1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

88 1.4K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Trang 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 21 chứng kiến sự tăng trưởngngoạn mục của ngành tài chính – ngân hàng, trong đó ấn tượng nhất là củacác ngân hàng thương mại Số lượng và vốn của các ngân hàng thương mạităng rất nhanh, cùng với đó là sự đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng củanền kinh tế.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội với xuất phát điểm làNHTMCP nông thôn Nhơn Ái, với số vốn ban đầu chỉ là 400 triệu vào năm1993, tuy nhiên chỉ sau 16 năm thành lập thì ngân hàng đã có số vốn điều lệ làhơn 2000 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 21.000 tỷ ( số liệu 30/09/2008).

Tuy nhiên, bất cứ sự tăng trưởng nào cũng đi kèm với các mặt trái củanó Cùng với tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ và đặc biệt là tổng dư nợ thìtình trạng nợ xấu đã xuất hiện và thực sự đáng chú ý khi nền kinh tế đang lâmvào hoàn cảnh khó khăn như hiện nay.

Khi khối lượng nợ xấu tăng đến một mức nhất định thì sẽ gây ảnhhưởng xấu tới sự phát triển cũng như hoạt động của ngân hàng Vì vậy, vấnđề quản lý nợ xấu được đặt ra ở hầu hết các NHTM Tuy nhiên, không tồn tạimột mô hình hay một cách thức nào chung về quản lý nợ xấu cho mọi ngânhàng thương mại Tùy từng đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng mà họ đưa racho mình cách thức quản lý nợ xấu tốt nhất.

Được nhà trường giới thiệu thực tập và ngân hàng TMCP Sài Gòn – HàNội chấp nhận, ngày 7/01/2009 tôi bắt đầu kỳ thực tập của mình tại PhòngKhách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Cùng với sự quan tâm về vấn đề nợxấu và quá trình nghiên cứu, quan sát tại phòng KHDN tôi thấy vấn đề quảnlý nợ xấu tại phòng còn nhiều vấn đề như sự thiếu định hướng chung và thống

Trang 2

nhất trong chiến lược quản lý nợ xấu, thiếu cán bộ chuyên trách, công táckiểm soát tín dụng, kiểm soát nội bộ còn yếu,…

Vì vậy, trên cơ sở đó tôi quyết định thực hiện đề tài “ Quản lý nợ xấutại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”

1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu

Như đã nói ở trên, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần một chiến lượcquản lý nợ xấu với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không thể thuhồi được của các khoản cho vay mà không ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuậncủa ngân hàng Tuy nhiên, chiến lược này là không cứng nhắc và phải thayđổi sao cho phù hợp với đặc thù của từng thời điểm.

Đề tài của tôi nghiên cứu dựa trên số liệu của quá khứ là 2 năm 2007 và2008, đó cũng là 2 thời điểm có thể nói là khá khác biệt nhau về tính đặc thùcủa nền kinh tế Trong khi năm năm 2007 là năm nền kinh tế đang tăngtrưởng tốt, các ngân hàng nói chung và SHB nói riêng đẩy mạnh cho vay,vào cuối năm này mới manh nha xuất hiện các dấu hiệu của khó khăn; thìnăm 2008 lại là năm chứng kiến nhiều cú sốc lớn về kinh tế, cả nội tại lẫn cáccú sốc bên ngoài Các ngân hàng lâm vào tình cảnh khó khăn, lạm phát giatăng và chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến việc co hẹp tín dụng Bên cạnh đó,tôi còn dựa vào dự báo về nền kinh tế nước ta và tình hình ngành ngân hàngnăm 2009

Với thực tiễn nghiên cứu như vậy, vấn đề đặt ra cho đề tài này là:

Quản lý nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội sao cho phù hợp vớithực tiễn hiện tại.

1.3 Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

Để có thể giải quyết được vấn đề nghiên cứu đặt ra và với qui mô củamột luận văn, tôi cho rằng vấn đề quan trọng đầu tiên mà tôi cần giải quyết làtìm hiểu các lý thuyết về nợ xấu trong bối cảnh hiện tại và thực tiễn vấn đề

Trang 3

quản lý nợ xấu tại SHB nói chung và phòng KHDN – H.O SHB nói riêng Chỉcó thế, tôi mới đưa ra được các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý nợxấu tại ngân hàng Như vậy, đề tài của tôi sẽ tập trung làm rõ 3 vấn đề:

Thứ nhất: Làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận liên quan đến quản lý nợ xấuThứ hai: Phân tích tình hình quản lý nợ xấu tại SHB và chỉ ra các mặt đạtđược và chưa đạt được

Thứ 3: Dựa trên sự phân tích và cơ sở lý luận đã làm rõ để đưa ra các khuyếnnghị nhắm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu của SHB trong thời điểm hiệntại

1.4 Kết cấu của luận văn

Luận văn được chia thành 4 chương và một phần kết luận chung Cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý thuyết về quản lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại

Chương 3: Thực trạng quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà NộiChương 4: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu tại

ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà NộiKết luận chung

1.5 Ý nghĩa và ứng dụng của đề tài nghiên cứu

Đề tài của tôi vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.

Về mặt khoa học thì đề tài đã đưa ra được một hệ thống lý thuyết liên quanđến quản lý nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Tất nhiên, hệ thống nàyđược tổng hợp là dựa trên quan điểm của cá nhân tôi.

Về mặt thực tiễn thì đề tài đã đưa ra được đánh giá của bản thân về thực trạngcủa quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội; để từ đó có thểđưa ra được các khuyến nghị của mình.

Trang 4

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ NỢ XÁU CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về nợ xấu ở các Ngân hàng2.1.1 Khái niệm nợ xấu

2.1.1.1 Qui định của Việt nam

*) Quan niệm về nợ xấu của ngân hàng trước năm 2000

Trước năm 2000, hệ thống NHTM Việt Nam chưa có quy định cụ thể vềnợ xấu mà chỉ có các quy định về nợ quá hạn, nợ khó đòi phát sinh do cácnguyên nhân khách quan hoặc chủ quan trong hoạt động tín dụng của cácNHTM.

Khi đó, nợ xấu trong thời kỳ này bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợkhó đòi và việc phân loại nợ xấu được xác định theo thời gian quá hạn baogồm: nợ quá hạn dưới 90 ngày, nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày, nợ quáhạn từ trên 180 ngày đến 360 ngày, nợ quá hạn trên 360 ngày, trong đó cáckhoản nợ quá hạn trên 360 ngày được gọi là nợ khó đòi Theo quy định củaNgân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng (TCTD) chỉ có thểchuyển nợ quá hạn đối với từng kỳ hạn trả nợ bị quá hạn, không được chuyểntoàn bộ khoản vay sang nợ quá hạn Việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ cụthể được căn cứ vào nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến nợ quáhạn, nợ khó đòi không thu hồi được.

*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.

Ngày 05/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số149/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM,tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phân loại nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọngphát sinh trước thời điểm 31/12/2000 của các NHTM

Trang 5

Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thểvề nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoảnnợ tồn đọng phát sinh trước thời điểm 31/12/2000 và không có khả năng trảnợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hànhnhưng vẫn không thu hồi được nợ Trong quá trình triển khai thực hiện Quyếtđịnh này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đãcho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưaquá hạn trước thời điểm 31/12/2000 nhưng NHTM có đủ căn cứ để xác địnhkhả năng khó thu hồi nợ.

Như vậy, khác với giai đoạn trước, các NHTM phân loại các khoản nợxấu tồn đọng không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tínhchất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay(có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lýkhách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành03 nhóm nợ tương ứng với các cơ chế xử lý kèm theo khác nhau, bao gồm:

- Nợ xấu tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);

- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượngthu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2);

- Nợ xấu tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồntại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).

*) Quan niệm về nợ xấu theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (giai đoạn hiện nay).

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thốngđốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lậpvà sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng củatổ chức tín dụng”, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNNViệt Nam ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định

Trang 6

về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, việc xác định, phân loại nợ xấu củacác TCTD đã bước đầu theo sát với thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vàothực trạng khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoảncấp tín dụng) Theo đó, các TCTD có thể thực hiện xác định, phân loại cáckhoản nợ dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính thành05 nhóm nợ: nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), nợnhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (nợ cókhả năng mất vốn) Tương ứng với mỗi nhóm nợ, NHNN quy định tỷ lệ tríchlập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau: Nhóm 1 là 0%; Nhóm 2 là5%; Nhóm 3 là 20%; Nhóm 4 là 50% và Nhóm 5 là 100%, riêng đối với cáckhoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, TCTD trích lập dự phòng cụ thể theokhả năng tài chính của TCTD.

Đồng thời, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Ngân hàng

Nhà nước cũng quy định: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vàonhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khảnăng mất vốn)”

Các tiêu chí để phân loại nợ xấu cụ thể như sau:Trích Điều 6, Điều 7, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

* Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91ngày đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ cáckhoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên; cáckhoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm3.

Trang 7

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngàyđến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lạithời hạn trả nợ lần thứ 2; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơcấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lạilần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cảchưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; cáckhoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5.

* Phân loại nợ theo phương pháp định tính:

Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm các khoản nợ được TCTD đánhgiá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn Các khoản nợnày được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ bao gồm các khoản nợ được TCTD đánh giá làkhả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn bao gồm các khoản nợ được TCTDđánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Tóm lại, nợ xấu theo thông lệ quốc tế và theo chuẩn mực ở Việt Namđều có đặc điểm chung đó là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc/lãi trên 90ngày và/hoặc các khoản nợ mà TCTD có lý do chắc chắn để đánh giá làkhông có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn.

2.1.1.2 Qui định và thông lệ của thế giới

* ) Theo ngân hàng Trung ương Liên minh Châu Âu Nợ xấu trong các NHTM gồm

- Những khoản nợ không thể thu hồi được :

Trang 8

+ Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đểđòi bồi thường từ nợ

+ Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ.+ Những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợhoặc không thể tìm được người mắc nợ.

+ Những khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lýtài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

- Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng

Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấpkhông đủ trả nợ Người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả và lãihoặc gốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽkhông thể thu hồi được đầy đủ như :

+ Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhưngphần còn lại không thể được đền bù cho khoản nợ, hoặc những khoản nợtrong đó tài sản được chuyển để thanh toán nhưng giá trị còn lại không đủtrang trải toàn bộ khoản nợ cho ngân hàng

+ Những khoản nợ mà người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu được giahạn nợ nhưng không đền bù được trong thời gian thoả thuận

+ Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thếchấp ở Ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến người mắcnợ không có khả năng trả nợ Ngân hàng đầy đủ

+ Những khoản nợ mà Tòa án tuyên bố người mắc nợ phá sản nhưng phần bồihoàn ít hơn dư nợ.

*) Theo định nghĩa Nợ xấu của Phòng thống kê – Liên hợp quốc

Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê - Liên hợp quốc, “về cơbản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp

Trang 9

vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quáhạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoảnvay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạntrên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ Đây được coi là định nghĩa củaChuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trênthế giới.

Một định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốctế (IFRS) và IAS 39 vừa được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế cho ra đờivà được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 Vềcơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay bất luậnthời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn Phương pháp để đánhgiá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòngtiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (khách hàng) Hệ thống này được coilà chính xác về mặt lý thuyết, nhưng việc áp dụng thực tế gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, nó đang được Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế chỉnh sửa lại.

Ví dụ ở Nhật Bản, theo báo cáo của Ngân hàng Thanh toán quốc tế(BIS) tại cùng thời điểm 2003 nếu áp dụng cách đánh giá nợ xấu theo địnhnghĩa về “Khoản vay, tại Luật Tái cơ cấu tài chính” là 35,3 ngàn tỷ Yên,nhưng theo định nghĩa “Đánh giá khoản vay” tương tự IAS 39 thì nợ xấu lêntới 90,1 ngàn tỷ Yên.

*) Theo Basel II

Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiêuchuẩn vốn quốc tế” - mà chúng ta vẫn gọi là Basel II, và được chỉnh sửa liêntục trong các thời gian tiếp theo Theo đó, các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thốngcơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệsố an toàn vốn tối thiểu.

Trang 10

Việc đưa Basel II vào phần lý thuyết chung về phân loại nợ xấu của tôibởi Basel II trình bày các nguyên tắc và công thức mang tính quốc tế liênquan đến việc xếp hạng tín dụng nội bộ, ước lượng rủi ro của các khoản chovay, từ đó là cơ sở để phân loại nợ xấu một cách chính xác.

Cụ thể, theo yêu cầu của Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các môhình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng.Các ngân hàng sẽ xác định các biến số như PD - Probability of Default: xácsuất khách hàng không trả được nợ; LGD: Loss Given Default - tỷ trọng tổnthất ước tính; EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thờiđiểm khách hàng không trả được nợ Thông qua các biến số trên, ngân hàngsẽ xác định được EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựatrên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD

Tuy nhiên, ở đây tôi sẽ chỉ đề cập đến biến số PD - xác suất không trảđược nợ bởi biến số này sẽ là nhân tố quyết định đến việc phân loại khoản nợcủa khách hàng.

PD - xác suất không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu

về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả,khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được Theo yêu cầu của BaselII, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phảicăn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó.Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của kháchhàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

Trang 11

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý,khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năngtăng trưởng của ngành,…

- Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báohiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mứcthấu chi…

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đótính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng Đó có thể là mô hìnhtuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấnchuyên nghiệp.

2.1.2 Nguyên nhân hình thành nên nợ xấu2.1.2.1 Nguyên nhân khách quan

Đây là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra tình trạng nợxấu tại ngân hàng, tuy nhiên lỗi chính không nằm về phía ngân hàng.

- Do các cú sốc về kinh tế không thể lường trước

Mỗi nền kinh tế luôn có những đặc điểm riêng của mình và chịu sự tác độngcủa rất nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội vàcác yếu tố nội tại Khi các yếu tố này gặp các cú sốc bất lợi như thiên tai,khủng hoảng chính trị hay sự sụp đổ của 1 vài yếu tố kinh tế thì nên kinh tế sẽbị tác động trực tiếp dẫn đến khủng hoàng Khi nền kinh tế lâm vào suy thoái,mặc nhiên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hay thu nhập của cáchộ tiêu dùng cũng sẽ khủng hoảng Vì vậy, khả năng hoàn trả các món nợ đãvay ngân hàng cũng sẽ giảm sút; dẫn đến tình trạng nợ xấu gia tăng

- Do sự mất ổn định và thiếu đồng bộ, hợp lý của pháp luật

Một sự thay đổi trong pháp luật sẽ gây ra tác động không nhỏ tới hoạt độngcủa doanh nghiệp Ví dụ như một sự thay đổi về sách thuế có thể tác động làmcho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm hoặc làm thua lỗ một dự án Bên cạnh

Trang 12

đó, phải kể đến đó là sự chồng chéo của các văn bản pháp lý Sự chồng chéonày không những gây ra sự khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kinh doanhmà còn gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ xấu.- Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề đạo đức khách hàng

Với việc cung cấp các báo cáo tài chính và các văn bản pháp lý của doanhnghiệp có sự sai khác so với thực tế, vì vậy làm cho các nhận định của cán bộtín dụng đối với tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khôngchính xác Quá trình này bắt đầu từ giai đoạn thẩm định hồ sơ vay vốn cho tớiquá trình quản lý khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ không phát hiện những bấtthường hay là những dấu hiệu chứng tỏ khả năng không hoàn trả được mónvay của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, có một số khách hàng tuy có tiền nhưng tỏ ra chây ỳ, nhằmchiếm dụng hoặc chiếm đoạt vốn.

2.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Sự yếu kém trong công tác xây dựng và thực thi chiến lược quản lý nợ xấuVới tình hình thực tiễn của nền kinh tế và đặc điểm của mỗi ngân hàngthì chiến lược quản lý nợ xấu phải được xây dựng sao cho phù hợp Tuynhiên, do sự yếu kém trong công tác này, các sai lầm ví dụ như trong việc đềra mục tiêu tăng trưởng tín dụng quá cao khi chưa đồng bộ với 1 cơ chế kiểmsoát, 1 qui trình tín dụng chặt chẽ sẽ dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu Bêncạnh đó là là sự mất hợp lý của cơ cấu cho vay, sự thiếu chính xác trong nhậnđịnh xu hướng phát triển hay suy thoái của các ngành, các khách hàng mụctiêu dẫn đến sự tập trung tín dụng sai lầm.

Bên cạnh việc xây dựng chiến lược thì việc thực thi nó cũng quan trọngkhông kém Một chiến lược đúng đắn tuy nhiên không được thực thi một cáchcó hiệu quả Điều này có thể xuất phát từ cơ chế kiểm soát nội bộ yếu kém

Trang 13

nhưng cũng có thể là do sự thiếu ý thức, trình độ của nhà quản lý, các nhânviên tín dụng

- Sự yếu kém về trình độ và đạo đức của nhân viên tín dụng

Các nhân viên tín dụng là những người trực tiếp thực thi việc cho vay cũngnhư quản lý các món vay Về mặt lợi ích, khi các nhân viên này với đạo đứckém và bộ phận kiểm soát không phát hiện kịp thời sẽ lợi dụng quyền hạn đểcó thể cho vay các khoản vay với rủi ro Họ có thể thực hiện việc này thôngqua việc làm sai lệch cách nhìn về báo cáo tài chính và triển vọng của kháchhàng Cũng như là sự sai lệch về giá trị thực của tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, không phải tất cả các lỗi này đều xuất phát từ vấn đề đạo đức màcó thể xuất phát từ vấn đề trình độ.

2.2 Lý thuyết về quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại2.2.1 Khái niệm quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Khái niệm này được tôi đưa ra trong quá trình nghiên cứu, có thamkhảo của một số luận văn tốt nghiệp các khóa trước Theo tôi thì:

Quản lý nợ xấu không chỉ là việc xử lý như thế nào khi đã có nợ xấuphát sinh mà nó bao gồm quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản lý và kinh doanh tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được cácmục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường cácbiện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế phát sinh nợ xấu, đi kèm với việc xửlý các khoản Nợ xấu đã phát sinh nhằm phù hợp đối với mục tiêu trong từnggiai đoạn của mỗi ngân hàng.

2.2.2 Mục tiêu của quản lý nợ xấu

Mục tiêu của quản lý nợ xấu tại mỗi ngân hàng và các thời điểm khácnhau là khác nhau Tuy nhiên, theo một cách chung nhất thì mục tiêu củaquản lý nợ xấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và đối với bất kỳ ngân hàng nàothì đó chính là việc phải xây dựng và thực thi được một qui chế, chính sách

Trang 14

sàng lọc khách hàng phù hợp với từng thời kỳ sao cho phải hạn chế đến mứcthấp nhất rủi ro không thể thu hồi được của các khoản cho vay mà không ảnhhưởng tới mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng

2.2.3 Nội dung của quản lý nợ xấu

2.2.3.1 Xây dựng chiến lược và thực thi quản lý nợ xấu

Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chiến lược quản lý nợxấu phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình trong từng thời kì, và phảilinh hoạt có thể điều chỉnh tuỳ theo diễn biến thị trường tín dụng Chiến lượcquản lý nợ xấu cũng phải chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của ngânhàng, cũng như những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng để phát huy tốiđa tiềm lực của ngân hàng Như ta thấy nợ xấu là không thể tránh được đốivới mỗi ngân hàng, ngân hàng nào cũng phải chấp nhận tồn tại các khoản nợxấu.Vì thế cân phải xác định giới hạn cần thiết của Nợ xấu hay cụ thể hơn làxác định mức độ và tỷ lệ của Nợ xấu thích hợp Nếu ngân hàng duy trì tỷ lệNợ xấu quá cao hoặc không hợp lý thì nguy cơ phải gặp rủi ro của ngân hàngcao, ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngoài ra, chiến lược quản lý nợ xấu hay chiến lược quản lý rủi ro tín dụngcần đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hoá danh mục tín dụng nhằm giảmbớt rủi ro Tránh tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”, tín dụng chỉ tập trung vàomột nhóm khách hàng hay một lĩnh vực nào đó Không chỉ thế cơ cấu tíndụng còn phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động được

Ngoài ra, để có thể thực hiện được việc quản lý nợ xấu thì ngân hàngphải xây dựng các qui trình qui chế và thực thi chúng một cách hợp lý.Cụ thể:- Xây dựng và thực hiện tốt quy trình quản lý tín dụng.

Bản thân hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nguy cơ rủi ro tiềmẩn, vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng một quy trình tín dụng chặt chẽ từkhâu xét duỵệt, thẩm định, giải ngân cho vay đến các khâu kiểm tra giám sát

Trang 15

trước và sau cho vay… Khi các ngân hàng tiến hành hoạt động tín dụng phảituân thủ nghiêm chỉnh quy trình tín dụng đó Việc xây dựng, thực hiện vàquản lý nghiêm ngặt quy trình quản lý tín dụng sẽ giúp ngân hàng hạn chếđược rủi ro các khoản Nợ xấu phát sinh, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cácsai phạm và thiếu sót trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đối với mỗi khoản tín dụng không chi phải kiểm tra trước khi giải ngânmà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng quan trọng khôngkém Việc này nhằm hạn chế hạn chế rủi ro đạo đức , nhằm đảm bảo răngkhách hàng vay không làm những việc rủi ro từ nguồn vốn vay Ngân hàng sẽgiám sát tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân bằng cách kiểm tra hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ Đây là một yêu cầu bắtbuộc trong quy trình tín dụng của bất cứ một NHTM nào

Ngày nay, các ngân hàng có rất nhiều biện pháp khác nhau để kiểm tragiám sát các khoản vay, một số các biện pháp cơ bản hầu hết các ngân hàngđang sử dụng là:

+ Tất cả các loại hình tín dụng đều phải được tiến hành kiểm tra theođịnh kì, ví dụ như kiểm tra theo chu kỳ 30,60 hay 90 ngày đối với nhữngkhoản vay lớn, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với nhữngkhoản cho vay có quy mô nhỏ.

+ Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra giámsát một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọngnhất của mỗi khoản vay phải được kiểm tra.

+ Kiểm soát và theo dõi thường xuyên các khoản cho vay lớn bởi vìnhững khoản cho vay lớn này nếu xảy ra rủi ro sẽ gây ảnh hưởng nghêmtrọng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.

Trang 16

+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tíndụng có vấn đề, tăngcường kiểm tra giám sát khi phát hiện ra những dấu hiệu không lành mạnh cókhả năng dẫn đến rủi ro liên quan đến khoản vay.

+ Trong trường hợp nền kinh tế có chiều hướng suy giảm hay cácngành có tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay của ngân hàng phải đối mặtvới những vấn đề khó khăn lớn thì ngân hàng phải tăng cường các biện phápkiểm soát tín dụng

- Xây dựng và thực thi qui chế kiểm tra kiểm soát nội bộ

Một khía cạnh khác cũng rất quan trọng của hoạt động kiểm tra giám sáthoạt động tín dụng là công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Thông qua công tácnày có thể phát hiện ,ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trìnhthực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát nộibộ còn góp phần phát hiện ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụnggây ra Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi một bộ phậnđộc lập với hoạt động tín dụng đó là phòng kiểm tra nội bộ, có chức năng đưara các đánh giá một cách khách quan đối với hoạt động tín dụng Trên cơ sởđó, bộ phân kiểm tra nội bộ thực hiện chức năng tư vấn cho các bộ phậnnghiệp vụ và là công cụ quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng.

2.2.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng

Như tôi đã nói, nợ xấu luôn tồn tại song song với ngân hàng Vì vậy, yêu cầuđược đặt ra là phải xử lý các khoản nợ xấu sau khi đã phát sinh Sau đây làmột số biện pháp xử lý nợ xấu

2.2.3.2.1 Yêu cầu tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và cơ cấu lại nợ

Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khiphân tích thực trạng tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu đánh giákhách hàng có khả năng phát triển để thanh toán nợ xấu cho ngân hàng thìngân hàng sẽ áp dụng biện pháp cấu trúc lại hay tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trang 17

Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình thực hiện tái cơ cấu hoạt động sảnxuất kinh doanh, tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp có hiện trạng kinh doanh,tài chính kém nhưng có khả năng phục hồi Việc thực hiện tái cơ cấu doanhnghiệp được thực hiện giữa các bên có liên quan: nhà đầu tư, nhà kinh doanh,ngân hàng cho vay nợ với mục đích cao nhất là hồi sinh, tăng giá trị chodoanh nghiệp.

Nói chung, đề xuất xử lý nợ xấu theo giải pháp cấu trúc lại chỉ được ápdụng cho các khoản nợ thuộc nhóm 3 và nhóm 4 và đối với các khách hàngđược quyết định tiếp tục duy trì quan hệ Khi đã có quyết định tiếp tục duy trìquan hệ với đối tượng khách hàng này, khoản nợ có thể được quản lý thôngqua việc giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo rằng bên vay thực thi các hànhđộng cần thiết để cải thiện tình hình của họ, và sửa chữa sai sót Đặc biệt,trong trường hợp không trả được nợ lần đầu, ngân hàng cần có hành độngcương quyết để thuyết phục khách hàng trong việc thực thi các biện phápcứng rắn để củng cố vị thế của khách hàng Ngân hàng duy trì mối quan hệchặt chẽ với khách hàng để giám sát tiến trình xử lý nợ Trên cơ sở đó, ngânhàng có thể áp dụng các phương pháp:

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ:

Việc điều chỉnh kỳ hạn nợ thông thường được thực hiện thông qua việchoãn hoặc/và giảm khối lượng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ,nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả Nếu được sử dụng một cách cẩnthận, việc điều chỉnh kỳ hạn nợ là một hình thức được chấp nhận khi thựchiện cơ cấu lại nợ

- Gia hạn nợ

Đây là phương án tránh áp lực trả nợ của khách hàng để hỗ trợ khách hàngtiếp tục kinh doanh Ngân hàng cũng có thể xem xét cấp thêm tín dụng giúp

Trang 18

khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi các khoản nợtrước Đây không phải là biện pháp tốt vì nó mang tính mạo hiểm cao

- Giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả:

Giải pháp này có thể được xem xét áp dụng tuỳ thuộc vào thiện chí trảnợ vay của khách hàng và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nướcvà của từng ngân hàng Việc giảm, miễn lãi đối với khách hàng coi như sự hysinh một phần doanh thu của ngân hàng để có thể tận thu hồi được nguồn vốnđã cho vay.

2.2.3.2.2 Chứng khoán hoá các khoản nợ xấu

Hiện nay, một kỹ thuật mới trong công tác xử lý nợ xấu đuợc áp dụngrộng rãi trên thế giới là chứng khoán hoá các khoản nợ Chứng khoán hoá làchuyển đổi một tập hợp có chọn lọc các khoản vay có thế chấp của ngân hàngmà trước đó không có thị trường thứ cấp để giao dịch thành các chứng khoánkhả mại, có thể bán trên thị trường thứ cấp Ngân hàng có thể dùng kỹ thuậtnày để xử lý các khoản nợ xấu của mình nhưng cần có sự phát triển mạnh mẽcủa thị trường chứng khoán cùng giao dịch mua bán nợ.

Đối mặt với áp lực rủi ro tín dụng và yêu cầu tăng vốn chủ sở hữu, côngcụ quản lý rủi ro chứng khoán hoá các khoản cho vay đã giúp ngân hàng hạnchế một cách hiệu quả rủi ro tín dụng NHTM bắt đầu bằng cách khoanhkhoản nợ xấu có thế chấp và chuyển nó ra khỏi nội bảng, hạch toán ngoạibảng để bán cho người đầu tư chứng khoán thông qua trung gian là ngườiđược uỷ thác Người được uỷ thác thường là tổ chức được bảo đảm không bịphá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng khoán Đầu tư thôngqua hoạt động chứng khoán hoá giúp ngân hàng đa dạng hoá, giảm rủi ro,giảm các chi phí đối với việc giám sát các khoản cho vay.

Công nghệ chứng khoán hoá hấp dẫn nhiều ngân hàng, bởi vì thôngqua đó mà ngân hàng có thể rút ngắn được thời gian xử lý nợ xấu, tăng khả

Trang 19

năng thanh khoản của tài sản, cung cấp một phương tiện tài trợ mới, giảmđược các chi phí có tính chất thuế cũng như tăng thu nhập từ thuế

2.2.3.2.3 Xử lý tài sản bảo đảm, đòi nợ bên bảo lãnh

Đối với những khoản nợ xấu không thể cơ cấu lại nợ, khách hàngkhông có khả năng phát triển, chây ỳ trong việc trả nợ… NHTM chủ động xửlý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất đai,tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hìnhthức sau: Tự bán công khai trên thị trường; Bán qua Trung tâm dịch vụ bánđấu giá tài sản; Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước Trong trườnghợp khoản vay không được thanh toán đầy đủ thì ngân hàng được xử lý tàisản đảm bảo theo nguyên tắc và cơ chế theo luật định.

Đối với các khoản cho vay có sự bảo lãnh của bên thứ 3: Ngân hàngyêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay Trường hợpbên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay, ngân hàng chủ động xử lýtài sản bảo lãnh tương tự như các tài sản thế chấp cầm cố của bên vay.

Thực hiện quyền truy đòi cho vay gián tiếp: nếu đến hạn mà ngườithanh toán không thực hiện nghĩa vụ thì ngân hàng truy đòi người đi vay,người bảo lãnh.

Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sảnbảo đảm hoặc đòi nợ bên bảo lãnh thường rất phức tạp với nhiều thủ tục, tốnnhiều thời gian, khả năng thu hồi đầy đủ nợ thường không cao, song ngânhàng vẫn buộc phải thực hiện để thu hồi vốn Cho đến nay, đây là một trongsố các biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả nhất cho các ngân hàng, đặc biệt cáckhoản nợ do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, khách hàng lừa đảo ngân hàng…

2.2.3.2.4 Bán các khoản nợ

Biện pháp này được ngân hàng sử dụng đối với các khoản nợ không cótài sản đảm bảo hoặc không muốn mất thời gian đòi nợ Ngân hàng sẽ chuyển

Trang 20

quyền đòi nợ cho một tổ chức tín dụng hoặc tổ chức hoặc cá nhân khác cóchức năng theo quy định để sớm thu hồi vốn của mình Khi bán các khoản nợxấu, ngân hàng thường chấp nhận bán với giá thấp hơn giá trị khoản nợ để thuhồi vốn nhanh và tránh ảnh hưởng tới những khoản nợ còn lại Để thực hiệncó hiệu quả biện pháp này, bên cạnh việc nhanh chóng đưa các khoản nợ xấura khỏi bảng tổng kết tài sản, các ngân hàng thường thành lập một tổ chức cótính chuyên môn hoá cao gọi là Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Côngty này sẽ tiếp nhận các khoản nợ và thực hiện mua bán tiếp theo.

2.2.3.2.5 Sử dụng biện pháp pháp lý để xử lý

Biện pháp kiện khách hàng ra toà để đòi nợ được ngân hàng lựa chọnkhi các biện pháp trên không khả thi Ngân hàng có thể nhờ toà án can thiệpbuộc khách hàng trả nợ, chuyển giao tài sản đảm bảo tiền vay, phát mại tàisản của khách hàng hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợvà ngân hàng với tư cách là chủ nợ chính có thể làm đơn xin toà mở thủ tụctuyên bố phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản Theo quy định của luật này,kể từ ngày Toà quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản, các khoảnnợ chưa tới hạn được coi là tới hạn, các chủ nợ không được tính lãi đối vớithời gian chưa tới hạn Việc ngừng tính lãi (dù nợ chưa trả) là không có lợicho ngân hàng Cho nên, yêu cầu phá sản doanh nghiệp là biện pháp cuốicùng để ngân hàng thu hồi nợ.

Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lạihiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rối, khách hàngthường là không còn khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo có tranh chấp về pháplý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay, việc xử lý tài sản hoặc thu hồinợ thông qua cơ quan Thi hành án thường mất nhiều thời gian, tốn kém về chiphí và thời gian

Trang 21

2.2.3.2.6 Ngân hàng thương mại dùng dự phòng rủi ro để xử lý

Theo thông lệ quốc tế, muốn xoá nợ khê đọng phải có nguồn tiền nhấtđịnh Ở Việt Nam, tiền dùng để xử lý nợ là từ quỹ dự phòng rủi ro của ngânhàng hoặc từ Ngân sách nhà nước.

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chiphí hoạt động của TCTD.

Những trường hợp được xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro là khi khách hàngvay vốn, bên được bảo lãnh vay vốn, bên được hưởng dịch vụ thanh toán lànhững tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc cá nhân bị chết, mất tích hoặc khôngthực hiện được các nghĩa vụ nợ do bất khả kháng và những khoản nợ thuộcnhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn.

Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các ngân hàngvận dụng tối đa nhằm xử lý nợ xấu nhanh chóng Thực chất của biện pháp nàylà ngân hàng sử dụng nội lực của mình để khắc phục gánh nặng nợ xấu nênảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiềugiải pháp này làm giảm thu nhập của ngân hàng trong khi vốn cho vay vẫnkhông thu hồi được Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thuhồi nợ có tính triệt để hơn.

2.2.2.3.7 Sự trợ giúp của Chính phủ

Đối với những khoản nợ xấu phát sinh do các khoản vay theo chínhsách của Chính phủ, các ngân hàng phải trông chờ vào nguồn bù đắp từ Ngânsách Nhà nước Thực chất các khoản vay theo chính sách có thể coi nhưkhoản vay có bảo lãnh của bên thứ ba là Chính phủ Do vậy, khi ngân hàngkhông thể thu hồi được nợ từ khách hàng thuộc đối tượng này thì Chính phủphải đứng ra giải quyết cho ngân hàng Chính phủ có thể sử dụng Ngân sách

Trang 22

mua toàn bộ số nợ xấu của NHTM để xử lý dần trong một số năm nhằm giảithoát cho các NHTM không bị sa lầy vào khủng hoảng nợ xấu, giúp ngânhàng tập trung vào hoạt động kinh doanh Biện pháp này có hạn chế là thủtục, trình tự xử lý phức tạp, kéo dài, có sự tham gia của nhiều cơ quan chứcnăng, không thể áp dụng thường xuyên vì vốn ngân sách có hạn, việc xử lýmột khối lượng lớn nợ xấu rất tốn kém làm giảm ngân sách đầu tư cho cáclĩnh vực khác, gây ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế.

2 3 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xử lý nợ xấu2.3.1 Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước Trung Quốcluôn cao hơn mức cho phép Năm 1995, tỷ lệ nợ xấu là 21,4%, đến năm 2000tỷ lệ này tăng lên 29% Năm 2001, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm làmgiảm bớt tỷ lệ nợ xấu song vẫn là 25,4%- cao hơn nhiều so với mức cho phépcủa quốc tế Tỷ lệ nợ xấu quá cao không những cản trở tiến trình cải cách củaNHTM Trung Quốc mà còn làm tăng rủi ro tài chính trong hệ thống ngânhàng Chính vì vậy, nhằm xử lý nợ tồn đọng, Trung Quốc đã áp dụng một sốgiải pháp sau:

- Hoàn thiện các bộ luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, phát hành tráiphiếu Chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn cho các NHTM nhà nước.

- Xử lý nợ xấu của các NHTM thông qua việc cải cách quản lý nợ vàphân loại nợ thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro: loại đạt tiêu chuẩn, loại nợđáng chú ý, loại nợ bình thường, loại nợ có nghi vấn và loại nợ dễ bị mấtnhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động thi hành các biện pháp cầnthiết.

- Thành lập 4 công ty Quản lý tài sản trực thuộc 4 NHTM nhà nước để xử lýnợ xấu theo hướng chuyển nợ thành cổ phần Các công ty quản lý tài sảnđược lập ra nhằm tiếp nhận, quản lý, xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng

Trang 23

chuyển giao Các công ty này coi việc bảo toàn tài sản, giảm thua lỗ cho cácdoanh nghiệp nhà nước làm mục tiêu hoạt động chủ yếu của mình Vốn banđầu của 4 công ty là 10 tỷ NDT (1,2 tỷ USD) và do Bộ Tài chính Trung Quốccấp Trong quá trình hoạt động, các công ty này có quyền phát hành trái phiếucó sự bảo đảm của ngành tài chính ra công chúng, sau đó dùng vốn thu đượcđể mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, trực tiếp chuyển các khoản nợnày thành khoản đầu tư vào doanh nghiệp hoặc thành cổ phần của doanhnghiệp Đối với các DNNN lâm vào khó khăn, Công ty Quản lý tài sản thựchiện mua lại quyền sở hữu nợ và cổ phần của các nhà đầu tư ở trong và ngoàinước của doanh nghiệp nhà nước, tổ chức lại doanh nghiệp thông qua chuyểnnợ thành cổ phần, thực hiện thanh lý, phá sản đối với các doanh nghiệp cónhững khoản nợ khổng lồ và không có khả năng thanh toán Như vậy, thôngqua việc chuyển nợ thành cổ phần, các doanh nghiệp thay vì phải trả lãi cáckhoản nợ ngân hàng đã chuyển sang trả cổ tức cho cổ đông Đây là giải phápnhằm giải quyết mối quan hệ giữa Ngân hàng và doanh nghiệp

2.3.2 Kinh nghiệm từ Thái Lan

Thập kỷ 80, 90 nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng, có hiệu quả và tươngứng với diễn biến đó là nợ xấu (NPLs) ở khu vực ngân hàng là khá thấp.Những biện pháp thường được các ngân hàng áp dụng là: gia hạn nợ, điềuchỉnh lãi suất vay, đảo nợ Các biện pháp này đã có kết quả khi mới sảy ra nợxấu Đó là việc làm trước tiên của ngân hàng.

Nhưng từ năm 1997, nhất là năm 1998, tác động mạnh của cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ lên nền kinh tế, nhiều Công ty là khách hàng vay nợngân hàng không còn khả năng thanh toán, nợ quá hạn tăng lên đột ngột thìcác giải pháp nói trên tỏ ra không có hiệu quả nữa Do vậy, cần có các giảipháp khác như tái cơ cấu doanh nghiệp, đấu thầu quản lý Công ty, tái cơ cấunợ ngân hàng …qua đó tách ra khỏi doanh nghiệp các khoản nợ xấu tạo điềukiện để họ cạnh tranh được trong thị trường đầy biến động Bốn mô hình

Trang 24

(phương thức) đã được Thái Lan áp dụng là: cơ cấu kế hoạch hoá; chu trìnhCDRAC; phương án không chính thức; phương án tái cơ cấu.

* Cơ cấu kế hoạch hoá (Planner Regime)

Theo mô hình này, doanh nghiệp con nợ phải đệ đơn, cơ quan quản lýphải chỉ định đối tác, con nợ phải xuất trình kế hoạch trong thời hạn ấn định,sự chấp nhận kế hoạch của con nợ, tổ chức gặp gỡ giữa các chủ nợ và ngườitham gia kế hoạch Toà án xem xét kế hoạch, chấp nhận hoặc không chấpnhận để doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch đó trong thời hạn từ 5-7 năm.Ngân hàng có quyền can thiệp vào một Công ty, trong trường hợp công tykhông hoàn trả vốn vay ngân hàng Tuy nhiên áp dụng mô hình này rất khó,vì các công ty tìm mọi cách để ngân hàng không can thiệp vào Họ tìm cách“ru ngủ” ngân hàng, tạo ra bảng cân đối của Công ty và chứng tỏ là có lợinhuận Họ thành lập các Công ty con rồi chuyển lợi nhuận cho các Công tyđó, và còn nhiều thủ thuật khác để ngăn cản không cho ngân hàng can thiệp.

* Chu trình CDRAC (Corporate Debt Restructuring AdvisoryCommittee)

Dưới sức ép của IMF, Thái Lan đã phải xây dựng một Luật để có hànhlang pháp lý cao hơn Theo đó yêu cầu chủ nợ là ngân hàng và con nợ phải kýkết với nhau và về phía nhà nước phải lập ra một Uỷ ban tư vấn tái cơ cấu nợ,do Ngân hàng trung ương Thái Lan đảm nhiệm Uỷ ban này viết tắt làCDRAC Bước tiếp cận mới này, yêu cầu các con nợ phải cung cấp thông tinđầy đủ cho chủ nợ và phải có thái độ rõ ràng trong một thời gian sớm nhất, đểbiết họ có khả năng tài chính trả nợ không, tiếp đó là ngân hàng cam kết giúpđỡ con nợ duy trì hoạt động để có nguồn trả nợ Uỷ ban CDRAC là người cóquyền xem xét việc thương thuyết giữa chủ nợ và con nợ, đưa ra yêu cầu 2bên phải thực hiện.

Thực chất của phương thức này là sử dụng công cụ thương thuyết giữachủ nợ và con nợ Ngân hàng nào có con nợ lớn nhất thì đưa ra kế hoạch sơthảo và đứng ra triệu tập họp Các chủ nợ họp trước, làm biên bản ghi nhớ,

Trang 25

sau đó mời các con nợ đến bàn thảo Trong thời gian 3 tháng nghiên cứu, cácchủ nợ lập kế hoạch và chuyển kế hoạch đó cho con nợ nghiên cứu trước.Cuộc họp được chính thức tiến hành, sau trao đổi thảo luận là biểu quyết lần1, nếu không xong lại bàn thảo tiếp và biểu quyết lần 2 Biểu quyết lần 2mang tính chất bắt buộc Nếu không nhất trí thông qua, thì quay lại từ đầu.Kết quả xấu nhất, qua các lần làm đi, làm lại vẫn không thống nhất được thìbiện pháp cuối cùng là đưa ra toà án.

* Các phương án không chính thức (Informal Workouts)

Phương án này áp dụng với những Công ty có trình độ quản lý sản xuấtkinh doanh tốt, nhưng lại gặp khó khăn tạm thời về khả năng thanh toán Họphải chủ động đề ra các phương án hiệu quả, nhanh chóng khắc phục khókhăn, mà không cần có sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Tuy vậy có rất ít phương án không chính thức để đưa đến tái cơ cấuthực sự Hầu hết các khách hàng vay lớn tìm cách bảo vệ quyền lợi của mìnhvà không sẵn sàng thảo luận vay trên cơ sở thương mại Hậu quả là, các ngânhàng không đầu tư thêm vốn để hỗ trợ các Công ty.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan cho biết, phương pháp này rất có hiệuquả đối vớí những Công ty thiếu khả năng chi trả tạm thời, nhưng lãnh đạoCông ty có khả năng và có trình độ quản lý kinh doanh Trong trường hợpnày, nếu lãnh đạo Công ty có trình độ, có quyết tâm cao và có phương án cụthể để khắc phục, thì ngân hàng tiếp tục hỗ trợ để khắc phục sự mất cân đốitạm thời để duy trì sản xuất kinh doanh có hiệu quả Tuy nhiên, nếu lãnh đạoCông ty yếu kém, thì phương thức này có nhược điểm là không đưa ra đượctư vấn cụ thể nào cho khách hàng và ngân hàng, nó cũng không giúp cho 2bên một sáng kiến nào, không đưa ra một nguồn vốn nào cho chủ nợ và connợ.

* Các Công ty Quản lý tài sản – AMC

Trang 26

Việc xử lý nợ xấu cho các Công ty tài chính và các Ngân hàng thươngmại tại Thái Lan theo phương thức AMC, được thực thi bằng 2 mô hình: từngngân hàng tự xử lý và Nhà nước đứng ra xử lý hoặc hỗ trợ xử lý.

Mỗi Ngân hàng thương mại lập ra một bộ phận quản lý nợ (AssetsManagement Division – AMD) hoặc bộ phận quản lý đặc biệt (Special AssetsManagement – SAM) để chuyên trách việc xử lý các khoản nợ xấu, từ 5 triệuBath trở xuống (những khoản nợ xấu trên 5 triệu Bath, phải chuyển đến Côngty AMC xử lý).

Chính phủ thành lập Công ty Quản lý tài sản AMC, để chuyên trách xửlý nợ khó đòi của Công ty tài chính hoặc NHTM thuộc sở hữu của Chính phủ.

Quá trình hình thành Công ty AMC tại Thái Lan có 2 giai đoạn:

- Từ 1997 đến năm 2000, Chính phủ thành lập cơ quan tái cơ cấu tàichính FRA và một AMC để xử lý nợ khó đòi của 58 công ty tài chính Côngty AMC đầu tiên được thành lập theo pháp lệnh khẩn cấp BE2540 ngày22/10/1977, vốn ban đầu 1.000 triệu Bath do Chính phủ huy động vốn và BộTài chính là một cổ đông Sau 2 năm, Công ty AMC này về cơ bản đã xử lýxong nợ khó đòi của 58 Công ty tài chính.

- Tháng 4/2000, Chính phủ bỏ ra 100% vốn (25 triệu Bath), từ quỹ pháttriển các định chế tài chính FIDF thành lập 1 công ty AMC (Sukhumvit AssetManagement Co.,Ltd – Sam) để xử lý nợ khó đòi cho ngân hàng KRUNGTHAI BANK Đây là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, có nợ khó đòi chiếm60% tổng số nợ khó đòi của hệ thống ngân hàng Đồng thời, nhiều NHTMkhác cũng thành lập Công ty AMC thuộc sở hữu của mình (Chatuchak AMC,Chantaburi ACM, Thonburi AMC, Sinsuptawe AMC)

* Cẩm nang thực hành tái cơ cấu nợ.

Một dự án do WB tài trợ cho Ngân hàng Trung ương Thái Lan đểhướng dẫn cho các NHTM thực tài hành tái cơ cấu nợ đã được triển khainhanh chóng và có hiệu quả Theo các chuyên gia WB đánh giá, đây là tổnghợp cách quản lý và xử lý tốt nhất đối với nợ xấu, phương pháp này đưa ra

Trang 27

những hướng dẫn chặt chẽ phù hợp với quy định và quy trình thực hành tối ưucủa quốc tế (SAFS 15, 114, TAS 34 và 36), nhưng vẫn duy trì được độ linhhoạt tại mỗi quốc gia.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp nhận dự án này và đưa ra mộtchương trình cụ thể gồm 5 bước Sau khi quy trình 5 bước được ban hành,NHTW đã tổ chức huấn luyện cho cán bộ NHTM (từ trưởng phó phòng trởlên) và tiếp đó là tất cả các cán bộ tín dụng của NHTM.

Đặc điểm của phương thức này là đưa con nợ và chủ nợ ngồi lại vớinhau và nó bảo đảm được 4 tính chất: tính cân bằng, tính thống nhất, tính bắtbuộc (kỷ luật), tính linh hoạt, (biến đổi trong thương thuyết với con nợ)

Quy trình 5 bước bao gồm: Thu thập thông tin, đánh giá khả năng trả nợ(sơ bộ), đánh giá cụ thể (thứ cấp), xác định phương án cơ cấu lại, chọnphương án xử lý ít tốn kém nhất.

* Chính sách thuế đối với xử lý nợ khó đòi

Tại Thái Lan, Nhà nước rất quan tâm đến xử lý nợ khó đòi theo cácbước nói trên Đặc biệt là chính sách thuế, đối với xử lý nợ khó đòi được quyđịnh rất cụ thể như sau để áp dụng cho năm 2000 và 2001.

Khi Ngân hàng xoá nợ cho khách hàng thì khách hàng không bị đánhthuế (vì xoá nợ được coi như 1 khoản khách hàng đầu tư).

Ngân hàng bán tài sản thế chấp, sẽ không được tính là thu nhập vàkhông bị tính thuế.

Công ty bán tài sản để trả nợ ngân hàng, cũng không bị tính thuế.

Công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản thì sẽ được giảm thuế từ 2%xuống còn 0,01%.

Khi ngân hàng xoá nợ, phần xoá nợ đó được tính vào chi phí.

Ngân hàng được giảm thuế trong trường hợp bị lỗ, hoặc chuyển tài sảnkhách hàng, hoặc trả nợ giữa khách hàng và ngân hàng Được giảm, miễn trừthuế kinh doanh khi ngân hàng chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp để thunợ.

Trang 28

2.3.3 Kinh nghiệm từ Mỹ

Cuối những năm 90 các ngân hàng Mỹ chịu áp lực từ sự gia tăng rủiro tín dụng Với sự cạnh tranh khốc liệt để có được các khoản cho vay trongsuốt thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các ngân hàng đã phải chấp nhận các khoảntín dụng có chất lượng thấp hơn để có thêm thu nhập, chiến lược đó hiện nayđã trở nên phản tác dụng, khối lượng các khoản vay không được thanh toánđúng hạn đã tăng từ 7,5 tỷ USD vào Quý 4 năm 1997 lên mức 17,7 tỷ đô lavào quý 3 năm 2000 Từ quý 3 năm 1999 đến quý 3 năm 2000, các khoản vaykhông có dự phòng đã tăng 25,9%, các khoản vay quá hạn đã tăng 16,5% vàcác khoản vay quá hạn trong ngành thương mại và công nghiệp đã tăng43,7% Những con số khắc nghiệt này đã chỉ ra rằng việc hạ thấp các tiêuchuẩn cho vay và bảo lãnh là do các ngân hàng đã chỉ tập trung cho doanhthu.

Khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ đã diễn ra những năm thập kỷ 90là khoảng 1600 ngân hàng và 1300 tổ chức tiết kiệm và tín dụng đứng trên bờvực phá sản Đứng trước tình hình đó, Tổ chức Quản lý cơ cấu lại (RTC)được thành lập với mục đích xử lý các khoản nợ tồn đọng của các tổ chức tàichính bị phá sản.

Cùng thời gian này, các ngân hàng lớn có hoạt động bình thường thựchiện các biến pháp xử lý khối lượng lớn các khoản nợ xấu của mình

Giải pháp xử lý nợ xấu của RTC: Tổ chức bán đấu giá, ký hợp đồngquản lý tài sản, Chứng khoán hoá các tài sản và Liên doanh thông qua gópvốn cổ phần.

Xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Mỹ: Trong thời giankhủng hoảng, các ngân hàng lớn của Mỹ cũng như các ngân hàng vừa và nhỏbị dồn tích các khoản nợ xấu Thay bằng việc kêu gọi sự can thiệp và hỗ trợcủa Chính phủ, các ngân hàng tự mình xử lý khối lượng nợ xấu Các giải pháp

Trang 29

cổ truyền và các giải pháp mới trong xử lý nợ xấu đều được áp dụng Khoanhnợ và cơ cấu lại nợ là các biện pháp cổ truyền, còn kết hợp ngân hàng hoạtđộng tốt với ngân hàng khó khăn và chứng khoán hoá tài sản nợ là các biệnpháp mới.

Kinh nghiệm hữu ích từ việc xử lý nợ xấu tại Mỹ: Vai trò chủ đạo củaChính phủ, Hành lang pháp lý hoàn thiện, “Dự báo” và “phản ứng” kịp thời,các biện pháp xử lý sáng tạo.

Kết luận chương II:

Chương II của tôi đã giải quyết được vấn đề về lý thuyết chung vềquản lý nợ xấu, là cơ sở cho việc thực hiện các chương tiếp theo Và quả thực,thừa nhận một tỷ lệ nợ xấu tự nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh củangân hàng là một điều hoàn toàn hợp lý, đó là mối quan hệ giữa rủi ro và lợinhuận Tuy nhiên, nhận biết nợ xấu và hiểu về nợ xấu để đưa ra được cáchthức, chiến lược quản lý nợ xấu sao cho phù hợp với mục tiêu của ngân hàngtrong từng thời kỳ cụ thể là vấn đề cần giải quyết.

Trang 30

Chương 3: Thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàngSHB

3.1 Tổng quan về ngân hàng SHB3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn –Hà Nội

13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái (tiền thân của

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội - SHB) được thành lập theogiấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng NhàNước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 Ra đờitrong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuảChính Phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợptác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng,thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động cuả Ngân hàng chỉ có mộttrụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền -Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền Thành PhốCần Thơ với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành, đốitượng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuấtnông nghiệp, tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ của Ngân hàng có 08người, trong đó chỉ có 01 người có trình độ đại học.

20/01/2006: Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết

định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạtđộng từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng Thươngmại Cổ phần đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng SHB có điều kiệnnâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ

Trang 31

sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHBvà đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành phố CầnThơ, trung tâm tài chính-tiền tệ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sangNgân hàng TMCP đô thị là một giai đoạn phát triển mới của SHB với mụctiêu sẽ trở thành một trong ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ đa năng,phấn đấu chuyển đổi từ một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn vớiphạm vi và quy mô hoạt động hẹp sang ngân hàng thương mại cổ phần đô thị,cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, ngân hànghoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững

đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2006, là năm đánh dấu sự thay đổi và bước phát triển mạnh mẽcủa ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, mạng lưới hoạt động kinh doanh của SHBđã trải rộng khắp trong địa bàn TP Cần Thơ và một phần tỉnh Hậu Giang, đốitượng cho vay không chỉ là các hộ nông dân mà còn mở rộng cho vay: hộkinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên điạ bàn, nguồn vốn huyđộng tăng, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao với mức lợi nhuận năm sauluôn cao hơn năm trước.

Trong hoạt động kinh doanh xét trên phương diện an toàn vốn SHB làmột ngân hàng bền vững với cơ sở vốn hiện tại đủ để đảm bảo SHB tiếp tụcphát triển nhanh trong thời gian tới, với cơ sở vốn vững mạnh và tỷ lệ an toànvốn cao cùng với văn hoá tín dụng thận trọng, chính sách và quy trình hợp lýđảm bảo chất lượng tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khảquan vì vậy kết quả hoạt động kinh doanh của SHB trong những năm quanăm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kếhoạch đề ra.

Trang 32

Trong năm 2008, SHB dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng vàtiếp tục tăng vốn điều lệ lên trong những năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển Song songviệc đó, SHB sẽ mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh một cách vữngchắc, an toàn, bền vững về tài chính, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại,cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, đa dạng và thông thoáng đến cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ và các tầng lớp dân cư ở đô thị, nâng cao và duy trìkhả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng với quá trình hội nhập kinh tếquốc tế với kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lấy CNTT làm nền tảngcho việc phát triển và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại,cải tổ cơ cấu tổ chức và điều hành kinh doanh, tiến hành tập trung hoá quảntrị rủi ro, quản lý nguồn vốn và xử lý nghiệp vụ theo các thông lệ quốc tếnhằm tăng hiệu quả hoạt động.

SHB sẽ từng bước áp dụng nhất quán các thông lệ quốc tế trong côngtác điều hành, phát triển và đưa ra thị trường những sản phẩm dịch vụ tàichính đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín thương hiệu quachất lượng phục vụ khách hàng, đầu tư vào con người, phát triển năng lực củacán bộ, nhân viên, khuyến khích sự cống hiến xuất sắc, thưởng công xứngđáng với thành tích và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển toàn diện.

Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trìnhhành động,lộ trình hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam cùng với tiềm lựctài chính mạnh của các cổ đông tiềm năng, với bộ máy Hội đồng quản trị, Bankiểm soát, Ban điều hành là những người có trình độ nghiệp vụ, có kinhnghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và có tâm huyết với Ngân hàng sẽ là nhữngnhân tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển mộtcách bền vững trên con đường hội nhập.

Trang 33

Trải qua 15 năm hoạt động, đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2.000tỷ đồng, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn TP CầnThơ, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà nẵng, TP Quảng Ninh và ở TỉnhHậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích Đối tượng khách hàngcủa SHB đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiềungành nghề kinh doanh khác nhau Hoạt động kinh doanh những năm qua,SHB luôn giữ được tỷ lệ an toàn vốn cao cùng với chính sách tín dụng thậntrọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và tài sản tốt với khả năng pháttriển danh mục tín dụng khả quan.

3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP SàiGòn – Hà Nội – Hội sở chính 77 Trần Hưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà Nội

Từ năm 1993 tới tháng 7 năm 2008 thì Hội sở của SHB được đặt tại số138, đường 3/2,thành phố Cần thơ.

Vào ngày 29/07/2008, Hội sở chính thức chuyển về số 77, TrầnHưng Đạo, Hoàn kiếm, Hà nội Tính đến ngày 30/09/2009 thì Hội sở SHB có169 nhân viên, trong đó có 3 tiến sĩ, 11 thạc sĩ, 139 đại học, 2 cao đằng, 8trung cấp và 6 trình độ phổ thông Hội sở đã có đầy đủ các hoạt động chínhcủa một ngân hàng.

3.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

3.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – HàNội – SHB

Trang 34

1.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của ngân hàng SHB

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐCBAN KIỂM SOÁT

P.KIỂM TOÁN NB

P.nhân sự và đào tạo

P.quản lý tín dụng

P.tài chính kết toán

P.Pháp chếBan Ksoát nội

Ktra-bộP.phát triển

hệ thống

P.đầu tư

P.phát triển SP&DV

P.KH DN

P.hạch toán & HTTD

Trung tâm thẻ

Trung tâm thanh toánThanh toán quốc tếN.Vốn và KD tiền tệ

P.DV khách hàng

Trang 35

3.1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản trị của ngân hàng

- Đại hội đồng cổ đông:

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), quyết định những vấn đề thuộc nhiệmvụ và quyền hạn được Luật pháp cho phép và Điều lệ SHB quy định.

- Hội đồng quản trị:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhândanh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyềnlợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQTgiữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo vàgiám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban kiểm soát:

Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngânhàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệthống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tàichính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp phápvề báo cáo tài chính của Ngân hàng.

- Các Uỷ ban:

Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trịngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triểnhiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

*) Ủy ban quản lý rủi ro:

− Xây dựng mô hình và quy định quản lý rủi ro− Xây dựng kế hoạch và chiến lược về quản lý rủi ro

− Chỉ đạo, triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện chiến lược quản lýrủi ro

Trang 36

− Trực tiếp theo dõi và quản lý các ủy ban, các phòng ban, bộ phậntrực thuộc

*) Ủy ban quản lý tài sản Nợ -Có:

− Tham mưu cho HĐQT các vấn đề liên quan đến công tác quản lý tàichính của

Ngân hàng và công ty trực thuộc.

− Xây dựng kế hoạch và chiến lược về nguồn vốn, kết hợp với cácphòng ban khác để cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.

− Đề xuất chiến lược thích hợp thông qua việc quản lý danh mục tài sảnnợ - có dựa trên lợi nhuận dự kiến và các rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản,rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, các tỷ lệ an toàn vốn và những rủi ro khác cóthể xảy ra.

*) Hội đồng tín dụng

Hội đồng tín dụng có trách nhiệm xem xét, thẩm định và tư vấn choTổng giám đốc (hoặc phó Tổng giám đốc được ủy quyền) trong việc ra quyếtđịnh cấp tín dụng cho khách hàng theo các quy định tại quy chế của Ngânhàng nhà nước về cấp tín dụng và theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hộiđồng tín dụng do Hội đồng quản trị ban hành.

*) Hội đồng xử lý rủi ro

− Xem xét và quyết định biện pháp xử lý rủi ro tín dụng đối với cáckhoản nợ thuộc đối tượng phải xử lý nợ theo quy định

− Quyết định phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

− Xem xét, báo cáo tình hình theo dõi, lập phương án và thực hiện thuhồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.

3.1.2.3 Bộ máy điều hành của SHB

*) Ban Tổng Giám đốc

Trang 37

− Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giámđốc Tổng

Giám đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ quy định.

− Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động củacông ty Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kếhoạch kinh doanh do Đại hội đồng cổ đông thông qua Kiến nghị phương ánbố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng Điều lệ,Nghị quyết của Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị công ty Tổng Giám đốccó trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình hoạt động, tình hìnhtài chính, kết quả kinh doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của côngty trước Hội đồng quản trị.

− Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, các PhóTổng Giám đốc được phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ do TổngGiám đốc giao Tổng Giám đốc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn củacác Phó Tổng Giám đốc bằng văn bản phân công nhiệm vụ.

− Khi tổng giám đốc vắng mặt, một phó tổng giám đốc được ủy quyềnthay mặt Tổng giám đốc để giải quyết công việc chung của SHB và phải chịutrách nhiệm về các công việc mà mình đã quyết định trong thời gian ủy quyền

*) Các phòng ban nghiệp vụ hội sở:

− Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổchức điều hành, các phòng nghiệp vụ hội sở có thể được Tổng giám đốc uỷquyền giải quyết và thực hiện một số công việc cụ thể.

− Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ,quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định củaNHNN.

3.1.2.3.1 Chức năng của các phòng nghiệp vụ hội sở:

*) Phòng Quản lý Tín dụng:

Trang 38

− Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Banlãnh đạo, của các cấp có thẩm quyền;

− Quản lý các hoạt động liên doanh liên kết của hội sở về sản phẩm tíndụng;

*) Trung tâm Thanh toán và Thanh toán quốc tế:

− Điều hành và quản lý hoạt động tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu, trong nước và quốc tế;

− Thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt độngthanh toán, chuyển tiền;

− Quản lý công tác thanh toán quốc tế;− Quản lý hệ thống thanh toán (SWIFT);Phòng Phát triển sản phẩm, dịch vụ:

− Quản lý và phát triển sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng;

− Tiếp nhận và phản hồi những thông tin về sản phẩm nội bộ của ngânhàng;

− Quản lý các hoạt động của ngân hàng liên quan đến sản phẩm phi tíndụng;

*) Trung tâm Thẻ (dự kiến thành lập và hoạt động):

− Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ− Quản lý mạng lưới và kênh phân phối thẻ;

− Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng;*) Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ:

Trang 39

− Quản lý và điều hành hoạt động vốn của ngân hàng, tạo tính thanhkhoản ;

− Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng;− Tiệp nhận và quản lý nguồn vốn ký thác, nhận uỷ thác,

− Quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường vốn− Kết hợp quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng;

− Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối;

− Nghiên cứu và phát triển các hoạt động kinh doanh có liên quan;*) Phòng Ngân quỹ:

− Quản lý công tác thanh toán nội địa của ngân hàng;− Quản lý ngân quỹ;

− Hỗ trợ trong hoạt động cho phòng nguồn vốn và phòng kinh doanhtiền tệ;

− Quản lý nhân sự; đào tạo nhân sự;− Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

− Theo dõi những biến động và thực hiện các biện pháp để ổn định vàphát triển nhân sự, nguồn lực con người của ngân hàng;

*) Phòng Hành chính Quản trị:− Công tác lễ tân, phục vụ;

− Quản lý hành chính, văn thư, con dấu;

− Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ dụng cụ của ngân hàng;

Trang 40

− Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh;

− Thực hiện các công việc hành chính quản trị khác theo yêu cầu củaban lãnh đạo;

*) Phòng Công nghệ Thông tin:

− Công tác quản trị mạng, quản trị hệ thống;− Công tác an toàn và bảo mật thông tin;

− Phát triển hoạt động ứng dụng hỗ trợ hoạt động chung và hoạt độngđiều hành;

− Phát triển ứng dụng: tích hợp, quản lý và điều hành ngân hàng;− Xây dựng và phát triển hệ thống báo cáo, thông tin quản lý;*) Phòng Đầu tư:

− Quản lý hoạt động đầu tư dự án của ngân hàng;

− Quản lý hoạt động đầu tư chứng khoán và đầu tư giấy tờ có giá kháccủa ngân hàng;

− Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng;− Thiết lập các danh mục tài sản đầu tư hiệu quả

*) Ban Kiểm tra Kiểm soát nội bộ:

− Kiếm tra, giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy chếnghiệp vụ, quy định của ngân hàng;

− Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trách nhiệm vàquyền hạn của các cán bộ quản lý trong hệ thống;

− Đại diện ngân hàng làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra, tìmhiểu thông tin của Ngân hàng nhà nước và của các cơ quan chức năng có liênquan;

*) Sở Giao dịch, Chi nhánh và đơn vị trực thuộc

Sở Giao dịch, Chi nhánh là đơn vị trực thuộc ngân hàng, có con dấu vàđược thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ ngân hàng theo ủy quyền của

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
1.2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng (Trang 34)
Bảng2:Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008 - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 2 Phân loại nợ theo chi nhánh của SHB năm 2008 (Trang 63)
Bảng 3.: Theo dõi khoản nợ của công ty Vinh Phú đến hết ngày 31/12/2008 - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3. Theo dõi khoản nợ của công ty Vinh Phú đến hết ngày 31/12/2008 (Trang 69)
Bảng 3.: Theo dừi khoản nợ của cụng ty Vinh Phỳ đến hết ngày 31/12/2008 - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 3. Theo dừi khoản nợ của cụng ty Vinh Phỳ đến hết ngày 31/12/2008 (Trang 69)
Bảng 4: Theo dõi khoản nợ của công ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 4 Theo dõi khoản nợ của công ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 (Trang 71)
Bảng 4 : Theo dừi khoản nợ của cụng ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 - Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Bảng 4 Theo dừi khoản nợ của cụng ty S.K.B đến hết ngày 11/1/2009 (Trang 71)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w