Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ ẢNH HƯỞNG của các NHÂN tố đến mức LƯƠNG của SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH kế TOÁN KIỂM TOÁNTRONG VÒNG 3 năm SAU KHI RA TRƯỜNG TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 40)

6. Bố cục đề tài

2.2.2. Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng

Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn những kế toán viên, kiểm toán viên thông qua bảng câu hỏi với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Sau đó, việc tổng hợp được thực hiện qua phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA) với phần mềm SPSS 20.

2.2.3. Quy trình nghiên cứu

29

Nghiên cứu sơ bộ Nghiên cứu chính thức 2.3. Thiết kế mẫu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành kế toán -

kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường

trên địa bàn TP. Hà Nội

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu đề xuất

THIẾT KẾ BẢNGCÂU HỎI

KHẢO SÁT THỬVÀ HIỆU CHỈNH BẢNG CÂU HỎI THU THẬP DỮ LIỆU CHÍNH THỨC XỬ LÝ DỮ LIỆU Phần mềm thống kê SPSS 20 KẾT LUẬN VÀKIẾN NGHỊ

Sơ đồ 2. Quy trình nghiên cứu đề tài

Địa điểm tiến hành nghiên cứu khảo sát cho bài nghiên cứu là TP. Hà Nội. 30

Với đặc trưng là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao, nhu cầu việc làm lớn, số lượng sinh viên nhiều, tập trung phần lớn các trường đại học top đầu khu vực miền Bắc, các doanh nghiệp có mật độ dày đặc trên địa bàn Hà Nội. Khu vực này sẽ có lợi thế hơn trong việc tiến hành khảo sát nhằm điều tra và đánh giá những tác động của các nhân tố tới mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ra trường trong vòng 3 năm. Đối tượng khảo sát là những sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán mới ra trường trong vòng 3 năm hiện đang là những kế toán viên, kiểm toán viên trên địa bàn Hà Nội. Đây là những đối tượng mới bắt đầu đi làm sau thời gian được học và đào tạo tại các trường đại học, học viện, cao đẳng với những mức lương khởi điểm khác nhau khi bị tác động bởi nhiều nhân tố.

2.4. Xây dựng thang đo

Thang đo là công cụ thích hợp để xử lý dữ liệu, phục vụ cho việc phân tích định lượng các vấn đề nghiên cứu và nhằm mã hoá các biểu hiện đặc trưng trong mô hình nghiên cứu. Theo mô hình đề xuất và các giả thuyết phát triển được trình bày, nghiên cứu cần đo lường khía cạnh của các nhân tố ảnh hưởng tới mức lương (nhân tố thuộc bản thân người lao động, nhân tố thuộc về công việc, nhân tố bên trong doanh nghiệp, nhân tố bên ngoài doanh nghiệp).

Quá trình xây dựng thang đo các biến được thực hiện dựa trên những lý thuyết cơ bản và phương pháp xây dựng thang đo từ các nghiên cứu trước, sau đó chỉnh sửa phù hợp với mục đích và đối tượng nghiên cứu. Các biến trong bảng câu hỏi được đo bằng thang đo Likert trên thang điểm năm ngoại trừ phần nhân khẩu học. Do thang đo cấp độ thường được ứng dụng khá phổ biến trong nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng nên thang đo Likert 5 mức độ được chọn sử dụng phục vụ đề tài nghiên cứu.

Nhóm lựa chọn sử dụng thang đo Likert 5 điểm với sự lựa chọn từ 1 đến 5 như sau:

31

1. Không ảnh hưởng 2. Ảnh hưởng ít 3. Có ảnh hưởng 4. Ảnh hưởng nhiều 5. Ảnh hưởng rất nhiều

Ngoài ra, phiếu điều tra có sử dụng thang đo định danh để đo lường các biến phụ thuộc về thông tin cá nhân như: giới tính, bậc học, lĩnh vực làm việc, số năm kinh nghiệm, mức lương hiện tại, …

Qua quá trình nghiên cứu, nhóm đã xác minh được 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức lương:

- Bản thân người lao động: gồm 6 biến quan sát. - Thuộc về công việc: gồm 3 biến quan sát.

- Bên trong doanh nghiệp: gồm 4 biến quan sát. - Bên ngoài doanh nghiệp: gồm 4 biến quan sát

Bng 1. Bng tng hp các biến quan sát của đề tài

STT Biến quan sát

Bản thân người lao động 1 Kiến thức chuyên ngành

2 Kinh nghiệm

3 Khả năng chịu áp lực và cường độ cao 4 Kiến thức xã hội

5 Kỹ năng ngoại ngữ

6 Bằng cấp, chứng chỉ (Ielts, Toeic, ACCA, CFA, …) Thuộc về công việc

7 Tính chất công việc 8 Khối lượng công việc 9 Thời gian làm việc

Bên trong doanh nghiệp 10 Quy mô doanh nghiệp

11 Tình hình tài chính 32

12 Địa điểm doanh nghiệp 13 Mức đãi ngộ nhân viên

Bên ngoài doanh nghiệp 14 Lương thưởng trên thị trường 15 Tăng trưởng nền kinh tế 16 Chi phí sinh hoạt

17 Luật pháp

2.5. Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên hệ thống nhân tố đã được xác định về mặt lý thuyết, nhóm nghiên cứu thiết kế Bảng câu hỏi để thực hiện khảo sát “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế Toán- Kiểm Toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP. Hà Nội”. Bảng hỏi thể hiện chi tiết ở phụ lục.

Về cơ bản, nhóm đã thiết kế bảng hỏi theo 3 phần chính:

1) Lời chào, giới thiệu

2) Phần thông tin chung

Phần thông tin chung bao gồm các thông tin về người trả lời như giới tính, bậc học, lĩnh vực làm việc, số năm kinh nghiệm, mức lương hiện tại,...

3) Phần nội dung chính

Phần này thuộc nhóm câu hỏi định lượng trả lời theo dạng thang đo Likert kiểm tra sự đồng ý của người trả lời về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới mức lương. Bảng được chia thành 2 phần:

- Phần bên trái: là nội dung các biến quan sát.

- Phần bên phải: là thang đo đánh giá gồm 5 mức (1- Không ảnh hưởng, 2-

Ảnh hưởng ít, 3- Có ảnh hưởng, 4- Ảnh hưởng nhiều, 5- Ảnh hưởng rất nhiều).

2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu

Thu thập thông tin là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập thông tin (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện thí nghiệm) là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà nghiên cứu đã đặt ra.

+ Áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như đề tài, bài báo khoa học cùng chủ đề để xây dựng mô hình lý thuyết và các thang đo.

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: để nắm được thông tin về những đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương. Dựa theo các nghiên cứu đi trước, mô hình nghiên cứu của nhóm gồm 17 biến quan sát, nhóm sẽ thu thập 200 mẫu để đảm bảo tính đai diện cho đề tài nghiên cứu.

2.7. Định nghĩa các biến nghiên cứu- Biến phục thuộc : - Biến phục thuộc :

mucluong : mức lương của sinh viên Kế toán - Kiểm toán ra trường trong

khoảng thời gian dưới 3 năm với 4 câu trả lời: dưới 5 triệu, từ 5 triệu – 7 triệu, từ 7 triệu – 10 triệu và trên 10 triệu.

- Các biến độc lập:

Bng 2. Định nghĩa các biến độc lp

banthan Bản thân người lao động banthan1 Kiến thức chuyên ngành

banthan2 Kinh nghiệm

banthan3 Khả năng chịu áp lực và cường độ cao banthan4 Kiến thức xã hội

banthan5 Kỹ năng ngoại ngữ

banthan6 Bằng cấp, chứng chỉ (Ielts, Toeic, ACCA, CFA, …)

thuocveCV Thuộc về công việc thuocveCV1 Tính chất công việc thuocveCV2 Khối lượng công việc

34

thuocveCV3 Thời gian làm việc

bentrongDN Bên trong doanh nghiệp bentrongDN1 Quy mô doanh nghiệp bentrongDN2 Tình hình tài chính

bentrongDN3 Địa điểm doanh nghiệp bentrongDN4 Mức đãi ngộ nhân viên

benngoaiDN Bên ngoài doanh nghiệp benngoaiDN1 Lương thưởng trên thị trường benngoaiDN2 Tăng trưởng nền kinh tế benngoaiDN3 Chi phí sinh hoạt

benngoaiDN4 Luật pháp

2.8. Phương pháp phân tích số liệu

Để ứng dụng mô hình SPSS trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức lương, các bước tiến hành phân tích bao gồm:

- Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Alpha được phát triển bởi Cronbach (1951) nhằm đo lường tính nhất quán nội tại (internal consistency) của các biến trong cùng một nhóm. Theo đó, hệ số Cronbach’s Alpha có thể được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và loại các biến không phù hợp ra khỏi mô hình. Các biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6.

- Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (exploratory factor analysis – EFA)

nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng biến trong các nhóm nhân tố; phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

Xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố: So sánh trị số KMO - Nếu trị số KMO từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố thích hợp với dữ 35

liệu.

- Nếu trị số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố không thích hợp với các dữ liệu.

Xác định số lượng nhân tố: sử dụng trị số Eigenvalue - là đại lượng đại diện cho phần biến thiên được giải thích bới các nhân tố trị số Eigenvalue >1 thì việc tóm tắt thông tin mới có ý nghĩa.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading): là những hệ số tương quan giữa các biến và các nhân tố. Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0.5, những biến không ddue tiêu chuẩn này sẽ bị loại.

- Bước 3: Phân tích mối tương quan (Correlation) giữa các biến xem thử có mối liên hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc hay không

- Bước 4: Phân tích hồi quy tuyến tính (Regression) để biết được tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, cũng như mức độ tác động của từng biến.

Mối tương quan của biến phụ thuộc “Mức Lương” so với các biến độc lập.

Thiết lập giả thuyết:

H0: không có mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Nếu giá trị sig. <0.05 thì ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là có mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

Phương trình hồi quy tổng quát:

Y= β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + ... + βnXn + ε

Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. (Giá trị R2 phải lớn hơn 40%)

Thiết lập giả thuyết:

36

H0: β0 = β 1= β2 = β3= … = βn = 0

H1: Có ít nhất 1 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Kiểm tra giá trị sig. trong bảng ANOVAb, nếu giá trị sig. <0.05, ta bác bỏ giả thuyết H0 và thừa nhận giả thuyết H1, có nghĩa là tồn tại ít nhất 1 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Thiết lập giả thuyết:

H0 : βk = 0

Xét giá trị sig. trong bảng Coefficientsa, loại những biến có giá trị Sig. >0.05 vì đây là những biến không có ý nghĩa trong mô hình.

37

KT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn nhóm và thảo luận nhóm tập trung. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng khảo sát trực tiếp với công cụ là bảng khảo sát định lượng với mẫu là 200. Thiết kế mẫu nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, định nghĩa các biến, phương pháp xử lý thông tin cũng sẽ được trình bày trong chương này. Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả nghiên cứu định tính: nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua kỹ thuật phỏng vấn nhóm và thảo luận nhóm tập trung vừa để khám phá, vừa để khẳng định, điều chỉnh, bổ sung nhân tố tác động đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán ra trường trong vòng 3 năm trên địa bàn TP.Hà Nội. Kết quả nghiên cứu định tính sẽ là cơ sở cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.

Về sơ bộ, các ý kiến đồng ý cho rằng các yếu tố về bản thân, công việc, doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến mức lương của sinh viên. Tóm lại, kết quả nghiên cứu định tính không làm thay đổi mô hình đã đề xuất trong chương 2.

3.2. Thống kê mô tả dữ liệu

3.2.1. Mẫu dữ liệu nghiên cứu

Mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức với kích thước n = 200. Để đạt được kích thước mẫu này, nhóm đã đăng Google Form có chứa các câu hỏi lên các nhóm, các page,…có liên quan đến chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và số câu trả lời thu được là 215 câu. Sau khi thu thập, nhóm tiến hành làm sạch dữ liệu, loại bỏ những câu trả lời không hợp lí và giữ lại với kích thước mẫu là 200 câu trả lời như đã đề ra.

Thống kê mô tả định tính

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương được khảo sát nhằm thống kê, phân loại và đánh giá thông qua Google Form. Sự khác biệt về số năm ra trường, giới tính, lĩnh vực, trình độ là những đặc điểm định tính của các sinh viên về mức độ ảnh hưởng đến mức lương sau khi ra trường.

39

a. Về giới tính Bng 3. Cơ cấu vgii tính Nam Nữ Valid Không muố n nêu cụ thể Total

(Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu) Với mô tả mẫu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu là nữ chiếm phần lớn với 124 nữ (chiếm 62%), 59 nam (chiếm 29,5%) và 17 người không muốn nêu cụ thể (chiếm 8.5%).

b. Về trường theo học:

Bng 4. Cơ cấu về trường theo học

Học Viện Ngân Hàng Đại học Thương Mại

Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Valid

Học viện Tài Chính Đại học Ngoại Thương Total

Theo kết quả khảo sát, số lượng người tham gia khảo sát là sinh viên Học

Viện Ngân Hàng là 60 người (chiếm 30%), tiếp đến là Đại học Ngoại Thương với

47người (chiếm 23.5%), Học Viện Tài Chính với 44 người (chiếm 22%), tiếp theo là Đại học Thương Mại với 32 người (chiếm 16%) và cuối cùng là Đại học Kinh Tế Quốc Dân với 17 người (chiếm 8.5%).

40

c. Về lĩnh vực

Bng 5. Cơ cấu về lĩnh vực

Kế toán Valid Kiểm toán

Total

(Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu)

Theo kết quả khảo sát, trong số 200 người tham gia thì có 109 người làm kế toán (chiếm 54,5 %) và 91 người làm kiểm toán (chiếm 45,5%).

d. Về trình độ

Bng 6. Cơ cấu về trình độ

Đại học Valid Thạc sĩ

Total

(Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu) Với 200 người tham gia trả lời câu hỏi thì phần lớn là ở trình độ đại học có 169 người (chiếm 84,5%) và thạc sĩ có 31 người (chiếm 15,5%). Như vậy, đa số người tham gia trả lời đều thuộc trình độ đại học.

e. Về số năm ra trường

Bng 7. Cơ cấu số năm ra trường

Dưới 6 tháng Từ 6 tháng - 1 năm Valid Từ 1 - 3 năm Total 41

(Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu) Theo kết quả khảo sát, số lượng lớn nhất là những người ra trường từ 1 - 3 năm có 92 người (chiếm 46%), từ 6 tháng - 1 năm có 47 người (chiếm 23,5%) và dưới 6 tháng có 61 người (chiếm 30,5%).

3.2.2. Kiểm định chất lượng thang đo

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá mức độ

phù hợp khi đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu.

Tuy nhiên hệ số tin cậy chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; để biết được biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo để loại bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại chúng ta

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ mức độ ẢNH HƯỞNG của các NHÂN tố đến mức LƯƠNG của SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH kế TOÁN KIỂM TOÁNTRONG VÒNG 3 năm SAU KHI RA TRƯỜNG TRÊN địa bàn TP hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w