6. Bố cục đề tài
1.3.3. Các giả thuyết
- Một là bản thân sinh viên: Khi nền giáo dục ngày càng phát triển, lượng sinh viên ra trường ngày càng nhiều thì những tiêu chí tuyển chọn nhân viên bắt đầu được nâng cao. Để không bị lãng phí thời gian và công sức bao năm học tập thì các bạn sinh viên phải chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng, bằng cấp liên quan đến chuyên ngành mà mình học để làm sao đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng như nhu cầu của xã hội. Theo Mincer (1974), Borjas (2013), người lao động trong cùng một ngành nghề thì thu nhập của người lao động còn phụ thuộc vào chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Bên cạnh đó, thông thạo ngoại ngữ cũng có nhiều cơ hội có việc làm tốt và nhận mức lương cao hơn 6-22% (theo báo cáo của TITA Search năm 2016). Còn theo số liệu đánh giá từ hiệp hội ACCA, trong báo cáo lương, thu nhập và phúc lợi, ACCA cho biết 61% người sở hữu chứng chỉ ACCA được tăng lương trong 12 tháng và 64% đạt mức tăng lương ít nhất 4%. Thêm vào đó, 54% người được sở hữu chứng chỉ ACCA nhận được mức tiền thưởng và phúc lợi giá trị hơn những người không sở hữu chứng chỉ ACCA. Và đây chính là một trong những biến quan sát của nhân tố bản thân.
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Bản thân sinh viên có tác động cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên ra trường trong vòng 3 năm.
- Hai là công việc: Mức lương sẽ khác nhau đối với từng vị trí, trách nhiệm và công việc cụ thể. Công việc càng phức tạp, trách nhiệm lớn thì mức lương của công việc đó càng cao. khối lượng công việc và thời gian làm việc không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức lương của người lao động bởi nó còn tùy thuộc vào
25
các yếu tố khác nhưng nó cũng có ảnh hưởng tới mức lương mà một người nhận được.
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Công việc có tác động cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên.
- Ba là doanh nghiệp: Quy mô của doanh nghiệp và tình hình tài chính là một trong những nhân tố mà ảnh hưởng đến mức lương của sinh viên mới ra trường. Đối với doanh nghiệp lớn và tình hình tài chính ổn định thì mức lương có thể sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với cùng một vị trí và đương nhiên, để được trả mức lương đó đồng nghĩa với việc người lao động phải làm nhiều việc hơn. Ngoài ra, mức đãi ngộ và địa điểm doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng tới mức lương của sinh viên. Theo nghiên cứu chung, tại các thành phố lớn thì mức lương sẽ cao hơn một chút so với vùng nông thôn và các khu vực khác.
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Doanh nghiệp có tác động cùng chiều
( đến mức lương của sinh viên.
- Bốn là bên ngoài doanh nghiệp: mức lương giữa các công ty trên thị trường, tăng trưởng nền kinh tế, chi phí sinh hoạt cũng là các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương mà các nhà tuyển dụng đàm phán với ứng viên. Ngoài ra, luật pháp cũng có tác động đến mức lương của một ứng cử viên khi có các quy định liên quan đến mức lương tối thiểu, hệ số lương,…
Tác giả đưa ra giả thuyết như sau: Luật pháp có ảnh hưởng cùng chiều (+) đến mức lương của sinh viên.
26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tiền lương, sinh viên, ngành nghề Kế toán - Kiểm toán. Chương này cũng giới thiệu tổng quan về các đề tài nghiên cứu có liên quan như sử dụng mô hình tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiểu số hay sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu chéo đưa khung phân tích với 10 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn, ...Từ đó, đề xuất ra mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương của sinh viên chuyên ngành Kế
toán - Kiểm toán trong vòng 3 năm sau khi ra trường trên địa bàn TP. Hà Nội.
27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU