1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010

62 754 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 423,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam . Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và trong Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính Trị, với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa hướng về xuất khẩu . Để thực hiện được chủ trương của Đảng, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu . Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Liên Minh Châu Âu ( EU ) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay , có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất , được coi là một trong ba siêu cường có vị thế chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ ,EU ,Nhật Bản). Ra đời năm 1951 với sáu nước thành viên (Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luc xăm bua ), ngày nay EU đã trở thành một tổ chức liên kết khu vực tiêu biểu nhất của khối các nước tư bản chủ nghĩa. Sau hơn 50 năm phát triển và mở rộng , con số thành viên của EU là 25 nước . Trong số những nước công nghiệp phát triển , EU gồm nhiều nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh vào loại hàng đầu thế giới như Đức , Pháp, Italia ,Anh… Hiện nay, EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư . Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu (EC) vào ngày 22/10/1990, ký Hiệp định hợp tác với EU vào ngày 17/7/1995 . Các sự kiện quan trọng này chính là nhân tố thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam –EU phát triển mạnh trên cả ba lĩnh vực ( thương mại ,đầu tư , viện trợ ) , đặc biệt là thương mại . Do vậy, từ năm1995 hoạt động thương mại song phương diễn ra sôi động hơn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh ( 37,4%/năm ), trong đó mặt hàng giày dép chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào EU . Thế nhưng cho đến nay, thương mại nói chung và xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế của hai bên. 1 EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại thế giới . Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn như : giày dép , dệt may, thủy hải sản… trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang tăng 37,62% thời kỳ 1995-2005 ( số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê- Tổng cục Hải quan ). Mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu của EU gây nên. Nếu EU không quản lý chất lượng và áp dụng hạn ngạch quá chặt chẽ và khắt khe đối với một số mặt hàng xuất khẩu của ta thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu giày dép của EU không chỉ dừng lại ở con số 1,3% như hiện nay. Do vậy ,vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm kiếm giải pháp căn bản để mở rộng khả năng xuất khẩu , đồng thời khắc phục những khó khăn trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai bên. EU là một trong ba trụ cột kinh tế của quan trọng của thế giới , có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, có đồng tiền riêng, khá vững chắc. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa mà trong đó có giày dép sang EU , Việt Nam sẽ phần nào có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương , và phát triển nhanh chóng ngành da giầy Việt Nam . Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu giày dép sang thị trường EU là vấn đề vừa lâu dai đồng thời cũng là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam . EU là thị trường xuất khẩu giày dép quan trọng nhất , mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho ngành da giầy Việt Nam . Tuy nhiên để làm được điều này chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề , vướng mắc cản trở hoạt động xuất khẩu sang EU và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam vào thị trường EU . Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 1995 đến 2010 2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU những năm vừa qua và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường này giai đoạn 2006-2010; vấn đề nhập khẩu của EU cũng được đề cập ở mức khái quát trong những khía cạnh có liên quan. Chương một:Một số vấn đề lý luận về xuất khẩu Chương hai: Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU hiện nay Chương ba: Triển vọng về xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU trong thời gian tới Chương bốn: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép Việt Nam vào EU giai đoạn 2006 đến 2010. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng khoa –PGS.TS:Đỗ Đức Bình , trưởng ban chiến lược –viện nghiên cứu thương mại TS: Trần Công Sách đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. 3 CHƯƠNG MỘT: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU I.KHÁI NIỆM VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU 1.Khái niệm: Xuất khẩu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Xuất khẩu được coi là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro nhất và chi phí thấp. 2.Các hình thức xuất khẩu 2.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của một quốc gia cho các khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài. Việc các quốc gia bán hàng sang thị trường quốc gia khác là hoạt động tham gia thị trường quốc tế của quốc gia đó. Các công ty có kinh nghiệm thường trực tiếp bán các sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài. Khách hàng của công ty không chỉ đơn thuần là người tiêu dùng. Những ai có nhu cầu mua và tiêu dùng sản phẩm của quốc gia đều là khách hàng của quốc gia. 2.2.Xuất khẩu gián tiếp Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá và dịch vụ của quốc gia sang quốc gia khác thông qua trung gian(thông qua quốc gia thứ ba) II.SỰ CẦN THIẾT ĐẾN XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.Thị trường EU là một thị trường lớn của thế giới EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định, GDP năm 1999 là 2,0%, năm 1998 , trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì Liên Minh Châu Âu –khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của 4 mình . Sự ổn định kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm 2003 tuy tốc độ tăng trưởng nền kinh tế có chiều hướng giảm , nguyên nhân chính là do sự giảm giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút , nhưng đến nay tình hình đã được cải thiện. Theo Uỷ Ban Châu Âu (EC), kinh tế EU đang phát triển khả quan. Năm 2005 , GDP của EU cao hơn năm 2004 là 1,1%. Các nhà phân tích kinh tế lạc quan nói rằng xu hướng đi lên của nền kinh tế Châu Âu vẫn tiếp tục . Tăng trưởng GDP của 25 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro là 3% trong năm 2005. Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia công nghiệp chủ chốt trong EU là khác nhau, tốc độ tăng trưởng cao nhất thuộc về Ai Len 8,5%. Năm 2006, theo dự tính của EC thì GDP của hầu hết các nước thành viên EU sẽ cao hơn năm trước là 0,4%-1,5%. Hơn nữa lạm phát ở EU vẫn ở mức 1,1%-mức thấp chưa từng có trong lịch sử . Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ hơn 10% xuống còn 8,6% năm 2005. Thâm hụt ngân sách của các nước thành viên ở mức thấp 0,5%- 1,7% GDP. Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước đi xa hơn đã và đang đem lại cho Liên Minh Châu Âu một sức mạnh kinh tế chính trị to lớn trên thế giới . EU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Hiển nhiên , thị trường EU ngày càng rộng lớn và đầy sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp , trong đó có các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của Việt Nam . 2. Vai trò kinh tế của EU trên thị trường thế giới 2.1. Vai trò của EU trong thương mại quốc tế Thương mại tự do là một trong những mục tiêu chủ yếu của Liên Minh Châu Âu ( EU ). Với hơn 600 triệu người, EU đã tạo ra một thị trường quan trọng của thế giới , đẩy mạnh thương mại giữa 25 nước thành viên và phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế , nhiều hơn so với Mỹ. Qua các việc làm thiết thực , EU đã có những đóng góp không nhỏ đối với việc phát triển thương mại thế giới . Khối lượng thương mại ngày nay đã tăng 5 lên đáng kể so với 50 năm qua nhờ vào việc tiếp tục loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ năm 1985-2005 , tỷ trọng thương mại chiếm trong GDP thế giới đã tăng bốn lần so với thập kỷ trước và tăng gần ba lần so với những năm 60. Kim ngạch xuất khẩu của EU tăng lên hàng năm (1995: 1.463,13 tỷ USD, 1996: 1.532,37 tỷ USD , 1997: 1.572,51 tỷ USD , 1998: 1.632,42 tỷ USD , 1999: 1.698,45 tỷ USD , 2000: 1.756,98 tỷ USD , 2001: 1.798,45 tỷ USD , 2002: 1.843,65 tỷ USD , 2003: 1.876,94 tỷ USD , 2004: 1.883,59 tỷ USD , 2005: 1.936,78 tỷ USD ), chiếm 24,47% kim ngạch thương mại toàn cầu giai đoạn 1995-2005, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 19,89% và 11,4%. Kim ngạch xuất khẩu của EU ngày càng tăng lên, chiếm khoảng 21,49% kim ngạch xuất khẩu thế giới (1995-2005), con số này của Mỹ và Nhật Bản là 17,34% và 10,97%. Bên cạnh đó , kim ngạch nhập khẩu của EU cũng không ngừng gia tăng , chiếm 20,13% thế giới còn con số của Mỹ và Nhật Bản là 21,34% và 9,96%(1995-2005). Năm 2005 kim ngạch thương mại thế giới đạt 5.948,39 tỷ USD , trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ là 1.974,55 tỷ USD , chiếm 21,54% kim ngạch thương mại thế giới , kim ngạch xuất nhập khẩu của EU và Nhật Bản là 1.737,56 tỷ USD và 1.272,85 tỷ USD chiếm 20,36% và 11,67%. Như vậy , trong năm 2005 Mỹ là nước có kim ngạch ngoại thương lớn nhất thế giới , tiếp theo là EU và Nhật Bản . Chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu và với vai trò nổi bật trong tổ chức thương mại thế giới (WTO) , EU là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới . 2.2.Vai trò của EU trong đầu tư quốc tế EU không những là trung tâm thương mại lớn thứ hai thế giới sau Mỹ mà còn là nơi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn nhất thế giới . Nguồn vốn FDI của EU chiếm 45,7% tổng vốn FDI toàn cầu, trong khi đó của Mỹ và Nhật Bản là 27,1% và 6,7 %. 6 Các nước Châu Âu như Anh , Pháp, Đức… tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế sớm nhất thế giới (từ thế kỷ thứ XVIII). Vì vậy, khi các ngành công nghiệp phát triển mạnh và nền kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao , nguồn nguyên liệu đầu vào trở nên khan hiếm và giá nhân công tăng , để hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận họ đã tiến hành di chuyển các ngành công nghiệp cạnh tranh kém (các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nguyên vật liệu và lao động ) sang những nơi gần nguồn nguyên liệu ,cụ thể là Mỹ ,Nhật Bản … Chính vì thế , đầu tư nước ngoài đã ra đời . Chúng ta có thể khẳng định rằng các nước Châu Âu là những người đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và cho đến tận bây giờ vẫn dẫn đầu trong lĩnh vực này. Năm 1991, FDI toàn thế giới là 198.143 triệu USD ; FDI của EU là 106.113 triệu USD , chiếm 53,55% FDI thế giới , trong khi đó FDI của Mỹ và Nhật Bản là 31.380 triệu USD và 31.620 triệu USD , chiếm 15,83% và 15,95% FDI thế giới . Năm 1995, FDI toàn cầu là 352.514 triệu USD ; FDI của EU là 159.124 triệu USD , chiếm 45,13% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 96.650 triệu USD và 22.510 triệu USD , chiếm 27,41% và 6,38% FDI toàn cầu. Năm 1997, FDI toàn cầu là 423.666 triệu USD ; FDI của EU là 203.237 triệu USD , chiếm 47,97% FDI toàn cầu ; còn FDI của Mỹ và Nhật Bản là 121.840 triệu USD và 26.060 triệu USD , chiếm 28,75% và 6,15% FDI toàn cầu. Năm 2000, FDI toàn cầu là 787.396 triệu USD ; FDI của EU là 395.560 triệu USD ,chiếm 47,65% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 238.521 triệu USD và 46.980 triệu USD chiếm 46,73% và 6,64% FDI toàn cầu. Năm 2004, FDI toàn cầu là 1.346.280 triệu USD ; FDI của EU là 621.908 triệu USD ,chiếm 45,76% FDI toàn cầu ; FDI của Mỹ và Nhật Bản là 401.632 triệu USD và 89.095 triệu USD , chiếm 29,91% và 7,36% FDI toàn cầu. Ngày nay, các nước thành viên EU đều là các nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển mạnh đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao , như điện tử tin học, viễn thông, công nghệ sinh học… Do vậy, FDI của EU chủ yếu tập trung ở các nước phát triển , cụ thể : Mỹ chiếm 7 39,7% , Nhật Bản chiếm 32,1%, ASEAN chiếm 12,6% FDI của EU và 15,6% FDI còn lại của EU đầu tư vào các nước Trung Cận Đông và Châu Phi. 3.Sự phù hợp của hàng hóa cần xuất khẩu của Việt Nam đối với nhu cầu của thị trường EU . Thị trường EU có nhu cầu lớn , rất đa dạng và phong phú về hàng hóa nhất là mặt hàng giày dép ( kiểu dáng, mẫu mã, tính năng, tác dụng… ). Mặt khác giày dép xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng EU , đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật , vệ sinh môi trường và các chỉ số khác của EU . Hơn nữa , thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và ổn định đối với mặt hàng giày dép , trong khi đó Việt Nam rất có khả năng đáp ứng được các đơn hàng nhập khẩu lớn của EU ,đồng thời vẫn đáp ứng được đúng thời điểm và chất lượng giày dép , đa dạng về chủng loại, đẹp về mẫu mã. Do vậy, tăng cường xuất khẩu giày dép sang EU các doanh nghiệp Việt Nam không những đảm bảo ổn định được sản xuất mà còn nâng cao được trình độ và tay nghề của người lao động , mặt khác còn góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của Việt Nam . EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhất là mặt hàng giày dép , đến hơn 80% khối lượng giày dép xuất khẩuxuất khẩu sang thị trường EU . EU là một thị trường lớn có chính sách thương mại chung cho 25 nước thành viên và đồng tiền thanh toán cho 11 nước thuộc EU -11. Khi xuất khẩu giày dép sang bất cứ thành viên nào trong khối chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng tiền Euro( EU -11) ; không phức tạp như trước đây là phải tính giá theo 11 đồng tiền bản địa và biểu thuế nhập khẩu , quy chế nhập khẩu rất khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay cũng có những khác biệt nhỏ trong quy chế nhập khẩu trong 25 nước thành viên . Thị trường EU thống nhất , mở ra cơ hội lớn và thuận lợi cho các nhà xuất khẩu giày dép Việt Nam . 8 CHƯƠNG HAI: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU HIỆN NAY I.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG EU 1.Tập quán ,thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối 1.1.Tập quán và thị hiếu tiêu dùng: EU là một thị trường rộng lớn, với 375,5 triệu người tiêu dùng. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hóa,dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. EU gồm 25 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất cao, đa dạng và phong phú về hàng hóa. Có những loại hàng hóa rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp,Ý,Bỉ, nhưng lại không được ưa chuộng ở Ai len, Đức, Đan Mạch, Anh. Nhưng nhìn chung, các nước EU có những điểm chung về thói quen và sở thích tiêu dùng, đối với giày dép: người dân Áo, Đức, và Hà Lan chỉ mua hàng giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của giày dép. Nhiều khi yếu tố thời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Hện nay, người tiêu dùng EU đang có xu hướng đi giày vải. Xu hướng này ngày càng tăng lên tỷ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng giày dép tăng hàng năm ở EU. Đối với mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mặt mẫu mốt. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Nhiều trường hợp, những sản phẩm này giá rất đắt, nhưng họ vẫn mua và không thích thay đổi sang những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều. Đặc biệt đối với những sản phẩm của các nhà sản xuất không nổi tiếng hay nói cách khác những sản phẩm có nhãn hiệu ít người biết đến thì rất khó tiêu thụ trên thị trường này. Người tiêu dùng EU rất sợ mua những sản 9 phẩm như vậy, vì họ cho rằng sản phẩm của các nhà sản xuất không danh tiếng sẽ không đảm bảo về chất lượng ,và an toàn cho người sử dụng, do đó không an toàn đối với sức khỏe và cuộc sống của họ. Thị trường EU về cơ bản cũng giống như thị trường một quốc gia. Do vậy có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: (1) nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; (2) nhóm có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng hóa kém hơn một chút so với nhóm một và giá cả cũng rẻ hơn; (3) nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hóa có chất lượng và giá cả đều thấp hơn so với hàng của nhóm 2. Hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàng bình dân phục vụ cho mọi đối tượng. Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là nhóm 2 và nhóm 3. Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và hàng của các nước ASEAN khác(Thái Lan, Indonexia, Malaixia,…) Sở thích và thói quen tiêu dùng của người dân EU đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Ngày nay, người tiêu dùng EU cần nhiều chủng loại hàng hóa có số lượng lớn và những hàng hóa có vòng đời ngắn. Không như trước kia họ chỉ thích sử dụng những sản phẩm đắt tiền, chất lượng cao, vòng đời sản phẩm dài, hiện nay sở thích tiêu dùng lại là những sản phẩm có chu trình ngắn hơn, giá rẻ hơn,và phương thức dịch vụ tốt hơn. Tuy có sự thay đổi về sở thích và thói quen tiêu dùng như vậy nhưng chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường này. Để xuất được hàng hóa vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường ,thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả ,mà còn phải thông thạo kênh phân phối và hệ thống pháp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu. 10 [...]... thương mại Xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU chiếm tỷ trong trung 23 bình là 78,84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 Điều này cho thấy thị trường EU là đối tác chính của sản phẩm giày dép Việt Nam đi xuất khẩu -Việt Nam đã phát huy được lợi thế so sánh của mình trong việc tập trung xuất khẩu một số mặt hàng có thế mạnh vào thị trường các nước EU, trong đó... làm việc kể từ ngày nộp đơn Các sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là giày thể thao,chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này, giày vải gần 20%, giày nữ xấp xỉ 15%, dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5% Thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam trong Liên Minh Châu Âu là Đức (25,3%), tiếp đến là Anh (21,0%), Pháp( 14,3%) ,Bỉ(12,3%) ,Ý(8,1%),... phẩm giày mũ da của Việt Nam vào khoảng 13 tỷ Euro trong đó tổng lượng xuất khẩu là 5 tỷ Euro Năm 2002 Việt Nam xuất khẩu sang EU 78,1 triệu đôi, chỉ riêng quý I/2005 con số trên đã lên đến 34,9 triệu đôi và dự kiến khoảng 139,6 triệu đôi trong năm 2005; kim ngạch xuất khẩu mặt hàng giày mũ da từ Việt Nam vào EU năm 2004 khoảng 1.163,5 triệu Euro, riêng quý I/2005 là 282,551 triệu Euro Thị phần của Việt. .. thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu Hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này chỉ đứng sau Trung Quốc ( xếp thứ nhất trong số các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang EU) và chiếm tới gần 75% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam ra nước ngoài Theo các nhà nghiên cứu về đồ dự án của Châu Âu ,những năm gần đây sự tiêu thụ đồ dự án của thị trường các nước EU lên tới... các nhà nhập khẩu của EU để xuất khẩu trực tiếp (tìm các nhà nhập khẩu này qua các thương vụ của Việt Nam tại EU ,phái đoàn EC tại Hà Nội, các đại sứ quán của các nước EU tại Việt Nam ); thứ hai, những doanh nghiệp Việt Nam có tiềm lực kinh tế nên thành lập liên doanh với các công ty xuyên quốc gia EU để trở thành các công ty con 11 2 .Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU Để đảm bảo... vậy là vì EU có nghi ngờ trong giày dép xuất khẩu sang đó có một số lượng lớn xuất xứ từ các nước khác Điều này có tác động bất lợi nhất định đối với việc sản xuất mặt hàng giày dép trong nước Đến năm 1998, lượng giày dép mang xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào EU đã tăng tới mức báo động và EU đã chính thức đề nghị ta phối hợp kiểm soát tình hình này Dù lý do nào đi chăng nữa thì việc Việt Nam không thẩm... trọng xuất khẩu vào EU cũng vẫn vượt 50% Việt Nam là một trong năm nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở thị trường EU do giá rẻ,chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao Nếu căn cứ theo số liệu của Tổng công ty Da Giày thì năm 1998 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU khoảng 180 triệu đôi, chiếm 21,5% tổng khối lượng giày dép nhập khẩu vào EU Theo quy định của EU, ... của Việt Nam trên thị trường EU đã tăng từ 11% năm 2002 lên tới 15% tính tới quý I/2005 vừa qua III ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM VÀO EU TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 1.Những kết quả đạt được Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam EU tăng với tốc độ bình quân khá cao 37,2%/năm thời kỳ 1995-2005, với kết quả này chứng tỏ EU là đối tác hỗ trợ rất lớn cho những nỗ lực của Việt Nam trong... Maroc… đã tạo ra sực ép cạnh tranh rất lớn II.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GIÀY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU 1 Giai đoạn từ 1995-2000 Giày dép Việt Nam trước kia xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát ( phải xin phép trước khi nhập khẩu ), nhưng sau khi ký Hiệp định Hợp tác(17/7/1995) nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU Chính vì vậy,kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1995 đạt 481,3 triệu USD ,năm 1996... lượng hàng xuất khẩu và có chiến lược thâm nhập thị trường EU một cách có bài bản ngay từ bây giờ thì đến năm tới EU đẩy mạnh tiến trình thực hiện “chương trình mở rộng hàng hóa của mìn”, hàng xuất khẩu Việt Nam khó có thể đứng vững và xâm nhập sâu hơn vào thị trường này vì lúc đó cạnh tranh sẽ diễn ra rất khốc liệt Do vậy, khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 -2010 phụ . trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU những năm vừa qua và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường này giai. EU trong thời gian tới Chương bốn: Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép Việt Nam vào EU giai đoạn 2006 đến 2010. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trưởng

Ngày đăng: 19/02/2014, 13:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình kinh tế quốc tế . PGS.TS: Đỗ Đức Bình-TS: Nguyễn Thường Lạng. NXB Lao Động-Xã Hội. Hà Nội-2004 Khác
2. Giáo trình kinh doanh quốc tế . Tập 1 và 2. PGS-TS. Nguyễn Thị Hường. NXB Lao Động-Xã Hội. Hà Nội-2004 Khác
3. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX .NXB Chính trị Quốc Gia . Hà Nội- 2001 Khác
4. Tạp chí Ngoại thương 5. Tạp chí Thương mại 6. Tạp chí Phát triển kinh tế 7. Tạp chí kinh tế và dự báo 8. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu Khác
9. Doanh nghiệp Việt Nam với hội nhập kinh tế thế giới . NXB văn hóa thông tin.2004 Khác
11. Các trang WEB: www.dan tri.com. vn www.mofa.com.vn www.mpi.com.vn www.economi.com.vn www.tuoitre.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000 - các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010
Bảng 1 xuất khẩu giày dép Việt Nam sang EU giai đoạn 1995-2000 (Trang 18)
Bảng hai: kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD) - các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép việt nam vào eu giai đoạn 2006 đến 2010
Bảng hai kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2001-2005 (đơn vị tính:1.000USD) (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w