Kiểm định chất lượng thang đo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ ẢNH HƯỞNG của các NHÂN tố đến mức LƯƠNG của SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH kế TOÁN KIỂM TOÁNTRONG VÒNG 3 năm SAU KHI RA TRƯỜNG TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 55 - 57)

6. Bố cục đề tài

3.2.2. Kiểm định chất lượng thang đo

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá mức độ

phù hợp khi đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu.

Tuy nhiên hệ số tin cậy chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; để biết được biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo để loại bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại chúng ta sẽ dựa vào hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation).

Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên ) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát5.

Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha6, phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS:

- Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. - Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt.

- Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng

5 Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính, Tái bản lần 2, Trang 355

6Nguồn: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)

này gọi là trùng lắp trong thang đo7.

Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation): cho biết mức độ tương quan giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Hệ số tương quan biến tổng phản ánh mức độ đóng góp của một biến quan sát cụ thể vào giá trị của nhân tố. Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu8. Nếu < 0.3 coi như không có đóng góp và cần loại bỏ biến quan sát đó ra khỏi nhân tố đánh giá.

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu bị loại biến (Cronbach’s Alpha if Item Deleted): nếu giá trị Cronbach’s Alpha If Item Deleted > Cronbach’s Alpha thì biến đó sẽ bị loại khỏi nhân tố đánh giá.

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy cho từng nhóm biến quan sát thuộc các nhân tố khác nhau:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ ẢNH HƯỞNG của các NHÂN tố đến mức LƯƠNG của SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH kế TOÁN KIỂM TOÁNTRONG VÒNG 3 năm SAU KHI RA TRƯỜNG TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w