1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi làm quen khám phá khoa học, tại trường mầm non Giao An, huyện Lang Chánh.

19 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 7,88 MB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 - 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI KHÁM

PHÁ KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG MẦM NON GIAO AN,HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Hà Thị ThưChức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường mầm non Giao AnSKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2022

Trang 2

TTNỘI DUNGTRANG

Trang 3

1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩmmỹ cho trẻ em Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được từ chương trình chăm sócgiáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo củatrẻ Trong đó khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng củachương trình giáo dục mầm non hướng tới giai đoạn hiện nay.

Khám phá khoa học là một trong những chiến lược quan trọng giúp pháttriển về mặt nhận thức, tư duy, trí tưởng tượng và năng lực của trẻ Trẻ khôngchỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trảinghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu Khoa học vớitrẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻnhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượngđó Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản nhưng giúp trẻhiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng Từ đó hình thành nền tảng kiến thứcvững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếpthu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên [1].

Trẻ mầm non giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thểchất, nhận thức, tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo Trẻ tương tác tích cực vớinhững gì diễn ra xung quanh mình Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sựlàm quen, khám phá, trải nghiệm, thực hành bắt chước để hiểu về những sự vật,hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ Mặt khác, trẻ còn rất tò mò và muốn chứngtỏ bản thân, do đó, chúng luôn đặt ra các câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượngđang diễn ra xung quanh mình Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tìnhhuống cũng như các đối tượng khác nhau để khơi gợi, khuyến khích trẻ tham giavào các hoạt động học tập, vui chơi, trãi nghiệm cùng nhau Mặt khác Giáo viêncần giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kíchthích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh vàbiết chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, đang nghĩ hoặc còn băn khoăn, thắc mắc Nhằmhình thành và phát triển những chức năng tâm sinh lý, năng lực, phẩm chấtmang tính nền tảng, những kỷ năng sống cần thiết với lứa tuổi, khơi dậy và pháttriển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho cho việc học ở các cấp họctiếp theo của trẻ sau này

Khám phá khoa học, khám phá thế giới xung quanh được coi là phươngtiện giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo Trong quá trình khám phá cần khơi gợicho trẻ cảm giác nhân ái, quan tâm và bảo vệ những đối tượng yếu ớt hơn mình,giúp trẻ có tâm hồn trong sáng, yêu thiên nhiên Khám phá khoa học, khám phá

Trang 4

xã hội còn là phương tiện giáo dục thẩm mĩ, qua đó giúp trẻ nhận ra cái hay, cáiđẹp, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Trong quá trình khám phá gópphần rèn luyện sức khỏe, cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành Đốivới trẻ mầm non học bằng thử nghiệm, thí nghiệm và thực hành trãi nhiệm vì cónhững sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh trẻ không thể nhận biết quaquan sát thông thường mà phải qua hoạt động thực nghiệm [2].

Trẻ mầm non có nhu cầu rất lớn trong việc tiếp xúc và nhận thức về thếgiới xung quanh Vì vậy, muốn tạo cho trẻ môi trường tốt, giúp trẻ tiếp cận tốiđa với những kiến thức phù hợp ở lứa tuổi thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triểnnhận thức của trẻ một cách hiệu quả nhất Việc khám phá khoa học có lẽ là mộttrong số ít những hoạt động đáp ứng nhu cầu học về thế giới xung quanh trẻ Trẻmầm non luôn thích thú với việc khám phá, khi thực hiện những dự án khoa học,trẻ luôn bận rộn với việc tìm hiểu những điều mới lạ Sẽ nói cho cô về nhữngsuy nghỉ, tưởng tượng ra, mà trẻ quan sát được và thường xuyên đưa ra các câuhỏi Đó là lúc trí tưởng tượng, tư duy của trẻ được mở rộng, kích thích được nãobộ hoạt động một cách tích cực.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động khám phá khoahọc đối với sự phát triển của trẻ, tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với cáchiện tượng, thí nghiệm, cho trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mớilạ Khi trẻ được thực hiện những hoạt động khoa học, giáo viên có thể quan sáttrẻ khám phá, thực hành cái mà trẻ đã học Các hoạt động khám phá khoa học tạitrường mầm non được sử dụng nhiều hoạt động khác nhau trong và ngoài lớphọc như: hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động chiều, ở trong lớp học, ngoàihiên, ở góc thiên nhiên hoặc ở ngoài sân trường Việc lựa chọn hoạt động khámphá khoa học nào, tổ chức vào thời gian nào, ở đâu tùy thuộc vào chủ đề, mụctiêu giáo dục để giáo viên đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện thựctế của lớp Chính vì vậy, để tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và trải nghiệmnhiều hơn đối với các hoạt động khám phá khoa học nên tôi quyết định lựa chọn

nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ4 - 5 tuổi làm quen với khám phá khoa học tại trường mầm non Giao An,huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”

2 Mục đích nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động khám phá khoa học đối với trẻmẫu giáo 4 - 5 tuổi Qua đó tìm ra những biện pháp thích hợp để tổ chức hoạtđộng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi đạt hiệu quả cao Đồng thờimở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, môi trường xã hội từ đónâng cao hiểu biết cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Trang 5

3 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Giao An, huyện Lang Chánh, tỉnhThanh Hóa.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Tham khảo tài liệu về bộ môn KPKH - KPXH - Phương pháp trao đổi với phụ huynh.

Nhà khoa học Jaen Piaget đã nghiên cứu về các giai đoạn phát triển củatrẻ qua hai quá trình đồng hóa và điều ứng Khi gặp vấn đề không phù hợp vớikinh nghiệm và hiểu biết của mình trẻ tự tìm hiểu trong trạng thái không cânbằng về tinh thần Để trở lại trạng thái cân bằng, trẻ cần thúc đẩy hoạt độngtrong môi trường, Trong quá trình động hóa có những khái niệm được thay đổihoặc có những khái niệm mới được hình thành, quá tình thích nghi diễn ra Theoquan điểm của Piaget, đứa trẻ nhìn thế giới và các khái niệm khoa học khônggiống như người lớn.

Khám phá môi trường khoa học đối với trẻ mầm non không chỉ là họckiến thức mới mà còn là quá trình trẻ tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.“Ta không nên dạy trẻ nhỏ khoa học, mà hãy để trẻ nếm trải nó” (Jean JacquesRousseau) Đối với trẻ mầm non, tìm hiểu về môi trường xung quanh chính làhọc cách suy nghĩ, học cách suy luận Điều đó cũng có nghĩa là trẻ cần được lôicuốn vào các quá trình như: quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, phỏngđoán, suy luận…Như vậy, Cách tiếp cận trong tổ chức hoạt động khám phá môitrường xung quanh cho trẻ mầm non là cách tiếp cận lấy nền tảng là đặc tính tò

Trang 6

mò tự nhiên vốn có của trẻ để giáo viên dẫn dắt trẻ đến quá trình tìm kiếm vàxây dựng kiến thức mới một cách tích cực, chủ động.

Đối với lứa tuổi mầm non khoa học là những hiểu biết về thế giới xungquanh mà trẻ phát hiện, tích lũy trong các hoạt động tìm kiếm khám phá các sựvật, hiện tượng xung quanh Trẻ thích chơi theo nhóm, thích trao đổi trong nhómnhỏ, có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo nhiềucách khác nhau Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trảinghiệm, khám phá Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được,thường thêm các chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc Có thể nắm bắt các kháiniệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc có thực để giải thích các khái niệmđó Chính vì vậy, được trực tiếp thí nghiệm với các sự vật mà mình đang học quảlà một điều thích thú đối với trẻ

Thông qua việc cho trẻ làm quen với khám phá khoa học sẽ mang lạinguồn biểu tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ.Ngoài ra việc cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết về những gì xung quanh mình từmôi trường tự nhiên (Cỏ cây, hoa lá, chim muông…) đến môi trường xã hội(Công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với conngười), trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, về các loại phương tiện giao thông,về quê - hương - đất nước - Bác Hồ….Có thể nói khi trẻ làm quen với môitrường xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng về tựnhiên, xã hội, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt Đức - Trí - Thể - Mỹ.Đồng thời nhân cách của trẻ được hình thành phát và phát triển, đó là mục tiêuhàng đầu của nghành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.

Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chínhvì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổnghợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểutượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Vìvây, việc nâng cao chất lượng môn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổilà một việc làm vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển toàn diện ở trẻ.

2 Thực trạng a) Thuận lợi:

Trường mầm non Giao An là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, trườngcó địa hình rộng rãi, bằng phẳng, môi trường xanh, sạch, đẹp thuận lợi cho việctổ chức các hoạt động giáo dục

Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao trong công tác chỉ đạo việc lên kếhoạch và thực hiện các hoạt động của cô và trẻ

Phụ huynh nhiệt tình, hưởng ứng và giúp đỡ nhiệt tình trong việc phốihợp với giáo viên và làm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giáo dục trẻ.

Nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương rất dồi dào, góp phần khôngnhỏ trong việc thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạtđộng của cô và trẻ.

Trang 7

b) Khó khăn:

Trường mầm non Giao An là một trường ở vùng kinh tế xã hội khó khănnên cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động khám phá khoahọc còn hạn hẹp.

Do thời tiết bất thường và ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên trẻ nghỉnhiều, tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần giảm, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Bên cạnh đó, phụ huynh của trường nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệpnhiều phụ huynh đi làm ăn xa, chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em,một số phụ huynh thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của bậc học mầm non.

20 9 45 11 55

Trẻ có khả năng trả lời câu hỏi của cô lưu loát, đúng ngữ pháp.

4 Trẻ biết chơi trò chơi củng cố đúng luật, đúng cách. 20 11 55 9 45

5 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạtđộng khám phá khoa học 20

Nhìn vào bảng trên ta thấy được rằng số trẻ đạt ở các nội dung khảo sátchưa cao Chiếm 45% Vì vậy, tôi đã suy nghĩ tìm ra nguyên nhân và các biệnpháp hữu hiệu nhất cho việc nâng cao chất lượng cho trẻ 4- 5tuổi làm quen vớikhám phá khoc học

3 Biện pháp thực hiện.

3.1 Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,làm bổ sung đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tạo điều kiện để trẻ học tốt hoạt độngkhám phá khoa học

* Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ mầm non học tập tiếp thu, lĩnh hội kiến thức ở trường mầm non chủyếu là qua chơi, qua sự mày mò, khám phá, trãi nghiệm Vì vậy việc xây dựngmôi trường giáo dục cho trẻ hoạt động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng vàcần thiết đối với sự phát triển của trẻ Môi trường sẻ tạo cơ hội cho trẻ đượcquan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xung quanh, giúp trẻ cảm

Trang 8

nhận được nhiều điều mới lạ, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động mộtcách tích cực Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường nêu trên,bản thân tôi thường xuyên phối hợp với chị em trong nhà trường, tuyên truyền,vận động phụ huynh xây dựng môi trường giáo dục luôn xanh, sạch, đẹp và thânthiện Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm có môi trường bên trongvà môi trường bên ngoài lớp học Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đếnquá trình dạy và học của cô và trẻ

+ Môi trường bên trong lớp học

Môi trường trong lớp học đóng vai trò chủ đạo, là điều kiện để trẻ được hoạtđộng trải nghiệm khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật vàvà những sự vật hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác quan.để phỏng đoán, chia sẻ và bày tỏa ý kiến của mình với cô và các bạn một cáchhứng thú Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, gần gũi sẽ tạo cho trẻ cảmgiác thoải mái, từ đó giáo viên có thể khích lệ trẻ chủ động, tích cực tham gia vàocác hoạt động giáo dục học và trãi nghiệm về khoa học một cách thiết thực Đâycũng chính là động cơ, là phương tiện để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạocủa trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động học tập, khám phá môi trường xungquanh một cách tự nhiên, hình thành ở trẻ các kỹ năng thực hành và tham gia cáchoạt động tập thể.

Các hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non đều đem lại cho trẻkhông chỉ những kiến thúc thông thường mà còn giúp trẻ tìm hiểu các mối quanhệ trong cuộc sống hằng ngày xung quanh trẻ, trẻ được học, được chơi và quantrọng là trẻ được tự mình trải nghiệm Chính những điều này, đã mang đến sựhấp dẫn cho trẻ Mọi hoạt động học tập và tiếp thu kiến thức sẽ trở lên dễ dàngvà thú vị với trẻ, bởi những sự vật xung quanh có màu sắc sinh động từ nhữngbức tranh, hình ảnh video sẻ dẫn dắt trẻ đến các câu hỏi tại sao lại như vậy? Tạisao lại thế? Bởi qua các giờ học khám phá khoa học, trẻ được tự mình tìm hiểu,trải nghiệm khám phá, tự tìm ra các mối liên hệ đơn giản, gần gủi về các sự vậthiện tượng và tự đưa ra kết luận, cũng như cách giải quyết vấn đề cho chínhmình Vì vậy, việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ vô cùng cần thiết.Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường bên trong lớp họcđối với hoạt động trải nghiệm của trẻ nên ngay từ đầu năm học, tôi đã tạo cácgóc học tập, chơi khác nhau, bố trí, sắp sếp gọn gàng, hợp lí, khoa học, tăngcường sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, gần gũi với trẻ để trang trí Ngoàira, tôi còn chuẩn bị các loại sách liên quan đến chủ đề khám phá khoa học đểcung cấp vốn kiến thức cho trẻ Đồng thời tôi bố trí phương tiện, đồ dùng, vậtliệu ở vị trí mà trẻ có thể lấy và sử dụng một cách dễ dàng Để trẻ có thể thể hiệnkinh nghiệm trong hoạt động khám phá khoa học, tôi còn chuẩn bị các phiếu ghichép để trẻ mô tả quá trình quan sát, thí nghiệm bằng tranh vẽ, kí hiệu hay chữviết Sau hoạt động, các phiếu ghi chép của trẻ được thu thập lại và dán ở bảngđể trẻ hay phụ huynh có thể nhìn thấy kết quả học tập của trẻ.

Trang 9

Hình ảnh: Môi trường trong lớp

+ Môi trường bên ngoài

Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phámôi trường tự nhiên, được hòa mình vào với thiên nhiên cùng nhau vui chơi,cùng nhau khám phá môi trường xung quanh ở mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ tích lũythêm vốn kiễn thức và phát triển các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử, kỹ nănghoạt động nhóm linh hoạt…Từ đó hình thành và phát triển nhân cách của trẻ saunày Việc xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học còn tạo cơ hội chotrẻ được trải nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất phù hợp với điềukiện của lớp, nhà trường, văn hóa của địa phương

Ngay từ đầu năm, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tôi cùngcác chị em giáo viên trong khu tham gia cải tạo khuôn viên, xây dựng môi tườngbên ngoài xanh, sạch, đẹp, an toàn, bổ sung tranh ảnh, sách truyện vào góc thưviện của bé, Sơn màu trang trí các con vật, sưu tầm các loại cá, tôm, cua, ốc thảvào dòng suối khu vực bé thích khám phá, vận động phụ huynh hổ trợ một số đồdùng vật dụng địa phương, trang phục dân tộc vào khu vực bé trải nghiệm vănhóa dân tộc, làm các loại đồ dùng, dụng cụ vào khu nhà vận động, khu trẻ trảinghiệm với cát, sỏi, nước Tạo dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đầyđủ để trẻ được thỏa sức vận động và trải nghiệm

Với môi trường rộng rãi, thoáng mát, hoa nở bốn mùa, tràn ngập cây xanhsẽ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được thỏa sức đắm mình vào với thiên nhiên, tìmhiểu về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, hoa Cùng quan sát thời tiết,trải nghiệm với thiên nhiên, nắng, gió, chơi với cát, sỏi Cùng quan sát và tìmhiểu về các loại cá với đủ màu sắc sặc sỡ, một số bộ đồ dùng, dụng cụ của cácnghề như nghề nông, nghề dệt vải, ngắm nhìn những bộ trang phục mang đậmbản sắc dân tộc…Có được môi trường đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện tốtnhất cho trẻ tìm hiểu, trải nghiệm và khám phá, qua đó giúp trẻ tiếp thu, lĩnh hộikiến thức một cách hiệu quả hơn.

Trang 10

* Bổ sung đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ

Như chúng ta biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và đồchơi chính là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhất để giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hộinhững kiến thức ban đầu một cách hứng thú và hiệu quả nhất Chính vì vậy, tôiluôn trú trọng trong công tác làm bổ sung đồ dùng, đồ chơi vào các giá góc theotừng chủ đề phù hợp với độ tuổi của trẻ

Tôi đã tận dụng sử dụng các loại vật liệu bỏ đi như: bìa cát tông, hay hộpsửa, lốp xe đạp hỏng để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi sinh hoạt hăng ngày chotrẻ như: dép, mũ, nón…hoặc tạo ra các đồ dùng đồ chơi trong gia đình như máyxay sinh tố, ngôi nhà, bộ bàn ghế, cốc chén, bếp ga hoặc đồ chơi vận động nhưcổng, vòng, gậy thể dục hay bộ đồ dùng đồ chơi sáng tạo về chủ đề động thựcvật như: rùa, bướm, voi, gà, thỏ, mèo, các loại cây xanh, hoa, cây ăn quả…Những đồ dùng, đồ chơi này sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng môi trườnghoạt động của trẻ, cũng là phương tiện để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách hiệuquả nhất.

3.2 Biện pháp 2: Tăng cường sử dụng các trò chơi và đồ dùng trựcquan trong dạy trẻ làm quen khám phá khoa học:

* Sử dụng trò chơi trong quá trình dạy trẻ làm quen khám phá khoa học

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, “trẻ học mà chơi, chơimà học” Trò chơi được sử dụng như một phương tiện nhằm giáo dục phát triểnnhân cách toàn diện cho trẻ, giúp trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, học tập,khám phá và hòa nhập vào thế giới xung quanh Vì vậy việc thiết kế và tổ chứctrò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là một việc làm vô cùngquan trọng Nên trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường khám phákhoa học, tôi thường xuyên sử dụng lồng ghép trò chơi trong tiết học nhằm mụcđích ôn luyện, cũng cố kiên thức Với tính chất của trò chơi động bằng hình thứcthi đua với nhau, ở những trò chơi tĩnh sẽ lôi cuốn thu hút sự chú ý của trẻ, giúptrẻ có hứng thú tham gia tích cực vào trò chơi Khi đưa trò chơi vào tiết dạy, tôichú ý đưa xen kẽ trò chơi động và trò chơi tĩnh để thay đổi không khí và đảmbảo sức khoẻ cho trẻ Tôi luôn chú ý lựa chọn những trò chơi phù hợp với từngnội dung bài học, từng chủ đề để trẻ không những hứng thú mà còn tiếp thu lĩnhhội kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn Ngoài ra tôi thường xuyên luân phiênthay đổi trò chơi trong tiết học Không lặp đi lặp lại nhiều lần một trò chơi màtôi có thể cải biến trò chơi, sáng tạo ra những trò chơi mới cho phù hợp.

Ví dụ: Với hoạt động khám phá khoa học “Trò chuyện về một số loại rau,

củ, quả” Tôi cho trẻ chơi trò chơi chiếc nón kì diệu, khi mũi kim dừng ở ô có

loại rau, củ, quả nào trẻ phải gọi tên và nói được đặc điểm của các loại rau, củ,quả đó

Ngày đăng: 09/06/2022, 19:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w