Nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng (Trang 68 - 69)

xuất khẩu

Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu là hoạt động thực hiện ngay tại chính các thị trường xuất khẩu của Công ty, vì vậy để hoạt động này đạt được hiệu quả tốt nhất thì các hoạt động nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động này có vai trò hết sức quan trọng. Để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu chung hiện nay Công ty đã hình thành một số hoạt động mang tính chất là hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường nhưng các hoạt động đó chỉ mang tính riêng lẽ, không đồng bộ. Để hoạt động phát triển thị trường đem lại hiệu quả Công ty cần thực hiện một số giải pháp về hoạt động nghiệp vụ đó là :

Thứ nhất, hoàn thiện công tác bán hàng trực tiếp : Việc bán hàng đối với Công ty hiện nay chủ yếu thực hiện theo hình thức bán hàng trực tiếp vì vậy phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động này. Hoạt động bán hàng trực tiếp phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân viên bán hàng ( giao dịch ) do đó Công ty cần chú trọng nâng cao trinh độ lực lượng này. Đầu tiên cần phải chú trọng đội ngũ cán bộ đàm phán giao dịch của công ty bằng cách nâng cao trình độ đàm phán, thuyết phục trong quá trình đàm phán để có thể thoả thuận và ký kết được hợp đồng với bạn hàng. Để làm được điều đó, trước tiên đội ngũ giao dịch phải có kỹ năng giao tiếp tốt đồng thời phải có trình độ hiểu biết ngôn ngữ, trong quá trình giao dịch tuỳ từng đối tượng giao dịch mà có cách xử lý riêng, đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, họ phải có vốn hiểu biết về văn hoá của bạn hàng, tuân thủ các nguyên tắc cũng như thông lệ quốc tế về đàm phán. Ngoài ra, khả năng ứng biến tốt, sức thuyết phục cao, mềm mại trong đàm phán cũng là yêu cầu đối với đội ngũ này.

Thứ hai, hình thành hệ thống các đại lý hoặc công ty con tại thị trường xuất khẩu, đầu tư nguồn lực và nguồn nhân lực cho các đơn vị đó : Do thị trường xuất khẩu có những thay đổi nhanh chóng và bất ngờ nên hoạt động ứng phó của Công ty từ trong nước thường có độ trễ rất lớn và hiệu quả tác động không cao. Việc hình thành các đại lý và công ty con tại thị trường xuất khẩu giúp công ty ứng phó nhanh với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó, các đơn vị này là cầu nối nhanh nhất cho Công ty trong việc thiết lập các mối quan hệ với bạn hàng. Do vai trò quan trọng của các đơn vị này, trong thời gian tới Công ty phải hình thành ngay một số đại lý ở các thị trường trọng điểm ( Trung Quốc và Nga ), thực hiện đầu tư mạnh cho các đơn vị này thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát triển thị trường cần thiết.

Thứ ba, mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá, hoàn thiện hoạt động vận chuyển và bảo quản hàng hoá : Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là hoạt động phát triển mở rộng thị trường. Tuy nhiên mạng lưới phân phối hàng hoá của Công ty tại các thị trường hiện còn bó hẹp trong phạm vi nhỏ, tập trung cung cấp cho một số công ty hiện có. Để phát triển thị trường hơn nữa đòi hỏi phải có các chính sách mở rộng mạng lưới phân phối như hình thành các chi nhánh ở thị trường nước ngoài, các chi nhánh đó thực hiện thiết lập mạng lưới đại lý, cửa hàng trên chính thị trường xuất khẩu. Một hoạt động quan trọng khác đó là hoàn thiện hoạt động vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Đối với hàng hoá nông sản như cao su và cà phê thì quá trình vận chuyển và bảo quản có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hàng hoá. Vì vậy hiện nay hoạt động này đòi hỏi công ty phải có sự đầu tư lớn về phương tiện vận chuyển, về kho hàng ,…

Một phần của tài liệu Hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su và cà phê của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng (Trang 68 - 69)