- Thương mại điện tử làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ họ được nhận thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người cung ứng và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN HAI SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ SHOPEE VÀ LAZADA
Hà Nội, tháng 4/2022
Giảng viên hướng dẫn : ThS Hoàng Hương Giang
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 1
1 Hoàng Thị Phương Anh
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 8
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8
1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE 10
1.2.1 Thông tin chung 10
1.2.2 Quy định giao dịch 11
1.3 GIỚI THIỆU SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA 14
1.3.1 Giới thiệu chung 14
1.3.2 Quy định giao dịch 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KINH DOANH TRÊN 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA 19
2.1 GIỚI THIỆU GIAN HÀNG 19
2.2 HÀNH VI VÀ CHÂN DUNG KHÁCH HÀNG 19
2.2.1 Hành vi mua sản phẩm của khách hàng 19
2.2.2 Chân dung khách hàng 22
2.3 CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG 22
2.4 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 25
2.4.1 Đối thủ cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử Shopee 25
2.4.2 Đối thủ cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử Lazada 26
2.5 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KINH DOANH TRÊN 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA 26
2.5.1 Thực trạng quá trình kinh doanh trên sàn Shopee 26
2.5.2 Thực trạng quá trình kinh doanh trên sàn Lazada 36
CHƯƠNG III: SO SÁNH 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE & LAZADA 42
3.1 ĐIỂM GIỐNG NHAU 42
3.2 ĐIỂM KHÁC NHAU 42
3.3 ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM 44
3.3.1 Shopee 44
3.3.2 Lazada 46
Trang 3CHƯƠNG IV CÁC ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT DÀNH CHO 2 SÀN THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ 48
4.1 SHOPEE 48
4.1.1 Đánh giá sàn Shopee 48
4.1.2 Đề xuất cho sàn Shopee 48
4.2 LAZADA 49
4.2.1 Đánh giá sàn Lazada 49
4.2.2 Đề xuất cho sàn Lazada 49
KẾT LUẬN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
B2B Business to Business Thương mại điện tử giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp
B2C Business to Consumer Thương mại điện tử giữa doanh
Nghiệp với người tiêu dùng
C2C Consumer to Consumer Thương mại điện tử giữa người tiêu
dùng với người tiêu dùng
B2G Business to Government Thương mại điện tử giữa doanh
G2G Government to Government Thương mại điện tử giữa chính phủ
với chính phủ
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
1
Bảng 2.1 So sánh shop “Dumbum” và shop “Ăn này
hong béo” trên sàn Shopee
25
2
Bảng 2.2 So sánh shop “Ăn vặt Rooproop” và shop “Ăn
này hong béo” trên sàn Lazada
1 Hình ảnh 1 Ảnh đại diện Shop “Ăn này hong béo” 19
2 Hình ảnh 2 Các sản phẩm của “Ăn này hong béo” trên
5 Hình ảnh 5 Kết quả tạo chương trình Sale của “Ăn này
hong béo” trên sàn Shopee
29
6 Hình ảnh 6 Kết quả Shop tạo Deal Sốc trên sàn Shopee 29
7 Hình ảnh 7 Game Vòng quay may mắn của “Ăn này
hong béo” trên sàn Shopee
10 Hình ảnh 10 Chỉ số quản lý đơn hàng và chỉ số chăm sóc
khách hàng của “Ăn này hong béo” trên sàn Shopee
34
11 Hình ảnh 11 Tổng quan doanh thu của “Ăn này hong
béo” trên sàn Shopee
Trang 614 Hình ảnh 14 Tình trạng vận hành của Shop trên sàn
Lazada
37
15 Hình ảnh 15 Hiệu quả bán hàng của Shop khi áp dụng
mã giảm giá vào các đơn hàng trên sàn Lazada
38
16
Hình ảnh 16 Hiệu quả bán hàng của Shop khi áp dụng
mã miễn phí vận chuyển vào các đơn hàng trên sàn
Lazada
38
17 Hình ảnh 17 Hiệu quả bán hàng của Shop khi tạo Combo
linh hoạt trên sàn Lazada
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của kinh tế số cùng sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo 4.0 Quá trình kết nối giữa những sự việc lại với nhau ngày càng trở nên đơn giản và hiện thực hóa Môi trường sống và làm việc năng động, đã khiến các bạn trẻ muốn thử sức mình hơn với lĩnh vực kinh doanh ngay còn khi ngồi trên ghế giảng đường Những hoạt động Startup từ sớm giúp bạn trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kĩ năng trước khi ra trường
Thực tế trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của các doanh nghiệp nói riêng cũng như là Việt Nam nói chung Nhưng chúng ta lại có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử Tận dụng lợi thế trên sàn giao dịch điện tử: không cần mặt bằng, khắc phục những hạn chế
về địa lý, có được một lượng lớn khách hàng hơn cả trực tuyến và ngoại tuyến nhờ khả năng hiển thị mà Internet cho phép tăng lên, dễ dàng hơn trong việc trưng bày các sản phẩm,… một số các bạn trẻ đã nắm bắt được đặc tính này và tham gia startup kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Chúng tôi cũng vậy!
Trong quá trình quản lý gian hàng thực tế trên hai sàn thương mại điện tử: Shopee
và Lazada, nhóm chúng tôi đã áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức được giảng dạy từ thầy cô, cũng như thông tin trên Internet để có thể điều phối gian hàng Qua đó nhóm đã trải nghiệm, biết được cách kinh doanh và vận hàng một gian hàng trên sàn thương mại điện tử Bài báo cáo nêu lên tình hình động kinh doanh của nhóm trên hai sàn thương mại điện tử Shopee và Lazada, từ đó làm rõ bản chất và lợi ích mà Thương mại điện tử mang lại
Tuy nhiên, do vốn kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo của nhóm sẽ không tránh khỏi những điểm thiếu sót Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được
sự nhận xét và góp ý từ phía cô (thầy) và các bạn để nhóm có thể hoàn thiện bài báo cáo một cách hoàn chỉnh nhất
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
a Khái niệm Thương mại điện tử
Thương mại điện tử là sự mua, bán, trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, chính phủ hay các tổ chức bằng một phương tiện kết nối trung gian Internet Mua bán được thực hiện trên mạng nhưng việc thanh toán và giao hàng có thể thực hiện theo phương pháp truyền thống hoặc thanh toán thông qua các nền tảng thanh toán trực tuyến
tùy theo sự lựa chọn của khách hàng
Sàn giao dịch thương mại điện tử là một website mua bán hàng hóa và dịch vụ, nó tạo
ra không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và nhiều người bán, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian
Đơn vị quản lý website không trực tiếp tham gia vào các giao dịch, không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm và quảng bá sản phẩm trên website Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán và điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó
b Vai trò của Thương mại điện tử
Đối với các tổ chức:
- Thương mại điện tử mở rộng phạm vi giao dịch trên thị trường toàn cầu Với một lượng vốn tối thiểu, các doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận được với nhiều khách hàng lựa chọn được nhà cung ứng tốt nhất và xác định được các đối tác kinh doanh phù hợp
- Thương mại điện tử làm giảm chi phí thu nhập, xử lý, phân phối, lưu trữ và sử dụng thông tin Chẳng hạn, áp dụng đấu thầu mua bán điện tử, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí quản trị đến 85% Trong thanh toán, nhờ sử dụng các thanh toán điện tử, công ty có thể cắt giảm chi phí phát hành séc bằng giấy
- Thương mại điện tử tạo khả năng chuyên môn hóa cao trong kinh doanh, đặc biệt
là đối với các doanh nghiệp thương mại
- Thương mại điện tử góp phần giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dây chuyền cung ứng “kéo”
- Thương mại điện tử làm giảm thời gian từ khi thanh toán tiền đến khi nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ
- Thương mại điện tử kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện để khởi động những
dự án kinh doanh mới, tăng khả năng thành công của các phương án kinh doanh
Trang 9nhờ thay đổi quy trình cho hợp lý, tăng năng suất của người bán hàng, trang bị kiến thức cho người lao động, đặc biệt là lao động quản lý
- Thương mại điện tử làm giảm chi phí viễn thông trong quá trình giao tiếp, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa/dịch vụ
- Thương mại điện tử cũng góp phần cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, đơn giản hóa quá trình kinh doanh, rút ngắn thời gian chu kỳ và giao nhận hàng hóa, tăng năng suất, loại bỏ giấy tờ, xử lý thông tin nhanh hơn, giảm chi phí vận tải
Đối với người tiêu dùng:
- Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và không bị giới hạn bởi phạm
vi địa lý
- Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn Khách hàng
có thể lựa chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, từ máy bán hàng tự động cho đến siêu thị
- Thương mại điện tử làm giảm chi tiêu cho khách hàng về sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ họ được nhận thông qua việc chấp nhận mua bán không phụ thuộc vào
vị trí địa lý của người cung ứng và có thể so sánh để chọn người cung ứng nhanh nhất, giá cả phù hợp nhất
- Thương mại điện tử tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc đấu giá trên mạng
- Thương mại điện tử tạo điều kiện để khách hàng tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong hợp đồng kinh doanh thương mại điện tử nhàm trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm kinh doanh
- Thương mại điện tử thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững
Đối với xã hội:
- Thương mại điện tử cho phép nhiều người bán có thể làm tại nhà, giảm thiểu việc
đi mua sắm do đó giảm phương tiện giao thông trên đường, giảm thiểu tai nạn và
ô nhiễm môi trường sống
- Thương mại điện tử dẫn đến việc bán hàng với giá thấp hơn nên nhiều người có thể mua được hàng hóa với khối lượng lớn hơn, tăng mức sống của dân cư
- Thương mại điện tử tạo điều kiện để dân cư ở các nước đang phát triển và khu vực nông thôn hưởng thụ những sản phẩm, dịch vụ mà trong hoàn cảnh khác họ
Trang 10không có khả năng như: cơ hội để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nhận được bằng cấp cao hơn
- Thương mại điện tử thúc đẩy việc cung cấp các dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phân phối các dịch vụ xã hội của chính phủ ở mức chi phí thấp nhất hoặc cải thiện chất lượng của các dịch vụ đó
c Các hình thức kinh doanh trong thương mại điện tử
Thương mại điện tử có khá nhiều các mô hình khác nhau để phù hợp mục tiêu của từng doanh nghiệp Trong đó, các đối tượng tham gia của thương mại điện tử là Chính phủ, Doanh nghiệp, Khách hàng cá nhân Các hình thức chủ yếu trong Thương mại điện
tử là: B2B, B2C, B2G, C2C, C2G, G2G Ở Việt Nam, hiện chỉ tập trung vào 3 loại hình chính là B2B, B2C, C2C
- B2B (Business to Business): Mô hình liên quan tới doanh số giữa các doanh
nghiệp với nhau, có thể hiểu là mối liên hệ giữa nhà sản xuất với nhà bán buôn, nhà bán lẻ Đây là mô hình chiếm tới 80% doanh số TMĐT trên toàn thế giới Lý giải điều này vì sự hiệu quả trong Marketing, chi phí giảm cũng như độ nhận diện thương hiệu cao để tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau
- B2C (Business to Consumer): Là một trong những mô hình được ra đời sớm nhất
để tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng Ở nước ta, loại hình chiếm tới 94% về số lượng website, đủ để thấy sự phát triển của nó trên thị trường Việt Nam cùng những cái tên tiêu biểu như Shopee, Tiki, Lazada…
- C2C (Consumer to Consumer): Đây được hiểu là mô hình giữa các cá nhân và
người tiêu dùng với nhau Những Website được dùng cho mô hình này bao gồm những Website về đấu giá trực tuyến, giao dịch trao đổi không sử dụng tiền tệ hay bán tài sản ảo
1.2.1 Thông tin chung
a Mô hình loại hình cung cấp dịch vụ trên Website
Những năm đầu hoạt động, Shopee tập trung phát triển mạng lưới mua bán giữa cá nhân và cá nhân (Customer to Customer- C2C) Báo cáo tài chính cho thấy, Shopee dành đến 90% kinh phí Marketing cho các chiến dịch khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, Flash Sale và giảm giá cho người mua và người bán, nhằm thu hút khách hàng đến từ các nền tảng khác nhau
Mô hình C2C tại thời điểm đã giúp Shopee xây dựng nên một mạng lưới khổng lồ kết nối người mua và người bán mà không có bất kỳ mối lo nào về hàng tồn kho Trái
Trang 11lại, Shopee còn tạo được hiệu ứng Marketing truyền miệng khi sở hữu " chợ " sản phẩm
đa dạng với dịch vụ hậu cần, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, thúc đẩy làn sóng mua hàng online tăng chóng mặt
Từ nền móng này, Shopee đã đưa các nhà cung cấp đầu ngành lên sàn thương mại điện tử khi kết hợp mô hình B2C (Business to Customer) với việc ra mắt Shopee Mall, cạnh tranh trực tiếp với Lazada - " gã khổng lồ " thương mại điện tử vào thời điểm đó
b Thành viên sàn giao dịch thương mại điện tử
- Thành viên trên sàn là các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại hợp pháp được Shopee chính thức công nhận và được phép sử dụng dịch vụ
do ứng dụng sàn giao dịch TMĐT Shopee và các bên liên quan cung cấp
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch tại ứng dụng sàn giao dịch TMĐT Shopee tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ và không trái với quy định của pháp luật
c Địa chỉ giao dịch
- Địa chỉ website Shopee: https://Shopee.vn/
- Hotline: 19001221
d Lĩnh vực hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử
Các mặt hàng mua bán trên sàn thương mại điện tử là các sản phẩm pháp luật cho phép Các gian hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee có rất nhiều sản phẩm như: đồ gia dụng, đời sống sức khỏe, làm đẹp, thời trang, thể thao, các linh kiện điện tử và bách hóa…
1.2.2 Quy định giao dịch
a Quy trình giao dịch hàng hóa, dịch vụ dành cho người mua
- Bước 1: Người mua đăng ký/ đăng nhập tài khoản Shopee sau đó tìm kiếm, tham khảo các thông tin sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại mà người mua đang quan tâm
- Bước 2: Người mua tham khảo thông tin giá và chính sách hỗ trợ từ bên bán sản phẩm, dịch vụ mà người mua đang có nhu cầu mua (có thể tham khảo mặt hàng tương tự của những người bán khác trên website Shopee để đưa ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ);
- Bước 3: Dựa trên thông tin người bán sản phẩm, dịch vụ người mua có thể liên
hệ với chủ gian hàng bằng cách nhắn tin trong box chat để hỏi thêm thông tin sản
Trang 12phẩm, dịch vụ hoặc trực tiếp đi đến cơ sở người bán để xem và mua sản phẩm, dịch vụ;
- Bước 4: Người mua đưa ra quyết định đặt hàng trực tuyến bằng cách click vào
“Đặt hàng” Sau khi đặt hàng: người mua sẽ chọn địa chỉ nhận hàng và lựa chọn phương thức thanh toán để thanh toán
- Bước 5: Người mua chờ bên vận chuyển giao hàng để nhận sản phẩm đã đặt, thanh toán (nếu lựa chọn phương thức thanh toán khi nhận hang), sử dụng và đánh giá sản phẩm
b Quy trình giao dịch hàng hóa, dịch vụ dành cho người bán
- Bước 1: Đăng ký Kênh Người bán Shopee và Đăng nhập
- Bước 2: Thiết lập gian hang
Trước khi tiến hành đăng bán sản phẩm, tham khảo về Chính sách cấm/hạn chế sản phẩm để đảm bảo sản phẩm đăng bán không vi phạm quy định của Shopee Sau đó, thực hiện các cách tạo gian hàng trên Shopee sau:
- Vào Kênh Người Bán - mục Thêm Sản phẩm
- Điền các thông tin sản phẩm như: Tên, Mô tả, Danh mục, Thương hiệu (nếu có)
- Người Bán tiến hành chuẩn bị đăng tải thông tin bán hàng:
o Các bài đăng phải được chia thành 5 phần: thông tin cơ bản, thông tin chi tiết, thông tin bán hàng, vận chuyển và thông tin khác
o Chuẩn bị đăng bài về sản phẩm bằng chữ, hình ảnh và video Các nội dung bằng chữ bị giới hạn 3000 ký tự cho phần mô tả sản phẩm, không có quy định về định dạng chữ do Shopee sẽ tự động điều chỉnh phông chữ cho đồng nhất Các nội dung bằng hình ảnh được định dạng theo dạng ảnh jpg hoặc png Số lượng ảnh tối đa cho 1 lần đăng tin là 8 ảnh Video sản phẩm
có kích thước tối đa 30Mb, độ phân giải không vượt quá 1280x1280px,
độ dài: 10s-60s, định dạng: MP4 (không hỗ trợ vp9)
- Thiết lập phần vận chuyển của sản phẩm (sau khi đã đóng gói): Khối lượng, kích thước và đơn vị vận chuyển cho sản phẩm…
- Đưa nội dung đã được chuẩn bị lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee;
Shopee kiểm duyệt thông tin sản phẩm, dịch vụ của Người Bán khi đưa lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee
Trang 13c Quy trình giao nhận vận chuyển
Sau khi khách đặt hàng, Shopee sẽ chuyển thông tin đơn hàng đó đến Người Bán và xác nhận hình thức giao dịch Nếu người mua đặt đơn hàng và thanh toán bằng phương thức "Thanh toán trước qua thẻ tín dụng", người bán sẽ tự sắp xếp, liên hệ với bên vận chuyển hàng hóa để giao sản phẩm đến địa chỉ mà người mua đã đăng ký Nếu hai bên đồng ý sử dụng dịch vụ vận chuyển của Shopee, Shopee sẽ cử đơn vị vận chuyển tới chỗ Người Bán lấy sản phẩm và vận chuyển đến địa chỉ người mua đã đăng ký
d Quy trình thanh toán
Có hai phương thức thanh toán mà người mua, người bán thường sử dụng là:
Cách 1: Thanh toán khi nhận hàng (COD – giao hàng và thu tiền tận nơi):
- Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm
- Bước 2: Sau đó đặt đơn hàng trên Shopee;
- Bước 3: Shopee sẽ xác nhận thông tin người mua và thông tin đó được chuyển tới Người Bán;
- Bước 4: Người Bán chuẩn bị sản phẩm, đóng gói và liên hệ với bên vận chuyển hàng để đưa sản phẩm đến cho người mua
- Bước 5: Người Mua nhận hàng sẽ thanh toán cho Shopee, xác nhận đã nhận hàng
và đánh giá sản phẩm nhận được trên kênh người bán
- Bước 6: Sau khi hết thời gian khiếu nại của đơn hàng hoặc Người Mua xác nhận không có khiếu nại, Shopee thanh toán tiền hàng cho Người Bán thông qua Ví Shopee
Cách 2: Thanh toán online qua Ví Shopee hoặc thẻ tín dụng/ghi nợ:
Shopee chấp nhận thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam với điều kiện phải là thẻ của thương hiệu thẻ Visa hoặc Master Card
- Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm
- Bước 2: Sau đó đặt đơn hàng trên Shopee;
- Bước 3: Người mua thanh toán online qua ví Shopee pay
- Bước 4: Shopee xác nhận thông tin Người Mua và chuyển tới Người Bán;
- Bước 5: Người Bán chuyển hàng theo kênh vận chuyển người mua lựa chọn trong đơn hàng: vận chuyển thông qua Shopee hoặc Người Mua và Người Bán tự giao nhận;
Trang 14- Bước 6: Người Mua nhận hàng, xác nhận đã nhận hàng và đánh giá sản phẩm nhận được trên kênh người bán
- Bước 7: Sau khi hết thời gian khiếu nại của đơn hàng hoặc Người Mua xác nhận không có khiếu nại, Shopee thanh toán tiền hàng cho Người Bán thông qua Ví Shopee
1.3.1 Giới thiệu chung
a Mô hình loại hình cung cấp dịch vụ
Lazada chủ yếu hoạt động theo mô hình B2B và B2C Lazada sẽ là người giữ vai trò trung gian trong quy trình mua bán hàng trực tuyến
b Thành viên Sàn giao dịch TMĐT
Thành viên trên sàn là các thương nhân, tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại hợp pháp được Lazada chính thức công nhận và được phép sử dụng dịch vụ do Ứng dụng sàn giao dịch TMĐT Lazada và các bên liên quan cung cấp
c Địa chỉ giao dịch
- Website Lazada: https://www.lazada.vn/
- Ứng dụng Lazada trên Cửa hàng Play hoặc App Store
- Hotline: 19006509
d Lĩnh vực hoạt động của Sàn Giao dịch TMĐT
Lazada Group là công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, đồng thời doanh nghiệp này cũng chính là công ty con của Tập đoàn Alibaba Cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, các sản phẩm nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điện thoại máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi
và đồ dùng thể thao,…
1.3.2 Quy định giao dịch
a Quy trình giao dịch hàng hóa, dịch vụ dành cho người mua
Các bước giao dịch hàng hóa, dịch vụ dành cho người mua được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người mua sau khi đã đăng ký/ đăng nhập tài khoản, sẽ vào danh mục sản phẩm trên sàn TMĐT Lazada tìm kiếm, tham khảo thông tin sản phẩm, kiểm tra mẫu mầm người mua đang quan tâm
Trang 15- Bước 2: Người mua tham khảo thông tin giá và chính sách hỗ trợ của Nhà bán hàng có liên quan cũng như các chính sách hỗ trợ của Sàn TMĐT Lazada
- Bước 3: Dựa trên thông tin có liên quan đến sản phẩm đã được cung cấp, Người Mua sẽ “Thêm vào giỏ hàng” Sản phẩm mà Người Mua có nhu cầu chọn mua
- Bước 4: Khách hàng vào “Giỏ hàng” để tiến hành bằng cách điền các thông tin
về địa chỉ nhận hàng và chọn “Thanh toán” để đặt hàng, và tại bước này nếu người mau có mã giảm giá, ưu đãi, khuyến mại, Người mua sẽ nhập vào các mã
có liên quan để được hưởng ưu đãi
- Bước 5: Người mua lựa chọn cách thức thanh toán và xác nhận đặt mua để hoàn tất đặt hàng
- Bước 6: Người mua sẽ nhận được xác nhận đơn hàng đã đặt được từ Sàn TMĐT Lazada với các nội dung liên quan đê đơn hàng bao gồm liệt kê sản Phẩm, hình thức thanh toán, địa chỉ giao hàng và thời gian giao hàng dự kiến
- Bước 7: Người mua chờ nhận sản phẩm đã đặt và thanh toán tiền (nếu lựa chọn hình thức thanh toán COD)
Trường hợp mua mã mua hàng điện tử, mã đơn hàng điện tử sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại, tin nhắn ngay trên sàn TMĐT Lazada trong tài khoản của Người Mua hoặc email do người mua đã cung cấp
b Quy trình dành cho Người Bán
- Bước 1: Đăng ký trở thành nhà bán hàng trên Sàn TMĐT Lazada
Nhà bán hàng điền thông tin cơ bản của Nhà bán hàng, đọc và tìm hiểu Điều khoản
và Điều Kiện áp dụng đối với Nhà Bán Hàng và đồng ý “Đăng Ký” trở thành nhà bán hàng Sau đó, Nhà Bán Hàng sẽ phải cung cấp thông tin theo biểu mẫu và gửi đến Lazada
Lazada tiếp nhận thông tin đăng ký, kiểm tra thông tin của Nhà Bán Hàng có thể thực hiện đăng tin của Nhà Bán Hàng cung cấp và thực hiện kích hoạt tài khoản Nhà Bán Hàng để Nhà Bán Hàng có thể thực hiện đăng tin, mua bán, khuyến mãi Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada
- Bước 2: Nhà Bán Hàng đăng nhập và thiết lập gian hàng
Nhà Bán Hàng đăng nhập với thông tin tài khoản đã được đăng ký và được cấp bởi Lazada trên hệ thống Trung Tâm Nhà Bán Hàng
Nhà Bán Hàng tiến hành đăng bán Sản Phẩm lên hệ thống Trung Tâm Nhà Bán Hàng thuộc sở hữu của Lazada để Sản Phẩm hiển thị trên Sàn TMĐT Lazada/ Nền Tảng
Trang 16Lazada Tại đây, Nhà Bán Hàng sẽ viết bài liên quan đến Sản Phẩm (mô tả chi tiết Sản Phẩm, hình ảnh, các chính sách liên quan như bảo hành, đổi trả, vận chuyển và thông tin liên hệ của Nhà Bán Hàng) Sau khi hoàn thành việc tạo tin theo yêu cầu, Nhà Bán Hàng sẽ chọn “Đăng tin” Những thông tin Sản Phẩm sau khi được đăng thành công trên website lazada.vn sẽ được tự động đồng bộ hóa để hiển thị trên ứng dụng Lazada
c Quy trình giao nhận vận chuyển
Người mua có thể lựa chọn các phương thức giao hàng đối với sản phẩm mà mình
đã đặt mua thông qua các hình thức giao hàng được thể hiện trên Sàn TMĐT Lazada, theo đó, Sản Phẩm có thể được Nhà Bán Hàng giao trực tiếp, gửi qua bưu điện, hoặc được vận chuyển bởi đối tác vận chuyển được liệt kê trên Sàn TMĐT Lazada Lazada
có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Người Mua hoặc Nhà Bán Hàng khi có tranh chấp trong quá trình giao dịch nếu có phát sinh mâu thuẫn xảy ra sau khi giao hàng
Các điều kiện và chính sách vận chuyển đối với Sản Phẩm sẽ được thông tin đầy đủ cho Khách Hàng trước khi Khách Hàng tiến hành xác nhận đặt hàng
Khách Hàng được khuyến cáo kiểm tra chi tiết các điều khoản, điều kiện liên quan đến việc giao nhận Sản Phẩm cũng như đơn giá vận chuyển áp dụng đối với từng Sản Phẩm trong đơn hàng
Lazada khuyến cáo Người Mua đọc phần “Thông Tin Phản Hồi” ở dưới mỗi chủ đề
để biết được mức độ tin cậy cũng như chất lượng phục vụ của Nhà Bán Hàng có liên quan trước khi quyết định đặt mua sản phẩm
d Quy trình thanh toán
Thanh toán giữa Khách Hàng và Nhà Bán Hàng
Khách Hàng có thể tham khảo và lựa chọn các phương thức thanh toán trên Sàn TMĐT Lazada bao gồm:
Cách 1: Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (COD: Cash on Delivery)
- Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada
- Bước 2: Người Mua đặt mua Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada và đến bước thanh toán Người Mua chọn “Thanh toán khi nhận hàng” trong phần “Phương thức thanh toán”
- Bước 3: Lazada gửi xác nhận đơn hàng cho người mua
- Bước 4: Đơn hàng được thực hiện và giao hàng trong thời gian quy định Trạng thái đơn hàng của khách hàng sẽ được cập nhật trên Sàn TMĐT Lazada, email hoặc tin nhắn đến cho Khách Hàng
Trang 17- Bước 5: Người Mua nhận hàng và thanh toán cho người vận chuyển
Cách 2: Thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ
- Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada
- Bước 2: Người Mua đặt mua Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada và đến bước thanh toán Người Mua chọn “Thẻ tín dụng/Thẻ ghi nợ” trong phần “Phương thức
thanh toán”
- Bước 3: Người mua cung cấp thông tin thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ để hoàn tất thanh
toán cho đơn hàng
- Bước 4: Lazada gửi xác nhận đơn hàng cho Người Mua trong trường hợp thanh
toán thành công
- Bước 5: Đơn hàng được thực hiện và giao hàng trong thời gian quy định Trạng thái đơn hàng của Khách Hàng sẽ được cập nhật trên Sàn TMĐT Lazada, email
hoặc tin nhắn đến cho Khách Hàng
- Bước 6: Người Mua nhận hàng
Đối với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, Khách Hàng có thể lựa chọn hình thức thanh toán trả góp bằng thẻ tín dụng đối với các Sản Phẩm được áp dụng phù hợp với chương trình hợp tác giữa Lazada và ngân hàng phát hành thẻ tín dụng của Khách Hàng Quy trình này sẽ tuân theo quy định và hướng dẫn của từng ngân hàng và được công bố công khai trên Nền Tảng Lazada
Cách 3: Thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử của Người Mua được cung cấp bởi Lazada và các đơn vị hợp tác với Lazada (Ví eM, Momo, Zalo Pay, Viettel Money)
- Bước 1: Người mua tìm hiểu thông tin sản phẩm trên Sàn TMĐT Lazada
- Bước 2: Người Mua đặt mua Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada và đến bước thanh toán Người Mua chọn ví điện tử có liên quan được hỗ trợ trên Sàn TMĐT Lazada trong “Phương thức thanh toán”
- Bước 3: Lazada gửi xác nhận đơn hàng cho Người Mua trong trường hợp thanh toán thành công
- Bước 4: Đơn hàng được thực hiện và giao hàng trong thời gian quy định Trạng thái đơn hàng của Khách Hàng sẽ được cập nhật trên Sàn TMĐT Lazada, email hoặc tin nhắn đến cho Khách Hàng
- Bước 5: Người Mua nhận hàng
Trang 18Lưu ý: Đối với mã mua hàng điện tử, Người Mua có thể lựa chọn nhận mã mua hàng điện tử theo hình thức thanh toán trực tuyến Sau khi hoàn tất thanh toán, mã mua hàng điện tử sẽ được gửi tới Người Mua qua tin nhắn điện thoại, tin nhắn ngay trên Sàn TMĐT Lazada trong tài khoản của Người Mua hoặc email do Người Mua đã cung cấp
Thanh toán giữa Nhà Bán Hàng và ban quản trị Sàn TMĐT Lazada
Thời gian thanh toán, hình thức thanh toán giữa Nhà Bán Hàng và Lazada sẽ được quy định cụ thể trong hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các bên
Khi Nhà Bán Hàng tham gia bán Sản Phẩm trên Sàn TMĐT Lazada thì theo bản chất
và chính sách hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử, có thể hiểu rằng Nhà Bán Hàng có liên quan ủy quyền, cho phép Lazada thu tiền bán Sản Phẩm từ Khách Hàng
và sau đó thanh toán lại cho Nhà Bán Hàng có liên quan phù hợp với thỏa thuận giữa Lazada và Nhà Bán Hàng
Trang 19CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KINH DOANH TRÊN 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA
2.1 GIỚI THIỆU GIAN HÀNG
Hình ảnh 1 Ảnh đại diện Shop “Ăn này hong béo”
- Tên Shop: Ăn này hong béo
- Ý nghĩa tên Shop: Trên thực tế ăn đồ ăn vặt nhiều thì sẽ béo nên Shop muốn đặt tên ăn này hong béo muốn lôi kéo khách hàng mua đồ ăn của Shop
- Thành lập trên sàn Shopee: 5 năm trước nhưng chính thức đi vào hoạt động ngày 16/3/2022
- Thành lập trên sàn Lazada: 16/4/2022
- Mặt hàng kinh doanh: Đồ ăn vặt được chế biến và đóng gói sẵn: cơm cháy lắc khô gà, cơm cháy lắc khô bò, cơm cháy lắc chà bông, bắp sấy lắc khô bò, me Lào, bánh gấu,
Trang 20về thói quen và hành vi ăn uống tiêu dùng trẻ của người Việt Nam, giới trẻ trong độ tuổi 15-19: đồ ăn vặt chiếm tới 32% Với độ tuổi 20-24 là sinh viên hoặc người mới đi làm:
đồ ăn vặt chiếm ưu thế vào buổi sáng (36%) và buổi chiều (51%) Với độ tuổi 25 - 30: thói quen mua và sử dụng đồ ăn vặt vẫn là phần chính
Giờ đây, với sự phát triển của thương mại điện tử Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, kết nối mạng Internet, mọi chuyện đều trở nên thật dễ dàng Sự phát triển của khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới đã thay đổi thói quen mua đồ ăn uống của thế hệ trẻ và khiến cho đồ ăn vặt Online trở thành một xu thế mới Vì thế các bạn trẻ ngày càng
có xu hướng mua những món ăn vặt ngon trên hàng loạt các website và các app giao hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,
b Tìm kiếm thông tin
Xác định những sản phẩm đồ ăn vặt muốn mua và bắt đầu tìm trên thanh công cụ tìm kiếm của Shopee và Lazada Thông thường thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ưu tiên những sản phẩm gần nơi họ sinh sống (ví dụ người sinh sống ở Hà Nội sẽ tìm mua những sản phẩm của Shop tại Hà Nội, các thành phố lớn hoặc các vùng lân cận) để có thể tối ưu phí vận chuyển cũng như thời gian vận chuyển sao cho nhanh chóng
Bất cứ người tiêu dùng nào cũng muốn mua sản phẩm chất lượng tốt cũng như phù hợp với túi tiền, vì vậy họ sẽ tìm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thông qua tính năng “lọc” ở bên cạnh thanh tìm kiếm
Đối với Shopee:
o Mục “Ngành hàng”, “Thương hiệu” giúp người mua gói gọn được loại sản phẩm mà họ muốn mua (Ví dụ về đồ ăn vặt bao gồm: thực phẩm sấy khô, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ăn liền, của các thương hiệu khác nhau)
o Người mua xem mục “Đánh giá” bao gồm 5 sao, từ 4 sao,… để có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm với chất lượng tốt nhất Ngoài ra, Shopee còn có mục “Loại Shop” (Shopee Mall, Shop yêu thích, Shop yêu thích+), người tiêu dùng có thể chọn để có sản phẩm uy tín
o Xem mục “Khoảng giá” giúp người mua điền mức giá tối thiểu và tối đa nhằm lọc ra những sản phẩm phù hợp với túi tiền của họ
o Bên cạnh đó còn có mục địa điểm và đơn vị vận chuyển để người mua lựa chọn sao cho đơn hàng được giao nhanh và có phí vận chuyển rẻ nhất
Đối với Lazada: Bên Lazada cũng có những mục tương tự bên Shopee, bao gồm:
Trang 21o “Các ngành hàng”, “Thương hiệu” để người mua dễ dàng lựa chọn loại sản phẩm theo nhu cầu
o Mục “Đánh giá” để chọn số sao (5*, từ 4*, ) dựa trên lượt vote của người mua về sản phẩm nhằm chọn được mặt hàng chất lượng, mục “Khoảng giá” và “Địa điểm” giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm có giá hợp với túi tiền và tối ưu được phí ship nhờ vào địa điểm gần nơi sinh sống
- Tiếp theo, họ sẽ ấn vào đọc đánh giá của sản phẩm, xem những người mua trước
có những trải nghiệm như thế nào; cũng như xem qua về Shop, Shop nào có lượt follow cao và được đánh giá nhiều sao chắc chắn sẽ được lòng tin của họ hơn
- Khi xem xét về chất lượng của sản phẩm xong, người tiêu dùng sẽ có những cân nhắc về giá cả sao cho chúng phù hợp với túi tiền nhất
Từ các tiêu chí so sánh đó, họ sẽ đưa ra lựa chọn mua sản phẩm nào
d Quyết định mua
Khi tìm được sản phẩm ưng ý, người tiêu dùng sẽ thêm vào giỏ hàng và có thể tiến hành thanh toán ngay lập tức Tuy nhiên, đối với một số đối tượng khách hàng không cần mua gấp, họ sẽ chờ tới khung giờ Flash Sale của Shop (nếu có) hoặc đợt Sale sắp tới của Shopee và Lazada, thời điểm khi mà 2 sàn tung ra vô vàn mã miễn phí vận chuyển cũng như mã giảm giá vô cùng hấp dẫn
e Đánh giá sau mua
Sau khi nhận hàng, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm và đưa ra những đánh giá chân thật nhất về chúng Họ có thể đánh giá về bao bì, chất lượng sản phẩm xem có đúng như hình ảnh và mô tả của Shop không, cũng như đánh giá về cách đóng gói của Shop và thời gian chuẩn bị hàng, giao hàng, dịch vụ của Shop… Đánh giá về sản phẩm sau mua không chỉ giúp người dùng nhận được xu từ Shopee, Lazada; nó còn giúp cho những người mua sau có thể dựa vào đánh giá của người mua trước để cân nhắc về việc mua sản phẩm, để họ có cái nhìn bao quát nhất về sản phẩm mà họ định mua
Trang 222.2.2 Chân dung khách hàng
- Độ tuổi: Mọi độ tuổi, phần lớn 15-30 tuổi
- Đối tượng: Học sinh, sinh viên, Người đi làm
- Khu vực: Phạm vi cả nước
- Thói quen: Thường xuyên sử dụng: tìm kiếm sản phẩm và mua sắm trên Shopee, Lazada, thường xuyên sử dụng và mua sắm đồ ăn vặt Ưa thích trải nghiệm những món ăn vặt có màu sắc và mùi vị hấp dẫn, hương vị thơm ngon, giá cả vừa phải tầm trung: trung bình 50.000đ/sản phẩm
Shopee: Sử dụng công cụ Marketing
- Giúp tăng doanh số:
o Tạo mã giảm giá của Shop kích thích Người mua mua hàng và thúc đẩy việc đặt nhiều sản phẩm hơn để đạt đủ điều kiện áp dụng Mã giảm giá Bao gồm mã giảm giá theo số tiền, mã giảm giá theo %, mã hoàn xu
o Tạo Chương trình của Tôi nhằm tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh
và làm cho sản phẩm của Shop hấp dẫn hơn đối với Người mua: Sale ngày 1.1, sale ngày 15.1, sale ngày 2.2, Lễ độc thân 11/11, Black Friday
o Tạo Combo khuyến mãi giảm giá trong Shop bao gồm Giảm giá theo %, Giảm giá theo số tiền, Giảm giá đặc biệt
o Tạo Mua Kèm Deal Sốc hoặc Deal Mua Để Nhận Quà tặng hoặc giảm giá sản phẩm phụ khi khách hàng mua kèm sản phẩm chính Giúp Shop tăng đơn hàng và khuyến khích Người mua mua thêm nhiều sản phẩm hơn trên một đơn hàng Người mua sẽ bị hấp dẫn khi nhìn thấy nhãn Mua kèm deal sốc hoặc Mua để nhận quà được gắn trên các sản phẩm Qua đó giúp tăng lượt nhấp chuột vào mỗi sản phẩm và tăng doanh thu cho Shop
o Chạy chương trình Flash Sale của riêng Shop để tăng doanh số, giúp thu hút Người mua truy cập Shop trong thời gian Shop chạy ưu đãi sản phẩm
o Xu của Shop: Xu của Shop đề cập đến Shopee Xu mà Người bán có thể mua để thưởng cho Người mua trong các buổi Shopee LIVE hoặc Các chương trình của Shop Người mua có thể sử dụng Shopee Xu để thanh toán khi mua hàng trên Shopee Đồng thời, Người bán tặng Shopee Xu như một phần của chiến lược marketing của Shop Giúp tăng tương tác
Trang 23với Người mua, tăng lượng truy cập cho các hoạt động của Shop, tăng tỉ
lệ chuyển đổi
- Giúp tiếp cận với nhiều người mua hơn
o Tạo Giải Thưởng Của Shop để thu hút Người mua ghé thăm Shop, săn thưởng và mua sắm nhiều hơn cho phép Người bán tạo game trong Shop Người mua có thể tham gia và sử dụng phần thưởng là các mã giảm giá
để mua sắm tại Shop
o Tạo ưu đãi Follower để tăng lượng người theo dõi Khuyến khích Người mua bấm "Theo dõi" Shop để nhận được các mã giảm giá mua sắm và nhanh chóng cập nhật thông tin mới nhất của Shop
o Shopee Live: Kết nối trực tuyến với người mua và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc mua hàng một cách dễ dàng
- Giúp tăng lượt truy cập cho Shop
o Quảng cáo Shopee: Tăng mức độ hiển thị sản phẩm, thúc đẩy doanh số bán hàng
o Top Sản Phẩm Bán Chạy: Tăng lượng truy cập của sản phẩm bằng cách hiển thị sản phẩm đó nổi bật trên những trang sản phẩm khác của Shop
Lazada: Sử dụng công cụ khuyến mãi
- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của gian hàng
o Mã giảm giá (miễn phí): Tăng giá trị đơn hàng bằng cách tặng mã giảm giá cho khách hàng Giúp tăng lượt truy cập và doanh thu
o Miễn phí vận chuyển: Là chương trình khuyến mãi giảm phí vận chuyển xuống mức 'miễn phí' cho hầu hết các trường hợp Các sản phẩm của Shop được gắn nhãn FREESHIP - giúp nổi bật hơn so với các gian hàng khác
o Giảm giá chớp nhoáng tại gian hàng: Gia tăng đơn hàng bằng cách thiết lập thời gian giảm giá cho sản phẩm
- Cải thiện giá trị giỏ hàng
o Combo linh hoạt: đưa chương trình khuyến mãi cùng với quà tặng và hàng mẫu để tăng số sản phẩm trong giỏ hàng
o Gói sản phẩm: nhằm thu hút khách hàng và tăng số sản phẩm họ thêm vào giỏ Một Gói Sản Phẩm bao gồm các sản phẩm được bán với giá đặc biệt khi được mua cùng lúc: các gói như 'Mua 1 Tặng 1' hoặc 'Gói Combo'
Trang 24o Một số mã giảm giá khác: Mã giảm giá theo dõi gian hàng, Mã giảm giá cho người mua mới, Mã giảm giá chia sẻ
- Công cụ tăng lượt truy cập
o Đẩy sản phẩm (miễn phí): Tăng 40% lượng tiếp xúc trung bình, tăng 30%
số lượng ghé thăm sản phẩm Đẩy thêm lượt hiển thị Lượt đẩy sẽ được cập nhật vào 3h30 chiều mỗi thứ Hai hàng tuần dựa theo hiệu quả vận hàng vào ngày Chủ nhật
o Tối ưu hóa sản phẩm (miễn phí): Tăng 100% lượng tiếp xúc trung bình, tăng 40% lượng đơn hàng Thu hút thêm lượt tìm kiếm cho sản phẩm mới Tăng kênh hiển thị cho tất cả sản phẩm
Ngoài những tính năng công cụ mà Shopee và Lazada đã cung cấp, Nhà bán hàng phải chủ động tạo độ nhận diện thương hiệu bằng những cách:
- Tối ưu hiển thị kết quả tìm kiếm
- Xuất hiện trên các mạng xã hội khách hàng sử dụng
- Thiết kế Shop ấn tượng, thu hút
- Đầu tư chạy quảng cáo đến khách hàng có nhu cầu, đề xuất những sản phẩm hữu ích và có liên quan đến nhu cầu khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội
- Tìm hiểu tâm lý và insight khách hàng tiềm năng
- Nghiên cứu từ khóa
- Phần mô tả sản phẩm đầy đủ, chi tiết, nội chuẩn SEO để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google và các sàn thương mại điện tử
- Khiến khách hàng Quyết định mua hàng bằng cách đầu tư chất xám vào những điều khoản về dịch vụ Chăm sóc khách hàng của riêng Shop:
o Chính sách bảo hành và đổi trả
o Chính sách hoàn tiền nếu sản phẩm không vừa ý
o Đảm bảo lợi ích mua hàng cho khách
Trang 2569 lượt follow Đánh giá Shop 5.0/5.0
Trang trí
gian
hàng
- Có các banner bắt mắt cho chương trình giảm giá
- Các mã giảm giá của Shop được đặt lên đầu trang
- Sử dụng banner cho sự kiện giảm giá của Shopee
- Các mã giảm giá của Shop được đặt lên đầu trang
để nhận biết Shop
- Có nhiều content sang tạo:
Quà tặng ngẫu nhiên test may mắn
- Nội dung bài viết thân thiện với khách hàng, bao gồm thời gian giao hàng, cách để sản phẩm tới tay khách hàng nhanh hơn, cách đóng gói,
- Bài viết thân thiện với khách hàng, ngôn từ dễ thương, phù hợp với khách hàng trẻ
- Thông tin chi tiết đầy đủ về sản phẩm, bao gồm: Thành phần sản phẩm, chất lượng vệ sinh sản phẩm, thời gian giao hàng, quy cách đóng gói, hạn
sử dụng, hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản, xuất xứ
- Có rất nhiều hashtag tăng khả năng nhận biết sản phẩm của Shop
Bảng 2.1 So sánh Shop “Ăn vặt Dumbum Hà Nội” và Shop “Ăn này hong béo” trên
sàn Shopee
Trang 262.4.2 Đối thủ cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử Lazada
22 lượt follow Đánh giá Shop 5.0/5.0
Trang trí
gian hàng
Shop có những banner cho sự kiện
giảm giá Tuy nhiên, banner cho sự
kiện để quá lâu (Giáng sinh), chưa
được cập nhật lại
Shop sử dụng banner giảm giá của lazada trên sản phẩm của mình
Bài viết có thêm cả cách để khách
hàng đặt được đồ nhanh hơn kèm
những hashtag để tăng khả năng nhận
biết sản phẩm
Sử dụng hình ảnh mang tính bắt mắt cho sản phẩm
Thông tin sản phẩm bao gồm thành phần của sản phẩm và đảm bảo chất lượng vệ sinh sản phẩm kèm nhu cầu dinh dưỡng
Thiếu hashtag để nhận biết sản phẩm
Bảng 2.2 So sánh Shop “Ăn vặt Rooproop” và Shop “Ăn này hong béo Food” trên
sàn Lazada
MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA
2.5.1 Thực trạng quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee
a Chiến lược bán hàng
- Tên sản phẩm chuẩn SEO, thu hút người xem