II. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng
2. Kết cấu lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng.
Lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng được phân bổ theo bảng sau:
Biểu 8: Lao động quản lý trong Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng. Stt Phòng chức năng 1997 1998Năm 1999 1 Ban Giám đốc 4 4 4 2 Phòng tổ chức hành chính 6 6 6 3 Phòng kế toán tài vụ 9 9 9 4 Phòng kỹ thuật vật tư 11 11 11
5 Phòng kinh doanh tiêu thụ
6 Phân xưởng cơ điện tuynel
2 2 2
7 Phân xưởng tạo hình tuynel
3 3 3
8 Phân xưởng nung đốt tuynel
3 3 3
9 Phân xưởng cơ điện Định Công
1 1 1
10 Phân xưởng tạo hình Định Công
2 2 2
11 Phân xưởng nung đốt Định Công 2 2 2 12 Tổng số lao động quản lý 50 50 50 13 Tổng số cán bộ công nhân viên 430 430 430
Qua biểu trên ta thấy, số cán bộ công nhân viên toàn Công ty không có biến động trong 3 năm gần đây từ năm 1997 đến năm 1999. Trong đó cơ cấu lao động cũng không thay đổi, tổng
Điều đó thể hiện sự ổn định về mặt lao động của Công ty. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Công ty làm ăn có hiệu quả.
Cũng theo biểu trên, ta tính được tỷ lệ lao động quản lý trong toàn Công ty là 11,6% tổng số cán bộ công nhân viên chức
toàn Công ty. Theo nghiên cứu ở các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì tỷ lệ này là từ khoảng 9 đến 12%. Như vậy, bộ máy
quản lý của Công ty vật liêu xây dựng Cẩm Trướng có quy mô phù hợp với yêu cầu thực tế (so với các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả). Tức là bộ máy quản lý không quá cồng kềnh. Về mặt này thì ta thấy phù hợp với yêu cầu đối với việc xây dựng cơ cấu
tổ chức quản lý.
Tuy nhiên, việc bố trí lao động quản lý ở Công ty lại là vấn đề cần phải bàn. Hiện nay, trong bộ máy quản lý của Công ty có hiện tượng làm trái ngành nghề được đào tạo. Điều này được thể
hiện qua biểu sau:
Biểu 9: Cơ cấu lao động theo nghề – lao động quản lý.
t lượng(người) số 1 Kinh tế tài chính 17 34 2 Kinh tế lao động 4 8 3 Kinh tế kế hoạch 10 20 4 Kỹ thuật viên 11 22 5 Lao động hành chính 8 16 6 Lao động quản lý 50 100
Đối chiếu hai biểu là biểu 8 và biểu 9 ta có thể dưa ra kết luận như sau:
Tại phòng tổ chức hành chính có hai người không được đào tạo ngành kinh tế lao động. Tại các phòng khác có hiện tượng
làm trái ngành nghề đào tạo ví dụ: Phòng kế toán tài vụ có 9 người trong khi đó số người được đào tạo ngành kinh tế tài chính là 17 người. Tức là có 8 người được đào tạo ngành kinh tế
tài chính nhưng lại làm việc trong lĩnh vực khác của Công ty. Điều này gây ra lãng phí chi phí quản lý, chưa phù hợp với yêu
cầu đặt ra đối với bộ máy quản lý là phải có tính kinh tế. Bởi vì, có những người được đào tạo ra mà không được công tác đúng
chuyên ngành đào tạo thì gây ra lãng phí công đào tạo mà lại mất thời gian và chi phí đào tạo lại để họ có thể tiếp cận với công việc mới. Vì thế, chúng làm tốn chi phí quản lý và tiêu tốn
thời gian của Công ty.
Chất lượng đội ngũ lao động quản lý của Công ty được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 10: Chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Stt Chức danh Trình độ Tuổi đời
ĐH, Cđẳng Trung cấp Sơ cấp < 40 40- 45 >45 1 Giám đốc 1 1 2 P.Giám đốc 1 2 1 2 3 Trưởng phòng 1 3 4 4 Phó phòng 4 4 5 Quản đốc 5 1 6 6 Tổng số 3 14 1 16 2 7 Tỷ trọng 16,67 % 77,78 % 5,56% 88,89 % 11,11 %
Qua biểu trên ta thấy: 88,89% cán bộ lãnh đạo của Công ty ở độ tuổi 40 –45. Đây là độ tuổi đã đủ chín chắn cần thiết, họ có sự am hiểu rộng rãi về cuộc sống, nắm được tâm lý công nhân viên. Đây là thời điểm mà họ có thể phát huy dược hết khả năng của mình trong công việc. Như vậy, ở Công ty vật liệu xây dựng Cẩm Trướng có đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn khá trẻ, mà đội ngũ
cán bộ trẻ thì luôn năng động, sáng tạo. Điều này phù hợp với yêu cầu khi xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý là phải có tính linh
hoạt.
Cũng qua biểu trên ta thấy, chỉ có 2 cán bộ lãnh đạo trên 45 tuổi và không có ai dưới 40 tuổi. Điều đó là hợp lý vì Công ty mới thành lập lại năm 1995, cho đến nay mới được 5 năm. Tuy
nhiên việc không có cán bộ lãnh đạo dưới 40 tuổi là vấn đề Công ty cần phải xem xét lại để có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ trẻ có năng lực, trình độ kế cận và tiếp nhận công việc quản lý để công việc này không bị gián đoạn.
* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- 16,7% Trình độ Đại học, Cao đẳng. - 77,78% Trình độ Trung cấp.
- 5,56% Trình độ Sơ cấp.
Tỷ lệ Trung cấp và Sơ cấp trong bộ máy quản lý của Công ty là rất cao, do vậy vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn là rất cần thiết. Công ty cần có kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý
để giảm tỷ lệ Trung cấp và xoá bỏ Sơ cấp. Điều đó cũng có nghĩa là tăng được số lượng Đại học và Cao đẳng.