PHÒNG GDĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Tên biện pháp Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 9A1 Trường THCS Ngô Quyền, năm học 2021 2022 Họ và tên giáo viên Lưu Thị Trà Ly Chủ nhiệm lớp 9A1 Đơn vị công tác Trường THCS Ngô Quyền Thành Phố Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh Cẩm Phả, Tháng 3 năm 2022 PHÒNG GDĐT CẨM PHẢ TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN BÁO CÁO GIẢI PHÁP “Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan tại lớp 9A1 Trường THCS Ngô Quyền” Họ và. I. Lí do hình thành biện pháp: 1. Đảng và nhà nước ta rất coi trọng giáo dục và giáo dục là Quốc sách hàng đầu, có tầm quan trọng trong sự nghiệp và đào tạo thế hệ trẻ, giáo dục là giai đoạn khởi đầuđặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của một con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những giải pháp giáo dục được quan tâm nhất đối với từng giáo viên trong trường học, trong ngành giáo dục nước nhà. Nhằm đào tạo thế hệ cách mạng tương lai. 2.Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một trong những nhiệm vụ thiết yếu, nhất là ở cấp THCS nói chung và trường THCS Ngô Quyền nói riêng. 3.Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hạn chế được những đối tượng HS yếu về mặt đạo đức và góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thế nhưng thực tế trong các trường THCS hiện nay, một bộ phận học sinh chưa ngoan dường như trường nào cũng có và năm nào cũng có. 4.Ở lứa tuổi các em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng, cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng, có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại được quá chiều chuộng... Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng học sinh chưa ngoan và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Bản chất con người học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những biểu hiện khác nhau như vậy. Là một giáo viên nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, mỗi năm tôi tự tích lũy cho mình những kinh nghiệm, cũng như những bài học “đắt giá” cho chính bản thân trong công tác này. Trong năm học 2021 2022 tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9A1, đây là một lớp có nhiều học sinh “chưa ngoan”, từ số liệu kết quả 2 mặt giáo dục của cuối năm học 20202021 của lớp cho thấy: Năm học 20202021 (41HS) Kết quả Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % Hạnh kiểm 20 49% 16 39% 5 12% 0 0 Học lực 0 0 % 16 39% 24 59% 1 2 % Với 5 em HS hạnh kiểm trung bình, 24 em học lực trung bình và 1 em học lực yếu. Qua tìm hiểuvà khảo sát thực tế các em thường vi phạm các lỗi sau: Đi học không đúng giở, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, trốn tiết, bỏ giờ, không làm bài tập, thường gây gổ đánh nhau… Chính vì những biểu hiện hành vi chưa tốt của các em nên trong quá trình giáo dục,GV cần phải có nhiều biện pháp sáng tạo mới đạtđược hiệu quả. Trong quá trình tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí, sách báo, vận dụng vào quá trình công tác chủ nhiệm lớp 9A1 trong năm học 2021 2022, bản thân tôi cũng rút ra được một vài “Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan”. Tôi xin được chia xẻ với các bạn đồng nghiệp, mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình tạo nguồn dồi dào về biện pháp giáo dục học sinh, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hiện nay. II. Nội dung của biện pháp 1. Một số biểu hiện của học sinh chưa ngoan: Học sinh chưa ngoan là thuật ngữ thường dùng của nhà trường, thầy cô giáo để gọi những học sinh có ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, cảm xúc tiêu cực, ngại giao tiếp, thường gây gổ đánh nhau, không hợp tác,... 2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân các em Các em học sinh đang trong giai đoạn tuổi dậy thì, mới lớn thường muốn khẳng định mình. Nhưng lại thiếu kiến thức, bồng bột khiến các em có những hành động, suy nghĩ lệch lạc, có thể do bản năng hoặc bắt trước bạn bè. b. Nguyên nhân khách quan: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách thì môi trường xã hội, thầy cô, bạn bè, gia đình giữ vai trò rất quan trọng. Khi những yếu tố đó cản trở hoặc làm tổn thương các em thì sẽ trởthành nguyên nhân dẫn đến sự sa sút trong học tập, sự sai lệch trong hành