Kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 65 - 68)

- Kết quả xử lý nợ xấu thông qua khách hàng tự nộp

Với chính sách xử lý nợ xấu ưu tiên việc thông qua thỏa thuận với khách hàng thì phần lớn những khoản nợ xấu của SHB được xử lý thông qua việc khách hàng tự nộp.

Các cán bộ tín dụng, quản lý tín dụng tại phòng khách hàng doanh nghiệp chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng ( tình hình thực tế kinh doanh, nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, các dòng tiền...) để yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi nợ cũng như các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ

vay ngân hàng, đồng thời cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ các luồng tiền về của khách hàng (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng là doanh nghiệp qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh) để thu hồi nợ kịp thời, tránh để khách hàng sử dụng nguồn này để tiếp tục sử dụng kinh doanh.

Bên cạnh đó, với các khách hàng có tình hình kinh doanh không khả quan nhưng có thái độ hợp tác tốt với ngân hàng, SHB chủ trương cho khách hàng tự bán tài sản đảm bảo hoặc không phải tài sản đảm bảo để lấy nguồn thu trả nợ cho ngân hàng.

- Kết quả xử lý nợ xấu thông qua phát mãi tài sản

Việc xử lý tài sản đảm bảo tại SHB chỉ xảy ra trong 2 trường hợp:

+ Khi đến hạn mà bên bảo đảm (bên cầm cố, bên thế chấp, bên bảo lãnh) không thực hiện hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ với SHB cấp tín dụng trong hợp đồng tín dụng

+ Trường hợp bên bảo đảm vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm thì các nghĩa vụ trả nợ tuy chưa đến hạn nhưng cũng đc coi là đến hạn.

Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ vay thông qua phát mãi tài sản tại phòng khách hàng doanh nghiệp ở SHB gần như là không có.

Năm 2008 chỉ có 1 trường hợp là công ty CP XDTM Hải Long, số tiền vay là 4,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty đã cam kết với ngân hàng là sẽ bán tài sản để trả món vay.

- Kết quả xử lý nợ vay thông qua việc sử dụng quĩ dự phòng rủi ro

Theo quy định hiện hành, việc xử lý rủi ro tín dụng chỉ có ý nghĩa làm giảm nợ xấu nội bảng, làm trong sạch bảng cân đối kế toán của Ngân hàng, hiệu lực của Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn còn nguyên giá trị pháp lý, quyền đòi nợ của ngân hàng đối với khách hàng được

pháp luật bảo đảm và ngân hàng không được thông báo cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng này. Đồng thời, sau khi xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng, ngân hàng vẫn phải tiếp tục áp dụng các biện pháp, giải pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại thì số nợ mà SHB phải sử dụng đến quĩ này để xử lý là rất ít. Nguyên nhân một phần đến từ thủ tục xin phép để có thể xử lý nợ xấu thông qua phương pháp này là rất phức tạp và mất thời gian. Ngân hàng phải trình đơn lên NHNN và chứng minh được khoản cho vay được xử lý là đúng tiêu chuẩn. Nhưng tại SHB, nguyên nhân chính là do các khoản nợ xấu hầu hết đã được xử lý bằng các phương pháp khác nhanh hơn như khách hàng tự nộp, cơ cấu lại nợ hay phát mãi.

- Kết quả xử lý nợ xấu tại Phòng KHDN thông qua biện pháp cơ cấu lại nợ SHB chỉ áp dụng phương pháp này trong trường hợp khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và các thỏa thuận bổ sung cho nguyên nhân khách quan, có văn bản đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, được phòng KHDN đánh giá tài sản, công nợ đảm bảo cân đối với dư nợ và khách hàng có khả năng trả nợ trong thời gian đề nghị cơ cấu lại thì có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Nhận xét

a/ Những mặt đạt được

- SHB đã có một cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Điều đó thể hiện thông qua việc hầu hết các khoản nợ xấu được xử lý bằng việc thương lượng với khách hàng và để khách hàng tự nộp, cơ cấu lại thời hạn trả nợ; đã hạn chế được các tình huống liên quan đến pháp lý phá vỡ mối quan hệ với khách hàng.

- Sự kiêm nhiệm của nhân viên phòng khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân) trong việc xử lý nợ xấu

Do sự chậm ra đời của AMC cũng như hiện tại đang thiếu một phòng ban chuyên trách xử lý nợ xấu nên công việc này được giao cho nhân viên phòng khách hàng. Bởi vì đây là công việc phức tạp, cần có sự hiểu biết về pháp lý và tốn rất nhiều thời gian nên sẽ gây ảnh hưởng đến các phần việc khác của nhân viên đó cũng như là đến hiệu quả của công việc xử lý.

Kết luận chương 3:

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Trang 65 - 68)