1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta

176 531 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 797,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII của Đảng đã đề ra các quan điểm cơ bản về đổi mới bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng. Các quan điểm này được tiếp tục khẳng định và phát triển trong các văn kiện Đại hội và các Nghị quyết Trung ương của Đảng ta trong những năm gần đây. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách tư pháp, trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: … Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp trước yêu cầu đổi mới như các Bộ luật: dân sự, tố tụng dân sự, tố tụng hình sự (sửa đổi) và các luật, pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính, bảo đảm cho mọi vi phạm đều bị xử lý, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm quyền làm chủ của công dân, [11, tr. 130]. Đại hội IX của Đảng đã đề ra các biện pháp tiến hành cải cách tư pháp nước ta là: Tiếp tục cải cách, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp theo nguyên tắc nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử, không để xảy ra những trường hợp oan sai Sắp xếp tại hệ thống TAND, phân định thẩm quyền một cách hợp lý theo nguyên tắc tổ chức TA theo cấp xét xử, tăng cường thẩm phán ở 1 những địa bàn trọng điểm, quy định rõ tiêu chuẩn, trách nhiệm và thẩm quyền của hội thẩm nhân dân. TANDTC làm nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng pháp luật và thực hiện công tác giám sát xét xử các bản án, quyết định đã có HLPL [13, tr. 295-296]. Các yêu cầu về cải cách tư pháp và nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong giai đoạn hiện nay được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ta chỉ rõ trong Nghị quyết số 08/NQ/TƯ ngày 02/01/2002: Khi xét xử phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan, thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; việc phán quyết của TA phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [2]. Các quan điểm trên của Đảng về cải cách tư pháp nước ta đã từng bước được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật được Quốc hội thông qua trong thời gian gần đây như BLHS 1999, BLTTHS sửa đổi năm 2000, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2002, Luật tổ chức TAND và Luật tổ chức VKSND năm 2002, BLTTHS sửa đổi năm 2003, Đây là cơ sở pháp lý để chúng ta tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung và các TAND nói riêng. BLTTHS đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1988 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1989 là kết quả tổng kết kinh nghiệm của hơn 40 hoạt động tư pháp hình sự. Bước đầu Bộ luật đã thể hiện đường lối đổi mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Bộ luật đã phát huy tác dụng tích cực trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, 2 bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra: " phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội , bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ". BLTTHS đã ba lần được sửa đổi, bổ sung (7/1990, 12/1992 và 6/2000) để đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, sau 15 năm áp dụng, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều quy định của BLTTHS hiện hành nói chung và các quy định về phúc thẩm nói riêng đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong thực tiễn, các TA cấp phúc thẩm rất vướng mắc khi áp dụng các quy định BLTTHS về phạm vi xét xử phúc thẩm, về bổ sung, thay đổi và rút kháng cáo, kháng nghị; giải quyết vấn đề kháng cáo quá hạn; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam, Việc quy định một thủ tục xét xử phúc thẩm áp dụng chung đối với tất cả các vụ án đã làm cho hoạt động xét xử phúc thẩm trở thành quá tải, quá thời hạn luật định dẫn đến sự tồn đọng án trong những năm gần đây các TA cấp phúc thẩm, đặc biệt là TANDTC. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng, không bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số quy định của BLTTHS về phúc thẩm chưa đầy đủ, cụ thể và rõ ràng. Cơ quan có thẩm quyền cũng chưa hướng dẫn kịp thời, đầy đủ về việc áp dụng các quy định BLTTHS dẫn đến nhận thức và áp dụng có nhiều vướng mắc. Mặt khác, hệ thống tổ chức và hoạt động của các TA cấp phúc thẩm; trình độ nghiệp vụ và năng lực của đội ngũ thẩm phán và kiểm sát viên và các bảo đảm khác cho hoạt động của các TA và VKS cấp phúc thẩm cũng còn nhiều hạn chế. BLTTHS (sửa đổi) được thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI là một bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện hệ 3 thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Việc sửa đổi bổ sung BLTTHS lần này được tiến hành tương đối đồng bộ, toàn diện và về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, về cơ bản các quy định về phúc thẩm trong BLTTHS sửa đổi vẫn như trước đây, do đó chưa khắc phục được những bất cập, tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn. Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt lý luận và các quy định pháp luật TTHS về phúc thẩm; chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân, trên cơ sở đó đưa ra được các căn cứ khoa học nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định về phúc thẩm vẫn là một yêu cầu cấp thiết của khoa học luật TTHS hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Phúc thẩm trong TTHS là một vấn đề có nội dung rộng và phức tạp của khoa học luật TTHS. Vấn đề này đã được một số nhà khoa học pháp lý ở nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong sách báo pháp lý của nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này những mức độ và phạm vi khác nhau. Có thể chia các công trình này thành ba nhóm sau: Các công trình nghiên cứu trực tiếp về phúc thẩm trong TTHS như: "Một số vấn đề về luật tố tụng hình sự" của tác giả Võ Thọ, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1985; "Giáo trình Luật tố tụng hình sự" của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 1999; "Thủ tục phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam" của Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia, 1998; một số luận văn thạc sĩ luật học như "Thủ tục xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Gia Cương, 1998; "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam" của Phan Thị Thanh Mai, 1998; "Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự" của Nguyễn Văn Tiến, 1998; "Giai đoạn xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Huỳnh Lập Thành, 2001; 4 Các công trình nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của phúc thẩm trong TTHS như: Luận án tiến sĩ luật học "Thẩm quyền của Tòa án các cấp trong tố tụng hình sự" của Nguyễn Văn Huyên, 2002; "Những vấn đề cần trao đổi từ thực tế xét xử phúc thẩm về hình sự" của TS. Từ Văn Nhũ (Tạp chí TAND, số 3/2001); "Những vấn đề tồn tại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự và những kiến nghị nhằm hoàn thiện" của TS. Dương Ngọc Ngưu (Tạp chí TAND, số 11/2000 và số 01/2001); "Thủ tục phiên tòa phúc thẩm có gì khác với phiên tòa thẩm" của ThS. Mai Bộ (Tạp chí TAND, số 9/1995); "Quyền hạn của Tòa án khi xét xử phúc thẩm" và "Sửa bản án thẩm theo Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự" của Hoàng Thị Sơn (Tạp chí Luật học, số 6/1997 và 5/1999); "Hoàn thiện pháp luật về xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự" của ThS. Nguyễn Nông (Tạp chí TAND, số 8/1994); "Việc Tòa án cấp phúc thẩm sửa án thẩm từ không có tội thành có tội theo khoản 3 Điều 221 Bộ luật tố tụng hình sự" của Phạm Văn Khánh (Tạp chí Kiểm sát, số 7/1999); Các công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến phúc thẩm trong TTHS: "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân" của tác giả Phạm Hưng (Tạp chí TAND, số 10 và số 11/1997); "Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp" và "Vấn đề giới hạn xét xử của Tòa án nhân dân" của TS. Nguyễn Văn Hiện (Tạp chí TAND, số 4/1997 và số 8/1999); "Về các căn cứ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp" của PGS.TS Trần Văn Độ (Tạp chí Luật học, số 3/1997); "Vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp" của PGS.TS Phạm Hồng Hải (Tạp chí Nhà nướcPháp luật, số 1/2001); "Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân" của TS. Đặng Quang Phương (Tạp chí TAND, số 6/1995); Một số nhà khoa học pháp lý trên thế giới cũng nghiên cứu về vấn đề này và quan điểm của họ cũng rất khác nhau, trong số đó có các nhà 5 khoa học pháp lý Xô viết như: "Giáo trình tố tụng hình sự Xô viết" của GS.TS Stơrogovích M. C., Nxb Khoa học pháp lý, Matxcơva, 1980; "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự Xô viết" của GS.TS Pêrơlốp V. Đ., Nxb Pháp lý, Mátxcơva, 1968; "Bảo vệ quyền lợi của bị cáo trong xét xử phúc thẩm" của GS.TS Martưnchích E. G., Nxb. Kisinhốp, 1979; Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về phúc thẩm trong TTHS, chưa đưa ra được khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác về phúc thẩm trong TTHS. Tất cả các luận điểm nêu trên là lý do để tác giả lựa chọn "Phúc thẩm trong tố tụng hình sự" làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về phúc thẩm trong TTHS, các xu hướng điều chỉnh vấn đề này trong pháp luật của các nước nước ta trước và sau khi ban hành BLTTHS 1988, những tồn tại và vướng mắc trong thực tiễn phúc thẩm những năm gần đây, tác giả đặt ra cho mình mục đích nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các nội dung của phúc thẩm trong TTHS nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận, đồng thời chỉ ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp, những tồn tại, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các quy định hiện hành về phúc thẩm. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự nước ta. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phúc thẩm là vấn đề có nội dung rộng và phức tạp của khoa học luật TTHS. Vì vậy, trong phạm vi của luận án không thể xem xét toàn diện tất cả các nội dung của vấn đề. Tác giả chỉ dừng lại việc nghiên cứu một số nội dung cơ bản của phúc thẩm mà chúng chưa được làm sáng tỏ một cách toàn diện và có hệ thống về mặt lý luận; các quy định pháp luật TTHS của nước ta về phúc thẩm từ 1945 đến 6 nay; thực trạng phúc thẩm các vụ án hình sự nước ta, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự nước ta. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: luận án tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Làm rõ bản chất pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và vai trò của phúc thẩm trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra của TTHS; làm sáng tỏ về mặt lý luận một số nội dung cơ bản của phúc thẩm: bản chất của phúc thẩm; thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm và thủ tục xét xử phúc thẩm. Từ đó đưa ra khái niệm đầy đủ, hoàn chỉnh và khoa học về phúc thẩm; - Khái quát về quá trình phát triển của pháp luật TTHS Việt Nam về phúc thẩm trước khi ban hành BLTTHS 1988; phân tích làm sáng tỏ nội dung các quy định pháp luật TTHS hiện hành về phúc thẩmso sánh với BLTTHS sửa đổi mới được thông qua ngày 18/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI; - Khái quát về thực trạng phúc thẩm nước ta những năm gần đây; chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và nguyên nhân để từ đó đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS về phúc thẩm và nâng cao hiệu quả phúc thẩm. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu. 7 Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, so sánh, phân tích - tổng hợp, thống kê, lịch sử, lôgíc - pháp lý, để phân tích có phê phán các quan điểm khác nhau về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành khảo sát và thu thập số liệu thống kê về thực tiễn phúc thẩm các vụ án hình sự TANDTC, một số TA cấp tỉnh và Viện phúc thẩm I VKSNDTC những năm gần đây. Những luận điểm khoa học trong luận án của tác giả được phát triển dựa trên các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học pháp nước ta và một số nước khác trên thế giới. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Đề tài có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn. Trước hết, đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong sách báo phápnước ta nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về phúc thẩm trong TTHS. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển lý luận về phúc thẩm trong TTHS. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã đưa ra được các luận cứ khoa học và các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật TTHS về phúc thẩm và nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự nước ta. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy trong các trường chuyên luật. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng để tham khảo trong quá trình tiếp tục hoàn thiện BLTTHS sửa đổi và trong thực tiễn. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm ba chương, 7 mục. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. BẢN CHẤT CỦA PHÚC THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm phúc thẩm trong tố tụng hình sự 1.1.1.1. Sự ra đời của chế định phúc thẩm và ý nghĩa của nó Tư pháp hình sựmột lĩnh vực hoạt động đặc thù của các cơ quan nhà nướcthẩm quyền nhằm thực hiện quyền lực nhà nước - quyền tư pháp. Đây cũng là lĩnh vực rất nhạy cảm, bởi vì, nó trực tiếp đụng chạm đến các quyền tự do và dân chủ (kể cả tính mạng) của công dân. Mọi sai lầm dù lớn hay nhỏ trong quá trình xử lý đối với người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể không bao giờ khắc phục được. Bởi vậy, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là của bị can, bị cáomột trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đạt được mục đích đặt ra của TTHS là "phát hiện nhanh chóng, chính xác và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội,… bảo vệ các quyền và lợi ích của công dân". Đây cũng là một nội dung cấp thiết của việc bảo vệ quyền con người nói chung mà mỗi quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đều quan tâm giải quyết. Trong Tuyên ngôn Viên và chương trình hành động được thông qua ngày 25/6/1993 tại Hội nghị thế giới về Nhân quyền đã nhấn mạnh: Quyền con người và các quyền tự do cơ bản là quyền của mọi người được hưởng khi sinh ra; việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó là trách nhiệm trước tiên của các chính phủ Việc đề cao và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản phải 9 được coi là một mục tiêu ưu tiên của Liên hợp quốc , là mối quan tâm chính đáng của cộng đồng quốc tế [25, tr. 657]. Vì vậy, các quốc gia đều chú ý điều chỉnh bằng pháp luật quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội, đặc biệt là hoạt động xét xử các vụ án hình sự, nhằm tạo ra một cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ có hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, phát hiện và khắc phục kịp thời các sai sót về xét xử của các TA cấp dưới. Phúc thẩm trong TTHS là một trong các hình thức, phương tiện được các nước sử dụng nhằm đạt được mục đích này. Sự hình thành và phát triển của chế định phúc thẩm trong TTHS gắn liền với sự hình thành và phát triển các tư tưởng, các nguyên tắc dân chủ và tiến bộ của TTHS như: nguyên tắc công bằng; nhân đạo; suy đoán vô tội; bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; xét xử công khai, trực tiếp và bằng lời nói; Vì vậy, chế định phúc thẩm trong TTHS không thể tồn tại trong xã hội mà đó không có nền dân chủ. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người theo xu hướng ngày càng dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội (trong đó bao gồm cả lĩnh vực TTHS), các nguyên tắc nói trên ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Đến lượt mình, các nguyên tắc này tác động trở lại mức độ và phạm vi khác nhau đối với sự ra đời, phát triển và ngày càng hoàn thiện các chế định của TTHS, trong đó có chế định phúc thẩm. Bản chất dân chủ và tiến bộ là một trong những thuộc tính quan trọng của hệ thống tư pháp hình sự hiện đại. Sự ra đời của chế định phúc thẩm là một nhu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ bản chất của TTHS nhằm bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn quyền con người, các quyền tự do cơ bản của công dân trong lĩnh vực đặc thù này. Nền tư pháp không thể gọi là dân chủ và tiến bộ, nếu trong đó thiếu các bảo đảm pháp lý cần thiết để 10 [...]... xác định cấp phúc thẩm là "TA giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của TA cấp thẩm TA cấp chống án chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị" Theo pháp luật của Đan Mạch, thì TA cấp cao xét xử phúc thẩm những vụ án do các TA cấp khu vực xét xử thẩm bị kháng cáo, kháng nghị; TATC xét xử phúc thẩm những bản án thẩm của TA cấp cao bị kháng cáo, kháng nghị [90,... định các vấn đề về vụ án (thẩm quyền về nội dung) Thẩm quyền xem xét của TA cấp phúc thẩm bao gồm thẩm quyền xét xử phúc thẩm (đã xem xét mục 1.1.3 của luận án) ; phạm vi các vụ án hình sự có thể được xem xét lại cấp thứ hai (các vụ án có thể kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm) và phạm vi xét xử phúc thẩm (đối với các vụ án thuộc thẩm quyền) Thẩm quyền quyết định của TA cấp phúc thẩm thể... tr 71-74] CHLB Đức, TA khu vực cấp cao (TA bang) có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án thẩm của TA khu vực có kháng cáo, kháng nghị [90, tr 122] Tại Australia, TA tối cao bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định của TA cấp dưới có kháng cáo, kháng nghị; TA tối cao liên bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án có kháng cáo, kháng nghị của Tòa Thượng thẩm của các bang... thẩm và VKS cấp phúc thẩm (trong việc kháng nghị bản án thẩm) ; TA cấp phúc thẩm và VKS cấp phúc thẩm trong quá trình giải quyết vụ án; - Hình thức thể hiện kết quả giải quyết vụ án giai đoạn tố tụng này: bản án phúc thẩm hoặc quyết định phúc thẩm (đình chỉ việc xét xử phúc thẩm, đình chỉ vụ án, ) Với tư cách là một giai đoạn độc lập và bắt buộc của quá trình TTHS, giai đoạn phúc thẩm tồn tại khách... phân thẩm quyền của TA thành các loại sau: - Thẩm quyền của TA cấp thẩm; 33 - Thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm; - Thẩm quyền của TA cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm 1.2.1.2 Thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm các căn cứ xác định 1- Thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm: trong TTHS thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm cũng bao gồm hai yếu tố (nội dung) cấu thành là thẩm quyền xem xét (thẩm quyền về hình thức) và thẩm. .. xét vụ án chỉ có ý nghĩa khi có những quyết định cụ thể về vụ án Thẩm quyền về hình thức của TA xác định các loại vụ việc nào (hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính) thuộc thẩm quyền giải quyết của TA và giới hạn (phạm vi) giải quyết của TA đối với các vụ việc đó Hay nói cách khác, thẩm quyền về hình thức của TA là quyền của TA trong việc xem xét (giải quyết) các vụ án theo quy định của pháp. .. từ ngày tuyên án thẩm) không có ai kháng cáo, kháng nghị Đối với trường hợp vụ án tuy có kháng cáo hoặc kháng nghị, nhưng sau đó người đã kháng cáo hoặc VKS kháng nghị rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa, thì giai đoạn phúc thẩm sẽ kết thúc thời điểm TA cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án Còn đối với các vụ án khác thì giai đoạn phúc thẩm kết thúc... có thể thấy rằng, thẩm quyền xét xử phúc thẩm cũng là sự phân định thẩm quyền giải quyết các vụ án mà bản án, quyết định thẩm chưa có HLPL bị kháng cáo, kháng nghị giữa các TA cấp trên Nó xác định TA cấp trên nào xét xử lại các vụ án theo thủ tục phúc thẩm Sau khi xét xử thẩm, nếu có kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định thẩm của những người có quyền kháng cáo, kháng nghị trong thời... xác định thẩm quyền xét xử thẩm [22, tr 22] Nói chung, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định TA thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án TA cấp trên trực tiếp của TA đã xét xử thẩm vụ án mà bản án, quyết định chưa có HLPL có kháng cáo, kháng 24 nghị Bên cạnh đó, pháp luật của một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, ) còn cho phép TA tối cao (TA cấp trên không trực tiếp) có thể xem xét vụ án theo... quyết định các vấn đề cụ thể về các vụ án hình sự do các TA cấp dưới xét xử, mà bản án (quyết định) chưa có HLPL bị kháng cáo hoặc kháng nghị 2- Các căn cứ xác định thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm: thẩm quyền của TA cấp phúc thẩm trong TTHS được xác định trong pháp luật của các nước rất khác nhau, nhưng đều dựa trên một số căn cứ chung sau đây: - Các nguyên tắc cơ bản của TTHS; 34 - Sự phân định các chức . về phúc thẩm. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự ở nước ta. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phúc thẩm. các vụ án hình sự ở nước ta, những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phúc thẩm các vụ án hình sự

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Như Bích (1996), "Bàn về việc áp dụng, thay đổi và hủy bỏ biện pháp ngăn chặn ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm", Tòa án nhân dân, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về việc áp dụng, thay đổi và hủy bỏbiện pháp ngăn chặn ở giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
Tác giả: Nguyễn Như Bích
Năm: 1996
3. Bộ luật hình sự tố tụng của Việt Nam Cộng hòa (1972), Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự tố tụng của Việt Nam Cộng hòa
Tác giả: Bộ luật hình sự tố tụng của Việt Nam Cộng hòa
Năm: 1972
4. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
5. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hội thông qua ngày 18/11/2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
7. Lê Cảm (2002), "Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền", Tòa án nhân dân, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tư pháp trongNhà nước pháp quyền
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2002
9. Nguyễn Gia Cương (1997), Thủ tục xét xử phúc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục xét xử phúc thẩm trong luật tốtụng hình sự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Gia Cương
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
11. Đảng Cộng sản Việt nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nghị quyết của Trung ươngĐảng 1996 - 1999
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
14. Trần Văn Độ (1997), "Về các căn cứ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án các cấp", Luật học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các căn cứ đổi mới tổ chức và hoạt động củaTòa án các cấp
Tác giả: Trần Văn Độ
Năm: 1997
15. Phạm Hồng Hải (1995), "Một số nét lịch sử và phát triển của luật tố tụng hình sự Việt Nam 50 năm qua", Nhà nước và pháp luật, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nét lịch sử và phát triển của luật tốtụng hình sự Việt Nam 50 năm qua
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Năm: 1995
16. Phạm Hồng Hải (2001), "Vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơ quan tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Tòa án trong hệ thống các cơquan tư pháp
Tác giả: Phạm Hồng Hải
Năm: 2001
17. Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (1993), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992
Tác giả: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 1993
18. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
19. Nguyễn Văn Hiện (1997), "Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoàn thiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự của Tòa án các cấp", Tòa án nhân dân, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề thực tiễn, lý luận và yêu cầu hoànthiện thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm các vụ án hình sự củaTòa án các cấp
Tác giả: Nguyễn Văn Hiện
Năm: 1997
20. Nguyễn Văn Hiện (1999), "Vấn đề giới hạn xét xử của Tòa án nhân dân", Tòa án nhân dân, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giới hạn xét xử của Tòa án nhândân
Tác giả: Nguyễn Văn Hiện
Năm: 1999
21. Nguyễn Văn Hiện (2000), Một số vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm, (Dự án VIE/95/018) Tăng cường năng lực kiểm sát tại Việt Nam), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sửađổi, bổ sung thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm
Tác giả: Nguyễn Văn Hiện
Năm: 2000
22. Nguyễn Văn Huyên (2002), Thẩm quyền của các cấp Tòa án trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm quyền của các cấp Tòa án trong tốtụng hình sự
Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
Năm: 2002
23. Phạm Hưng (1997), "Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân", Tòa án nhân dân, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của ngànhTòa án nhân dân
Tác giả: Phạm Hưng
Năm: 1997

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w