1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng

99 747 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 451 KB

Nội dung

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng

Trang 1

Lời nói đầuHoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở mỗi doanh nghiệp làmột đòi hỏi khách quan, nhất là khi chúng ta chuyển đổi từ cơchế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sựquản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây làmột vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng có vai trò đặc biệt quantrọng, bởi lẽ đối tượng của nó là những lao động quản lý có trình

độ cao, làm việc trong lĩnh vực quản lý Mỗi hoạt động của họgắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp

Tương lai của các doanh nghiệp chủ yếu nằm trong tay cáccán bộ quản lý và lãnh đạo trong doanh nghiệp Nói như vậykhông có nghĩa là phủ nhận vai trò của công nhân viên củadoanh nghiệp Công nhân viên cũng đóng một vai trò quan trọngnhưng quyết định vẫn ở đội ngũ lao động quản lý Như vậy, pháttriển và hoàn thiện cấp quản lý là một nhu cầu thiết yếu của mọidoanh nghiệp

Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng là doanh nghiệp mới được thành lập lại năm 1995 Vì vậy, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý là thực sự cần thiết, cần phải làm ngay Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đơn giản bởi lẽ công ty có

số lượng công nhân viên khá lớn, sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chưa được nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động chưa cao Vì vậy trong thời gian thực tập tại

Trang 2

doanh nghiệp và bằng những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đi sâu vào

đề tài: “Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng”.

Trên cơ sở tình hình thực tế về bộ máy quản lý của công ty trong vài năm qua và bằng các phương pháp như: Khảo sát, phân tích, thống kê, phỏng vấn Trong chuyên đề em đã đi vào nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý của công ty

để từ đó đưa ra một số khả năng và biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Phần thứ nhất

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

TRONG DOANH NGHIỆP.

I Quản lý và tổ chức bộ máy quản lý

A Các khái niệm cơ bản

1 Quản lý tổ chức.

- Quản lý là gì ?

Quản lý là sự tác động có định hướng của chủ thể lên đốitượng quản lý nhằm duy trì hoạt động của các hệ thống, sử dụng

Trang 3

tốt nhất mọi tiềm năng có sẵn, các cơ hội để đưa hệ thống đi đếnmục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của thị trường.

Quản lý là quả trình vận dụng các quy luật kinh tế, tự nhiêntrong việc lựa chọn và xác định các biện pháp về kinh tế, xã hội,

tổ chức kỹ thuật Từ đó họ tác động đến các yếu tố vật chất củasản xuất kinh doanh

Quản lý doanh nghiệp là một hoạt động tác động đến hành

vi có ý thức của người lao động và tập thể người lao động, qua

đó tác động đến yếu tố vật chất, kỹ thuật của sản xuất kinhdoanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp

Thực chất của quản lý doanh nghiệp là quản lý con người,bởi vì con người là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất.Trong mọi hệ thống sản xuất, con người luôn giữ vị trí trung tâm

Trang 4

- Tổ chức là gì ?

Tổ chức là sự liên kết những cá nhân, những quá trình,những hoạt động trong hệ thống nhằm thực hiện mục đích đề racủa hệ thống dựa trên cơ sở các nguyên tắc và nguyên tắc củaquản trị quy định

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp

- Khái niệm cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu thị việc sắp xếp theo trật tự nào đó của mỗi bộ phận của tổ chức cùng các mối quan hệ giữa chúng.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp.

Là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan

hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá và có những tráchnhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm bảođảm thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đíchchung đã xác định của doanh nghiệp Đây là hình thức phâncông lao động trong lĩnh vực quản trị, nó có tác động đến quátrình hoạt động của hệ thống quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý

Trang 5

một mặt phản ánh cơ cấu sản xuất, mặt khác nó tác động tíchcực trở lại việc phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3 Những yêu cầu đồi với việc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý.

Trong phạm vi từng doanh nghiệp cụ thể, tổ chức bộ máyquản lý phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản lý đều thiết lập

những mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản lý ít nhất trongdoanh nghiệp Cho nên, cơ cấu tổ chức quản lý mang tính năngđộng cao, luôn đi sát và phục vụ sản xuất

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản lý phải có khả năng

thích ứng nhanh, linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ratrong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường

- Tính tin cậy lớn: Cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo tính

chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanhnghiệp, nhờ đó bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các hoạt động vànhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp

Trang 6

- Tính kinh tế : Cơ cấu quản lý phải sử dụng chi phí quản trị

đạt hiệu quả cao nhất Tiêu chuẩn xem xét mới quan hệ này làmối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về

Bộ máy quản lý được coi là vững mạnh khi những quyếtđịnh của nó được chuẩn bị một cách chu đáo, có cơ sở khoa học,sát với thực tế sản xuất Có như vậy thì những quyết định ấyđược mọi bộ phận, mọi người chấp hành với tinh thần tráchnhiệm, kỷ luật nghiêm khắc, ý thức tự giác đầy đủ

4 Những nhân tố ảnh hưởng

Khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, chẳng những phảixuất phát từ những yêu cầu đã xét ở trên, mà điều quan trọng vàkhó khăn nhất là phải quán triệt những yêu cầu đó vào nhữngđiều kiện, tình huống cụ thể Nói cách khác là cần tính đếnnhững nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của việc hìnhthành, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý

Ta có thể quy thành hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu

tổ chức quản lý của doanh nghiệp như sau:

a Nhóm nhân tố thuộc đối tượng quản lý.

Trang 7

- Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp.

- Tính chất và đặc điểm sản xuất: Chủng loại sản phẩm, quy

mô sản xuất, loại hình sản xuất

Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến thành phần vànội dung những chức năng quản lý mà thông qua chúng có ảnhhưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức quản lý

b Nhóm nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý.

- Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp

- Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt độngquản trị

- Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các hoạt động quản trị,trình độ kiến thức, tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất laođộng của họ

- Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo và khảnăng kiểm tra của lãnh đạo đối với những hoạt động của nhữngngười cấp dưới

Trang 8

- Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với đội ngũ cán

bộ quản lý

B Các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức.

1 Cơ cấu trực tuyến.

Kiểu mô hình cơ cấu trực tuyến được thể hiện qua sơ đồ sau:Biểu 1: Sơ đồ cơ cấu trực tuyến

L ã

Lãnh đạo tuyến II

Lãnh đạo tổ chức

Trang 9

Trong đó: A1, A2, , An; B1, B2, , Bn là những người thực hiệntrong các bộ phận.

Đây là cơ cấu tổ chức đơn giản nhất trong đó có một cấptrên và một cấp dưới Toàn bộ vấn đề được giải quyết theo mộtkênh theo mối liên hệ đường thẳng Cấp lãnh đạo trực tiếp điềuhành và chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Trang 10

Đặc điểm cơ bản của cơ cấu này là: Cấp trên trực tiếp lãnhđạo cấp dưới Cấp dưới tiếp thu, chấp hành chỉ thị, mệnh lệnhcấp trên.

* Ưu điểm: Quyền lựu tập trung, quy trách nhiệm rõ ràng,

duy trì được tính kỷ luật và kiểm tra, liên hệ dễ dàng đơn giản,mau lẹ, quyết định nhanh chóng, mệnh lệnh thống nhất tiện choGiám đốc Chính vì vậy mà tạo điều kiện duy trì một thủ trưởng

* Nhược điểm: Không có sự phân công hợp lý, không có

quan hệ điều hoà theo chiều ngang Tất cả đều do cá nhân quyếtđịnh nên dễ đi đến chuyên quyền, độc đoán Đòi hỏi người lãnhđạo phải có kiến thức sâu rộng, toàn diện, tổng hợp Đồng thờikhông tận dụng được sự tư vấn, giúp đỡ của các chuyên gia cótrình độ cao về từng mặt quản trị và khi cần thiết liên hệ giữa haithành viên của các tuyến thì việc báo cáo thông tin đi theođường vòng

2 Cơ cấu tổ chức chức năng.

Cơ cấu tổ chức chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Biểu 2: Mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng

Trang 11

Trong đó: A1, A2, , An là những người thực hiện trong các

bộ phận

L ãn

Trang 12

Theo cơ cấu này, công tác quản lý được tổ chức theo từngchức năng riêng Do đó, hình thành nên những người lãnh đạođược chuyên môn hoá, chỉ đảm nhiệm một chức năng quản lýnhất định Cấp dưới không những chịu sự lãnh đạo của ngườichủ doanh nghiệp mà còn chịu sự lãnh đạo của bộ phận chứcnăng khác.

* Ưu điểm: Thu hút được các chuyên gia vào công tác quản

lý, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn,đồng thời giảm bớt được gánh nặng trách nhiệm quản lý chongười lãnh đạo

* Nhược điểm: Không duy trì được tính kỷ luật, kiểm tra

phối hợp Người lãnh đạo tổ chức phải phối hợp với người lãnhđạo chức năng, nhưng do có quá nhiều mệnh lệnh nên lãnh đạo

tổ chức không phối hợp được hết, dẫn đến tình trạng người thừahành trong một lúc có thể nhận nhiều mệnh lệnh, thậm chí tráingược nhau

3 Cơ cấu trực tuyến chức năng.

Biểu 3: Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng

Trang 13

Trong đó: A1, A2, , An; B1, B2, , Bn là những người thựchiện trong các bộ phận

Đây là mô hình quản lý kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp củacác cấp lãnh đạo hành chính trong xí nghiệp và sự chỉ đạo

Trang 14

nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp Loại cơ cấu nàyđồng thời giữ được ưu điểm của cơ cấu trực tuyến và cơ cấuchức năng, lại tránh được các khuyết điểm của mỗi kiểu cơ cấuđó.

* Ưu điểm: Phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ

phận chức năng, đồng thời đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thốngtrực tuyến

* Nhược điểm: Do có quá nhiều bộ phận chức năng, nên

lãnh đạo tổ chức thường phải họp hành nhiều, gây căng thẳng vàmất nhiều thời gian Người ra còn có thể xảy ra mâu thuẫn giữalãnh đạo các tuyến với nhau do không thống nhất được quyềnhạn và quan điểm

Trong ba mô hình trên thì mô hình trực tuyến chức năngđược áp dụng rộng rãi hơn cả trong giai đoạn hiện nay

Ngưới ba cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ bản trên còn cókiểu cơ cấu trực tuyến tham mưu, cơ cấu chính thức, cơ cấukhông chính thức, cơ cấu theo khách hàng

II Lao động quản lý.

Trang 15

1 Khái niệm về lao động quản lý, sự phân loại lao động quản lý.

1.1 Lao động quản lý.

Lao động quản lý được hiểu là tất cả những người lao độngđặc biệt hoạt động trong bộ máy quản lý và tham gia vào việcthực hiện các chức năng quản lý

Theo Các Mác thì: “ Lao động quản lý là một dạng lao độngđặc biệt của con người lao động sản xuất, để hoàn thành cácchức năng sản xuất khác nhau cần thiết phải có quá trình đó.”Trong doanh nghiệp, lao động quản lý bao gồm nhữngngười lao động hoạt động trong bộ máy quản lý và những ngườithực hiện các chức năng quản lý, đó là: Giám đốc, các Phó giámđốc, Trưởng- Phó các phòng ban, các nhân viên làm việc trongcác phòng ban chức năng và một sồ người phục vụ khác Laođộng quản lý đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ chỉ cần một sai sótnhỏ của họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến cả quá trình hoạt động

1.2 Phân loại lao động quản lý

a. Theo chức năng, vai trò của họ đối với việc quản lý toàn bộ quá trình sản xuất

Trang 16

Theo cách phân loại này thì lao động quản lý được phân chia ra thành: Nhân viên quản lý kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.

- Nhân viên quản lý kỹ thuật: là những người được đào tạo

tại các trường kỹ thuật hoặc đã qua thực tế có trình độ kỹ thuậttương đương, được cấp trên có thẩm quyền thừa nhận bằng vănbản, đồng thời là người trực tiếp chỉ đạo hoặc trực tiếp làm côngtác kỹ thuật Đó là Giám đốc hoặc Phó giám đốc, quản đốc phụtrách kỹ thuật, Trưởng- Phó phòng ban kỹ thuật, các kỹ sư, kỹthuật viên, nhân viên ở các phòng ban

- Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người làm công tác

lãnh đạo, tổ chức, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp như: Giám đốc hay Phó giám đốc phụ tráchkinh doanh, kế toán trưởng, các cán bộ nhân viên công tác tạicác phòng kế hoạch, tài chính kế toán, cung tiêu

- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người làm công

tác tổ chức nhân sự, thi đua khen thưởng, quản lý hành chính,văn thư lưu trữ, lễ tân, lái xe, vệ sinh, tạp vụ

b Theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý,

Trang 17

Theo vai trò đối với việc thực hiện chức năng quản lý, lao động quản lý được phân chia ra thành:

- Cán bộ lãnh đạo: Là những người lao động quản lý trực tiếp thực hiện

chức năng lãnh đạo bao gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, các Trưởng-Phó phòng ban trong bộ máy quản lý doanh nghiệp Đây là những người chịu trách nhiệm trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các chuyên gia: Là những lao động quản lý trực tiếp thực

hiện những công việc chuyên môn bao gồm cán bộ kinh tế, kỹthuật viên, những nhà khoa học Đây là những lực lượng thammưu cho lãnh đạo trong việc điều hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

- Nhân viên thực hành kỹ thuật: Đây là các cán bộ quản lý

thực hiện các công việc giản đơn, bao gồm các nhân viên làmcông tác hạch toán, kiểm tra như nhân viên kiểm định, nhân viên

kế toán, thủ quỹ, thủ kho, văn thư, lễ tân, bảo vệ, tạp vụ

Nhiệm vụ của các nhân viên thực hành kỹ thuật là tiếp nhậncác thông tin ban đầu và xử lý chúng, truyền tin đến nơi nhậncũng như chuẩn bị và giải quyết các thủ tục hành chính đối vớicác loại văn bản khác nhau của lãnh đạo doanh nghiệp

Trang 18

2 Nội dung của hoạt động quản lý.

Các loại lao động khác nhau có nhiệm vụ lao động khácnhau Do đó có nội dung lao động rất khác nhau Sự khác nhau

đó là do sự khác biệt về tính chất và chức năng quản lý quyđịnh Tuy nhiên, nội dung lao động của tất cả các loại lao độngđều được hợp thành từ các yếu tố thành phần sau:

- Yếu tố kỹ thuật: Thể hiện ở sự thực hiện các công việc

mang tính chất thiết kế và mang tính chất chuyên môn như: thiết

kế, ứng dụng sản phẩm mới, phân tích thiết kế và áp dụng cácphương án cải tiến công nghệ sản xuất, tổ chức lao động

- Yếu tố tổ chức hành chính: Thể hiện sự thực hiện công

việc nhằm tổ chức thực hiện các phương án thiết kế, các quyếtđịnh như lập kế hoạch, hướng dẫn công việc, điều hành kiểm tra

và đánh giá công việc

- Yếu tố sáng tạo: Thể hiện ở sự thực hiện những công việc

như suy nghĩ, tìm tòi, phát minh ra kiến thức mới, các quyếtđịnh, các phương pháp để hoàn thành công việc

Trang 19

- Yếu tố thực hành giản đơn: Thể hiện ở sự thực hiện những

công việc đơn giản được thực hiện theo các quy định, hướng dẫn

có sẵn như công việc có liên quan đến thu thập và xử lý thôngtin, truyền tin và các công việc phục vụ

- Yếu tố hội họp và sự vụ: Thể hiện ở sự tham gia vào các

cuộc họp về chuyên môn hoặc giải quyết các công việc có tínhthủ tục

Cả năm yếu tố trên đều có mặt ở nội dung lao động của tất

cả các lao động quản lý nhưng với tỷ trọng khác nhau làm chonội dung lao động của họ cũng khác nhau

3 Đặc điểm của lao động quản lý có ảnh hưởng đến công tác tổ chức lao động khoa học

Hoạt động của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc

và mang tính tâm lý xã hội cao Đối tượng bị quản lý ở đây làngười lao động và tập thể lao động Do đó, đòi hỏi hoạt độngcủa lao động quản lý phải mang tính tâm lý xã hội cao giữanhững người lao động với nhau Vì đặc điểm này cho nên trongcông tác tổ chức lao động khoa học phải tạo ra được môi trường

Trang 20

lao động thoải mái, bầu không khí tâm lý vui vẻ và đoàn kếttrong nội bộ doanh nghiệp.

Thông tin kinh tế vừa là đối tượng lao động, kết quả laođộng, vừa là phương tiện lao động của lao động quản lý Laođộng quản lý thu nhận, xử lý các thông tin kinh tế để phục vụmục đích của mình tại doanh nghiệp Những thông tin kinh tế đãđược xử lý bởi những lao động quản lý chính là kết quả hoạtđộng của lao động quản lý Mặt khác, thông tin kinh tế làphương tiện để lao động quản lý hoàn thành các công việc củamình Với đặc điểm này, đặt ra yêu cầu phải tổ chức tốt cácthông tin của lao động quản lý, trang bị những phương tiện cầnthiết cho lao động quản lý có thể thu thập, xử lý, lưu trữ cácthông tin kinh tế một cách thuận lợi, dễ dàng

III Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý.

Nước ta đã từng trải qua một nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung trong một thời gian dài, kéo theo đó là sự phát triển kinh tếchậm chạp do mang nặng tính bao cấp, bộ máy quản lý cácngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể cồng kềnh, tồn tại nhiều tổ

Trang 21

chức đông về số lượng nhưng tính năng động và hiệu quả kinh

tế lại thấp Điều đó không còn phù hợp với nền kinh tế thịtrường hiện nay

Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo quy luật thị trường đòihỏi doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý có trình độ cao,gọn nhẹ, linh hoạt để thực hiện quả trình quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh có hiệu quả

Hoạt động quản lý có nội dung rất phong phú, đa dạng, khóxác định mà hiệu quả hoạt động lại không thể hiện dưới dạng vậtchất nhưng nó luôn gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, do đó cần phải hoàn thiện tổ chức

bộ máy quản lý doanh nghiệp

Mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Đểđạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề đặt racho mọi nhà quản lý Bởi vậy, công việc của hệ thống quản lýtrong doanh nghiệp là phải thường xuyên điều tra, phân tích,tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn phương án sản xuất

Trang 22

kinh doanh tối ưu Mặt khác, các chủ doanh nghiệp cũng phảithường xuyên đánh giá kết quả công việc, rút ra những thiếu sót,những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả, vạch ra những tiềmnăng chưa được sử dụng và đề ra những biện pháp khắc phục,

xử lý để sử dụng kịp thời, không ngừng nâng cao hiệu quả kinhtế

Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏichủ doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh cóhiệu quả Để làm được như vậy trong điều kiện cơ sở vật chất,nguồn vốn, lao động còn hạn chế, các chủ doanh nghiệp cần xácđịnh rõ phương hướng đầu tư, cách đầu tư, biện pháp sử dụngcác điều kiện sẵn có của mình

Tóm lại, để thực hiện công tác quản lý có hiệu quả đòi hỏidoanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý ổn định và phù hợp

Do đó, việc hoàn thiện tổ chức bộ máy của công ty vật liệu xâydựng Cẩm Trướng là phù hợp với xu thế chung Qua đó giúpcho doanh nghiệp đứng vững và phát triển, đồng thời hoàn thiệnđược quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm tối đa thời gian lao

Trang 23

động, sử dụng hiệu quả những yếu tố cấu thành của quá trìnhsản xuất kinh doanh, đồng thời làm cho bộ máy quản lý gọn nhẹ,năng động, hoạt động nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.

Phần thứ hai

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU XÂY

DỰNG CẨM TRƯỚNG

I.Đặc điểm hoạt động cơ bản có ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý của công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng tiền thân là xí nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng thuộc Sở xây dựng Thanh Hoá được thành lập lại năm 1995 Trước

đó, xí nghiệp gạch ngói Cẩm Trướng ra đời năm 1956 theo quyết định của uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá.

Trang 24

Năm 1989 theo quyết định 17/ UBTH, xí nghiệp sản xuất gạch ngói Cẩm Trướng nhập vào xí nghiệp liên hiệp vật liệu xây dựng I và xí nghiệp sản xuất gạch ngói Cẩm Trướng là đơn vị hạch toán nội bộ.

Ngày 18/9/1991 theo quyết định 795/ UBTH xí nghiệp gạchngói Cẩm Trướng được tách ra khỏi xí nghiệp liên hợp vật liệuxây dựng I và trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Sởxây dựng Thanh Hoá

Ngày 17/5/1995 nhà máy gạch tuynel Đông Hương khánhthành và đi vào sản xuất Khi đó, xí nghiệp gạch ngói CẩmTrướng đổi tên thành công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng.Như vậy, hiện nay công ty có hai cơ sở sản xuất đó là: xí nghiệpgạch ngói Định Công- tiền thân của công ty hiện nay tại xã ĐịnhCông hyuện Yên Định, và nhà máy gạch tuynel Đông Hương tại

xã Đông Hương thành phố Thanh Hoá

Năm 2000 khánh thành dây chuyền sản xuất ngói và vật liệuchất lượng cao tại Định Công theo công nghệ của Cộng hoà liênbang Đức, đồng thời lập dự án khả thi và luận chứng kinh tế kỹthuật sản xuất kính Floát

Trang 25

Cũng trong năm 2000 thành lập và tổ chức hoạt động xínghiệp xây lắp và kinh doanh thiết bị xây lắp và lập kế hoạch cổphần hoá nhà máy gạch tuynel Đông Hương.

2 Đặc điểm của ngành hàng đối với xã hội

Do đặc trưng của công ty là chuyên sản xuất vật liệu xâydựng (gạch, ngói…) Mà nhu cầu mặt hàng này trong xã hộihiện nay là rất lớn, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đang đẩymạnh xây dựng cơ sở hạ tầng Vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải

có phương án sản xuất thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầucủa thị trường

3 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Cơ sở vật chất của công ty đó là các trang thiết bị đa dạng, khác nhau về trình độ kỹ thuật bởi lẽ tiền thân của công ty ra đời từ năm 1956 và mới đây, năm

1995 được đầu tư một dây truyền sản xuất gạch tuynel vào loại tiên tiến nhất hiện nay.

Tại cơ sở I tức là xí nghiệp gạch ngói Định Công sản xuấtgạch ngói chủ yếu là làm thủ công và bán thủ công, với kiểunung truyền thống là nung bằng lò đứng

Trang 26

Tại nhà máy gạch tuynel Đông Hương, do mới được xâydựng cho nên dây truyền sản xuất tương đối hiện đại, với côngnghệ chủ yếu được sản xuất trong nước Với dây truyền sản xuấtnày, việc sản xuất gạch ở đây được cơ giới hoá, tự động hoá từkhâu vận chuyển nguyên, nhiên liệu cho đến khi tạo ra viên gạchmộc (gạch chưa nung) Chính vì thế đã giảm được lượng đáng

kể lao động chân tay đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng.Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty, xínghiệp sản xuất vật liệu xây dựng mà cụ thể ở đây là mặt hànggạch ngói là rất lớn bởi lẽ: Trên địa bàn Thanh Hoá còn có hai

cơ sở sản xuất gạch tuynel khác, một ở huyện Tĩnh Gia, một ởhuyện Đông Sơn Vì vậy, công ty cần có chiến lược sản xuấtkinh doanh hợp lý tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, mở rộng thịtrường tiêu thụ

Máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng sau:

(Trang sau)

Trang 28

Biểu 5: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất gạch tuynel- nhà máy gạch tuynel Đông Hương.

Trang 29

Máy hút chân không

Thiết bị xử

lý đồng tốc

Trang 30

4 Đặc điểm về lao động của công ty

Ngoài bộ phận lao động gián tiếp (lao động quản lý) thì laođộng của công ty đòi hỏi về thể lực tương đối lớn vì công việckhá nặng nhọc và mức độ nguy hiểm cao Tuy vậy, lực lượnglao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 45,8%

Qua số liệu thu thập được từ công ty vật liệu xây dựng CẩmTrướng cho thấy: số lượng cán bộ công nhân viên của công tykhá lớn Trong đó, tỷ trọng công nhân dưới 30 tuổi là 75,6%.Đây là lực lượng lao động trẻ, có thể lực và trí lực dồi dào Nếubiết tận dụng để sử dụng hợp lý sẽ đạt được kết quả cao trongsản xuất kinh doanh Tuy nhiên lại vấp phải khó khăn đó là: Đội

Lò sấy

Kho sản

Trang 31

ngũ lao động trẻ thiếu kinh nghiệm dễ mắc sai lầm trong sảnxuất.

Do đặc điểm của công việc chủ yếu là bốc xếp, vận chuyểnvật liệu xây dựng nên người lao động dễ mắc những chứng bệnhnhư: xương khớp, các chứng bệnh về đường hô hấp do môitrường làm việc rất nhiều khói bụi, đặc biệt trong điều kiện tiếng

ồn lớn làm cho người lao động dễ mắc chứng ù tai, đau đầu…

Vì vậy, công ty đã và đang có những biện pháp cải thiện điềukiện làm việc cho công nhân như: trang bị quần áo bảo hộ laođộng, giầy, mũ bảo hộ…

9131,518

Trang 32

Qua những số liệu trên cho ta thấy, công ty hoạt động cóhiệu quả trong cơ chế thị trường, vượt qua được những khó khăn

do sự chuyển đổi cơ chế, không ngừng nâng cao thu nhập chongười lao động

Hàng năm, công ty làm ăn có lãi và mức lợi nhuận đạt được tương đối cao

và tăng dần qua các năm.

II Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng

A Thực trạng bộ máy quản lý.

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướngđược tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, một mô hình

mà được hầu hết các công ty, xí nghiệp hiện nay đang áp dụng.Điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của thời kỳ hiện nay.Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty gồm có:

-Ban giám đốc gồm có: Một Giám đốc phụ trách toàn công

ty và ba Phó giám đốc trong đó: một Phó giám đốc phụ tráchtrực tiếp nhà máy gạch tuynel Đông Hương, một Phó giám đốc

Trang 33

phụ trách xí nghiệp gạch ngói Định Công, một Phó giám đốc

kiêm Bí thư đảng uỷ công ty

Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng có bốn phòng chứcnăng đều đặt văn phòng tại nhà máy gạch tuynel Đông Hương,

bốn phòng đó là:

- Phòng tổ chức hành chính.

- Phòng kinh doanh tiêu thụ.

- Phòng kỹ thuật kế hoạch vật tư.

- Phòng kế toán tài vụ.

Cả bốn phòng chức năng trên đều chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Giám đốc công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước Ban

giám đốc gọi là khối chức năng

Trong mô hình trên thì:

+ Giám đốc công ty do Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hoá bổ

nhiệm, một mặt chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty, mặt khác là người điều hành, chỉ dẫn cáchoạt động của Công ty Như vậy, Giám đốc Công ty vật liệu xâydựng Cẩm Trướng vừa là đại diện của Nhà nước – do Uỷ ban

Trang 34

nhân dân tỉnh bổ nhiệm, vừa là người đại diện cho Công ty –chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty

+ Dưới Giám đốc Công ty có 3 Phó giám đốc phụ trách theolĩnh vực được phân công Các Phó giám đốc là người giúp việc

cho Giám đốc

+ Kế toán trưởng Công ty do Uỷ ban nhân tỉnh Thanh Hoá

bổ nhiệm, là người gúp Giám đốc Công ty thực hiện các pháplệnh kế toán, thống kê, điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước trong

hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

+ Các phòng ban của Công ty, đứng đầu là các Trưởng

Trang 35

Phógiámđốc phụtrách

Phógiámđốckiêm Bí

Phógiámđốc phụtrách

Phòng kỹ

thuật vật tư

Phòng kế toán t i v ào hai ụ

Phòngkinhdoanh

Phân xưởng nung đốt tuynel

Phân xưởng tạo hình Định Công

Phân xưởng cơ điện Định Công

Phân xưởng nung đốt Định Công

Trang 36

Từ mô hình trên ta có thể rút ra một vài ưu nhược điểm của

phương thức quản lý của Công ty như sau:

* Ưu điểm:

Do được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng cho nên, cơcấu tổ chức quản lý của Công ty đã khắc phục được một sốnhược điểm của cả hai kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng.Đồng thời, phát huy được những ưu điểm của cả hai kiểu cơ cấu

đó Cụ thể là:

- Hoạt động quản lý trong Công ty thống nhất từ trên xuốngdưới: Giám đốc Công ty điều hành quá trình sản xuất kinhdoanh thông qua các văn bản, các phòng ban chức năng có trách

nhiệm thực hiện những văn bản đó

- Đứng đầu mỗi phòng ban, phân xưởng lần lượt là Trưởngphòng, Quản đốc Công việc của toàn Công ty được tiến hànhthuận lợi do Giám đốc đã chia công việc ra thành nhiều phần

Trang 37

Trưởng phòng, Quản đốc sẽ thay mặt cho đơn vị mình nhậnphần việc được giao và xếp việc cho nhân viên trong phòng,phân xưởng mình Sau đó, Trưởng phòng, Quản đốc phải theodõi, đôn đốc hoạt động của các nhân viên của mình, đồng thờiphải nắm bắt được kết quả hoạt động của công việc được giao.Kết quả hoạt động của mỗi đơn vị phải báo cáo cho Giám đốc

sau mỗi kỳ hoạt động

* Nhược điểm:

- Cơ chế quản lý của Công ty còn mang nặng tính áp đặt.Giám đốc là người ra quyết định mà không thông qua biểuquyết Do đó, nếu quyết định của Giám đốc mà sai lầm sẽ dẫn

đến hậu quả không lường trước được

- Cơ sở sản xuất của Công ty phân tán, địa bàn hai cơ sởcách xa nhau, giao thông liên lạc khó khăn Trong khi đó, toàn

bộ bộ máy quản lý của Công ty lại đặt tại nhà máy gạch tuynelĐông Hương nên bị hạn chế trong công tác chỉ đạo sản xuất,

khó hỗ trợ nhau khi gặp khó khăn

Trang 38

Phân công và hiệp tác lao động trong Công ty vật liệu sản

xuất Cẩm Trướng

+ Phân công lao động:

Trong Công ty, để hoàn thành công việc một cách nhanhchóng và đạt được hiệu quả cao, Công ty đã thực hiện phân cônglao động tức là chia nhỏ toàn bộ công việc trong Công ty chotừng phòng, từng đội, từng phân xưởng Từ đó, mỗi đơn vị lạigiao công việc cụ thể cho từng người Làm như vậy, công việcđược tiến hành một cách nhanh chóng nhưng quá trình giao việclại phải phù hợp với từng người Để dễ quản lý, Công ty đã chiatoàn bộ hệ thống quản lý ra làm nhiều chức năng Việc phâncông các chức năng là căn cứ vào trình độ chuyên môn – kỹnăng kỹ sảo cùng các điều kiện lao động khác của lao động quản

lý Sau khi nhận nhiệm vụ, các phòng ban sẽ căn cứ vào trình độmỗi các nhân trong phòng mình để giao việc cho từng người sao

cho phù hợp với khả năng của họ

+ Hiệp tác lao động:

Trang 39

Mỗi bộ phận của Công ty đảm nhiệm một phần công việccủa xí nghiệp Nhưng kết quả cuối cùng là sự kết hợp tất cả cáckết quả của toàn bộ các bộ phận đó và sự kết hợp này được gọi

là hiệp tác lao động Phân công lao động càng sâu thì hiệp táclao động càng rộng Sự chặt chẽ của hiệp tác lao động phụ thuộcvào mức độ hợp lý của phân công lao động và ngược lại Thực

tế ở Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng đã phân công côngviệc cho mỗi phòng ban Đồng thời trong quá trình làm việcgiữa các phòng ban luôn có mói liên hệ chặt chẽ với nhau.Trong từng phòng luôn có người đứng đầu để quản lý đó làTrưởng phòng, sau đó là Phó phòng và các nhân viên khác Mỗingười một việc do vậy, công việc của phòng sẽ hoàn thành khitất cả các nhân viên trong phòng hoàn thành công việc của mình.Kết quả hoàn thành công việc của phòng là tổng hợp tất cả cáckết quả hoàn thành của các nhân viên trong phòng và kết quảhoàn thành công việc của Công ty sẽ là tổng hợp kết quả của tất

cả các phòng ban Như vậy, phân công và hiệp tác lao động củalao động quản lý trong phòng, gữa các phòng là rất cần thiết

Trang 40

Việc hiệp tác lao động giữa các phòng ban ở Công ty vậtliệu xây dựng Cẩm Trướng thường là: trong quá trình thực hiệnviệc của mình thì bộ phận này sử dụng kết quả, tài liệu của bộphận kia để xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ của mình

và ngược lại

2 Kết cấu lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng.

Lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm

Trướng được phân bổ theo bảng sau:

Bi u 8: Lao động bình quân và thu nhập bình quân ngườing qu n lý trong Công ty v tản lý trong Công ty vật ập bình quân người

li u xây d ng C m Trệu xây dựng Cẩm Trướng ựng Cẩm Trướng ẩm Trướng ướng.ng

Ngày đăng: 27/11/2012, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

B. Các kiểu mô hình cơ cấu tổ chức. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
c kiểu mô hình cơ cấu tổ chức (Trang 8)
Biểu 3: Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
i ểu 3: Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng (Trang 13)
Đây là mô hình quản lý kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các   cấp   lãnh   đạo   hành   chính   trong   xí   nghiệp   và   sự   chỉ   đạo  nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
y là mô hình quản lý kết hợp giữa sự chỉ huy trực tiếp của các cấp lãnh đạo hành chính trong xí nghiệp và sự chỉ đạo nghiệp vụ của các nhân viên chức năng các cấp (Trang 14)
Biểu 5: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất gạch tuynel- nhà máy gạch tuynel  Đông Hương. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
i ểu 5: Sơ đồ dây truyền công nghệ sản xuất gạch tuynel- nhà máy gạch tuynel Đông Hương (Trang 30)
Biểu 6: Tình hình số lao động bình quân và thu nhập bình quân người từ 19997 đến 1999 - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
i ểu 6: Tình hình số lao động bình quân và thu nhập bình quân người từ 19997 đến 1999 (Trang 33)
Biểu 7: Mô hình tổ chức Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng. - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
i ểu 7: Mô hình tổ chức Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng (Trang 36)
7 Phân xưởng tạo hình tuynel  - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
7 Phân xưởng tạo hình tuynel (Trang 43)
Trong mô hình này gồm có: - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
rong mô hình này gồm có: (Trang 74)
5 Phân xưởng tạo hình 53 - Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
5 Phân xưởng tạo hình 53 (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w