4. KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNGPHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, cà phê
Với việc phát triển thị trường thành công của các công ty lớn trên thế giới như Mc Donald’s hay Toyota ở trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu đó là :
Thứ nhất là : Để phát triển thị trường xuất khẩu cần phải có những biện pháp thích hợp và nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc điểm của thị trường xuất khẩu đó trên nhiều phương diện để tránh rủi ro, và nhanh chóng tiếp cận thị trường.
Thứ hai là : Luôn chú trọng đổi mới, cải tiến và đưa ra các sản phẩm mới để đáp ứng các nhu cầu đa dạng và thay đổi thường xuyên của khách hàng. Đầu tư thực hiện các biện pháp marketing có hiệu quả để thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Xây dựng mạng lưới phân phối hợp lý và hiệu quả.
Thư ba là : Tuỳ theo năng lực của mình, các doanh nghiệp nên kết hợp phát triển thị trường xuất khẩu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tức là doanh nghiệp có các biện pháp để mở rộng qui mô thị trường đồng thời khai thác có hiệu quả thị trường đó.
Thứ tư là : Quan tâm tới các yếu tố luật pháp và văn hoá, tập quán sinh hoạt của người dân các nước nhập khẩu hàng hoá. Sự thay đổi của luật pháp sẽ tạo ra biến động lớn đén khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp, nếu không có các giải pháp phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị động của doanh nghiệp khi có biến động xảy ra. Yếu tố văn hoá và tập quán của người tiêu dùng ở các thị trường nhập khẩu tác động rất lớn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá của họ. Nó sẽ trở thành yếu tố cản trở rất lớn hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nếu hàng hoá của doanh nghiệp không phù hợp với văn hoá, tập quán của khách hàng.
CHƯƠNG II