1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây

26 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 98 KB

Nội dung

tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân đợc cải thiện, xã hội phát triểnhơn, kinh tế phát triển ổn định… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh những lợi ích ấy cha phải là

Trang 1

Phần 1: Mở đầu

Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trờng Khithực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trờng định hớng xãhội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị tr-ờng trong đó có qui luật cạnh tranh Việt Nam đã đạt đợc nhiều thành tựu tolớn trong quá trình phát triển kinh tế Nhng bên cạnh những thành tựu đó nềnkinh tế nớc ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn Một trongnhững khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nớc tacòn yếu kém

Đứng trớc quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viêncủa ASEAN, APEC, sắp trở thành thành viên của WTO, rồi mở cửa hội nhậpAFTA vào năm 2006) thì nớc ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh

đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt đợc mục đích trở thành nớccông nghiệp vào năm 2020 Muốn nh vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lựccạnh tranh của nền kinh tế với các đối tợng cần tác động là các doanh nghiệp

Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nớc

và t nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh Chúng ta cần có một chínhsách cạnh tranh đúng đắn

Với mục tiêu nh vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh

tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệuquả, còn trì trệ, tình trạng thang nhũng và thất thoát vốn nhà nớc tăng cao Cácdoanh nghiệp nhà nớc không phát huy đợc vai trò chủ đạo của mình trong nềnkinh tế khi mà nhận đợc nhiều hỗ trợ từ phía nhà nớc, ngành nghề kinh doanh,chế độ tín dụng,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh: 100%

mỏ dầu, 80% rừng, 90% lao động đợc coi trọng, có phần xem nhẹ u điểm củacác doanh nghiệp t nhân Vừa qua, ngày 13/10/2004, chúng ta đã thành lập đ-

ợc hiệp hội các doanh nghiệp t nhân Việt Nam, điều đó cho thấy có sự thay

đổi trong nhận thức về vai trò của t nhân, doanh nghiệp t nhân đang dần nhận

đợc sự quan tâm từ phía nhà nớc và đóng vai trò quan trọng trong chính sáchphát triển kinh tế

Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trờng, nó

là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhng nókhông phải là vấn đề quan trọng Nhiều nớc trên thế giới đã vận dụng tốt quiluật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt đợc nhiều thành tựu to lớn Từkhi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này và một số thành

Trang 2

tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân đợc cải thiện, xã hội phát triểnhơn, kinh tế phát triển ổn định… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh những lợi ích ấy cha phải là lớn lao nhngcũng đã giúp chúng ta định hớng cho chính sách phát triển kinh tế.

Độc quyền là sự chi phối thị trờng của một hay nhiều công ty, hoặc một

tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trờng nhất định.Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thờng do cạnh tranh không lành mạnh đemlại Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinhtế

Để có một môi trờng cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền cóhiệu quả đang là vấn đề quan trọng đợc đặt ra với thực trạng hiện nay của nớcta

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nớc ta hiện nay nh thế nào? Và

n-ớc ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽtìm hiểu cụ thể ở dới đây

Trang 3

Phần 2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng ở Việt Nam

I Một số vấn đề lí luận về cạnh tranh và độc quyền

1 Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng là một tất yếu khách quan

Thị trờng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá baogồm các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất Trên thịtrờng các nhà sản xuất, ngời tiêu dùng, những ngời hoạt động buôn bán kinhdoanh, quan hệ với nhau thông qua hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá Nhvậy thực chất thị trờng là chỉ các hoạt động kinh tế đợc phản ánh thông quatrao đổi, lu thông hàng hoá và mối quan hệ về kinh tế giữa ngời với ngời

Hình thức đầu tiên của nền kinh tế thị trờng là kinh tế hàng hoá Kinh tế

h là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao

đổi và buôn bán trên thị trờng Nền kinh tế thị trờng là hình thứuc phát triểncao của nền kinh tế hàng hoá, mà ở đó mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của quátrình sản xuất đều đợc qui định bởi thị trờng

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn muốn có

đợc những điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất nh: thuê đợc lao động

rẻ mà có kĩ thuật, mua đợc nguyên nhiên vật liệu rẻ, có thị trờng các yếu tố

đầu ra tốt Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dể chiếm lấy,nắm giữ lấy những điều kiện thuận lợi Sự cạnh tranh này chỉ kết thúc khi nó

đợc đánh dấu bởi một bên chiến thắng và một bên thất bại Tuy vậy cạnh tranhkhông bao giờ mất đi trong nền kinh tế thị trờng Cạnh tranh là sự sống còncủa các doanh nghiệp Muốn tồn tại đợc buộc các doanh nghiệp phải nâng caosức cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng cách: nâng cao năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất để cạnh tranh về giá cả, cải tiến khoahọc kĩ thuật… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh Điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng làmcho xã hội phát triển nhờ kinh tế phát triển, khoa học - kĩ thuật phát triển do

đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, cải tiến khoa học

- kĩ thuật

Trong quá trình cạnh tranh các nguồn lực của xã hội sẽ đợc chuyển từnơi sản xuất kém hiệu quả đến nơi sản xuất có hiệu quả hơn Tạo ra lợi ích xãhội cao hơn, mọi ngời sẽ sử dụng những sản phẩm tốt hơn Cạnh tranh đem lại

sự đa dạng của sản phẩm và dịch vụ Do đó tạo ra nhiều lựa chọn hơn chokhách hàng, cho ngời tiêu dùng

Trang 4

Nh vậy cạnh tranh là một đặc trng cơ bản của nền kinh tế thị trờng.Cạnh tranh giúp cho sự phân bổ nguồn lực xã hội có hiệu quả, đem lại ích lợilớn hơn cho xã hội Cạnh tranh có thể đợc xem nh là quá trình tích luỹ về lợng

để từ đó thực hiện các bớc nhảu thay đổi về chất Mỗi bớc nhảy thay đổi vềchất là mỗi nấc thang của xã hội, nó làm cho xã hội phát triển di lên, tốt đẹphơn Vậy sự tồn tại của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng là một tất yếukhách quan

2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng

Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những ngời sản xuất kinhdoanh với nhau để giành giật lấy những điều kiện có lợi về sản xuất và tiêu thụhàng hoá, nhằm tối đa hoá lợi nhuận của mình Trong nền kinh tế thị trờngcạnh tranh vừa là môi trờng, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế Do đó

mà cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trờng thể hiện quamột số chức năng sau:

Thứ 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế có 2 loại cạnh tranh: cạnh tranh

trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau

Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành là sự cạnhtranh nhằm giành giật lấy những điều kiện có lợi cho sản xuất và tiêu thụ hànghoá để thu đợc lợi nhuận siêu ngạch Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau vềsản phẩm Do đó kết quả của sự cạnh tranh này là hình thành nên giá trị thị tr-ờng của từng loại mặt hàng Đó là giá trị của hàng hoá đợc tính dựa vào điềukiện sản xuất trung bình của toàn xã hội Nếu nh doanh nghiệp nào có điềukiện sản xuất dới mức trung bình sẽ bị thiệt hại hay bị lỗ vốn Còn nhữngdoanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức trung bình của xã hội sẽ thu đợclợi nhuận thông qua sự chênh lệch về điều kiện sản xuất

Ngoài cạnh tranh trong nội bộ ngành còn có cạnh tranh giữa các ngànhvới nhau Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng khácnhau Mục đích của cạnh tranh này là tìm nơi đầu t có lợi hơn Các doanhnghiệp tự do di chuyển TB của mình từ ngành này sang ngành khác Cạnhtranh này dẫn đến hình thành nên tỉ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị hànghoá chuyển thành giá cả sản xuất

Việc hình thành nên giá thị trờng của hàng hoá và tỉ suất lợi nhuận bìnhquân là điều quan trọng trong nền kinh tế thị trờng Với giá trị thị trờng củahàng hoá cho biết doanh nghiệp nào làm ăn có lãi hoặc không có hiệu quả Từ

đó sẽ có những thay đổi trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động Với tỉ

Trang 5

suất lợi nhuận bình quân cho biết lợi nhuận của các nhà t bản sẽ là nh nhaucho dù đầu t vào những ngành khác nhau với lợng TB nh nhau.

Thứ hai: Cạnh tranh giúp phân bổ lại nguồn lực của xã hội một cách

hiệu quả nhất Các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại hay một số loại hànghoá cạnh tranh nhau về giá bán, hình thức sản phẩm, chất lợng sản phẩm trongquá trình cạnh tranh đó doanh nghiệp nào có điều kiện sản xuất tốt, có năngsuất lao động cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ có lãi Điều đó giúp cho việc sửdụng các nguồn nguyên vật liệu của xã hội có hiệu quả hơn, đem lại lợi íchcho xã hội cao hơn Nếu cứ để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả sử dụngcác loại nguồn lực thì sẽ lãng phí nguồn lực xã hội trong khi hiệu quả xã hội

đem lại không cao, chi phí cho sản xuất tăng cao, giá trị hàng hoá tăng lênkhông cần thiết

Thứ ba: Cạnh tranh điều tiết cung, cầu hàng hoá trên thị trờng, kích

thích thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất vàtăng vốn đầu t vào sản xuất trên thị trờng, khi cung một hàng nào đó lớn hơncầu hàng hoá thì làm cho giá cả của hàng hoá giảm xuống, làm cho lợi nhuậnthu đợc của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống Nếu nh giá cả giảm xuống dớimức hoặc bằng chi phí sản xuất thì doanh nghiệp đó làm ăn không có hiệu quả

và bị phá sản Chỉ có những doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất giá cả thanhtoán của hàng hoá thì doanh nghiệp đó mới thu đợc Điều đó buộc các doanhnghiệp muốn tồn tại đợc thì phải giảm chi phí sản xuất hàng hoá, nâng caonăng suất lao động bằng cách tích cực ứng dụng đa khoa học công nghệ tiêntiến vào trong quá trình sản xuất

Ngợc lại khi cung một loại hàng hoá nào đó nhỏ hơn cầu hàng hoá củathị trờng điều đó dẫn đến sự khan hiếm về hàng hoá điều này dẫn tới giá cảcủa hàng hoá tăng cao dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng lên, điềunày kích thích các doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động bằng cáchứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến hoặc mở rộng qui mô sản xuất để có

đợc lợng hàng hoá tung ra thị trờng Điều này làm tăng thêm vốn đầu t chosản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất của toàn xã hội Điều nàyquan trọng là động lực này hoàn toàn tự nhiên không theo và không cần bất kỳmột mệnh lệnh hành chính nào của cơ quan quản lý nhà nớc

Thứ t: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trờng không chỉ có cạnh tranh

giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau mà còn có sự cạnh tranh giữa nhữngngời lao động với nhau, để có đợc một nơi làm việc tốt, công việc phù hợp

Điều đó khiến cho mọi ngời trong xã hội luôn luôn phải nâng cao trình độ tay

Trang 6

nghề của mình Với ý nghĩa đó cạnh tranh làm cho con ngời ta hoàn thiện hơn,cạnh tranh đóng góp một phần trong việc hình thành nên con ngời mới trongxã hội mới thông minh, năng động và sáng tạo.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau tất yếu sẽ dẫn đến có kẻthắng và ngời thua Kẻ mạnh càng ngày càng mạnh lên nhờ làm ăn hiệu quả

Kẻ yếu thì bị phá sản Sự phá sản của các doanh nghiệp không hoàn toànmang ý nghĩa tiêu cực Bởi vì có nh vậy thì các nguồn lực của xã hội mới đợcchuyển sang cho những nơi làm ăn hiệu quả Việc duy trì các doanh nghiệpkém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí các nguồn lực xã hội Do đó muốn cóhiệu quả sản xuất của xã hội cao buộc chúng ta phải chấp nhận sự phá sản củanhững doanh nghiệp yếu kém Sự phá sản này không phải là sự huỷ diệt hoàntoàn mà đó là sự huỷ diệt sáng tạo

3 Những điều kiện tạo nên cạnh tranh và chống độc quyền trong kinh doanh

Các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá luôn muốn tự mình quyết định đếnviệc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá - dịch vụ của mình Nhng cạnh tranh trênthị trờng đã không cho phép họ làm nh vậy Do đó các doanh nghiệp luônmuốn xoá bỏ cạnh tranh và độc quyền đã ra đời để đáp ứng yêu cầu của họ

Độc quyền trong kinh doanh là việc một hay nhiều tập đoàn kinh tế với những

điều kiện kinh tế chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trờng sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ Độc quyền thờng dẫn đến xu hớng cửaquyền, bạo lực và trong một số trờng hợp nó cản trở sự phát triển của khoa học

kĩ thuật, làm chậm thâm chí lãng phí các nguồn lực xã hội Bởi lẽ với thế độcquyền các doanh nghiệp sản xuất không cần quan tâm đến việc cải tiến máymóc kĩ thuật, không cần tìm cách nâng cao năng suất lao động mà vẫn thu đợclợi nhuận cao nhờ vào độc quyền mua và độc quyền bán Độc quyền là sựthống trị tuyệt đối trong lu thông và sản xuất nên dễ nảy sinh giá cả độcquyền, giá cả lũng đoạn cao, Do vậy, sự phục vụ của ngời tiêu dùng nóiriêng và cho xã hội nói chung là kém hiệu quả hơn so với cạnh tranh tự do.Trong nhiều trờng hợp độc quyền áp đặt sự tiêu dùng làm cho xã hội Chính

do cung cách ấy mà độc quyền thờng làm cho xã hội luôn luôn ở tình trạngkhan hiếm hàng hoá, sản xuất không đáp ứng đợc nhu cầu ảnh hởng đến nhịp

độ tăng trởng kinh tế

Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trờng Để có sự cạnhtranh hoàn hảo, nhiều quốc gia đã coi chống độc quyền và tạo nên cạnh tranhhoàn hảo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nớc Để tạo nên cạnh tranh

Trang 7

lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh thì cần phải có những điềukiện nhất định.

a) Điều kiện về các yếu tố pháp lý - thể chế đối với hoạt động kinh doanh

Để có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thì cần phải hoạt động sản xuấtkinh doanh Ngày nay trong quá trình hội nhập ngày càng cao thì các thể chếpháp lý không chỉ do nhà nớc ban hành mà nó còn đợc ban hành bởi các tổchức quốc tế hoặc do một khu vực kinh tế gồm nhiều quốc gia ban hành Yếu

tố pháp lý thể chế nhân tố quan trọng trong hình thành nên môi trờng kinhdoanh - là đất sống của hoạt động sản xuất kinh doanh Mõi yếu tố pháp lí -thể chế đều tác động vào một lĩnh vực nhất định trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, nó đợc dùng để điều chỉnh các hành vi hoạt động sản xuất và tiêu thụsản phẩm Các chủ thể kinh tế muốn tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh trong lĩnh vực nào đều phải dựa vào các thể chế - pháp lí đã đợc banhành đối với lĩnh vực nào đó để tham gia hoạt động kinh tế Nh vậy sẽ hìnhthành nên một môi trờng kinh doanh ổn định khoa học Mặc dù chỉ có định h-ớng trong một lĩnh vực nhất định, song trong một nền kinh tế thống nhất đểtạo nên sự hoạt động đồng bộ cho guồng máy kinh tế thì các yếu tố thể chế -pháp lí này đều phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất: Đảm bảo sự đồng bộ trong toàn bộ hệ thống thuộc mọi lĩnh

vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân Nh vậy mọilĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh đều đợc điều chỉnh bởi các thểchế - pháp lí, đièu này sẽ tạo nên tính hài hoà trong nền kinh tế Nếu nh không

đảm bảo đợc sự đồng bộ thì trong nền kinh tế sẽ có những lĩnh vực không bịtác động của các thể chế pháp lí, việc hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ dễdàng, tự do hơn so với các linh vực có các yếu tố pháp lí - thể chế tác động,bởi vì nó không chịu ảnh hởng, không chịu bất kì tác động nào từ Nhà nớc.Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ từ đó sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo ý muốncủa mình Điều này sẽ tạo nên sự lộn xộn trong nền kinh tế bởi vì mục đíchsản xuất của mỗi ngời là khác nhau, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các nhàsản xuất với nhau, tạo điều kiện cho độc quyền hình thành để tránh sự cạnhtranh

Thứ hai: Các thể chế - pháp lí do Nhà nớc ban hành phải phù hợp với

tình hình thực tế Để có hiệu quả cao trong việc điều chỉnh hoạt động sản xuấtkinh doanh Ngoài ra các qui định này phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh việc hiểutheo nhiều nghĩa hớng khác nhau, điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả trầm

Trang 8

trọng Việc ban hành các thể chế - pháp lí này sát với thực tế, không rõ ràngthì không những thực hiện đợc mục đích mà còn gây thêm ra những hoạt độngsai lệch, làm đảo lộn trật tự.

Thứ 3: Hiệu lực pháp luật của các qui định pháp lí - thể chế phải thống

nhất trong việc điều chỉnh các hành vi kinh tế, không đợc có sự phân biệt đối

xử khi thực hiện các qui định Việc này sẽ tạo nên tính công bằng trong hoạt

động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu lực của các qui định

b) Điều kiện trong chỉ đạo, điều hành nền kinh tế quốc dân

Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội cũng nh nhà nớc khi ra các qui địnhpháp lí - thể chế đều phải dựa vào điều kiện và tình hình thực tế, điều này đảmbảo tính sát thực của các qui định Nhà nớc dựa vào các qui định để điều hànhquản lý nền kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Vai trò củaquản lý, chỉ đạo giám sát thực hiện các qui định pháp lí là hết sức quan trọng,

nó đảm bảo cho việc các qui định pháp lí - thể chế đợc thực hiện Do vai tròhết sức quan trọng đó mà việc quản lý kinh tế của nhà nớc đòi hỏi bộ máyquản lý nhà nớc phải có đủ trình độ chuyên môn, năng lực trong quản lý kinh

tế Trong nền kinh tế thị trờng với môi trờng cạnh tranh gay gắt Việc cáccông ty hoặc các tổ chức độc quyền hình thành là điều dễ dàng Do vậy đểchống độc quyền và tạo nên sự cạnh tranh thì với bộ máy quản lý kinh tế nonkém thì nhà nớc sẽ không thể quản lí đợc nền kinh tế, các bản qui định khôngthể đa vào áp dụng trong thực tế, hoặc nếu có đa vào áp dụng đợc thì khó lòng

mà giám sát, chỉ đạo việc thực hiện Điều này sẽ gây ra việc làm thất thoát,lãng phí tài sản quốc gia, tình hình kinh doanh bất ổn định, tạo điều kiện chocác tổ chức độc quyền hình thành Thực tế ở Việt Nam cho thấy: trong xâydựng cơ bản việc đầu t dàn trải không có trọng điểm gây lãng phí vốn đầu t.Trong các dự án, công trình xây dựng việc thất thoát vốn là rất lớn do việc câukết thông đồng, ăn dơ với nhau giữa các chủ đầu t và xây dựng Tất cả các

điều trên phần lớn là do bộ máy quản lý còn non kém Cha đa ra đợc nhữngqui định pháp lí - thể chế để điều chỉnh các hoạt động kinh tế Việc các nhàkinh doanh xuất nhập khẩu thuốc đầu cơ, thông đồng với nhau tạo ra sự khanhiếm giả tạo để đẩy giá thuốc lên cao Điều này cũng tơng tự đối với thị trờngbất động sản

Ngày nay quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giớinên việc nâng cao năng lực quản lý kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng đểtạo nên cạnh tranh và chống độc quyền

Trang 9

c) Điều kiện về trình độ văn hoá, đạo đức xã hội của nhân dân và các chủ thể kinh doanh

Các chủ thể kinh tế là đối tợng tác động của các văn bản pháp lí - thểchế Nhà nớc ban hành và giám sát, chỉ đạo các chủ thể kinh tế thi hanh cácqui định của văn bản pháp lí - thể chế Để các qui định đợc thực hiện tốt thìngoài vai trò quản lí tốt của Nhà nớc còn có hành vi thực hiện của các chủkinh doanh và nhân dân ý thức thực hiện các qui định văn bản của các chủthể khi tham gia hoạt động kinh tế là điều kiện đủ để tạo nên cạnh tranh vàchống độc quyền trong kinh doanh Năng lực của các cơ quan quản lí là cóhạn cho nên trong quá trình quản lý không thể khong mắc những sai lầm,thiếu sót Khi đó sẽ là điều kiện tốt cho những tình trạng cạnh tranh khônglành mạnh, độc quyền lợi dụng sai sót của cơ quan quản lý để hoạt động.Trong những tình huống nh vậy để tạo nên cạnh tranh lành mạnh và chống

độc quyền rất cần có tinh thần, ý thức của các chủ thể kinh doanh cũng nh củanhân dân Tinh thần trách nhiệm, ý thức tốt của các chủ thể kinh doanh gópphần nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan quản lý

II Thực trạng cạnh tranh và chống độc quyền ở Việt Nam

1 Sự chuyển biến về nhân thức đối với cạnh tranh

Sau chiến tranh đất nớc thống nhất, cả nớc hăng hái bắt tay vào côngcuộc xây dựng, kiến tạo đất nớc đa đất nớc tiến thẳng lên CNXH Trong khi

đó trong tay chỉ có mô hình kinh tế sau chiến tranh để lại - nền kinh tế tậptrung bao cấp của cải xã hội bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Việc áp dụngmô hình kinh tế này trong chiến tranh đã đem lại hiệu quả cao, và đ ợc coi nhmô hình u việt Nhng trong thời bình, nó đã không còn phù hợp và Việt Nam

đã phải trả giá cho việc áp dụng nền kinh tế này đó là: nền kinh tế suy thoáitrầm trọng chi vợt thu, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, phơng tiện kĩ thuậtngày càng lạc hậu, chậm đợc đổi mới, năng lực sản xuất trong nớc kém Trongnền kinh tế cũ - nền kinh tế tập trung bao cấp thì mọi hoạt động kinh tế của xãhội đều do Nhà nớc đảm nhiệm, nhà nớc bao tiêu hết quá trình sản xuất củacác doanh nghiệp kể cả việc tiêu thụ sản phẩm do đó mà nó gây ra sức ì đốivới các doanh nghiệp đợc nhà nớc bao cấp Các doanh nghiệp cứ ung dungthực hiện theo kế hoạch của nhà nớc để sản xuất, không cần quan tâm đếnviệc phải cạnh tranh với ai Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dờng nhchỉ biết đến khái niệm cạnh tranh trên lí thuyết chứ cha đợc thấy thực tế cạnhtranh là nh thế nào Điều đó gây ra lãng phí nguồn lực xã hội, cạnh tranhkhông đợc coi trọng

Trang 10

Yêu cầu phát triển xây dựng đất nớc buộc chúng ta phải chuyển đổi nềnkinh tế và nền kinh tế thị trờng đã đợc áp dụng nhng nó chịu sự quản lý củaNhà nớc Đó là nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN Nền kinh tế thị trờngvới qui luật cạnh tranh đã không còn chỗ cho sự ỉ lại, trông chờ vào trợ cấp, nóbuộc các chủ thể kinh tế phải luôn luôn hoạt động để tìm lấy vị trí tồn tạitrong nền kinh tế Do tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh nên việc yêu cầunhận thức về cạnh tranh một cách đúng đắn là điều cần thiết Cùng với quátrình đổi mới, cạnh tranh theo pháp luật đã dần dần đợc chấp nhận ở nớc ta

nh một động lực đảm bảo hiệu quả, tiến bộ xã hội, nhng chịu sự điều tiết củanhà nớc Đảng và Nhà nớc ta đã ban hành một số văn bản pháp lí điều chỉnhhành vi có liên quan đến cạnh tranh trên thị trờng nh:

- Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam năm 1987 và sửa đổi vào các năm

1990, 2000

Cạnh tranh trên thị trờng có 4 cấp độ: cạnh tranh về hình thức sản phẩm,cạnh tranh về loại sản phẩm, những loại sản phẩm có thể thay thế và cạnhtranh về ngân sách

Cạnh tranh về hình thức sản phẩm là cấp độ thấp nhất của cạnh tranh.Hình thức này chủ yếu tập trung vào sản phẩm hiện tại của các doanh nghiệp

mà không tập trung vào cái có thể xảy ra trong tơng lai Các doanh nghiệpcạnh tranh với nhau về nhãn hiệu nằm trong cùng một chủng loại sản phẩm và

sẽ thoả mãn nhu cầu của cùng một đoạn thị trờng Loại hình cạnh tranh nàydựa trên thị hiếu của khách hàng Ví dụ nh các doanh nghiệp sản xuất dầu ănnh: Tờng An, Bình An, Neptune… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh họ đều sản xuất và tiêu thụ dầu ăn trên thịtrờng Việt Nam do đó để cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là điều tấtnhiên Họ đều cố gắng đa ra những loại sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp đáp ứng đ-

ợc thị hiếu của khách hàng để chiếm lĩnh thị trờng

Cấp độ thứ 2 của cạnh tranh là cạnh tranh về loại sản phẩm Loại hìnhnày dựa trên những sản phẩm và dịch vụ với những đặc điểm tơng tự đợc xác

định nh là đặc tính chứ không phải giá trị cao hay thấp ví dụ nh hãng sản xuất

điện thoại di động liên tục cải tiến mẫu mã cũng nh đặc tính, chức năng, côngdụng để có thể đa ra những sản phẩm có tính năng sử dụng cao, kết hợp nhiềuchức năng: xem ti vi, nghe nhạc, đọc sách… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh Loại hình cạnh tranh này rộnghơn so với cạnh tranh về hình thức sản phẩm Nhng cạnh tranh về loại sảnphẩm hay hình thức sản phẩm vẫn thuộc quan điểm ngắn hạn

Trang 11

Cấp độ thứ ba của cạnh tranh là tập trung vào những sản phẩm có thểthay thế, loại hình này tập trung dài hạn hơn VD: cửa hàng bán đồ ăn sẵncạnh tranh với các cửa hàng bán đồ tơi sống.

Cấp độ cạnh tranh chung hơn theo Kotler là cạnh tranh về ngân sách

Đây là quan điểm rộng nhất về cạnh tranh vì nó cho rằng tất cả các sản phẩmhay dịch vụ cạnh tranh với nhau đều nhằm vào túi tiền của ngời tiêu dùng.Loại cạnh tranh này bao gồm một lợng lớn các nhà cạnh tranh nên gây khókhăn cho việc thực hiện về mặt chiến lợc của các doanh nghiệp Khách hàngvới một số tiền nhất định họ có thể tự do lựa chọn sản phẩm tiêu dùng họ cóthể mua sắm những hàng hoá lâu bền hoặc có thể mua sắm chi tiêu cho kìnghỉ hoặc họ có thể dùng cho việc chăm sóc sức khoẻ v.v

Trong kinh doanh tuỳ thuộc vào từng trờng hợp cụ thể mà các doanhnghiệp lựa chọn cấp độ cạnh tranh cho phù hợp với tình hình thực tế và chínhsách cạnh tranh của công ty

- Xoá bỏ cơ chế hai giá và các hình thức bao cấp Ban hành pháp lệnhhợp đồng kinh tế năm 1988

- Ban hành luật công ty và luật doanh nghiệp t nhân; pháp lệnh về chất ợng hàng hoá năm 1990

l Năm 1992 ra đời hiến pháp mới cho phép cá nhận đợc thực hiện quyền

sở hữu tài sản do thu nhập tạo ra

- Ban hành luật phá sản 1993

- Ban hành bộ luật dân sự 1995

- Năm 1996 qui định chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong bộluật dân cự

- Ban hành luật thơng mại 1997

- Ban hành thuế giá trị gia tăng và huỷ bỏ việc cấp giấy phép xuất nhậpkhẩu năm 1998

- Ban hành luật doanh nghiệp năm 1999

Để thúc đẩy kinh tế phát triển và giải quyết công ăn việc làm, Nhà nớc

đã từng bớc nới lỏng cạnh tranh Tuy nhiên, cho đến nay các mục tiêu pháttriển ổn định và việc làm đợc đặt lên trên mục tiêu hiệu quả

Nhà nớc tôn trọng các qui luật khách quan của nền kinh tế thị trờng,trong đó có qui luật cạnh tranh và hạn chế bớt tiêu cực của thị trờng Trongkinh tế thị trờng cạnh tranh tự do bao gồm tự do hành nghề theo pháp luật, tự

do quyết định của ngời kinh doanh và tự do lựa chọn của ngời tiêu dùng Cạnhtranh trên thị trờng tồn tại dới nhiều hình thức khác nhau Cạnh tranh về thị tr-

Trang 12

ờng phân phối, cạnh tranh về khách hàng, cạnh tranh về nhân công, cạnh tranh

về nguyên vật liệu, cạnh tranh về công cụ marketing… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh Cạnh tranh xảy ra giữacác doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc giữa các ngành với nhau Mỗicấp độ khác nhau thì có hình thức cạnh tranh khác nhau Các doanh nghiệpkhi tham gia kinh doanh cần phải có nhận thức đúng về cạnh tranhvà các cấp

độ của cạnh tranh để từ đó đề ra các chính sách cho sự phát triển của mình

D-ới đây là một số cấp độ cạnh tranh của thị trờng

2 Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam

Hiện nay việc nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh ở nớc

ta cha nhất quán, cha nhận thấy vai trò quan trọng của nhà nớc trong nền kinh

tế, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nớc nên cha có quan điểm dứt khoát về ủng

hộ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền trong kinh doanh Nhà nớc cha

có những qui định cụ thể, những cơ quan chuyên trách theo dõi giám sát cáchành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền Bên cạnh đó t tởng cha coitrọng khu vực kinh tế t nhân và việc thành lập hàng loạt các tổng công ty 90,

91 cũng ảnh hởng không tốt đến môi trờng cạnh tranh Do những tồn tại đấy

mà thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam còn nhiều bất cập Thểhiện:

a) Tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng

Cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhfanớc với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, giữa các doanhnghiệp trong nớc với các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài Các doanhnghiệp nhà nớc đợc hởng nhiều u đãi từ phía nhà nớc nh: các u đãi về vốn đầu

t, thuế, vị trí địa lý, thị trờng tiêu thụ,… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh Ngoài ra các doanh nghiệp này còntập trung trong tay một lợng lớn các ngành nghề quan trọng: điện, nớc, than,dầu lửa, bu chính viễn thông, giao thông vận tải… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh, các doanh nghiệp t nhânkhông đợc coi trọng Các doanh nghiệp nớc ngoài hoạt động theo một qui chếriêng, không đợc u đãi từ nhà nớc Điều này gây thiệt hại lớn về kinh tế, bởi vềmột số doanh nghiệp nhà nớc làm ăn hiệu quả, chây ì, trông chờ vào nhà nớcgây ra lãng phí nguồn lực xã hội, trong khi các công ty t nhân hoạt động năng

nổ và hiệu quả hơn Ngoài ra do những qui định không hợp lí trong hoạt độngcủa các doanh nghiệp nớc ngoài gây nên sự e ngại về đầu t vào nớc ta của cáccông ty nớc ngoài sự e ngại về đầu t vào nớc ta của các công ty nớc ngoài

b) Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp

Trang 13

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuậncủa mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào Do đó mà gây nênnhững hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp Cụ thể:

- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnhtranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệpkhác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt

động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấpsản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hộihoặc cho phá sản

Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động,thị trờng tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lu thông hàng hoá trên thị trờng bị gián

đoạn, thị trờng trong nớc bị chia cắt Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tớiviệc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làmcho giá cả một số mặt hàng tăng cao Ví dụ nh thuốc tân dợc vừa qua ở nớc tagiá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nớc ngoài, làm thiệt hại cho ngờitiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh

- Hành vi lạm dụng u thế của doanh nghiệp để chi phối thị trờng Hành

vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn có khảnăng chi phối thị trờng Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sửdụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnhtranh, thao túng thị trờng Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả

độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giácao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thểhạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất

Sự lạm dụng u thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiệntrong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối cácdoanh nghiệp này Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa chọncủa ngời tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viêntham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác Nó có thể dẫn đến việc áp đặtgiá cả sản phẩm, loại sản phẩm… Trong tay nắm hầu hết các nguồn lực quan trọng nh

- Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp

Việc thành lập các tổng công ty hoặc liên doanh là việc sáp nhập cáccông ty thành viên lại với nhau, việc này diễn ra theo quyết định của nhà nớc.Các công ty sáp nhập hay liên doanh với nhau làm tăng mức độ tích tụ hay tậptrung của thị trờng Các công ty liên doanh sáp nhập hay hợp nhất với nhau

đều làm cho thị trờng tập trung hơn, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tăng khả

Ngày đăng: 07/02/2014, 10:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w