II. Phân tích tình hình
4. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán tại Tổng Công Ty Thép Việt Nam
4.1- Phân tích tình hình thanh toán.
Để phân tích tình hình thanh toán ta dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán để lập bảng phân tích. ( Xem bảng số 4 - Phụ lục: Bảng phân tích tình hình thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam)
4.1.1- Phân tích các khoản phải thu.
Qua bảng phân tích tình hình thanh toán trên ta thấy:
Về các khoản phải thu chênh lệch giữa số d cuối năm và đầu năm giảm là 184.509.140.636 đồng bắng 15,25% số d cuối năm. Trong đó giảm chủ yếu là khoản:
- Trả trớc cho ngời bán giảm 116.453.441.801 đồng, giảm 79,5% số d đầu năm. - Phải thu nội bộ giảm 202.265.106.603 đồng, giảm 38,8% số d đầu năm.
- Dự phòng phải thu khó đòi tăng lên 703.386.062 đồng, tăng 58,87% số d đầu năm.
- Phải thu của khách hàng tăng 138.856.348.985 đồng, tăng 33,36% số d đầu năm.
Xác định tỷ lệ giữa các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn ta có: Năm 1997 là 32,29%.; Năm 1998 là 32,65% . Nh vậy tỷ lệ các khoản phải thu năm 1998 cao hơn năm 1997 là 0,36% có nghĩa là mặc dù Tổng công ty có nhiều cố gắng giảm các khoản: Trả trớc cho ngời bán; Phải thu nội bộ giảm nhng xét về khả năng nguồn vốn huy động thì Tổng công ty còn phải tích cực phấn đấu thu hồi khoản phải thu của khách hàng( Năm 1998, tỷ lệ Phải thu của khách hàng/ Các khoản phải thu là 54,16%; So với năm 1997 tỷ lệ này là 34,41%) .
4.1.2- Phân tích nợ phải trả.
Phân tích nợ phải trả, đã đợc phân tích trong phần 3.1 - Phân tích tình hình nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam.
Xác định tỷ lệ giữa các khoản nợ phải trả trên tổng nguồn vốn ( còn gọi tỷ số nợ) ta có: Năm 1997 là 64,95%.; Năm 1998 là 59,21% . Nh vậy tỷ số nợ năm 1998 thấp hơn năm 1997 là 5,74% có nghĩa là Tổng công ty có nhiều cố gắng trang trải các khoản nợ phải trả nh : Vay ngắn hạn; Phải trả cho ngời bán; Phải trả nội bộ; Vay dài
hạn; Nợ dài hạn ....Tỷ lệ nợ có xu hớng giảm cho thấy tình hình sử dụng vốn có chuyển biến tốt hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn năm trớc.
4.2- Phân tích khả năng thanh toán.
Để phân tích khả năng thanh toán của Tổng công ty, ta xét trên một số chỉ tiêu sau: ( Xem bảng số 5 - Phụ lục: Bảng phân tích khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam)
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm cuối năm là 1,37 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm là 1,3 tăng 0,07 so với Hệ số khả năng thanh toán hiện thời tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán hiện thời của Tổng công ty có chiều hớng khả quan hơn khả năng thanh toán hiện thời đầu năm.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm cuối năm là 0,73 Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm là 0,65.tăng 0,08 so với Hệ số khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm đầu năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy tại thời cuối năm khả năng thanh toán nhanh của Tổng công ty có chiều hớng khả quan hơn khả năng thanh toán nhanh đầu năm. Nhng với yêu cầu Hệ ssó này phải lớn hơn 1 thì Tổng công ty cha có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh.
- Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền.
Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm là 0,077; Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền đầu năm là 0,058; Mặc dù Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền cuối năm có khả quan hơn đầu năm song này hệ số này của Tổng công ty vẫn còn quá thấp.
- Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 1998 là 6,4 vòng; Số vòng quay hàng tồn kho lúc đầu năm là 4 vòng. Nh vậy, tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho nhanh hơn năm trớc là 2,4 vòng ( 6,4 - 4 ) chứng tỏ năm 1998 hoạt động kinh doanh cũng nh sử dụng vốn của Tổng công ty có tiến bộ và hiệu quả hơn
- Số vòng quay các khoản phải thu.
Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm là 5,5 vòng so với Số vòng quay các khoản phải thu tại thời điểm đầu năm là 4,4 vòng. Nh vậy số vòng quay các khoản phải thu cuối năm so với đầu năm tăng nhanh hơn 1,1 vòng. Qua công thức trên ta thấy trong năm 1998 Tổng công ty đã quan tâm thu hồi nhanh các khoản nợ đã và đang bị chiếm dụng để sử dụng có hiệu quả hơn.
Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy khả năng thanh toán năm 1998 của Tổng công ty tuy cha cao nhng đã có nhiều chuyển biến tốt so với năm 1997.
Căn cứ báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam ta phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ( Xem bảng số 6 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lu động năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam)
5.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lu động.
Dựa vào số liệu trên các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính, ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lu động.
Qua bảng phân tích, ta có nhận xét sau:
- Hệ số luân chuyển của vốn lu động năm 1998 là 5,88 vòng so với năm 1997 là 5,45 vòng thì tốc độ vòng chu chuyển vốn lu động đã tăng lên 0,43 vòng.Nói cách khác, một đồng vốn lu động năm 1997 làm ra đợc 5,45 đồng doanh thu thuần, còn năm 1998 đã làm ra 5,88 đồng Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng đợc tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng đợc doanh thu, đồng thời tiết kiệm đợc vốn lu động, từ đó sẽ thu đợc nhiều lợi nhuận; Mỗi đồng vốn lu động năm 1998 đã làm tăng doanh thu thuần lên 0,43 đồng so với năm 1997.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lu động của Tổng công ty năm 1998 là 0,17 so với năm 1997 là 0,18 giảm là 0,01. Tức là: năm 1997 để làm ra một đồng doanh thu cần thì cần 0,18 đồng vốn lu động thì năm 1998 chỉ cần 0,17 đồng. Nh vậy Tổng công ty đã vốn lu động hợp lý hơn..
- Hiệu quả sử dụng vốn lu động ( sức sinh lời của vốn lu động ) tăng từ 0,04 lên 0,046 . Điều này có nghĩa là một đồng vốn lu động năm 1998 đem lại 0,046 đồng lợi nhuận ròng, trong khi năm 1997 chỉ đem lại 0,04 đồng lợi nhuận ròng. Điều này do tốc độ luân chuyển vốn lu động tăng lên 0,43 lần hay số ngày cho một vòng luân chuyển rút ngắn từ 66 ngày xuống còn 61 ngày.
Vấn đề tăng tốc độ luân chuyển vốn lu động rất có ý nghĩa kinh tế đối với doanh nghiệp. Khi tăng đợc tốc độ luân chuyển có nghĩa là tăng đợc doanh thu, đồng thời tiết kiệm đợc vốn lu động, từ đó sẽ thu đợc nhiều lợi nhuận. Dựa vào các số liệu trên ta có thể tính đợc lợng vốn lu động tiết kiệm là:
5.708.216.210.784 đ
X ( 61 - 66 ) = 79.280.780.704 đồng. 360
Qua đó ta có thể tính toán đợc hiệu quả của vốn lu động năm 1998 của Tổng công ty do giảm đợc số ngày của một vòng quay hay tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lu động đã tăng thêm 79.280.780.704 đồng doanh thu.
Nh vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn lu động hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh.
Dựa trên số liệu của “Báo cáo kết quả kinh doanh” , “Bản thuyết minh báo cáo tài chính” và “Bảng cân đối kế toán” ta lập bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định. ( Xem bảng số 7 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố địmh năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam)
Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta thấy:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 1998 cao hơn so với năm 1997. Nếu năm 1997, cứ một đồng vốn cố định tạo ra đợc 9,66 đồng doanh thu thì năm 1998 tạo đợc 10,38 đồng doanh thu, cao hơn 0,72 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 7,45% so với năm 1997.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 1998 cũng tăng hơn so với năm 1997 là 0,04 đồng - tức là năm 1997, cứ một đồng tài sản cố định tạo ra đợc 4,85 đồng doanh thu, năm 1998 tạo đợc 4,89 đồng doanh thu; tăng 0,04 đồng doanh thu, tỷ lệ tăng là 0,82% so với năm 1997.
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định năm 1998 giảm so với năm 1997, nghĩa là năm 1997, để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,10 đồng vốn cố định thì năm 1998 chỉ cần 0,096 đồng vốn cố định , giảm 0,004 đồng vốn cố định và tỷ lệ là 96% so với năm 1997. do đó ta thấy doanh nghiệp đã cố gắng sử dụng vốn cố định đúng mục tiêu và đã đầu t thích hợp.
Nh vậy năm 1998 Tổng công ty đã sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn năm 1997 trong sản xuất kinh doanh.
Kết hợp việc sử dụng vốn cố định và vốn lu động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1998 ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam.
6.- phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình sản xuất kinh doanh.
Mục tiêu của doanh nghiệp là sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất. Vì mục tiêu đó, bên cạnh việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình thanh toán, khả năng thanh toán, các nhà phân tích cũng cần đánh giá chung hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đợc lập trong bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. ( Xem bảng số 8 - Phụ lục: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 1998 của Tổng công ty Thép Việt Nam)
Qua bảng phân tích ta thấy rằng:
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức thuần trên doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ phản ánh: Năm 1997, cứ một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu đợc 0,75 đồng lợi nhuận; đến năm 1998, tỷ suất này đã tăng lên là 0,78 đồng. Tức là tăng 0,03 đồng, tỷ lệ tăng 4% so với năm 1997 .
- Chỉ tiêu tỷ suất lợi tức vốn sản xuất cho thấy năm 1997, cứ một đồng vốn sản xuất bình quân tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận thì năm 1998, một đồng vốn sản xuất tạo ra 2,93 đồng lợi nhuận. Tức là tăng 0,33 đồng , tỷ lệ tăng 12,69% so với năm 1997.
- Chỉ tiêu số lần chu chuyển của tổng tài sản năm 1998 cao hơn so với năm 1997 là 0,27 ( 3,75 - 3,48 ), tỷ lệ tăng 7,76% so với năm 1997. Chỉ tiêu này phản ánh Tổng công ty trong năm có tăng cờng đầu t vốn vào sản xuất kinh doanh để có đợc lợi nhuận cao nhất.
Tóm lại, qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có thể nói rằng trong năm 1998 doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tiết kiệm và tránh lãng phí vốn vào sản xuất nh những năm trớc mà tập trung đầu t chiều sâu, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cũng nh hiệu quả sử dụng vốn.