1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội: Phần 1

87 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu Hỏi - đáp pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Pháp luật về phòng, chống ma túy; Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện ma túy; Vận chuyển trái phép chất ma túy; Cai nghiện ma túy;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Trang 7

CHÚ DẪN CỦA NHÀ XUẤT BẢN

Tệ nạn xã hội là những hiện tượng cĩ tính tiêu cực, biểu hiện thơng qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, cĩ thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội Hiện nay, sự gia tăng đáng

báo động của các tệ nạn xã hội, sự diễn biến phức tạp và những tác hại khơn lường của các tệ nạn xã hội,

đặc biệt là các tệ nạn ma túy, mại dâm và cờ bạc đã

trở thành vấn nạn của xã hội, đặt ra những thách

thức cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, gia đình và các cá nhân trong việc tìm ra giải pháp phịng, chống Trước yêu cầu đĩ, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành và hồn thiện các văn

bản quy phạm pháp luật về phịng, chống các tệ nạn xã hội, làm cơ sở pháp lý hữu hiệu để giải quyết hiện

trạng này

Trang 8

loại tệ nạn xã hội nguy hiểm, gây mất ổn định trật tự

xã hội và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là các tệ nạn ma túy, mại dâm và cờ bạc

Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 9 năm 2016

Trang 9

Phần 1

PHÁP LUẬT VE PHONG, CHONG MA TUY

Câu hỏi 1: Cĩ những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào của Nhà nước ta quy định về cơng tác phịng, chống ma túy?

Trả lời:

Đến tháng 8-2016, cơng tác phịng, chống ma túy được Nhà nước ta quy định ở những văn bản

pháp luật sau:

1 Luật phịng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2008

9 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013

của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an tồn xã hội; phịng, chống tệ nạn xã hội; phịng cháy và chữa cháy;

phịng, chống bạo lực gia đình (gọi tắt là Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ)

3 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 9009, Bộ luật hình sự năm 20151

1 Bộ luật hình sự năm 2015 hién dang lùi hiệu lực thi hành

Trang 10

Câu hỏi 3: Ma túy là gì?

Trả lời:

1 Theo khái niệm khoa học: Ma túy là các

chất cĩ nguồn gốc tự nhiên (thuốc phiện, cần

sa, ); bán tự nhiên hoặc bán tổng hợp (hêrợn, )

hay tổng hợp (thuốc lắc, đá, ke, ); khi được đưa

vào cơ thể con người, nĩ cĩ tác dụng lên hệ thần

kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm giác dễ chịu, mà khi dùng nhiều lần thì phải sử dụng lại nĩ nếu khơng sẽ rất khĩ chịu!

2 Theo Điều 2 Luật phịng, chống ma túy

năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008, quy định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành Hiện nay, danh mục các chất ma túy được quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP

ngày 19-7-2013 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị

định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09-12-2015 của Chính phủ

3 Theo cách hiểu thơng thường ngồi xã hội

thì ma túy được hiểu là thuốc phiện, cần sa,

hêrơin, thuốc lắc, đá, ke,

Trang 11

Câu hỏi 8: Cĩ những loại ma túy nào?

Trả lời:

Ma túy được phân thành 3 loại:

+ Ma túy tự nhiên: thuốc phi

+ Ma túy bán tổng hợp: hêrơin

, cần sa,

+ Ma túy tổng hợp: Amphetamine,

Methamphetamine, MDMA (thuốc lắc, đá, ke, )

Câu hỏi 4: Ma túy tổng hợp là gì? Cĩ mấy

loại ma túy tổng hợp?

Trả lời:

- Ma túy tổng hợp là những chất ma túy được tổng hợp hồn tồn bằng các phản ứng hĩa học, từ

nguyên liệu ban đầu là các tiền chất ma túy và các hĩa chất cần thiết khác Ví dụ: Ma túy tổng hợp Methamphetamine được tổng hợp từ tiền chất Pseudoephedrine hoặc Ephedrine va một số hĩa chất khác - Ma túy tổng hợp được chia thành 3 nhĩm: + Nhĩm các chất gây kích thích thần kinh: nhĩm này chiếm đa số

Amphetamine là chất cơ bản của nhĩm này, cĩ tên đây đủ là Amphetamine Type Stimulants,

viết tắt là ATS nên thường gọi là ma túy tổng hợp

ATS Đây là những chất kích thích mạnh mẽ, vì

vậy cịn được gọi là “chất loạn thần”, “ma túy

Trang 12

+ Nhĩm các chất gây ảo giác: LSD, GHB (nước

biển), Mecalin, axit Lysygrie,

+ Nhĩm các chất gây ức chế: Hypnoties (thuốc ngủ), Diazepam (thuốc an thần) được dùng

trong chữa bệnh, cĩ sự kiểm sốt chặt chẽ của Bộ

Y tế

Ma túy tổng hợp được sản xuất từ tiền chất,

do vậy thường xuyên xuất hiện những chất ma túy tổng hợp mới trên thị trường

Câu hỏi õ: Tác hại của ma túy đối với ban

thân người nghiện, gia đình và xã hội như

thế nào? Trả lời:

~- Đối với bản thân người nghiện:

+ Làm hủy hoại sức khỏe, làm mất khả năng

lao động học tập, làm cho thần kinh người nghiện

bị tổn hại Dùng ma túy quá liều cĩ thể dẫn đến

cái chết

+ Gây nghiện mạnh, sức khỏe giảm sút Khi

tiêm chích ma túy dùng chung bơm kim tiêm

khơng tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm vi rút viêm

Trang 13

+ Thối hĩa nhân cách, rối loạn hành vị, lối

sống, dễ vi phạm pháp luật

+ Mâu thuẫn và bất hịa với bạn bè, thầy cơ giáo và gia đình

+ Mất lịng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, đễ bị mất việc làm

+ Ma túy cịn gây tác hại lâu dài cho con cái,

nịi giống: các chất ma túy ảnh hưởng đến hệ thống hoĩc mơn sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình

phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho

các gien độc cĩ điều kiện hoạt hĩa, dẫn tới suy yếu nịi giống

- Đối với gia đình:

+ Làm tiêu hao tiền bạc của bản thân người nghiện và gia đình Nhu cầu cần tiền để mua ma

túy của người nghiện là rất lớn, mỗi ngày ít nhất

từ 50.000 - 100.000 đơng, thậm chí 01 - 09 triệu

déng/ngay Vì vậy, khi lên cơn nghiện, người

nghiện ma túy cĩ thể tiêu tốn hết tiền của, tài

sản, đồ đạc của gia đình vào việc mua ma túy để

thỏa mãn cơn nghiện của mình, hoặc để cĩ tiền sử

dụng ma túy, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề

mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của + Sức khỏe các thành viên khác trong gia đình

giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn khơng ngon, ngủ

Trang 14

+ Gây tổn thất về tình cảm (thất vọng, buồn

khổ, hạnh phúc gia đình tan vỡ, ly thân, ly hơn, con cái khơng ai chăm sĩc )

+ Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sĩc

và điều trị các bệnh của người nghiện do ma túy gây ra

~ Đối với xã hội:

+ Gây mất trật tự an tồn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại

dam, bang nhĩm

+ Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc Làm giảm sút sức lao

động sản xuất trong xã hội Tăng chỉ phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc

phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại Ma túy cịn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm họa tồn cầu chưa cĩ thuốc chữa ) Tính đến tháng 6-2015, nước ta cĩ khoảng 227.000 người nhiễm HIV cịn sống”

thì cĩ 75% là do tiêm chích ma túy

+ Ảnh hưởng đến giống nịi, hủy diệt giống nịi: do các chất ma túy ảnh hưởng đến hệ thống hoĩc mơn sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình

thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc cĩ

điều kiện hoạt hĩa, dẫn tới suy yếu nịi giống

Trang 15

Câu hỏi 6: Thế nào là người nghiện ma

túy? Biểu hiện thường thấy ở người nghiện

ma túy như thế nào?

Trả lời:

Người nghiện ma túy là người sử dụng chất

ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị

lệ thuộc vào các chất này; khơng sử dụng nĩ sẽ rất khĩ chịu

Người nghiện ma túy cĩ các đặc trưng sau:

+ Cĩ sự ham muốn khơng kìm chế được và phải sử dụng ma túy bằng bất kỳ giá nào

+ Cĩ khuynh hướng tăng dần liều dùng điều dùng lần sau cao hơn liều dùng lần trước

mới cĩ tác dụng)

+ Tâm sinh lý bị lệ thuộc vào tác dụng của chất đĩ

+ Thiếu thuốc sẽ xuất hiện các triệu chứng như: uể oải, hạ huyết áp, lên cơn co giật, đau đĩn và cĩ thể làm bất cứ điều gì miễn là cĩ chất ma

túy để sử dụng

+ Khơng kiểm sốt được hành vi, cĩ thể làm những việc mà bình thường khơng dám làm

Câu hỏi 7: Nguyên nhân dẩẫn đến tình

trạng nghiện ma túy trong lứa tuổi thanh,

thiếu niên hiện nay?

Trả lời:

Cĩ một số nguyên nhân sau đây:

Trang 16

- Nguyên nhân từ phía gia đình:

Gia đình là nơi đứa trẻ sinh ra và lớn lên, vì

vậy mơi trường cuộc sống gia đình cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý

cũng như nhân cách của trẻ Khơng khí gia đình

rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình tiếp cận và trở thành đối tượng nghiện của thanh, thiếu niên Những đứa trẻ mà cha mẹ cĩ mối

quan hệ phức tạp như: ly thân, ly hơn cĩ xu

hướng nghiện cao hơn Những gia đình đi kiện

kinh tế khá giả mà nuơng chiều thái quá để cho

con em mình cĩ điều kiện giao du, chơi bời quá trớn cũng rất dễ bị mắc nghiện Sự buơng long

quản lý, ít quan tâm đến con cái hay nuơng chiều

thái quá và khơng khí gia đình khơng bình thường là một trong những nguyên nhân chính

dẫn đến đứa trẻ tiếp cận với ma túy và trở thành

kẻ nghiện ma túy

- Nguyên nhân từ xã hội:

Trong gia đình, bố mẹ khơng quan tâm đến con cái hoặc nuơng chiều thái quá dẫn đến sự quản lý con cái bị buơng lỏng thì với sự nhạy cảm của thanh, thiếu niên những tật xấu rất dé xâm nhập Đầu tiên là mải chơi, đua địi, lười học, học kém, bỏ học dân đến bị lơi kéo nghiện ma túy Đa số đối tượng thanh, thiếu niên nghiện đều thất học, hoặc cĩ trình độ học vấn thấp, phần lớn trong số họ mới cĩ trình độ tiểu học, số ít đang học đỏ

Trang 17

trung học cơ sở, hoặc đang học đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Đa số họ khơng được

đào tạo về nghề nghiệp, bởi vậy cơ hội để tham gia

vào quá trình phát triển xã hội là rất nhỏ Khơng

nghề nghiệp, hoặc nghề nghiệp khơng ổn định, cĩ

địa vị thấp trong xã hội, thu nhập thấp và khơng

ổn định, khơng kiếm đủ tiền cho cuộc sống độc lập của mình, vì thế họ cĩ cảm giác thua thiệt về tâm

lý, đễ sinh chán chường, bất mãn và sinh ra nghiện ngập

Với lớp trẻ đang học phổ thơng cơ sở rất dé bị

lơi kéo vào con đường nghiện ma túy Lý do là các

em khơng cĩ "sân chơi" lành mạnh, nếu muốn giải trí các em phải tìm đến các địa điểm mà ở đĩ vì lợi

nhuận, hay đã cĩ sẵn những kẻ xấu khơng từ thủ đoạn nào để lơi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma túy

Đặc biệt, cơng tác tuyên truyền, giáo dục về

tác hại, hậu quả của ma túy nhằm tạo phong trào quần chúng rộng khắp trong phịng ngừa, lên án, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy chưa thường xuyên và đủ mạnh,

chưa sâu, chưa đến được nhiều với từng gia đình, từng cộng đồng thơn xĩm, làng, xã, khu phố và đến tới từng cơng dân Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt động thực tế Do vậy,

vẫn cịn khơng ít người chưa nhận thức và hiểu

Trang 18

- Nguyên nhân từ phía bạn bè:

Ngồi gia đình với sự chăm sĩc, kèm cặp sát

sao của cha mẹ, nhà trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy, cơ giáo thì thanh, thiếu niên cịn chịu ảnh hưởng lớn của mơi trường bạn bè Bản

chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương

hợp về sở thích và hứng thú Điều này luơn cĩ tác động hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhĩm bạn

tốt sẽ cĩ thể học theo bạn những cử chỉ, hành vi

đẹp, biết giúp đỡ quan tâm đến mọi người Ngược lại, nếu các em tiếp xúc với nhĩm bạn xấu, sẽ học từ bạn bè những hành vi khơng tốt, như thĩi vơ

trách nhiệm, địi hỏi quá đáng và khơng chịu nghe

lời Kết quả điều tra cho thấy 100% số người

nghiện cĩ nhĩm bạn cũng là người nghiện, hoặc cĩ tiền án, tiền sự khác'

- Nguyên nhân từ những đối tượng nghiện:

Một số cha mẹ của thanh, thiếu niên nghiện

ma túy cho rằng, con cái của họ cĩ thể đã bị bạn bè hay kẻ buơn bán ma túy ép dùng ma túy Tuy nhiên, các thanh, thiếu niên nghiện ma túy lại

nĩi rằng họ sử dụng ma túy vì muốn giải sầu, muốn cĩ cảm giác dễ chịu, muốn quên đi những

rắc rối của mình và thư giãn Họ muốn vui vẻ, thỏa mãn trí tị mị, thích mạo hiểm, làm dịu bớt nỗi đau, cảm thấy mình là người lớn, tổ ra độc

1 Số liệu tác giả tổng hợp tại một số cuộc hội thảo

Trang 19

lập, muốn thuộc về một nhĩm nào đĩ, hay trơng

"hay hay" thì tham gia thử Khi đã thử một vài

lần sẽ mắc nghiện

Câu hỏi 8: Những dấu hiệu để nhận biết

về một người nghiện ma túy?

Trả lời:

Theo tài liệu của Ủy ban quốc gia phịng,

chống ma túy thì cĩ các cách nhận biết một người

đã nghiện ma túy qua các biểu hiện sau đây: - Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều

- Hay tụ tập, đi lại đàn đúm với những người khơng cĩ cơng ăn việc làm, khơng lao động khơng học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy

- Đi lại cĩ quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ

nhất định nào đĩ dù cĩ đang bận việc gì cũng tìm

cách kiếm cĩ để “đi”

- Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với

mọi người (kể cả người thân trong gia đình) - Tam trạng thường lo lắng, bồn chơn, đơi

khi nĩi nhiều, nĩi dối, hay cĩ biểu hiện chống đối, cáu gắt

- Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, khơng chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học

sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm

Trang 20

- Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng

tiền khơng cĩ lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán dé đạc cá nhân và của

gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt

- Túi quần, áo, cặp sách, phịng ở thường cĩ nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc

phiện, gĩi nhỏ hêrợn

- Cĩ dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khuỷu tay, mặt trong mắt cá chân, bẹn, ở cổ

- Đối với người đã nghiện nặng, ngồi các dấu hiệu trên cịn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ; da tái, mơi thâm, cơ thể hơi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm

Chú ý: Những người nào cĩ càng nhiều những biểu hiện nêu trên thì người đĩ càng cĩ

nhiều khả năng đã nghiện ma túy Chắc chắn

nhất là lấy nước tiểu đem xét nghiệm chất ma túy để khẳng định Câu hỏi 9: Tại sao nghiện ma túy lại rất khĩ cai nghiện, từ bỏ? Trả lời: Các nhà bác học đã nghiên cứu tìm ra các endorphin, tức moĩcphin nội sinh, do chính cơ thể

tiết ra, nhờ chúng mà cuộc sống của con người ta cân bằng và thoải mái Khi sử dụng ma túy nhiều

Trang 21

động mà cịn làm thay đổi hoạt động của một số

chất sinh học trong cơ thể, đặc biệt là đối với tế

bào thần kinh, cơ thể phải điều chỉnh, thích ứng dần với ma túy được đưa vào, lượng endorphin bị

ức chế sẽ ít đần và sau cùng hồn tồn khơng được sản sinh ra Như vậy, dần dần người nghiện sẽ lệ thuộc ngày càng nhiều vào ma túy Nếu ngừng sử dụng ma túy, do cơ thể khơng tiết dẫn

ra các endorphin, sự điều chỉnh hoạt động các

chất sinh học bị hụt hãng hồn tồn sẽ đưa đến

hội chứng cai nghiện (withdrawal symptom) Người nghiện sẽ cĩ những cơn vật vã dữ dội, ngáp chảy nước mắt, nước mũi, khĩ chịu, tháo dạ, đau bụng, nổi da gà, v.v Cùng với các triệu chứng này, người nghiện ma túy trở nên thèm khát ma

túy, dễ dẫn đến những hành vi khơng lường trước được, khơng tự chủ được bản thân Dấu hiệu của

hội chứng cai cao độ khoảng 48 - 72 giờ sau khi

dùng ma túy và bắt đầu giảm bớt sau một tuần

Tuy nhiên, một vài chức năng của cơ thể sau 06

tháng vẫn chưa trở lại bình thường Khi ngừng sử dụng ma túy sẽ gây ra sự đĩi moĩcphin ở tế bào thần kinh trong khoảng từ 01 - 02 năm

Các chất ma túy đã tạo cho thần kinh con người luơn trong trạng thái bị kích thích, bị “cột chặt” thân phận với ma túy Khi đã dùng ma túy

với liều cao thường xuyên, cĩ thể người nghiện đã

bị đầu độc hệ thần kinh, tiêu hĩa bị rối loạn nên phản ứng chậm chạp, trở nên thẫn thờ, cơ thể hao

Trang 22

mịn, gầy yếu, cĩ lúc bị kích thích cao độ cĩ thể dẫn tới các hành động liều lĩnh, gây ra tội lỗi

Nghiện ma túy làm cho cơ thể người nghiện luơn trong trạng thái bị nhiễm độc, gây nên các

rối loạn cục bộ hoặc các rối loạn tồn thân Vì vậy,

việc cai nghiện ma túy địi hỏi người nghiện phải cĩ quyết tâm cao và cĩ nghị lực Người nghiện phải hồi tâm, tự tách mình ra khỏi mơi trường ma túy nếu khơng thì việc cai nghiện sẽ khơng cĩ

hiệu quả

Câu hỏi 10: Gia đình, xã hội và cá nhân phải làm gì để con em mình khơng nghiện

ma túy?

Trả lời:

1 Về phía gia đình:

- Bố mẹ phải làm gương tốt trong lối sống,

cách ứng xử, tránh để xảy ra xung đột trước mặt

con cái Nếu gia đình hịa thuận (đặc biệt đối với các gia đình trẻ) sẽ tạo cho trẻ ổn định về mặt

tâm lý, hình thành nhân cách tốt cho trẻ

- Các bậc phụ huynh phải cĩ những giải

pháp đúng đắn để định hướng cho trẻ ngay từ khi cịn ở tuổi chưa đi học Tức là, giáo dục cho

đứa trẻ biết quan điểm của cha mẹ về cái gì “tốt”,

cái gì “xấu”

- Phải xây dựng được mối liên kết chặt chẽ của

Trang 23

tính tự lập của đứa trẻ, khơng để cho chúng cĩ cảm giác bị lệ thuộc, mất tự do bằng cách hướng cho con cái tự chọn cho mình những cái mình thích (tất nhiên vẫn trong khuơn khổ - tự do trong khuơn

khổ) điều này sẽ làm cho việc chối từ ma túy trỏ nên đễ dàng hơn trong những năm tiếp theo

- Khi đến tuổi tới trường, bố mẹ cần quan tâm chăm sĩc đến khẩu vị, cách ăn uống của con cái, hạn chế sự ăn uống bừa bãi của trẻ Mặc dù trẻ vị

thành niên cĩ thể khơng quan tâm nhưng cha mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội để chỉ ra cho chúng biết những tác hại của ma túy

Đặc biệt, khi đứa trẻ bước sang tuổi dậy thì,

bố mẹ nên quan tâm đến đời tư của con cái để

hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các

mối quan hệ Cần phải biết con mình quan hệ với ai, bạn bè tốt hay xấu Đứa trẻ nào cĩ tất cả bạn bè đều dùng ma túy thì cĩ khả năng chính chúng

cũng (hoặc sẽ) dùng ma túy

+ Nên cĩ sự qua lại giữa các phụ huynh với nhau, bằng cách làm quen với cha mẹ của bạn bè của con cái để cĩ hỗ trợ cho nhau, ngăn chặn con

cái mình sa đà Phải làm sao gần gũi với cuộc

sống hàng ngày của con cái mình hơn

+ Song song với việc quan tâm đến con cái để

kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những thĩi hư, tật

xấu của chúng thì việc khen ngợi, khuyến khích

con em mình làm những việc tốt cũng rất cần thiết

Trang 24

vì nĩ sẽ tạo ra cho đứa trẻ hưng phấn và lịng tự tin, quên đi những cảm giác bị ràng buộc, mất tự do, ngăn chặn những “bột phát” của đứa trẻ

- Cần phải biết rằng, những đứa trẻ bỏ học khi cịn nhỏ, hay khơng cĩ điều kiện tiếp tục cắp sách đến trường thì nguy cơ nghiện ma túy dễ

dang hơn Vì trong khi cịn học tập tại nhà trường,

trẻ em sẽ cĩ điều kiện tìm hiểu về tác hại của ma

túy và cách phịng tránh Vì lẽ đĩ, mọi gia đình

hãy hết sức quan tâm đến việc học tập của con em

mình, khơng để con em bỏ học giữa chừng Đối với những thanh niên chưa cĩ cơng ăn việc làm hoặc

việc làm khơng ổn định thì gia đình cũng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm để động viên, san sẻ

những khĩ khăn, giúp họ vượt lên, hướng tới

tương lai tốt đẹp

- Sự tác động của gia đình là một trong những

yếu tố quan trọng nhất để hạn chế thanh, thiếu

niên nghiện ma túy

92 Về phía nhà trường và xã hội:

- Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho con

trẻ tham gia các tổ chức như Đội thiếu niên,

Đồn thanh niên để thanh, thiếu niên cĩ điều

kiện tiếp xúc, hịa nhập với nhĩm bạn tốt, sống cĩ lý tưởng Kết hợp học tập nội khĩa với tuyên

truyền, giáo dục tác hại của ma túy, nội dung

Trang 25

báo tường, thi tìm hiểu cĩ thưởng để thanh, thiếu niên tìm hiểu và cĩ nhận thức đúng đắn, nghiêm túc với tệ nạn ma túy

+ Với những học sinh cĩ biểu hiện học sút kém

và các biểu hiện tiêu cực khác cần phải kết hợp với

phụ huynh học sinh đĩ để tìm hiểu nguyên nhân và theo đõi, ngăn chặn khơng cho trẻ em nhiễm

thĩi hư, tật xấu dẫn đến nghiện ma túy

+ Với những học sinh đã mắc nghiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện kịp thời để phân cơng bạn bè

và cùng gia đình thời ngăn chặn, giúp các em

khơng tiếp tục nghiện, rồi tiến tới cai nghiện Nhà

trường cũng nên nhận học trở lại những em học sinh, sinh viên đã phải nghỉ học để cai nghiện

nhằm động viên, khuyến khích các em quyết tâm

cai nghiện Sau đĩ, sử dụng chính những em này

làm lực lượng tuyên truyền, vận động chống

nghiện ma túy

+ Nhà trường và địa phương cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật sự bổ ích và

lý thú để lơi kéo thanh, thiếu niên, tạo niềm hứng thú say mê lành mạnh cho họ Phải cĩ sự phối hợp

chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức

xã hội nơi thanh, thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh, thiếu niên

khơng để họ bị ma túy lơi kéo

+ Những hàng rong, những quán bán hàng

xung quanh khu vực trường hoc rat dé bi bọn

Trang 26

người xấu lợi dụng để làm các tụ điểm phát tán

ma túy, vì vậy phải được kiểm tra chặt chẽ Nếu thấy cần thiết thì kết hợp giữa nhà trường và các

cơ quan chức năng kiên quyết dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong xung quanh khu vực trường học

+ Với những thanh niên chưa cĩ việc làm cần

cĩ kế hoạch đào tạo, dạy nghề và bố trí việc làm để hạn chế sự tự do, vơ kỷ luật Với đội ngũ này cần phải kết hợp các cơ quan, đồn thể xung

quanh nơi họ đang sống để theo dõi, vận động khơng để họ bị ma túy lơi kéo

Tĩm lại, phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ giữa

nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi

thanh, thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh, thiếu niên khơng để họ bị ma túy lơi kéo Nếu làm tốt cơng tác này sẽ hạn chế tối đa vấn nạn nghiện ma túy trong thanh, thiếu niên hiện nay

Câu hỏi 11: Khi trong gia đình cĩ người nghiện ma túy thì người nhà của người nghiện

phải làm gì?

Trả lời:

Khi trong nhà cĩ người nghiện ma túy thì người

nhà phải:

- Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện

Trang 27

- Giúp người nghiện ma túy cai nghiện tại gia

đình theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;

- Theo dõi, giám sát, phịng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma túy hoặc cĩ hành vi gây mất trật tự, an tồn xã hội;

- Hỗ trợ cơ quan cĩ thẩm quyền đưa người

nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đĩng gĩp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 12: Ma túy gây tác hại về kinh tế

như thế nào? Trả lời:

- Nghiện ma túy gây tổn hại lớn về kinh tế của bản thân người nghiện, gia đình và xã hội

Người nghiện ma túy nhẹ trung bình mỗi ngày dùng 100.000 đồng để mua ma túy; người nghiện

nặng cĩ thể dùng tới trên 1.000.000 đồng Với hơn 204 nghìn người nghiện (cĩ hồ sơ quản lý năm 2015)! của nước ta sẽ chỉ phí rất lớn Bản thân

người nghiện thời gian dài sẽ làm cho sức khỏe giảm sút, khả năng lao động kém, khơng cĩ việc

làm hoặc việc làm khơng ổn định nên phải lấy tiền của gia đình hoặc trộm cắp đồ của người khác để bán lấy tiền mua ma túy

1 Nguồn: tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150611/ca- nuoc-co-hon-204.000-nguoi-nghien-ma-tuy/760371.html

Trang 28

~- Chỉ phí điều trị cắt cơn nghiện rất tốn kém Sự tăng nhanh của số người nghiện địi hỏi phải cĩ nhiều cơ sở cai nghiện ma túy và các dịch vụ chữa trị khác, do vậy gây thiệt hại trực tiếp về

kinh tế của Nhà nước ta

- Ma túy cịn gây ra hàng loạt những thiệt hại

gián tiếp mà xã hội phải gánh chịu như: thiệt hại kinh tế do sản phẩm, thu nhập bị mất đi vì người lao động hay ốm, đau, chết, năng suất lao động giảm Do vậy, thu nhập quốc dân giảm trong khi chỉ phí cho dự phịng và chăm sĩc y tế xã hội lại

tăng; chỉ phí đào tạo cán bộ, cơng nhân cĩ tay nghề để thay thế những người nghiện cũng tăng lên

- Người nghiện cịn gây ra các vụ án cướp của,

gây thương tích cho người khác, giết người, khơng chỉ làm tổn hại đến tỉnh thần và trật tự xã hội mà cịn làm ảnh hưởng đến các chỉ phí xã hội

khác như điều trị cho người bị thương, chỉ phí cho

người bị chết, là rất lớn

Câu hỏi 13: Ma túy gây tác hại cho xã hội

như thế nào? Trả lời:

- Ma túy gây tác hại lớn đối với con người và xã hội Tại diễn đàn của Liên hợp quốc, ngài

Trang 29

của tồn nhân loại Khơng một quốc gia, dân tộc nào thốt ra khỏi vịng xốy khủng khiếp của nĩ

để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và

buơn lậu ma túy gây ra Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng, vắt cạn kiệt

nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiểm năng

quý báu khác mà lẽ ra phải được huy động cho

việc phát triển kinh tế - xã hội, đem lại ấm no,

hạnh phúc cho mọi người Ma túy đang làm suy thối nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xĩi mịn đạo lý, kinh tế, xã hội Nghiêm trọng hơn, ma túy cịn là tác nhân chủ

yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS

- Thực tế ở nước ta những năm gần đây, ma túy đã gây tác hại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, văn hĩa và xã hội, làm kìm hãm sự phát triển của đất nước

Câu hỏi 14: Tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, an

tồn xã hội như thế nào?

Trả lời:

- Để cĩ tiền sử dụng ma túy, hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp, cướp của, giết người, buơn bán ma túy Qua thống kê cho thấy,

cĩ khoảng 70% số vụ phạm pháp hình sự hàng

năm là do người nghiện ma túy gây ra hoặc cĩ

liên quan đến ma túy Trong số những người bị

Trang 30

bắt hàng năm vì phạm tội, cĩ từ 40% đến 60% số

người phạm tội liên quan đến ma túy

- Do bị kích thích, khơng làm chủ được hành

vi sau khi sử dụng các chất ma túy, đặc biệt là ma

túy tổng hợp dạng đá, nhiều người nghiện đã

phạm các tội về gây rối trật tự cơng cộng như đua

xe trái phép, vi phạm luật lệ giao thơng; những

năm gần đây những người nghiện ma túy tổng hợp dạng đá (ngáo đá) gây ra nhiều vụ hiếp dâm, giết người thân, giết nhiều người, gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng

- Trên thế giới, tội phạm buơn bán, vận

chuyển trái phép các chất ma túy xuyên quốc gia cĩ xu hướng liên kết với nhau khơng chỉ gây mất trật tự, an tồn xã hội mà cịn thao túng làm lũng

đoạn chính quyền cấp cơ sở, thậm chí tác động đến cả chính quyền cấp trung ương

Câu hỏi 1ã: Luật phịng, chống ma túy

của nước ta quy định những hành vi nào bị

nghiêm cấm?

Trả lời:

Tại Điều 3 Luật phịng, chống ma túy năm

2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 quy định các

hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1 Trồng cây cĩ chứa chất ma túy;

92 Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản,

Trang 31

xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái

phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

3 Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; xúi giục, cưỡng bức, lơi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy;

4 Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma túy;

ð Hợp pháp hĩa tiền, tài sản do phạm tội về

ma túy mà cĩ;

6 Chống lại hoặc cản trỏ việc cai nghiện ma túy; 7 Trả thù hoặc cản trở người cĩ trách nhiệm

hoặc người tham gia phịng, chống ma túy;

8 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phịng, chống ma túy;

9 Các hành vi trái phép khác về ma túy Câu hỏi 16: Trách nhiệm của cá nhân, gia đình trong cơng tác phịng, chống ma túy

như thế nào? Trả lời:

Cá nhân, gia đình cĩ trách nhiệm:

1 Giáo dục thành viên gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của

pháp luật về phịng, chống ma túy; quản lý chặt

chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma túy

Trang 32

Phải giáo dục cho con em mình hiểu sâu tác hại ghê gớm của ma túy để các em khơng bị quyến rũ, lơi kéo vào ma túy Đề phịng khi con em minh chơi thân, tiếp xúc với những em bỏ học, những người cĩ biểu hiện nghiện hút ma túy Giáo dục

thơng qua sách báo, phim ảnh, băng hình, giải

thích với con em mình và trẻ xung quanh Quản lý chặt chẽ các quá trình học tập chính khĩa, học thêm, vui chơi ngồi giờ, quan hệ với bạn bè, sử dụng tiền 2 Thực hiệ sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh

3 Mỗi gia đình phải tích cực đấu tranh với đúng chỉ định của thầy thuốc về

các hành vi trái phép về ma túy của thân nhân và người khác Phải phát hiện kịp thời và báo tin

những vấn đề cĩ liên quan đến ma túy cho cơ

Trang 33

nghiện Mỗi người hãy bình tĩnh và sáng suốt giải quyết vấn để Phát hiện sớm và kiên quyết

cai nghiện, quản lý chặt chẽ sau cai nghiện là biện pháp tốt nhất cứu con cái mình thốt khỏi

thảm họa ma túy Nhiều trường hợp phát hiện

con em mình nghiện ma túy, vì sợ mất uy tín đối với cơ quan, mất thể diện với bạn bè, hàng xĩm

nên cha mẹ các em đã mua thuốc về tự cai cho

con em mình nhưng vẫn cho các em đi học tập, sinh hoạt bình thường, cho nên khơng cĩ tác dụng và các em lại càng nghiện nặng hơn Các bậc phụ huynh đĩ đã khơng hiểu rằng, phải cĩ

phác đồ điều trị đối với từng trường hợp nghiện

khác nhau và cần cĩ sự theo đõi chặt chẽ của bác sĩ thì cơng tác cai nghiện mới cĩ hiệu quả

Vì vậy, mỗi người đều phải nâng cao ý thức tự

giác và tích cực tham gia các phong trào quần chúng, ngăn chặn hiểm họa ma túy là trực tiếp

bảo vệ gia đình mình Gia đình là tế bào xã hội,

cho nên gia đình cĩ vai trị to lớn trong sự ổn định

và phát triển của mỗi quốc gia; mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội là một thể thống nhất, nhau chứng, tác động qua lại chặt chẽ với Gia đình là nơi phát hiện sớm những biểu hi tiêu cực, những vi phạm, trong đĩ cĩ tệ nạn và tị

phạm về ma túy Gia đình là nơi các thành viên

Trang 34

to lớn trong việc giáo dục, cải tạo những thành viên trong gia đình mình nếu sai phạm để họ sửa

chữa lỗi lầm, trở thành những người cĩ ích cho xã

hội Gia đình cũng là nơi phát hiện những người bạn xấu, những mối quan hệ tiêu cực của các thành viên trong gia đình cũng như những người hàng xĩm xung quanh về những biểu hiện cĩ liên

quan đến nghiện hút và phạm tội về ma túy

4 Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng,

phịng, chống tái nghiện

5 Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức cĩ trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chĩng các thơng tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan Cơng an hoặc cơ quan khác cĩ thẩm quyền Cơ quan nhà nước cĩ

thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời những thơng tin, tố giác về tệ nạn ma túy

6 Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức cĩ trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho các cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền việc trồng cây cĩ chứa chất ma túy; tích cực tham gia triệt phá cây cĩ chứa chất ma túy do chính quyển địa phương tổ chức

Một xã hội, một gia đình chỉ thực sự phát

triển lành mạnh khi khơng cĩ ma túy, cũng giống như cơ thể của con người chỉ được cường

tráng, phát triển khi từng tế bào khơng bị nhiễm bệnh

Trang 35

Câu hỏi 17: Nhà trường và các cơ sở giáo

dục khác cĩ trách nhiệm như thế nào trong

cơng tác phịng, chống ma túy?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Luật phịng, chống ma

túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác cĩ trách nhiệm:

1 Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về

phịng, chống ma túy; giáo dục pháp luật về phịng, chống ma túy và lối sống lành mạnh cho

học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma túy;

9 Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phịng, chống ma túy;

3 Phối hợp với eơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để

phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma túy

Câu hỏi 18: Những cá nhân, gia đình, cơ

quan, tổ chức tham gia các hoạt động phịng,

chống ma túy cĩ được Nhà nước đảm bảo về tài sản, tính mạng hay khơng?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 14 Luật phịng, chống

Trang 36

1 Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phịng, chống ma túy được Nhà

nước bảo vệ và giữ bí mật

92 Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phịng, chống ma túy mà bị thiệt

hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khỏe hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt

theo quy định của Chính phủ

3 Cơ quan Cơng an, Hải quan, Bộ đội biên phịng, Cảnh sát biển, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân và chính quyền các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cĩ trách

nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 14

Luật phịng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 32008

Câu hỏi 19: Như thế nào là vận chuyển

trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 21 Luật phịng, chống

ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 thì, mọi trường hợp vận chuyển chất ma túy, tiền

chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần vào, ra

hoặc qua lãnh thổ Việt Nam mà khơng cĩ giấy

Trang 37

Việt Nam hoặc khơng tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam về vận chuyển, nhập

khẩu, xuất khẩu, quá cảnh thì đều bị coi là vận

chuyển trái phép

Như vậy, chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được Chính phủ nước ta

đưa vào danh mục quản lý và kiểm sốt Mọi tổ chức, cá nhân khi mua bán, vận chuyển, nhập

khẩu, xuất khẩu, quá cảnh đều phải xin phép và

chỉ khi được phép mới coi là hợp pháp

Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam cĩ hai nghị định là: Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19-7-9013 và Nghị định số 196/9015/NĐ-CP ngày 09-19-2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2013/NĐ-CP quy định danh mục các tiền chất và các chất ma túy cần phải quản lý và kiểm sốt

Câu hỏi 20: Việc xử lý chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ

trong các vụ án hình sự được quy định như

thế nào? Trả lời:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật

phịng, chống ma túy năm 2000 sửa đổi, bổ sung

năm 2008 thì, chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hình sự phải tiêu hủy, trừ trường hợp chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần được sử dụng

Trang 38

trong các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma

túy bị chiếm đoạt được trả lại cho chủ sở hữu - Việc tiêu hủy chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần bị thu giữ trong các vụ án hình

sự phải tuân thủ theo quy định của pháp luật

Câu hỏi 21: Cai nghiện ma túy là gì? Các

bước cai nghiện ma túy được thực hiện như

thế nào? Trả lời:

1 Cai nghiện ma túy là một biện pháp tổng hợp gồm các tác động về y học, pháp luật, giáo dục học, đạo đức, v.v nhằm điều trị, giúp người nghiện ma túy cắt các hội chứng nghiện, phục hồi sức khỏe và tái hịa nhập cộng đồng

2 Cai nghiện ma túy là một quá trình gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn cắt cơn nghiện; giai đoạn hồi phục sức khỏe, tâm, sinh lý và giáo dục

lối sống: giai đoạn dạy nghề và tạo việc làm; giai

đoạn giám sát, tư vấn, quản lý tại cộng đồng Các

giai đoạn này phải liên tục, kế tiếp nhau trong

thời gian từ 02-03 năm

Để cai nghiện ma túy được hồn tồn cần phải cĩ sự kết hợp của ý chí người nghiện với sự hỗ trợ

của gia đình và cộng đồng xã hội Một người chỉ được coi là đã cai nghiện được hồn tồn nếu sau

06 năm khơng dùng ma túy trở lại Chính vì vậy,

Trang 39

Câu hỏi 22: Trong việc cai nghiện ma túy, trách nhiệm của người nghiện ma túy, gia đình và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cĩ người nghiện ma túy được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo Điều 26 Luật phịng, chống ma túy năm

2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008, quy định người nghiện ma túy, gia đình cĩ người nghiện ma túy và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cĩ người nghiện cĩ trách nhiệm như sau:

1 Người nghiện ma túy cĩ trách nhiệm:

a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với eơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy:

b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy

9 Gia đình người nghiện ma túy cĩ trách nhiệm:

a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về

người nghiện ma túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đĩ;

b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của

cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp xã;

Trang 40

đ) Hỗ trợ cơ quan cĩ thẩm quyền đưa người

nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện và đĩng gĩp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật

3 Ủy ban nhân dân cấp xã cĩ trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma túy và đăng ký hình thức cai nghiện

Câu hỏi 23: Cĩ bao nhiêu biện pháp, hình

thức cai nghiện ma túy?

Trả lời:

Theo Điều 26a Luật phịng, chống ma túy

năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2008 cĩ những biện pháp, hình thức cai nghiện như sau:

1 Các biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;

b) Cai nghiện ma túy bắt buộc

2 Các hình thức cai nghiện ma túy bao gồm: a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;

b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng: e) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện

Câu hỏi 24: Hình thức cai nghiện ma túy

tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng

được quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 27 Luật phịng, chống ma túy năm 2000

Ngày đăng: 12/05/2022, 09:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w