường Mỹ có xu hướng bão hoà, ban lãnh đạo công ty phải thựchiện chiến lược phát triển thị trường nước ngoài cho các sản phẩm ăn nhanhcủa công ty.
Năm 1992, McDonald’s khai trương nhà hàng đầu tiên của mình tạiBalan sau một quá trình nghiên cứu thị trường bài bản và cẩn trọng Trongsuốt 18 tháng đầu, McDonald's tiến hành các bước nghiên cứu theo mô hìnhchuẩn của công ty về các yếu tố : địa điểm, thị trường lao động, đối tác cungứng, luật pháp và quan hệ với chính quyền địa phương Tới giữa năm 1992,một đoàn gồm 50 nhân viên của công ty được cử đến Ba Lan chỉ với mụcđích khai trương 4 nhà hàng mới tại thị trường này Hai năm sau toàn bộ số
Trang 30nhân viên này được chuyển khỏi Ba Lan với lý do những nhân viên người BaLan đã được đào tạo và trang bị đầy đủ kỹ năng điều hành các nhà máy này.
Khi phát triển các thị trường mới ra khắp thế giới, một vấn đề khó khănmà Mc Donald’s phải đối mặt đó là môi trường văn hoá đặc trưng ở từng thịtrường Tuy nhiên với những nghiên cứu thị trường sâu sắc và bài bản giúpcông ty tiếp cận tốt hơn với nhu cầu và thị hiếu khách hàng trên từng thịtrường Tại Malaysia, Singapore và Thái Lan, Mc Donald’s cung cấp thêmsản phẩm đồ uống với hương vị sầu riêng loại trái cây được người dân cácnước này yêu thích Các nhà hàng tại Brazil bán thêm các loại nước giải khátlàm từ dâu rừng Amazon Tại Ấn Độ, thịt lợn và thịt bò được thay thế bằngthịt cừu để phục vụ tập quán ăn kiêng.
Một khó khăn nữa với công ty đó là khó khăn trong việc tìm kiếm vàthiết lập mạng lưới cung cấp sản phẩm đầu vào đạt tiêu chuẩn cho các nhà hàngcủa Công ty.Sự thành công của công ty có sự đóng góp rất quan trọng của cácnhà cung ứng, vì vậy Mc Donald’s đòi hỏi chất lượng của các nhà cung ứngphải đáp ứng được các tiêu chuẩn của công ty Tuy nhiên tại một số thị trường,với các nhà cung ứng chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công ty sẽ bị thay thếhoặc công ty tự bỏ ra chi phí để xây dựng mạng lưới cung ứng cho mình.
Với các chính sách đúng đắn trong hoạt động phát triển thị trường xuấtkhẩu, Mc Donald đã trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới.Năm 2000, công ty thu về 21 tỷ Đôla từ 28707 nhà hàng đặt tài các thị trườngbên ngoài nước Mỹ.
Kinh nghiệm phát triển thị trường của Toyota tại thị trường Mỹ : Toyota
là tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất của Nhật Bản Trong quá trình phát triển củamình, công ty đã thực hiện nhiều biện pháp để phát triển và mở rộng thịtrường của mình ra bên ngoài trong đó có việc thâm nhập và phát triển thịtrường kinh doanh tại Mỹ.
Trang 31Vào đầu những năm 1990, Toyota xâm nhập thị trường Mỹ trong hoàncảnh khó khăn và chưa có chỗ đứng trên thị trường Tuy nhiên với phươngtrâm kinh doanh chú trọng vào chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến đểphù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Mỹ, công ty đã nhanh chóng có chỗđứng trên thị trường và sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng
Khi đã có vị trí trên thị trường Mỹ, Toyota thực hiện các hoạt động pháttriển thị trường một cách hiệu quả nhất Để phát triển thị trường Mỹ về mặtsản phẩm Toyota luôn cải tiến và đưa ra các mẫu xe mới Xe của Toyota nổitrội so với các đối thủ về tính nhỏ, gọn, rẻ, tiết kiệm nguyên liệu, tiện nghi vàkhông ngừng nâng cao chất lượng đồng bộ Bên cạnh đó, công ty còn pháttriển các dòng xe sang phù hợp với nhu cầu của những người giầu có của Mỹnhư Lexus,…Về mặt phát triển thị trường khách hàng, Toyota luôn quan tâmchu đáo đến nhu cầu của khách hàng Mỹ, nhậy bén với các thay đổi trong tưduy tiêu dùng Mỹ Về phát triển thị trường theo phạm vi địa lý, Toyota thựchiện mở rộng các đại lý của mình trên khắp nước Mỹ đồng thời nghiên cứu đểxây dựng các nhà máy ngay tại thị trường Mỹ Đến năm 2007, số lượng xecủa công ty bán ra trên thị trường Mỹ đạt gần 3 triệu xe, vươn lên vị trí thứhai sau hãng xe General Motor của Mỹ.
Kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty cà phê TrungNguyên : Công ty cà phê Trung Nguyên là một doanh nghiệp xuất khẩu cà
phê lớn nhất của Việt Nam hiện nay cả về mặt hàng cà phê đã chế biến ( càphê bột ) cũng như cà phê hạt Được thành lập vào tháng 8/ 1996, từ mộtdoanh nghiệp qui mô nhỏ cho đến nay Trung Nguyên đã trở thành một tậpđoàn kinh tế mạnh Để có được thành công như hiện nay, một yếu tố quantrọng đó là công ty đã thực hiện tốt hoạt động phát triển thị trường trong nướcvà thị trường xuất khẩu.
Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của công ty cà phê Trung
Trang 32Nguyên được bắt đầu thực hiện từ năm 2002 Thị trường đầu tiên mà công tynhắm tới đó là thị trường Nhật Bản, Trung Nguyên xác định thị trường NhậtBản là thị trường quan trọng để xâm nhập các thị trường khác, thành công ởthị trường này sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển thành công ở các thịtrường khác Tại thị trường Nhật Bản, công ty chú trọng vào việc đảm bảochất lượng cao nhất của cà phê, đồng thời định giá bán ở mức cao hơn các sảnphẩm cà phê cùng loại ở thị trường Nhật nhằm chứng tỏ sự khác biệt của càphê Việt Nam Bên cạnh đó, công ty thực hiện việc quảng bá văn hoá dân tộcqua cách bài trí, kiến trúc các cửa hàng, qua thái độ phục vụ của nhân viên,nghiên cứu thói quen sử dụng cà phê của người dân Nhật,…
Khi đã thành công việc phát triển thị trường ở Nhật Bản, công ty nhangchóng thực hiện việc phát triển thị trường tại các thị trường tiềm năng khác.Năm 2004, Trung Nguyên đầu tư nghiên cứu thị trường Mỹ, Châu Âu và cảthị trường Trung Quốc Công ty tiến hàng nghiên cứu nhu cầu của kháchhàng, về đối thủ cạnh tranh,…Ban lãnh đạo của công ty xác định các kếhoạch cụ thể, tiến hành các hoạt động để xâm nhập thị trường Tại các thịtrường trên công ty lúc mới xâm nhập thường thực hiện việc nhượng quyềnthương mại, sau đó tiến hành thiết lập mạng lưới các cửa hàng của mình.Đến nay, cà phê bột Trung Nguyên đã có vị thế tại Nhật, Mỹ, Trung Quốc,Thái Lan,…cà phê hạt Trung Nguyên cũng hiện diện đầy đủ sức thu hút tạiĐức, Canada, Malaysia, Philippin,…
4.2 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê
Với việc phát triển thị trường thành công của các công ty lớn trên thếgiới như Mc Donald’s hay Toyota ở trên ta có thể rút ra một số bài học kinhnghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt độngphát triển thị trường xuất khẩu đó là :
Thứ nhất là : Để phát triển thị trường xuất khẩu cần phải có những biện
pháp thích hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của thị trường xuất khẩuđó trên nhiều phương diện để tránh rủi ro, và nhanh chóng tiếp cận thị trường.
Trang 33Thứ hai là : Luôn chú trọng đổi mới, cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới
để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và thay đổi thường xuyên của khách hàng.Đầu tư thực hiện các biện pháp marketing có hiệu quả để thu hút ngày càngnhiều khách hàng Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý và hiệu quả.
Thư ba là : Tuỳ theo năng lực của mình, các doanh nghiệp nên kết hợp
phát triển thị trường xuất khẩu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tức là doanhnghiệp có các biện pháp để mở rộng qui mô thị trường đồng thời khai thác cóhiệu quả thị trường đó.
Thứ tư là : Quan tâm tới các yếu tố luật pháp và văn hoá, tập quán sinh
hoạt của người dân các nước nhập khẩu hàng hoá Sự thay đổi của luật phápsẽ tạo ra biến động lớn đén khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp,nếu không có các giải pháp phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị động củadoanh nghiệp khi có biến động xảy ra Yếu tố văn hoá và tập quán của ngườitiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùnghàng hoá của họ Nó sẽ trở thành yếu tố cản trở rất lớn hoạt động phát triểnthị trường xuất khẩu nếu hàng hoá của doanh nghiệp không phù hợp với vănhoá, tập quán của khách hàng.
Trang 34CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNGXUẤT KHẨU MẶT HÀNG CAO SU VÀ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ PHỤ TÙNG
1.1 Quá trình hình thành và chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.1.1/ Quá trình hình thành Công ty
Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng được thành lập vào ngày 1 tháng 4năm 1990 theo Quyết định số 120/VTQD của bộ Công nghiệp trước đây, naylà Bộ Công thương Khi đó đơn vị là một doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhànước, trực thuộc Tổng công ty Thiết bị phụ tùng – Bộ Thương mại Để có têngọi như hiện nay, công ty đã trải qua bốn lần đổi tên bao gồm : Công ty Thiếtbị phụ tùng theo quyết định số 299/TNQD ngày 29 tháng 3 năm 1991 của bộThương mại; Công ty Thiết bị phụ tùng Hà Nội theo quyết định số619/TM/TCCB ngày 25 tháng 8 năm 1993 của Bộ Thương mại; Ngày30/7/2003 Công ty tổ chức Đại hội cổ đông đổi tên thành Công ty Cổ phầnThiết bị phụ tùng Hà Nội căn cứ theo Nghị định số 64/2002/ND- CP; Đại hộicổ đông nhiệm kỳ II (2006-2009 ) của công ty đã quyết định đổi tên công tythành Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng ( ngày 17/11/2006 ) cho đến nay.
Tên chính thức hiện nay của Công ty là Công ty Cổ phần Thiết bị phụtùng, có tên giao dịch là Machinery & Spare Parts Joint Stock company và tênviết tắt là Machinco Công ty có trụ sở chính tại số 444, đường Hoàng HoaThám, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Văn phòng làm việc hiện nay tại tầng6, toà nhà 133 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội Số điện thoại liên lạc :04 5377310, số fax : 04 8573124 Website chính thức của Công ty là :www.machincovn.com.
Trang 35Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng ( sau đây gọi tắt là Machinco ) làdoanh nghiệp được chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công tyCổ phần, được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốchội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 ,có hiệu lực từ ngày 1/7/ 2006 và các văn bản luật có liên quan, chịu sự quảnlý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định Machinco là một tổ chứckinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ theo qui định của pháp luật kể từngày thành lập ( có con dấu riêng, có tài sản riêng và có quyền tự quyết địnhmột cách độc lập ).
Machinco được thành lập nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn, khả năngquản lý, lao động và uy tín của các sáng lập viên, của các cổ đông để tối đahoá lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức cho các cổ đông và tích luỹtái đầu tư để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh Bên cạnh đó, thông quaquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty góp phần đem lạihiệu quả cao về kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, pháttriển kinh tế đất nước, đóng góp tích cực cho Ngân sách Nhà nước.
Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổphần từ ngày 1/9/2003 với vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ VNĐ Trong đó vốnNhà nước nắm giữ là 20%, người lao động trong công ty nắm giữ 59,69% vàngười ngoài công ty nắm giữ 20,31% Đến đại hội lần hai ( năm 2006 ), khiđổi tên công ty thành Công ty Cổ phần thiết bị phụ tùng thì vốn điều lệ là 30tỷ VNĐ do sự đóng góp của 138 cổ đông Trong đó, cổ đông Nhà nước nắmgiữ 11,5%
1.1.2/ Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty có chức năng kinh doanh theo Điều lệ hoạt động của Công ty cổphần đã được Hội đồng cổ đông thông qua Trực tiếp kinh doanh trong nướcvà kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật Kinh
Trang 36doanh đa dạng hoá các mặt hàng, giới thiệu các mặt hàng truyền thống Thựchiện các chỉ tiêu kinh tế, việc lưu chuyển hàng hoá theo chỉ tiêu cấp trên giaomột cách hiệu quả Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nângcao tay nghề công nhân Thực hiện tốt công tác tài chính kế toán, thống kê,phản ánh chính xác kịp thời tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn, tình hìnhmua bán vật tư, hàng hoá, tồn kho và cuối mỗi quý tổng kết kết quả thu đượctrong thời gian thực hiện trước đó.
Machinco có nhiệm vụ: Kinh doanh theo các ngành nghề kinh doanh vàcác mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh mà Công ty đã đăng ký theo điều lệ Tổchức các môi giới, ghép mối, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, phục vụ nhucầu của mọi thành phần kinh tế Khai thác mọi khả năng, mở rộng và đa dạnghoá mặt hàng kinh doanh Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sáchluật pháp của Nhà nước, các qui định của Công ty trong hoạt động kinhdoanh, thực hiện tốt các cam kết hoặc hợp đồng đã ký kết Thực hiện tốt việcquản lý tài sản, tiền vốn, hàng hoá, lao động của Công ty Thăm dò nhu cầucủa thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch kinh doanh, đầu tưliên doanh, liên kết Trình các phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đưavào thực hiện, nhận các dự án đàu tư liên doanh sản xuất, kinh doanh dịch vụvà thực hiện khai thác các dự án đó có hiệu quả cao nhất.
1.2 Cách thức tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty
Do đặc điểm là một công ty cổ phần nên cơ cấu và cấu trúc của công tythích ứng với tổ chức của một công ty cổ phần Bộ máy của Công ty bao gồmcác bộ phận : Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát, các phòng banchuyên môn, các cửa hàng và chi nhánh của Công ty Cấu trúc bộ máy Côngty được thể hiện qua sơ đồ dưới đây :
Trang 37
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức Công ty Machinco
Trong quá trình kinh doanh, hoạt động liên quan đến việc xuất khẩuhàng hoá đựoc thực hiện chủ yếu tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty.
Phó tổng giám đốcKinh doanh
Trang 38Phòng Xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm các hợp đồng xuất nhập khẩuhàng hoá phù hợp với nhu cầu của Công ty, nghiên cứu các thị trường xuấtkhẩu mới, có tiềm năng xuất khẩu đem lại hiệu quả cao Thiết lập các kênhhàng hoá từ nước ngoài về các mặt hàng trong nước có nhu cầu mà Công tycó thể đáp ứng Hiện tại, phòng Xuất nhập khẩu có 12 nhân viên Ngoài ramột số hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác được thực hiện tại các Phòng kinhdoanh của Công ty.
Đến đầu năm 2008, nhận thấy sự cần thiết việc tạo lập tính độc lập tươngđối cho các phòng ban kinh doanh và hướng tới mục tiêu hình thành một tổngcông ty lớn, Công ty đã tổ chức lại mô hình kinh doanh của mình Theo đó, từtháng 3/2008, phòng Kinh doanh 1 của Công ty phát triển trở thành Công tyMachinco – motors, phòng Xuất nhập khẩu phát triển trở thành Machinco –Metal Cả hai công ty con này đều trực thuộc Công ty mẹ Machinco.
1.3 Qui mô kinh doanh của Công ty Machinco
Qui mô kinh doanh của Công ty được xem xét trên hai góc độ đó lànguồn vốn kinh doanh và số lượng nhân viên làm việc
1.3.1/ Nguồn vốn kinh doanh
Vào thời điểm trước khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, nguồn vốnkinh doanh của Công ty là 100% vốn Nhà nước ( Công ty thuộc sở hữu Nhànước ) Từ ngày 1/9/2003, khi chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phầnthiết bị phụ tùng Hà Nội, số vốn điều lệ ban đầu của công ty là 12 tỷ đồng.Trong đó vốn góp Nhà nước là 2,4 tỷ đồng ( chiếm 20% tổng vốn kinhdoanh), vốn do lao động trong công ty đóng góp là 7,1628 tỷ đồng ( chiếm59,69% tổng vốn kinh doanh ), vốn do người ngoài công ty đóng góp là2,4372 tỷ đồng (chiếm 20,31% tổng vốn kinh doanh ) Đến ngày 17/11/2006, khi đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị phụ tùng, số cổ đông trongCông ty là 138 cổ đông nắm giữ vốn điều lệ là 30 tỷ đồng Trong đó vốn góp
Trang 39Nhà nước là 3,45 tỷ đồng chiếm 11,5%
1.3.2/ Số lượng nhân viên của Công ty
Từ khi thành lập cho đến khi chuyển đổi thành mô hình công ty cổ phầnqui mô tổ chức của Công ty có nhiều sự thay đổi Vào thời điểm mới thànhlập, đơn vị chỉ là một trung tâm dịch vụ trực thuộc Tổng công ty thiết bị phụtùng- Bộ Thương mại, có 1 phòng kinh doanh và 4 cửa hàng, tổng số lao độnglà 18 người Đến năm 1993, khi chuyển thành Công ty Thiết bị phụ tùng HàNội, công ty đã hình thành các phòng ban chuyên môn bao gồm Giám đốccông ty, Phó giám đốc công ty, các phòng ban chuyên môn gồm có 1 phòngkinh doanh và 8 cửa hàng Tổng số nhân viên Công ty khi đó là 44 người.Đến năm 2003, khi chuyển đổi thành Công ty cổ phần, qui mô tổ chức củacông ty được mở rộng và cấu trúc khác bộ máy trước đây Bộ máy lãnh đạobao gồm Tổng giám đốc, hai Phó tổng giám đốc phụ trách chuyên môn Cácphòng ban bao gồm Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán,Phòng Kế hoạch đầu tư và phát triển thị trường, Phòng Xuất nhập khẩu, baPhòng Kinh doanh, một trung tâm thương mại, một cửa hàng Xe máy Hondavà mở một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh Tổng số lao động tại Côngty năm 2003 là 105 người Vào thời điểm hiện tại ( đầu năm 2008 ) bộ máy tổchức của Công ty về cơ bản vẫn giữ nguyên qui mô và cấu trúc như trước,bên cạnh đó Công ty đã mở thêm một chi nhánh kinh doanh tại Đà Nẵng vàtổng số nhân viên tại trụ sở chính là 106 người.
Từ năm 2003 đến đầu năm 2008, số người lao động trong công ty có sựthay đổi theo bảng sau:
Bảng 1 : Tổng số nhân viên của Machinco
Đơn vị : người