LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứ u và thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN MỨC LƯƠNG CỦA SINHVIÊN CHUYÊNNGÀNHKẾ TOÁN KIỂM TOÁNTRONGVÒNG3 NĂM SAU KHI RA TRƯỜNG
Trang 2NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
ii
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứ u và thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội”, nhóm đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía các anh chị đã ra trường, đặc biệt là sự hướng dẫn và những góp ý, lời khuyên chân thành nhất từ phía cô Phạm Thanh Thủy - Phó trưởng Bộ môn Kiểm toán và thầy Nguyễn Dương Hùng – Chủ tịch công đoàn Khoa HTTTQL
đã giúp nhóm rất nhiều trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
Hơn nữa khi thực hiện bài báo cáo, nhóm đã gặp phải nhiều hạn chế,một mặt hạn chế về vấn đề thời gian, mặt khác các thành viên còn hạn chế về khảnăng và kiến thức chuyên sâu Ngoài ra, việc nghiên cứu, phân tích trên phần mềmSPSS sẽ còn nhiều những thiếu sót Mặc dù, các thành viên trong nhóm đã cốgắng hết sức để hoàn thành tốt nhưng bài nghiên cứu này không tránh khỏi thiếusót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy/Cô để có thểkhắc phục được những hạn chế và hoàn chỉnh bài nghiên cứu này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học với đề tài: “Đánh giá mức độảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán
- Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội” là kếtquả nghiên cứu của chúng tôi, có sự hướng dẫn khoa học từ PGS TS GVCC Phạm ThanhThủy - Phó trưởng Bộ môn Kiểm toán và thầy Nguyễn Dương Hùng
- Chủ tịch công đoàn Khoa HTTTQL.
Các số liệu trong bài nghiên cứu được thu thập thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nhóm NCKH
iv
Trang 5MỤC LỤC
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN ii
LỜI CẢM ƠN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tổng quan nghiên cứu 3
3 Mục tiêu nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 7
5.1 Phương pháp xử lí dữ liệu 8
5.2 Nguồn dữ liệu sử dụng 8
5.3 Phương pháp chọn mẫu 8
6 Bố cục đề tài 9
CHƯƠNG1:CƠ SỞKHOA HỌC VỀẢNH HƯỞNG CỦA CÁCNHÂNTỐ ĐẾN MỨC LƯƠNG CỦA SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG 10
1.1 Cơ Sở Lý Luận: 10
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của tiền lương 10
1.1.2 Khái niệm về sinh viên 12
1.1.3 Ngành nghề kế toán- kiểm toán 12
1.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 13
1.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng và giả thuyết16
Trang 61.3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu 16
1.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 17
1.3.3 Các giả thuyết 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Phương pháp nghiên cứu 28
2.2 Thiết kế nghiên cứu 28
2.2.1 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính 28
2.2.2 Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng 29 2.2.3 Quy trình nghiên cứu 29
2.3 Thiết kế mẫu 30
2.4 Xây dựng thang đo 31
2.5 Thiết kế bảng câu hỏi 33
2.6 Phương pháp thu thập dữ liệu 34
2.7 Định nghĩa các biến nghiên cứu 34
2.8 Phương pháp phân tích số liệu 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1 Kết quả nghiên cứu định tính 39
3.2 Thống kê mô tả dữ liệu 39
3.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu 39
3.2.2 Kiểm định chất lượng thang đo 42
a Nhóm nhân tố thuộc về bản thân 43
b Nhóm nhân tố thuộc về công việc 45
c Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp 46
vi
Trang 7d Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 47
3.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 48
3.2.4 Phân tích tương quan giữa biến phụ thuộc và biến đại diên mới 52 3.2.5 Phân tích hồi quy 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 59
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60
4.1 Kết luận 60
4.2 Khuyến nghị 60
a Về phía bản thân người lao động 61
b Đối với doanh nghiệp 61
c Đối với các trường đại học 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC 65
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SPSS : Statistical Package for the Social Sciences
(Gói thố ng kê cho khoa họ c xã hội)
Kế toán) EFA : Exploratory factor analysis
(Phân tích nhân tố khám phá) ANOVA : Analysis of Variance
(Phân tích phương sai)
VIF : Variance Inflation Factor
(Yếu tố lạm phát phương sai) CFA : Chartered Financial Analyst
(Chứng Chỉ Chuyên Gia Phân Tích Tài Chính)
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
viii
Trang 9DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1 Bảng tổ ng hợp các biến quan sát của đề tài 32
Bảng 2 Định nghĩa các biến độc lập 34
Bảng 3 Cơ cấu về giới tính 40
Bảng 4 Cơ cấu về trường theo học 40
Bảng 5 Cơ cấu về lĩnh vực 41
Bảng 6 Cơ cấu về trình độ 41
Bảng 7 Cơ cấu số năm ra trường 41
Bảng 8 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố thuộc về bản thân lần 1 43 Bảng 9 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố thuộc về bản thân lần 2 44 Bảng 10 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố thuộc về công việc 45 Bảng 11 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố thuộc về doanh nghiệp 46 Bảng 12 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố bên ngoài doanh nghiệp lần 1 47
Bảng 13 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha với nhân tố bên ngoài doanh nghiệp lần 2 48
Bảng 14 Bảng đối chiếu kích thước mẫu và mức trọng số nhân tố 50
Bảng 15 Phân tích tương quan Pearson 54
Bảng 16 Bảng phân tích Model Summary 55
Bảng 17 Bảng ANOVA 56
Bảng 18 Bảng Coefficients 57
Sơ đồ 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 17
Sơ đồ 2 Quy trình nghiên cứu đề tài 30
Sơ đồ 3 Quy tắc kiểm định d của Durbin - Watson 56
Trang 10LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiết của đề tài
Trong thực trạng ngày nay, với môi trường năng động, sôi nổi, hộinhập mang lại cho sinh viên rất nhiều cơ hội việc làm, phù hợp với khảnăng, trình độ, thế mạnh của bản thân để phát triển, mang lại thu nhập, đónggóp cho bản thân, gia đình và xã hội, tất yếu cần rất nhiều yếu tố để có thểnắm bắt tối ưu được những cơ hội đó Đối với lĩnh vực Kế toán - Kiểm toánnói riêng trong lao động trí óc, thì việc tự xác định những nhân tố ảnh hưởngtới mức lương khi mới ra trường trên cơ sở khoa học là một trong những kỹnăng vô cùng quan trọng để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đồng thờimang lại lợi ích cao nhất ở điều kiện thực tế chủ quan và khách quan
Nhóm nghiên cứu đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đếnmức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm saukhi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội”, căn cứ vào các nguyên nhân chủ quan
và khách quan sau:
Thứ nhất, để nắm rõ mức lương dành cho sinh viên mới ra trường thật sựkhông dễ dàng Điều đó cũng khiến các bạn tân cử nhân gặp khó khăn trướccâu hỏi: “Mức lương bạn mong muốn được nhận khi làm việc tại công ty là baonhiêu?” Theo khoản 1 điều 90 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: nguyên tắctrả lương cho người lao động đối với người sử dụng lao động là “mức lươngcủa người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủquy định.” Theo đó, mức lương đối với lao động qua đào tạo nghề, chính quy,
có bằng cấp hoặc chứng chỉ tại các cơ sở đào tạo được công nhận phải nhậnđược mức lương cao hơn mức lương tối thiểu ít nhất 7% Từ đó, đối chiếu vớinghị định 90/2019/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2020, ta sẽ có được mứclương tối thiểu dành cho lao động có bằng đại học, cao đẳng là:
- 4.729.400 đ/tháng đối với doanh nghiệp tại khu vực I
1
Trang 11- 4.194.400 đ/tháng đối với doanh nghiệp tại khu vực II
- 3.670.100 đ/tháng đối với doanh nghiệp tại khu vực III
- 3.284.900 đ/tháng đối với doanh nghiệp tại khu vực IV
Nhưng tất nhiên đây chỉ là một căn cứ rất nhỏ để có thể trả lời thuyết phụccho nhà tuyển dụng, vì vậy, để khẳng định rằng bản thân là người phù hợp với vị tríứng tuyển và không những có được mức lương như kỳ vọng mà còn xứng đángvới năng lực của bản thân thì cần có cơ sở chắc chắn từ cái yếu tố tự xác địnhmức lương Nhà tuyển dụng có khả năng đưa ra được một mức lương phù hợpcho các cử nhân mới cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp, nhưng tại sao họ lại phảiđưa ra câu hỏi đó, vì đây là một nhân tố để đánh giá chính xác toàn diện hơn vềbản thân sinh viên, đồng thời còn mang mục đích “bẫy thu nhập” Do đó, đề tàinghiên cứu của nhóm là hữu ích, phù hợp và cấp thiết với thực trạng hiện nay
Thứ hai, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại ngày nay làđiều không thể phủ nhận, nếu không biết tìm tòi, học hỏi và ứng dụng tất yếu sẽ tụthậu và bị đào thải Điều này là nguyên do vô cùng quan trọng thúc đẩy sinh viêncần trau dồi, hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện, là người tiên phong, làngười phát triển chứ không phải là người tụt hậu Với các kỹ thuật phân tích, đánhgiá trên phần mềm SPSS giúp sinh viên mới ra trường có thể ứng dụng một cách
dễ dàng và đem lại hiệu quả cao Bởi lẽ đó, tự đánh giá mức độ ảnh hưởng củacác nhân tố tác động tới mức lương khi mới ra trường để có cơ sở xác định mứclương hay cũng chính làm nâng cao giá trị về khả năng, điều kiện của bản
Trang 12Bên cạnh đó, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu còn thể hiện ở việc đây
là một đề tài nghiên cứu khoa học nền tảng cơ sở mặc dù không mới mẻ nhưngmới mẻ ở cách cụ thể hóa vấn đề, giúp sinh viên kế toán kiểm toán mới ratrường có thể áp dụng được thành quả của đề tài một cách dễ dàng nhất Các
đề tài về xác định mức lương đi trước còn thiếu sót ở việc đi chuyên sâu, phântích cụ thể các nhân tố, chạy thực nghiệm và thiếu tính bắt kịp thời đại Vì vậyđưa ra phương thức triệt để, tối ưu nhằm giúp sinh viên kế toán kiểm toán mới
ra trường sẽ đạt được chất lượng cao thay vì dàn trải số lượng lớn
2.Tổng quan nghiên cứu
Chính sách tiền lương có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
xã hội của mỗi quốc gia, là động lực trong phát triển kinh tế, nâng cao hiệu lựcquản lý nhà nước; thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng cóhiệu quả nguồn lao động cũng như khả năng làm việc của từng người lao động
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tiền lương và thu nhậpnói chung, trong khu vực thị trường nói riêng của các tác giả nổi tiếng như
W.Petty, Adam Smith, David Ricardo, F.Quesnay, K.Mark, Alfred Marshall,
Nurkse, Rosein– Stein – Rodan, S.Kuznets, Sostaw, Keynes, David Begg, Stanley
Fisher và Rudiger Dornbusch…, hình thành nên những học thuyết rất cơbản về tiền lương trong kinh tế thị trường, điển hình là học thuyết tiềnlương đủ sống, học thuyết tổng quỹ tiền lương, học thuyết năng suất giớihạn, học thuyết Alfred Marshall, học thuyết về tiền lương thoả thuận, họcthuyết tiền lương như là tư bản ứng trước, đầu tư vào vốn nhân lực
Trong những năm gần đây, vấn đề tiền lương và thu nhập của người laođộng trong các loại hình doanh nghiệp cũng được các nhà khoa học, các nhà quản
lý trong nước quan tâm nghiên cứu Trong số các công trình nghiên cứu trongnước về tiền lương và thu nhập, nổi bật có một số công trình nghiên cứu sau:
- Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học cho xây dựng đề án tiền lương
3
Trang 13mới”, do TS Lê Duy Đồng, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội làm chủ nhiệmnăm 2010 Trong đó, đề tài đã đề cập đến bản chất tiền lương trong kinh tế thịtrường và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết tiền lương nhằm đảm bảo côngbằng xã hội, quán triệt nguyên tắc thị trường và nguyên tắc công bằng xã hội trongxác định mức tiền lương tối thiểu, quan hệ tiền lương tối thiểu - trung bình - tối đa,
cơ chế tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước,doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Nghiên cứu này đã bước đầu quán triệt quan điểm tiền lương là đầu tư chocon người, đầu tư cho phát triển, song tiền lương phải do thị trường quyết định,cạnh tranh lành mạnh, khắc phục bình quân, đồng thời có biện pháp loại trừ sự bấtbình đẳng do độc quyền, lợi thế ngành, nghề trong phân phối tiền lương
Ngoài ra, còn nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Bộ Laođộng – Thương binh và Xã hội, của viện Khoa học Lao động và Xã hội và nhiềuluận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã nghiên cứu sâu hơn về vấn đề tiền lương, đó là:
- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chi phí tiền lương trong giá trị mới sángtạo ra trong một số ngành kinh tế chủ yếu”, do TS Nguyễn Thị Lan hương cùngcác cộng sự thực hiện năm 2014 Đây là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về chi phítiền lương, chỉ ra những hạn chế của cơ chế quản lý tiền lương của Nhà nước doquan niệm về tiền lương và cơ chế xác định chi phí tiền lương lạc hậu, dẫn đếntiền lương không phản ánh đúng những đóng góp của người lao động Đồng thời,các tác giả đã đề xuất cách tiếp cận mới về tiền lương, chi phí tiền lương vàphương pháp tính chi phí tiền lương
- Đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về tiền lương, tiền công trongkinh tế thị trường giai đoạn 2006 - 2010”, thuộc Chương trình nghiên cứu trọng điểm của
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội do Vụ Tiền lương – Tiền công chủ trì Công trìnhnghiên cứu đã chỉ ra vai trò của Nhà nước về quản lý tiền lương, tiền công trong nềnkinh tế thị trường, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tiền lương hiện hành đồng thời đềxuất những căn cứ, quan điểm và khuyến nghị
Trang 14hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương.
- Báo cáo hội thảo “Lý luận về tiền lương trong kinh tế thị trường” của TS.Nguyễn Hữu Dũng (Báo cáo được trình bày trong hội thảo “Bản chất tiền lương
– tiền công trong nền kinh tế thị trường do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổchức, (năm 2012) đã đưa ra khái niệm: tiền lương trong nền kinh tế thị trường làgiá cả sức lao động, một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất; có các chứcnăng: chức năng thước đo giá trị, chức năng kích thích, chức năng tái sản xuất sứclao động, chức năng bảo hiểm, tích lũy và chức năng xã hội của tiền lương
- Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng
xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp” củatập thể tác giả: Ths Huỳnh Thị Nhân; TS Phạm Minh Huân và TS Nguyễn HữuDũng đã đề cập đến vấn đề công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thunhập Công trình nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hộitrong phân phối tiền lương và thu nhập, đánh giá thực trạng về đảm bảo công bằng
xã hội trong phân phối tiền lương, thu nhập và đề xuất các quan điểm, giải pháp đảmbảo công bằng trong phân phối tiền lương, thu nhập
Có thể khái quát các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về tiền lương, thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp đã giải quyết được một số vấn đề rất cơ bản sau đây:
- Tiền lương là giá cả sức lao động, biểu hiện bằng tiền của giá trị sứclao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động Tiền lương trongcác loại hình doanh nghiệp là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, nhưngđược phân phối theo kết quả đầu ra, phụ thuộc vào năng suất lao động cá nhân,hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Để đảm bảo công bằng xã hội, tiền lương tối thiểu phải đảm bảo đủ sống,chính sách tiền lương phải đặt trong tổng thể chính sách việc làm và gắn với việc làm,được điều tiết khách quan và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu lao động trên
5
Trang 15thị trường lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu đủ sống.
- Tiền lương được xác định thông qua cơ chế thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước, xây dựng quan hệ lao động hài hoà đồng thuận vì mục tiêu phát triển chung.
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu ở tầm vĩ
mô, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về nhân tố tác động đến tiền lương, thunhập trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán, đặc biệt với khách thể là sinh viênngành Kế toán - Kiểm toán ra trường trong vòng 3 năm trên địa bàn Hà Nội,nhiều công trình nghiên cứu đã bị lạc hậu về thời gian, không còn phù hợp vớibối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức thương mại thế giới(WTO, EVFTA, …) và khi Việt Nam đã có Luật Doanh nghiệp thống nhất
Các lý luận và thực tiễn đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu là:
- Lý luận về tiền lương, thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tiền lương, thu nhập của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau ra trường trên địa bàn TP Hà Nội Tìm hiểu các nhân tố có thể ảnh hưởng tới mức lương của sinh viên mới ra trường.
- Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, nghiên cứu ứng dụng phần mềm SPSS để đánh giá các nhân tố chính tác động tới mức lương là điều thực sự cần thiết và tất yếu hiện nay, đặc biệt ở lĩnh vực cụ thể như ngành Kế toán - Kiểm toán.
- Từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện các nhân tố ảnh hưởng tớimức lương một cách hợp lí, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng vàmong muốn của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Trang 163 Mụ c tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về tiền lương, thu nhập của sinh viên chuyên ngành kế toán-kiểm toán mới ra trường trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Xác định các nhân tố và phân tích các nhân tố tác động đến mứclương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mới ra trường trongvòng 3 năm trên địa bàn TP Hà Nội dựa trên số liệu thu thập thực tế đểthấy được mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, cao hay thấp trong mứclương hiện tại Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chínhtới mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Chỉ ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới đến kết quả và đưa
ra các khuyến nghị hoàn thiện chế độ tiền lương, thu nhập cho sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán sau khi ra trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội.
- Đối tượng điều tra: các sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: nghiên cứu tại các trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: từ ngày 02/01/2021 – 05/4/2021
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Đề tài sử dụng kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính, thiên về phươngpháp định lượng Bên cạnh phương pháp phân tích và tổng hợp thông tin, đề tài
sử dụng phương pháp điều tra (gửi bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn)
7
Trang 175.1 Phương pháp xử lí dữ liệu
Sau khi có kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu trên phần mềm
thống kê SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences) là một
chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê Phần mềm SPSS hỗ trợ
xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp - là các thông tin được thu thập trực tiếp từđối tượng nghiên cứu, thường được sử dụng rộng rãi trong các các nghiêncứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng Dữ liệu sơ cấp được thu thập quaqua việc phát bảng hỏi và được xử lý bằng phần mềm SPSS 20
5.2 Nguồn dữ liệu sử dụng
Nguồn dữ liệu thứ cấp: các dữ liệu thứ cấp để hoàn thành đề tài nghiên cứu bao gồm các tài liệu từ sách, báo, trang web điện tử, tạp chí lĩnh vực liên quan, các bài nghiên cứu trên thư viện Học viện Ngân Hàng.
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp do nhóm nghiên cứu tự thu thập thông qua Bảng phiếu khảo sát gửi cho các anh/chị là những sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội.
Theo Tabachnick và Fidell (2001), để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốtnhất thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n > 50+8*m (trong đó:
n là kích thước mẫu – m là số biến độc lập của mô hình) Với 17 biến độc lập
Trang 18của mô hình thì kích thước mẫu yêu cầu sẽ là n > 50+8*17 = 186 đối tượng điều tra.
Để tăng độ tin cậy cho kích thước mẫu trên, bài nghiên cứu chọn kích thướcmẫu phù hợp sẽ là 200 đối tượng điều tra để tiến hành hoàn thiện nghiên cứu này
6 Bố cục đề tài
Ngoài phần Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 4 chương:
CHƯƠNG 1: Cơ sở khoa học về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên sau khi ra trường
CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3: Kết quả đánh giá
CHƯƠNG 4: Kết luận và khuyến nghị
9
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỨC LƯƠNG CỦA
SINH VIÊN SAU KHI RA TRƯỜNG 1.1 Cơ Sở Lý Luận:
1.1.1 Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của tiền lương
1.1.1.1 Khái niệm về tiền lương
Ở góc độ khái quát nhất, định nghĩa về tiền lương được Tổ chức Lao động quốc tế quy định trong Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo
vệ tiền lương Định nghĩa này có tính phổ biến và được hầu hết các quốc gia cụ thể hoá trong pháp luật, theo đó:
- “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất kể tên gọi hay cách tính
mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sửdụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật quốc gia, do người sử dụnglao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằngviết hoặc bằng lời nói cho một công việc đã thực hiện hoặc sẽ phải thực hiện, hoặccho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”
- Nghiên cứu về tiền lương cho thấy cũng có nhiều học thuyết, quan điểm vềtiền lương với nội dung khác nhau ở nhiều quốc gia khác nhau Chẳng hạn, ở Pháp thì:
“Sự trả công được hiểu là tiền lương hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu
và mọi thứ lợi ích, trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà người sử dụnglao động trả cho người lao động theo việc làm của họ"
- Hay ở Nhật Bản thì xác định: “Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiệnvật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao độngthực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc như là nghỉ mát hàngnăm, nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ” Tiền lương ở Nhật Bản không tính đến nhữngđóng góp của người sử dụng lao động cho quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí haynhững phúc lợi mà người lao động được hưởng
Trang 20- Ở Đài Loan thì lại xác định: “Tiền lương chỉ mọi khoản thù lao
mà người lao động nhận được do làm việc bất luận là lương bổng, phụ cấp, tiền thưởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác đề trả cho họ theo ngày, giờ, tháng hoặc theo sản phẩm".
- Ở Việt Nam, cùng với góc độ tiếp cận, đặc điểm của nền kinh tế vàđiều chỉnh pháp luật trong những giai đoạn khác nhau mà có những địnhnghĩa về tiền lương khác nhau Từ góc độ kinh tế, tiền lương được định nghĩanhư: “Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành qua thoả thuậngiữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với cung - cầu sứclao động trong nền kinh tế thị trường”
- Chuyên sâu hơn, từ góc độ kinh tế lao động thì tiền lương được địnhnghĩa đơn giản là “khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà người lao độngđược hưởng từ công việc” hay “là khoản tiền mà người lao động nhận được khi
họ hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó
- Từ góc độ pháp luật, khái niệm tiền lương đã từng được định nghĩa
là “sổ lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn
cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động được xácđịnh theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động và theoquy định của pháp luật” Định nghĩa này tập trung vào xác định quyền và nghĩa vụcủa các chủ thế trong tiền lương, tập trung nhiều vào các căn cứ trả lương và sựđiều chỉnh của pháp luật
- Hiện nay, khái niệm tiền lương được tiếp cận đơn giản trong quy định Bộ luật lao động năm 2019 với quy định tại Điều 90: “Tiền lương là
số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận
để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác".
11
Trang 21- Theo định nghĩa này, tiền lương thể hiện rõ bản chất là giá cả của sứclao động trên cơ sở thỏa thuận cho việc thực hiện công việc Điều đó cũng giải thíchcho sự phong phú và đa dạng của các mức lương trả cho người lao động làm nhữngcông việc khác nhau với chuyên môn, trình độ khác nhau.
1.1.2 Khái niệm về sinh viên
Theo Từ điển Giáo dục học1, “sinh viên” là người học tập tại cáctrường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bàibản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được
xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học
Do nhu cầu thống kê, người ta có thể phân biệt sinh viên thông thường vàsinh viên thuộc hệ thống giáo dục không chính quy (giáo dục thường xuyên).Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm nay,liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộccách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối sống ảo.Đặc điểm này chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức nhưsinh viên Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin:Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp ghép chínhxác, hệ thống, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng trực quan Con người vìthế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo,giao tiếp ảo Về môi trường sống, SV thường theo học tập trung tại các trường
ĐH và CĐ (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp)gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, vớinhững quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi
1.1.3 Ngành nghề kế toán- kiểm toán
Kế toán - Kiểm toán là hai khái niệm khác nhau với những công việc đặc thù và khác biệt, tuy nhiên lại không thể tách rời.
1
Trang 22Hiểu một cách đơn giản nhất, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức Kế toán được vận dụng không chỉ trong các doanh nghiệp mà còn trong các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức của chính phủ và nhiều tổ chức khác.
Trong khi đó kiểm toán là kiểm tra và xác nhận độ chính xác, tính trungthực của những số liệu trên, từ đó bao quát được hoạt động tài chính củadoanh nghiệp để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp Ở mức độ rộnghơn, bộ phận Kiểm toán - Kế toán là công cụ đắc lực để quản lý kinh tế củadoanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nhà nước nói chung
Cho đến thời điểm này, ngành kế toán vẫn được rất nhiều bạn trẻ quantâm lựa chọn vì mức thu nhập đáng mơ ước của nó, điều này dẫn đến việcđăng ký ồ ạt, vượt mức so với nhu cầu của xã hội, dẫn đến nguồn cung cao, tỷ
lệ thất nghiệp cao, nhưng nhu cầu tuyển dụng cũng rất cao Tuy nhiên, mỗinăm cũng có hàng ngàn các doanh nghiệp tổ chức mới ra đời và tất nhiên là họđều cần phải có kế toán để làm những công việc sổ sách thu chi quan trọng
1.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2010), với phương pháp thu thập dữliệu phân tầng kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, sau đó sử dụng mô hìnhhồi quy tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầungười của hộ đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao thunhập, ổn định đời sống cho người Chăm và người Khmer Kết quả nghiên cứu là căn cứkhoa học cho các cơ quan, ban ngành hữu quan trong việc hoạch định các chính sách
có liên quan đến an sinh xã hội cho người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Longnói riêng và cả nước nói chung
- Pratik Mukesh Mehta (2012), The factors driving employee salaries đưa ra ba
kết luận Thứ nhất: thông tin cá nhân như độ tuổi, vị trí, chiến lược làm việc,
13
Trang 23số người phụ thuộc thậm chí thái độ cảm xúc của người lao động ảnh hưởng đến tiền lương của họ Thứ hai: tình hình quản lý vĩ mô và vi
mô của thị trường lao động cũng ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động Thứ ba: tinh thần lạc quan vui vẻ cũng là cơ hội để người lao động xin được công việc hài lòng như họ mong muốn.
- Borjas (2013) cho rằng, tiền lương của một người phụ thuộc vào tuổi táccủa người đó Tiền lương tương đối thấp với NLĐ trẻ, tăng lên khi họ trưởng thành
và tích lũy được vốn con người, rồi có thể giảm nhẹ đối với NLĐ lớn tuổi, đã trìnhbày mối quan hệ và số năm đi học của một người bằng “đường tiền lương theo họcvấn” cho thấy tiền lương của các doanh nghiệp sẵn sàng trả tương ứng cho mỗitrình độ học vấn, thể hiện mối quan hệ giữa lương và số năm đi học Mincer (1974),Borjas (2013), Thông thường NLĐ làm việc trong cùng một ngành nghề thì thu nhậpcủa NLĐ còn phụ thuộc vào chuyên môn (loại hình công việc) và kinh nghiệm côngtác của NLĐ
- Mincer (1958, 1974) và Becker (1964) chỉ ra rằng giáo dục và đào tạolàm tăng năng suất của các cá nhân bằng cách tăng kỹ năng và kiến thức của họ
Và kỹ năng, kiến thức đó lại dẫn đến kết quả là làm tăng lợi nhuận cho các cánhân Vì vậy, theo lý thuyết vốn nhân lực thì giáo dục và đào tạo là yếu tố quantrọng cho hoạt động kinh tế của một cá nhân Mincer (1974) đề xuất hàm thunhập và nó được sử dụng rộng rãi đến bây giờ, nó cũng được gọi là hàm Mincerhoặc mô hình hồi quy thu nhập Mincer
- Phạm Thị Phong Lan và Trương Hoàng Minh (2014), tác giả cho rằng,yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập là kinh nghiệm, nhất là trong các nghề khaithác truyền thống Bài viết sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp sau đó mã hóa
số liệu để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và giá trịphần trăm So sánh sự khác biệt thông qua kiểm định ANOVA và kiểm định T-testvới mức ý nghĩa 5%, ngoài ra còn sử dụng mối tương quan hồi quy đa biến của cácbiến độc lập ảnh hưởng đến sản lượng và lợi nhuận
Trang 24- Bùi Thị Thu Minh, Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) cho rằng, nghiên cứuđộng lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất có tầm quan trọng trong thuhút và giữ chân người tài Nghiên cứu đã tiến hành phân tích kết quả thu thậpđược từ quan sát, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố Sau đóphân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội theo hồi quy đa biến thông thường,nghiên cứu đã phát hiện 07 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhânviên trực tiếp sản xuất là: Văn hóa doanh nghiệp, công việc, cơ hội đào tạo vàphát triển, điều kiện làm việc, lương và chế độ phúc lợi, mối quan hệ với đồngnghiệp, mối quan hệ lãnh đạo Trong đó, lương và chế độ phúc lợi với văn hóadoanh nghiệp là yếu tố tác động mạnh nhất.
- Chử Thị Lân, Quyền Đình Hà (2014) cho rằng, việc làm không đơnthuần là vấn đề kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội và chính trị, nhất là trong bốicảnh đất nước ta đang có nhiều chuyển đổi; việc làm tác động đến nhiều khíacạnh của đời sống, kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bảnthân NLĐ, vấn đề khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều kiện kinh tế trong nước cónhiều biến động, Việt Nam vẫn duy trì được khả năng tạo việc làm, yếu tố tiềnlương, thu nhập lại là quan trọng nhất, tiếp đến là thời gian làm việc, môi trường
và điều kiện làm việc, chính sách bảo hiểm và bảo đảm việc làm, mối quan hệnơi làm việc và cơ hội đào tạo phát triển kỹ năng
- Đinh Phi Hổ (2015), tác giả sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữliệu chéo đưa ra khung phân tích với 10 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ giađình ở nông thôn Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy tác giả đã sử dụngkiểm định tương quan từng phần của hệ số hồi quy, kiểm định mức độ phù hợp của
mô hình, kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan và hiện tượng phươngsai của phần dư thay đổi bằng phương pháp so sánh với giá trị chi bình phương.Sau đó tác giả dùng hệ số hồi quy chuẩn hóa chuyển đổi thành dạng phần trăm đểxác định thứ tự ảnh hưởng của các yếu tố
15
Trang 25Tổng quan lại các nghiên cứu trước là nêu ra các nhân tố ảnhhưởng đến mức lương như tác giả Đinh Mỹ Hương đưa ra yếu tố về sốnăm kinh nghiệm, Borjas thì đưa ra các yếu tố về tuổi tác, số năm đi học ,trình độ học vấn, chuyên môn hay Pratik Mukesh Mehta cũng đã nói đếncác yêu tố như độ tuổi, vị trí, tình hình quản lý vi mô , vĩ mô của thị trườnglao động, Như vậy, các nghiên cứu trên mới chỉ nêu ra các yếu tố tácđộng đến mức lương nói chung, chưa đi sâu vào vào lĩnh vực cụ thể nào,đặc biệt là đối với lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán, bài nghiên cứu này sẽ gópphần giúp các sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mới ra trường
tự tin hơn trong việc thỏa thuận mức lương hợp lý với nhà tuyển dụng
1.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu, các nhân tố ảnh hưởng và giả thuyết 1.3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu
Từ lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương, kết hợp vớiphương pháp thảo luận nhóm, tác giả đề xuất mô hình các nhân tố tácđộng đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ratrường trong vòng 3 năm trên địa bàn TP Hà Nội gồm 4 nhân tố đó là: (1)bản thân, (2) công việc, (3) doanh nghiệp, (4) bên ngoài doanh nghiệp
Từ kết quả trên, nhóm đã thiết lập nên mô hình nghiên cứu sơ bộ như sau:
Trang 26lương
Thuộc về công việc
Bên trong doanh nghiệp
Sơ đồ 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
1.3.2.1 Nhân tố thuộc BẢN THÂN người lao động
a Kiến thức chuyên ngành:
Dĩ nhiên yếu tố cần thiết đầu tiên là bạn phải có kiến thức chuyên ngành Hầu hết các công ty sẽ có thời gian cho bạn thử việc và đào tạo thực tế, nhưng những lý thuyết cơ bản, những kiến thức chuyên ngành mà bạn học trên ghế nhà trường là yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn để có thể tiếp thu được công việc một cách nhanh chóng.
b Kinh nghiệm:
Mức lương luôn tỷ lệ thuận với năng lực và số năm kinh nghiệm củabạn Khả năng làm việc, số kinh nghiệm tích lũy qua các năm, thái độ làmviệc của bạn là yếu tố tiên quyết cho mức lương của bạn cao hay thấp so vớinhững đồng nghiệp cùng vị trí Kinh nghiệm thực tế là một trong những yếu tố
mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên vừa tốt nghiệp đại học
c Khả năng chịu được áp lực và cường độ công việc cao: 17
Trang 27Kế toán là mộ t trong nhữ ng ngành nhiều áp lực nhất Vào mùa cao điểmnhư cuối năm, cuối quý, việc phải ở lại công ty đến 2 - 3 giờ sáng là chuyệnbình thường với một nhân viên kế toán Những ngày làm việc bình thường thìbạn cũng luôn phải đối mặt với những con số “sai một ly đi một dặm” Vớilượng lớn thông tin kinh tế, tài chính, việc phải tập trung xử lý hàng loạt cácnghiệp vụ chính xác, hợp lý cũng đưa kế toán viên vào trạng thái căng thẳng.
Vậy nên, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên làm việc tốt dưới
áp lực Từ đó chất lượng công việc cũng sẽ được đảm bảo hơn Vì vậy trước khi ứngtuyển vị trí này, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần làm việc dưới áp lực
d Kiến thức xã hội:
Phần lớn bạn trẻ chỉ chú trọng phát triển chuyên môn mà ít quan tâm đếncác lĩnh vực khác, đặc biệt là kiến thức xã hội Khi phỏng vấn xin việc, nhiềubạn bị “đứng hình” trước những câu hỏi tưởng chừng không liên quan của nhàtuyển dụng về các vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hóa Kiến thức được học ởtrường là nền tảng cơ bản còn bản thân mỗi người luôn phải tự khám phá, họchỏi từ môi trường xung quanh để phát triển và hoàn thiện mỗi ngày Trong côngviệc và cuộc sống sau này, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và đốitác Nếu hiểu biết rộng thì bạn không chỉ tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng,
mà còn giải quyết các mối quan hệ và vấn đề phát sinh tốt hơn
e Kỹ năng ngoại ngữ:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, tầm quan trọng của tiếng Anh là không thể phủ nhận Tiếng Anh không chỉ là công cụ giao tiếp thông thường mà còn là yêu cầu bắt buộc tại các tập đoàn lớn, đặc biệt là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đa quốc gia, …Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào hồ sơ
và bài phỏng vấn tiếng Anh để đánh giá trình độ, khả năng giao tiếp cũng như khả năng hội nhập quốc tế của bạn.
Bên cạnh đó, sinh viên mới tốt nghiệp thông thạo ngoại
Trang 28cơ hội việc làm tốt và nhận mức lương khởi điểm cao hơn 6 - 22%2 Với một số ngành đặc thù như công nghệ thông tin (IT) thì ứng viên giỏi tiếng Anh sẽ có thu nhập cao hơn đến 50%3.
f Bằng cấp chứng chỉ các chứng chỉ IELTS, Toeic, ACCA, CFA, ICAEW, …
Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn nhân sự Navigos Việt Nam, ngànhTài chính - Kế toán đang là ngành xếp thứ 3 về mức độ cạnh tranh nhu cầu việclàm Đây cũng là ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng khi số lượng yêu cầutuyển dụng đã tăng trưởng hơn 30% trong vòng 3 năm gần đây (2014, 2015,2016) Tốt nghiệp Đại học, Cao học với tấm bằng kế toán tài chính thường là chưa
đủ để bạn bước vào môi trường làm việc quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt
hiện nay.
Việc bạn sở hữu các chứng chỉ ACCA, ICAEW, CFA, … không chỉ giúp bạn có được mức lương mong muốn mà còn giúp bạn có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các công việc vị trí cấp cao, khả năng bao quát lớn và phù hợp những vị trí lãnh đạo.
2.3.2.2 Nhân tố thuộc về công việc
a Tính chất công việc
Với mỗi vị trí khác nhau mức lương cũng khác nhau, với mỗi vị trí tráchnhiệm và công việc cần thực hiện cũng nhiều hơn Công việc có độ phức tạp càngcao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao Chính vì thế không có gìphải thắc mắc khi cũng làm kế toán nhưng có những nhân viên kế toán lương chỉ từ
4 - 7 triệu, còn lương nhân viên kế toán trưởng lại dao động từ 8 – trên 10 triệu/
tháng.
b Khối lượng công việc
2 Theo báo cáo của TITA Search năm 2016
3 Theo khảo sát mức lương của Vietnamwork năm 2017
19
Trang 29Khối lượng công việc không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người lao động bởi tùy vào tính chất lĩnh vực của từng loại ngành nghề mà sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến định mức lương Không thể cho rằng người này làm nhiều hơn thì sẽ có lương cao hơn
mà còn phải tùy thuộc vào chất lượng công việc mà người đó đem lại.
Đối với những công ty lớn, những tập đoàn thì họ có phòng ban kế toánriêng và mỗi kế toán sẽ đảm nhiệm những công việc nhất định Còn đối vớinhững doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các hộ kinh doanh cá thể có quy mô hoạtđộng nhỏ thì kế toán viên có thể kiêm luôn công việc của kế toán thuế, do vậyđương nhiên khối lượng công việc nhiều hơn nhưng không thể cho rằng họ sẽ
có mức thu nhập cao hơn Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người ngoài giờ làmviệc trên công ty thì họ còn nhận thêm việc để làm ở nhà để gia tăng thu nhập
Vì vậy, có thể thấy khối lượng công việc tùy vào từng điều kiện cụ thể sẽ có
sự ảnh hưởng khác nhau đến mức lương Chúng ta không thể chỉ xem xét đếnmỗi khối lượng mà còn phải quan tâm đến cả chất lượng, hiệu quả trong công
việc.
c Thời gian làm việc
Ngoài các nhân tố trên thì thời gian làm việc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động Ngoài mức lương cơ bản theo giờ hành chính thì kế toán viên hay kiểm toán viên còn được nhận thêm lương ngoài giờ khi tăng ca, nhận việc làm tại nhà.
2.3.2.3 Nhân tố BÊN TRONG doanh
nghiệp a Quy mô doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp là việc phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanhnghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệpphụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Nguồn vốn, khả năng, kinh nghiệm… của chủ đầu
tư Hiện nay, phần lớn các DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chiếm
Trang 30khoảng 98% trong tổ ng số 600.000 DN cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP
và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội4 DNNVV với đặc điểm quy mô nhỏ,thị trường nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao, thì vấn đề quan trọngcần xét đến là công tác kế toán Quy mô các DN càng nhỏ thì mức độ đầu tưtriển khai công tác kế toán càng hạn chế Để tiết kiệm chi phí, nhiều DN không
tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê kế toán bên ngoài ngoài
Quy mô của chính doanh nghiệp cũng sẽ quyết định một phần tới việc kế toán lương bao nhiêu Trong đơn vị có bộ máy vận hành khổng
lồ, chuyên nghiệp, với quy mô lớn thì đồng nghĩa với việc nhiệm vụ và trách nhiệm trên vai nhân viên kế toán sẽ lớn hơn Do đó, doanh nghiệp nhất định sẽ đưa ra mức thu nhập tốt hơn cho các nhân viên so với kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác Thêm vào đó là điều kiện đãi ngộ, chế độ thưởng, … khi kế toán thực hiện tốt công việc, giúp tình hình tài chính của công ty phát triển thuận lợi cũng sẽ có sự khác biệt.
b Tình hình tài chính
Ngoài quy mô, tình hình tài chính cũng là một trong những nhân tố ảnhhưởng đến mức lương của kế toán, kiểm toán nói riêng và lương lao động nóichung Đặc biệt khi tình hình tài chính của công ty không vững mạnh, mức lương vàđãi ngộ dành cho lao động sẽ không tốt Hoạt động công ty không hiệu quả, lợinhuận thấp dần, đồng nghĩa với việc giả định hoạt động liên tục của công tykhông được chắc chắn, là một vấn đề lớn đối với kế toán, về công tác, tính ổn địnhảnh hưởng lớn tới thu nhập Ngược lại, khi tài chính của doanh nghiệp vững mạnh,lợi nhuận cao, tăng trưởng tốt chính là một triển vọng tốt cho mức lương của kếtoán, kiểm toán Về khía cạnh tình hình tài chính của công ty, kế toán - kiểm toán khi
ra trường cần có kiến thức để tìm hiểu, đánh giá, nhận định và ra quyết định làmviệc phù hợp với khả năng của bản thân sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất Công ty códoanh thu cao, lợi nhuận lớn thì đương nhiên có khả năng chi trả lương cho
4Diễn đàn Đầu tư kinh doanh ngày 14/9/2019
21
Trang 31bạn sẽ tốt hơn rất nhiều, đồng thời sẽ có thêm nhiều chính sách đãi ngộ khác nhưlương tháng 13, thưởng,… Còn kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiếtkiệm chi phí nên thường cắt giảm nhiều nhân sự, mức lương có thể thấp hơn các
doanh nghiệp lớn là điều dễ hiểu.
c Địa điểm doanh nghiệp:
Hiện mức lương ngành kế toán tổng hợp cũng như các ngành khác có sựchênh lệch chút ít giữa các tỉnh thành phố Tại các tỉnh thành phố lớn, đô thị pháttriển, dân cư đông đúc, giá cả thường cao hơn vùng nông thôn, do vậy kéo theomức lương của kế toán tại đây cũng cao hơn một chút so với kế toán các khu vực
khác.
Mức lương làm việc ở các tỉnh sẽ khác so với làm việc ở các thành phốlớn như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội Thực tế theo số liệu thống kê có thểđến kết luận rằng ở đâu có mức sống cao, thu nhập sẽ tương đối cao hơn
d Mức đãi ngộ nhân viên
Trong mỗi doanh nghiệp, hầu hết đều có mức đãi ngộ dành cho nhân viên Tùyvào nhiều yếu tố như cách quản lý, văn hóa, của doanh nghiệp mà mức đãi ngộkhác nhau Mức đãi ngộ có thể thể hiện ở các ví dụ như: việc giáo dục dành cho concái nhân viên, các chi tiêu vật chất bên ngoài với đơn vị liên kết, du lịch để nâng caotinh thần làm việc, nhằm làm tăng năng suất lao động Hiển nhiên, khi một doanhnghiệp có mức đãi ngộ phù hợp với mong muốn là khả năng của bản thân, thìngười lao động nói chung và kế toán - kiểm toán nói riêng sẽ cố gắng nhằm đạtđược mục tiêu Mức đãi ngộ cũng là yếu tố xác định lương
2.3.2.4 Nhân tố BÊN NGOÀI doanh nghiệp
a Lương thưởng trên thị trường
Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người chủ sử
Trang 32dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và giữ gìn người lao động có trình độ Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các chế định về giáo dục
và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp.
Mức lương của công ty cạnh tranh, của công ty kinh doanh cùng lĩnhvực, khu vực, lương của doanh nghiệp và các chi nhánh, trụ sở, mức lương tốithiểu, bình quân ) Ví dụ như đối với các công ty kiểm toán độc lập, đối vớisinh viên mới ra trường, mức lương thưởng ở các công ty thường chênh lệchrất ít hoặc không đáng kể Như ở 4 công ty kiểm toán và tư vấn thuế lớn nhấttrên thế giới (KPMG, EY, Pwc, Deloitte) đối với sinh viên mới ra trường, vàolàm việc với chức vụ trợ lý kiểm toán, mức lương có thể cao hơn
b Tăng trưởng nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bìnhquân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Chế độ tiền lươngcủa ta thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích,thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lựcgiỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật
Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền lương có
ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề lương liên quan đến tăngtrưởng kinh tế Có ý kiến cho rằng tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cảhàng hóa sẽ kéo theo giá cả hàng hóa tăng và chi phí sản xuất tăng và tăng lạmphát Có ý kiến cho rằng tiền lương thấp sẽ không khuyến khích sản xuất và làmgiảm tiêu thụ hàng hóa và do đó ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế
23
Trang 33Trong mộ t nền kinh tế đang suy thoái, nguồn cung ứng lao động dĩ nhiên tăng cao có nghĩa là số người thất nghiệp tăng Do đó, các công
ty có khuynh hướng hạ thấp lương hoặc không tăng lương.
c Chi phí sinh hoạt
Nhà nước cũng quyết định mức lương tối thiểu để cho nhân viên đủsống khi làm việc tại các công ty Lý luận chi phí sinh hoạt rất đơn giản: Khigiá tăng lên trong một giai đoạn nhất định nào đó, thì tiền lương thưởnghiện thời thực sự bị giảm xuống Do đó công ty phải tăng lương theo một tỉ
lệ nhất định đủ để cho nhân viên duy trì mức lương thực sự trước đây
d Luật pháp
Chính sách lương thưởng phải tuân theo luật lệ của nhà nước Luật lao động của các nước nói chung của Việt Nam nói riêng đều nghiêm cấm phân biệt đối xử nam, nữ khi trả lương.
Bộ luật 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021, trong đó quy định về tiền lương, tiền thưởng, phép của người lao động:
(1) Tiền lương theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương trong thời gian thử việc: Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
(2) Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ (BLLĐ
2012 quy định mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành).
Dự kiến, lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ giữ nguyên như năm 2020 theo
Trang 34phương án đã được Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu tán.
Như vậy, nếu Chính phủ đồng ý với phương án này thì tiền lương tối thiểuvùng năm 2021 sẽ là: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000
đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.
1.3.3 Các giả thuyết
- Một là bản thân sinh viên: Khi nền giáo dục ngày càng phát triển, lượngsinh viên ra trường ngày càng nhiều thì những tiêu chí tuyển chọn nhân viên bắt đầuđược nâng cao Để không bị lãng phí thời gian và công sức bao năm học tập thì cácbạn sinh viên phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, bằng cấpliên quan đến chuyên ngành mà mình học để làm sao đáp ứng được yêu cầu củanhà tuyển dụng cũng như nhu cầu của xã hội Theo Mincer (1974), Borjas (2013),người lao động trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của người lao động còn phụthuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm công tác Bên cạnh đó, thông thạo ngoại ngữcũng có nhiều cơ hội có việc làm tốt và nhận mức lương cao hơn 6-22% (theo báocáo của TITA Search năm 2016) Còn theo số liệu đánh giá từ hiệp hội ACCA, trongbáo cáo lương, thu nhập và phúc lợi, ACCA cho biết 61% người sở hữu chứng chỉACCA được tăng lương trong 12 tháng và 64% đạt mức tăng lương ít nhất 4%.Thêm vào đó, 54% người được sở hữu chứng chỉ ACCA nhận được mức tiềnthưởng và phúc lợi giá trị hơn những người không sở hữu chứng chỉ ACCA Và đâychính là một trong những biến quan sát của nhân tố bản thân
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Bản thân sinh viên có tác động cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên ra trường trong vòng 3 năm
- Hai là công việc: Mức lương sẽ khác nhau đối với từng vị trí, trách nhiệm
và công việc cụ thể Công việc càng phức tạp, trách nhiệm lớn thì mức lương của côngviệc đó càng cao khối lượng công việc và thời gian làm việc không phải lúc nào cũng tỷ
lệ thuận với mức lương của người lao động bởi nó còn tùy thuộc vào
25
Trang 35các yếu tố khác nhưng nó cũng có ảnh hưởng tới mức lương mà một người nhận được.
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Công việc có tác động cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên.
- Ba là doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp và tình hình tài chính là mộttrong những nhân tố mà ảnh hưởng đến mức lương của sinh viên mới ra trường Đốivới doanh nghiệp lớn và tình hình tài chính ổn định thì mức lương có thể sẽ cao hơn sovới những doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với cùng một vị trí và đương nhiên, để được trảmức lương đó đồng nghĩa với việc người lao động phải làm nhiều việc hơn Ngoài ra,mức đãi ngộ và địa điểm doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới mức lương của sinh viên.Theo nghiên cứu chung, tại các thành phố lớn thì mức lương sẽ cao hơn một chút sovới vùng nông thôn và các khu vực khác
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Doanh nghiệp có tác động cùng chiều
( đến mức lương của sinh viên.
- Bốn là bên ngoài doanh nghiệp: mức lương giữa các công ty trên thịtrường, tăng trưởng nền kinh tế, chi phí sinh hoạt cũng là các nhân tố ảnh hưởngđến mức lương mà các nhà tuyển dụng đàm phán với ứng viên Ngoài ra, luậtpháp cũng có tác động đến mức lương của một ứng cử viên khi có các quy địnhliên quan đến mức lương tối thiểu, hệ số lương,…
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Luật pháp có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên.
Trang 36KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tiền lương, sinh viên, ngànhnghề Kế toán - Kiểm toán Chương này cũng giới thiệu tổng quan về các đềtài nghiên cứu có liên quan như sử dụng mô hình tuyến tính để xác định cácnhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ đồng bào dântộc thiểu số hay sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu chéo đưakhung phân tích với 10 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ởnông thôn, Từ đó, đề xuất ra mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết
về các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kếtoán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP Hà Nội
27
Trang 37CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua nghiên cứu định tínhvới kỹ thuật phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung, nhằm xác định tính
rõ ràng và phù hợp của các thuật ngữ và các câu hỏi trong bảng hỏi Dựatrên đó, nhóm nghiên cứu so sánh những điểm tương đồng và khác biệtgiữa bảng hỏi ban đầu và phản hồi của người được phỏng vấn, từ đó bổsung, hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức
Nghiên cứu chính thức: phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi chi tiết để thu thập dữ liệu và dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu:
- Điều tra xã hội học: ý kiến đánh giá của người cung cấp thông tin thông qua bảng câu hỏi
- Thống kê: các mẫu phỏng vấn sau khi được trả lời hoàn tất sẽ được thống kê, nhập liệu để phục vụ cho quá trình xử lý và kiểm định
- Phương pháp định lượng: bằng mô hình hồi quy
- Mục đích của nghiên cứu này là: kiểm định mô hình và giả thuyết đã đặt ra
và đo lường tác động của các nhân tố liên quan đến mức lương Dữ liệu sau khi thu thập
sẽ được mã hóa, nhập liệu, làm sạch và xử lý với phần mềm SPSS
2.2 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp là: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
2 2.1 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính
Mục đích của phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xác định các nhân
tố chính ảnh hưởng tới mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm
Trang 382.2.2 Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn những kế toán viên, kiểm toán viên thông qua bảng câu hỏi với phương pháp lấy mẫu thuận tiện Sau đó, việc tổng hợp được thực hiện qua phân tích thống kê mô
tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm SPSS 20.
2.2.3 Quy trình nghiên cứu
29
Trang 39kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường
trên địa bàn TP Hà Nội
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu đề xuất
THIẾT KẾ BẢNGCÂU HỎI
KHẢO SÁT THỬVÀ HIỆU CHỈNH
BẢNG CÂU HỎI
THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC
XỬ LÝ DỮ LIỆU Phần mềm thống kê SPSS 20
KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ
Sơ đồ 2 Quy trình nghiên cứu đề tài
Địa điểm tiến hành nghiên cứu khảo sát cho bài nghiên cứu là
TP Hà Nội 30
Trang 40Với đặc trưng là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, nhucầu việc làm lớn, số lượng sinh viên nhiều, tập trung phần lớn các trườngđại học top đầu khu vực miền Bắc, các doanh nghiệp có mật độ dày đặc trênđịa bàn Hà Nội Khu vực này sẽ có lợi thế hơn trong việc tiến hành khảo sátnhằm điều tra và đánh giá những tác động của các nhân tố tới mức lươngcủa sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ra trường trong vòng 3 năm.
Đối tượng khảo sát là những sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toánmới ra trường trong vòng 3 năm hiện đang là những kế toán viên, kiểm toánviên trên địa bàn Hà Nội Đây là những đối tượng mới bắt đầu đi làm sau thờigian được học và đào tạo tại các trường đại học, học viện, cao đẳng với nhữngmức lương khởi điểm khác nhau khi bị tác động bởi nhiều nhân tố
2.4 Xây dựng thang đo
Thang đo là công cụ thích hợp để xử lý dữ liệu, phục vụ cho việc phântích định lượng các vấn đề nghiên cứu và nhằm mã hoá các biểu hiện đặc trưngtrong mô hình nghiên cứu Theo mô hình đề xuất và các giả thuyết phát triểnđược trình bày, nghiên cứu cần đo lường khía cạnh của các nhân tố ảnh hưởngtới mức lương (nhân tố thuộc bản thân người lao động, nhân tố thuộc về côngviệc, nhân tố bên trong doanh nghiệp, nhân tố bên ngoài doanh nghiệp)
Quá trình xây dựng thang đo các biến được thực hiện dựa trên những lýthuyết cơ bản và phương pháp xây dựng thang đo từ các nghiên cứu trước,sau đó chỉnh sửa phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu Các biếntrong bảng câu hỏi được đo bằng thang đo Likert trên thang điểm năm ngoại trừphần nhân khẩu học Do thang đo cấp độ thường được ứng dụng khá phổ biếntrong nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng nênthang đo Likert 5 mức độ được chọn sử dụng phục vụ đề tài nghiên cứu
Nhóm lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn
từ 1 đến 5 như sau:
31