6. Bố cục đề tài
1.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
1.3.2.1. Nhân tố thuộc BẢN THÂN người lao động a. Kiến thức chuyên ngành:
Dĩ nhiên yếu tố cần thiết đầu tiên là bạn phải có kiến thức chuyên ngành. Hầu hết các công ty sẽ có thời gian cho bạn thử việc và đào tạo thực tế, nhưng những lý thuyết cơ bản, những kiến thức chuyên ngành mà bạn học trên ghế nhà trường là yếu tố mà nhà tuyển dụng cần ở bạn để có thể tiếp thu được công việc một cách nhanh chóng.
b. Kinh nghiệm:
Mức lương luôn tỷ lệ thuận với năng lực và số năm kinh nghiệm của bạn. Khả năng làm việc, số kinh nghiệm tích lũy qua các năm, thái độ làm việc của bạn là yếu tố tiên quyết cho mức lương của bạn cao hay thấp so với những đồng nghiệp cùng vị trí. Kinh nghiệm thực tế là một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng đánh giá cao ở ứng viên vừa tốt nghiệp đại học.
c. Khả
năng chịu được áp lực và cường độ công việc cao: 17
Kế toán là mộ t trong nhữ ng ngành nhiều áp lực nhất. Vào mùa cao điểm
như cuối năm, cuối quý, việc phải ở lại công ty đến 2 - 3 giờ sáng là chuyện bình thường với một nhân viên kế toán. Những ngày làm việc bình thường thì bạn cũng luôn phải đối mặt với những con số “sai một ly đi một dặm”. Với lượng lớn thông tin kinh tế, tài chính, việc phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ chính xác, hợp lý cũng đưa kế toán viên vào trạng thái căng thẳng.
Vậy nên, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên làm việc tốt dưới áp lực. Từ đó chất lượng công việc cũng sẽ được đảm bảo hơn. Vì vậy trướckhi ứng tuyển vị trí này, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng tinh thần làm việc dưới áp lực.
d. Kiến thức xã hội:
Phần lớn bạn trẻ chỉ chú trọng phát triển chuyên môn mà ít quan tâm đến
các lĩnh vực khác, đặc biệt là kiến thức xã hội. Khi phỏng vấn xin việc, nhiều bạn bị “đứng hình” trước những câu hỏi tưởng chừng không liên quan của nhà tuyển dụng về các vấn đề xã hội, kinh tế hay văn hóa. Kiến thức được học ở trường là nền tảng cơ bản còn bản thân mỗi người luôn phải tự khám phá, học hỏi từ môi trường xung quanh để phát triển và hoàn thiện mỗi ngày. Trong công việc và cuộc sống sau này, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng và đối tác. Nếu hiểu biết rộng thì bạn không chỉ tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng, mà còn giải quyết các mối quan hệ và vấn đề phát sinh tốt hơn.
e. Kỹ năng ngoại ngữ:
Trong xu hướng toàn cầu hóa, tầm quan trọng của tiếng Anh là không thể phủ nhận. Tiếng Anh không chỉ là công cụ giao tiếp thông thường mà còn là yêu cầu bắt buộc tại các tập đoàn lớn, đặc biệt là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đa quốc gia, …Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào hồ sơ và bài phỏng vấn tiếng Anh để đánh giá trình độ, khả năng giao tiếp cũng như khả năng hội nhập quốc tế của bạn.
Bên cạnh đó, sinh viên mới tốt nghiệp thông thạo ngoại ngữ cũng có nhiều 18
cơ hội việc làm tốt và nhận mức lương khởi điểm cao hơn 6 - 22%2. Với một số ngành đặc thù như công nghệ thông tin (IT) thì ứng viên giỏi tiếng Anh sẽ có thu nhập cao hơn đến 50%3.
f. Bằng cấp chứng chỉ các chứng chỉ IELTS, Toeic, ACCA, CFA, ICAEW, …
Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn nhân sự Navigos Việt Nam, ngành Tài chính - Kế toán đang là ngành xếp thứ 3 về mức độ cạnh tranh nhu cầu việc làm. Đây cũng là ngành đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng khi số lượng yêu cầu tuyển dụng đã tăng trưởng hơn 30% trong vòng 3 năm gần đây (2014, 2015,
2016). Tốt nghiệp Đại học, Cao học với tấm bằng kế toán tài chính thường là chưa đủ để bạn bước vào môi trường làm việc quốc tế đang có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Việc bạn sở hữu các chứng chỉ ACCA, ICAEW, CFA, … không chỉ giúp bạn có được mức lương mong muốn mà còn giúp bạn có khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các công việc vị trí cấp cao, khả năng bao quát lớn và phù hợp những vị trí lãnh đạo.
2.3.2.2. Nhân tố thuộc về công việc a. Tính chất công việc
Với mỗi vị trí khác nhau mức lương cũng khác nhau, với mỗi vị trí trách nhiệm và công việc cần thực hiện cũng nhiều hơn. Công việc có độ phức tạp càng
cao thì định mức tiền lương cho công việc đó càng cao. Chính vì thế không có gì phải thắc mắc khi cũng làm kế toán nhưng có những nhân viên kế toán lương chỉ từ
4 - 7 triệu, còn lương nhân viên kế toán trưởng lại dao động từ 8 – trên 10 triệu/ tháng.
b. Khối lượng công việc
2Theo báo cáo của TITA Search năm 2016
3Theo khảo sát mức lương của Vietnamwork năm 2017
19
Khối lượng công việc không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức thu nhập của người lao động bởi tùy vào tính chất lĩnh vực của từng loại ngành nghề mà sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến định mức lương. Không thể cho rằng người này làm nhiều hơn thì sẽ có lương cao hơn mà còn phải tùy thuộc vào chất lượng công việc mà người đó đem lại.
Đối với những công ty lớn, những tập đoàn thì họ có phòng ban kế toán riêng và mỗi kế toán sẽ đảm nhiệm những công việc nhất định. Còn đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa hay các hộ kinh doanh cá thể có quy mô hoạt động nhỏ thì kế toán viên có thể kiêm luôn công việc của kế toán thuế, do vậy đương nhiên khối lượng công việc nhiều hơn nhưng không thể cho rằng họ sẽ
có mức thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người ngoài giờ làm việc trên công ty thì họ còn nhận thêm việc để làm ở nhà để gia tăng thu nhập.
Vì vậy, có thể thấy khối lượng công việc tùy vào từng điều kiện cụ thể sẽ có sự ảnh hưởng khác nhau đến mức lương. Chúng ta không thể chỉ xem xét đến mỗi khối lượng mà còn phải quan tâm đến cả chất lượng, hiệu quả trong công việc.
c. Thời gian làm việc
Ngoài các nhân tố trên thì thời gian làm việc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người lao động. Ngoài mức lương cơ bản theo giờ hành chính thì kế toán viên hay kiểm toán viên còn được nhận thêm lương ngoài giờ khi tăng ca, nhận việc làm tại nhà.
2.3.2.3. Nhân tố BÊN TRONG doanh nghiệp a. Quy mô doanh nghiệp:
Quy mô doanh nghiệp là việc phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Nguồn vốn, khả năng, kinh nghiệm… của chủ đầu tư. Hiện nay, phần lớn các DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chiếm
20
khoảng 98% trong tổ ng số 600.000 DN cả nước, đóng góp khoảng 48% GDP và tạo ra hơn 50% việc làm cho xã hội4. DNNVV với đặc điểm quy mô nhỏ, thị trường nhỏ hẹp và khả năng cạnh tranh không cao, thì vấn đề quan trọng cần xét đến là công tác kế toán. Quy mô các DN càng nhỏ thì mức độ đầu tư triển khai công tác kế toán càng hạn chế. Để tiết kiệm chi phí, nhiều DN không tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê kế toán bên ngoài ngoài.
Quy mô của chính doanh nghiệp cũng sẽ quyết định một phần tới việc kế toán lương bao nhiêu. Trong đơn vị có bộ máy vận hành khổng lồ, chuyên nghiệp, với quy mô lớn thì đồng nghĩa với việc nhiệm vụ và trách nhiệm trên vai nhân viên kế toán sẽ lớn hơn. Do đó, doanh nghiệp nhất định sẽ đưa ra mức thu nhập tốt hơn cho các nhân viên so với kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác. Thêm vào đó là điều kiện đãi ngộ, chế độ thưởng, … khi kế toán thực hiện tốt công việc, giúp tình hình tài chính của công ty phát triển thuận lợi cũng sẽ có sự khác biệt.
b. Tình hình tài chính
Ngoài quy mô, tình hình tài chính cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng đến mức lương của kế toán, kiểm toán nói riêng và lương lao động nói
chung. Đặc biệt khi tình hình tài chính của công ty không vững mạnh, mức lương và đãi ngộ dành cho lao động sẽ không tốt. Hoạt động công ty không hiệu quả, lợi nhuận thấp dần,... đồng nghĩa với việc giả định hoạt động liên tục của công ty
không được chắc chắn, là một vấn đề lớn đối với kế toán, về công tác, tính ổn định
ảnh hưởng lớn tới thu nhập. Ngược lại, khi tài chính của doanh nghiệp vững mạnh, lợi nhuận cao, tăng trưởng tốt chính là một triển vọng tốt cho mức lương của kế
toán, kiểm toán. Về khía cạnh tình hình tài chính của công ty, kế toán - kiểm toán khi ra trường cần có kiến thức để tìm hiểu, đánh giá, nhận định và ra quyết định làm việc phù hợp với khả năng của bản thân sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Công ty có doanh thu cao, lợi nhuận lớn thì đương nhiên có khả năng chi trả lương cho
4Diễn đàn Đầu tư kinh doanh ngày 14/9/2019
21
bạn sẽ tốt hơn rất nhiều, đồng thời sẽ có thêm nhiều chính sách đãi ngộ khác như lương tháng 13, thưởng,… Còn kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tiết kiệm chi phí nên thường cắt giảm nhiều nhân sự, mức lương có thể thấp hơn các
doanh nghiệp lớn là điều dễ hiểu. c. Địa điểm doanh nghiệp:
Hiện mức lương ngành kế toán tổng hợp cũng như các ngành khác có sự
chênh lệch chút ít giữa các tỉnh thành phố. Tại các tỉnh thành phố lớn, đô thị phát triển, dân cư đông đúc, giá cả thường cao hơn vùng nông thôn, do vậy kéo theo mức lương của kế toán tại đây cũng cao hơn một chút so với kế toán các khu vực khác.
Mức lương làm việc ở các tỉnh sẽ khác so với làm việc ở các thành phố
lớn như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Thực tế theo số liệu thống kê có thể đến kết luận rằng ở đâu có mức sống cao, thu nhập sẽ tương đối cao hơn.
d. Mức đãi ngộ nhân viên
Trong mỗi doanh nghiệp, hầu hết đều có mức đãi ngộ dành cho nhân viên. Tùy vào nhiều yếu tố như cách quản lý, văn hóa, ... của doanh nghiệp mà mức đãi ngộ
khác nhau. Mức đãi ngộ có thể thể hiện ở các ví dụ như: việc giáo dục dành cho con cái nhân viên, các chi tiêu vật chất bên ngoài với đơn vị liên kết, du lịch để nâng cao tinh thần làm việc,... nhằm làm tăng năng suất lao động. Hiển nhiên, khi một doanh nghiệp có mức đãi ngộ phù hợp với mong muốn là khả năng của bản thân, thì người lao động nói chung và kế toán - kiểm toán nói riêng sẽ cố gắng nhằm đạt được mục tiêu. Mức đãi ngộ cũng là yếu tố xác định lương.
2.3.2.4. Nhân tố BÊN NGOÀI doanh nghiệp a. Lương thưởng trên thị trường
Tình hình cung và cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố
bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng đến số lượng tiền công mà người chủ sử
22
dụng sức lao động sẽ đưa ra để thu hút và giữ gìn người lao động có trình độ. Sự thay đổi cơ cấu đội ngũ lao động, các chế định về giáo dục và đào tạo cũng ảnh hưởng đến mức tiền lương của doanh nghiệp.
Mức lương của công ty cạnh tranh, của công ty kinh doanh cùng lĩnh vực, khu vực, lương của doanh nghiệp và các chi nhánh, trụ sở, mức lương tối thiểu, bình quân...). Ví dụ như đối với các công ty kiểm toán độc lập, đối với sinh viên mới ra trường, mức lương thưởng ở các công ty thường chênh lệch rất ít hoặc không đáng kể. Như ở 4 công ty kiểm toán và tư vấn thuế lớn nhất trên thế giới (KPMG, EY, Pwc, Deloitte) đối với sinh viên mới ra trường, vào làm việc vớichức vụ trợ lý kiểm toán, mức lương có thể cao hơn.
b. Tăng trưởng nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình
quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Chế độ tiền lương của ta thời gian qua không những không cơ bản mà còn mất tác dụng kích thích, thực sự chưa hướng tới các mục tiêu cơ bản: thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích thích động viên nhân lực, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật.
Quan hệ giữa tiền lương và tăng trưởng kinh tế: Chính sách tiền lương có
ýnghĩa kinh tế - xã hội quan trọng. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề lương liên quan đến tăng trưởng kinh tế. Có ý kiến cho rằng tăng tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả
hàng hóa sẽ kéo theo giá cả hàng hóa tăng và chi phí sản xuất tăng và tăng lạm phát. Có ý kiến cho rằng tiền lương thấp sẽ không khuyến khích sản xuất và làm giảm tiêu thụ hàng hóa và do đó ảnh hưởng đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
23
Trong mộ t nền kinh tế đang suy thoái, nguồn cung ứng lao động dĩ nhiên tăng cao có nghĩa là số người thất nghiệp tăng. Do đó, các công ty có khuynh hướng hạ thấp lương hoặc không tăng lương.
c. Chi phí sinh hoạt
Nhà nước cũng quyết định mức lương tối thiểu để cho nhân viên đủ sống khi làm việc tại các công ty. Lý luận chi phí sinh hoạt rất đơn giản: Khi giá tăng lên trong một giai đoạn nhất định nào đó, thì tiền lương thưởng hiện thời thực sự bị giảm xuống. Do đó công ty phải tăng lương theo một tỉ lệ nhất định đủ để cho nhân viên duy trì mức lương thực sự trước đây.
d. Luật pháp
Chính sách lương thưởng phải tuân theo luật lệ của nhà nước. Luật lao động của các nước nói chung của Việt Nam nói riêng đều nghiêm cấm phân biệt đối xử nam, nữ khi trả lương.
Bộ luật 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021, trong đó quy định về tiền lương, tiền thưởng, phép của người lao động:
(1) Tiền lương theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương trong thời gian thử việc: Do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
(2) Mức lương: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ (BLLĐ
2012 quy định mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành).
Dự kiến, lương tối thiểu vùng năm 2021 sẽ giữ nguyên như năm 2020 theo
24
phương án đã được Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu tán.
Như vậy, nếu Chính phủ đồng ý với phương án này thì tiền lương tối thiểu
vùng năm 2021 sẽ là: Vùng 1 là 4.420.000 đồng/tháng; vùng 2 là 3.920.000
đồng/tháng; vùng 3 là 3.430.000 đồng/tháng; vùng 4 là 3.070.000 đồng/tháng.