Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng (Trang 82 - 87)

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý giữa các bộ phận chức năng thì quan hệ giữa các bộ phận chức

năng và các chức năng nhiệm vụ trong các bộ phận phải luôn luôn được hoàn thiện. Muốn làm được việc này thì phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các

chức năng đã định để phát hiện ra những khâu yếu trong việc phân bổ khối lượng công tác. Trên cơ sở đó, đánh giá sự hợp lý, đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện chức năng,

nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng. Trong quá trình nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, em thấy các chức năng, nhiệm vụ đó tương đối hoàn chỉnh song em cũng mạnh dạn xin đưa ra một số ý

1. Ban Giám đốc.

Giám đốc Công ty là người đứng đầu Công ty, phụ trách chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty,

ngoài ra còn chỉ đạo trực tiếp các phòng ban.

Quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc được quy định rõ như sau:

+ Nhận vốn và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, giao vốn và các nguồn lực khác về các đơn vị sử dụng đúng

mục đích sao cho bảo đảm an toàn và phát triển được vốn. + Đại diện cho Công ty trước pháp luật và các cơ quan

Nhà nước.

+ Dự kiến phương hướng phát triển của Công ty. + Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

Công ty.

+ Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy quản lý điều hành Công ty.

Tuy nhiên, Giám đốc cần nhiều thời gian để suy nghĩ cho nên Giám đốc nên giao quyền cho cấp dưới nhưng không từ bỏ trách nhiệm. Giám đốc Công ty nên phụ trách

chung và uỷ quyền cho các Phó Giám đốc theo từng lĩnh vực.

* Các Phó giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, thực hiện nhiệm vụ theo từng lĩnh vực được Giám đốc Công ty phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và

pháp lệnh Nhà nước về lĩnh vực đó.

Ngoài ra, các Phó giám đốc còn đề xuất với Giám đốc Công ty về phương hướng phát triển của Công ty. Các Phó giám đốc có quyền yêu cầu các đơn vị thuộc Công ty, các phòng ban chức năng cung cấp hồ sơ, tài liệu,

thông tin cần thiết thuộc lĩnh vực được giao.

2. Phòng tổ chức hành chính.

Là bộ phận quan trọng nắm bắt số lượng lao động và phân công lao động giữa các bộ phận, giải quyết các vấn đề

vấn đề về:

+ Công tác tổ chức cán bộ. + Công tác lao động tiền lương.

+ Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Công ty.

+ Công tác thi đua tuyên truyền.

3. Phòng kế toán tài vụ.

Là phòng giúp Giám đốc về toàn bộ công tác hạch toán kế toán, thống kê tài chính của Công ty. Phòng có nhiệm

vụ:

+ Lập kế hoạch thu chi tài chính, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

+ Quản lý các loại vốn, các quỹ tập trung của Công ty. + Tham gia lập phương án điều hoà vốn, các quỹ tập

trung toàn Công ty.

4. phòng kỹ thuật vật tư.

Chức năng chính của phòng là nghiên cứu, thiết kế kỹ thuật hướng dẫn theo dõi và giám sát quy trình công nghệ, xây dựng các định mức kỹ thuật, định mức và hạn mức sử

dụng vật tư.

Nhiệm vụ: Cung cấp đầy đủ kịp thời trang thiết bị, vật tư cho yêu cầu của sản xuất kinh doanh của Công ty.

5. Phòng kinh doanh tiêu thụ.

Chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm của Công ty. Mỗi cán bộ của phòng là nhân tố quyết định cho việc tiêu thụ

sản phẩm của Công ty, để từ đó có kinh phí chi trả các khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra.

* Ý nghĩa.

- Giúp Giám đốc giảm bớt được gánh nặng về khối lượng công việc để Giám đốc có thời gian giải quyết tốt

- Giúp hiệu quả hoạt động của bộ máy đạt được cao hơn. - Chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng sẽ tạo được niềm tin vào công việc của họ, thúc đẩy hoàn thành

công việc của Công ty mạnh mẽ hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w